• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG

2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng

2.2.2. Tổ chức đào tạo

2.2.2.1. Phương pháp và chương trình đào tạo tại Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đào tạo trong công việc: Hầu hết các nhân viên khi được tuyển dụng vào công ty thì đều tham gia đào tạo theo phương thức đào tạo trong công việc nguyên nhân là phương thức này dễ dàng thực hiện, người học viên sẽ được cọ sát với thực tế công việc trong công ty mà họ sẽ đảm nhiệm cũng như học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ những giáo viên dạy họ trong chính công việc của mình. Phương pháp này vừa đơn giản vừa dễ thực hiện và tận dụng được cơ sở vật chất kĩ thuật sẵn có bên trong công ty. Học viên cũng có thể dễ dàng, thoải mái trao đổi, quan sát học hỏi và làm thử. Qua phương pháp này thì công ty chủ yếu thực hiện đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc như sau:

Đối với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn còn yếu, chưa có kinh nghiệm thì các đội trưởng tiến hành tập hợp lại và tự cử các nhân viên tại đơn vị có kinh nghiệm, có chuyên môn kèm cặp, hướng dẫn đối với các nhân viên mới hoặc cán bộ kề cận, giúp họ tiếp thu nhanh với công việc, các trang thiết bị, môi trường làm việc và dễ dàng hơn trong công việc mới.

Đối với nhân viên văn phòng: Các nhân viên mới vào làm ở công ty thì công ty sẽ sử dụng phương pháp kèm cặp trong công việc. Công ty sẽ cử người có kinh nghiệm, thành tích tốt, nhân phẩm tốt để hướng dẫn chỉ bảo nhân viên mới. Điều này giúp cho nhân viên mới tiếp thu được những ưu điểm của người hướng dẫn. Thông thường thì họ sẽ được đào tạo trong 1 đến 2 tháng tùy vào tính chất công việc và khả năng học hỏi của nhân viên đó.

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Đối với nhân viên ở bộ phận kho học cách sắp xếp kệ sau khi đóng gói, phân biệt các loại thùng đóng hàng, trọng lượng, màu sắc, loại thùng, số thùng trên mỗi kệ, ngày sản xuất, cách phân biệt bông, xơ, nguồn gốc, loại hàng, số kiện. Đối với nhân viên ở bãi sợi học cách phân biệt các loại sợi về: TC và CVC, chải thô và chải kỹ, chuốt sáp, về chi số cao. Tại bộ phận thí nghiệm thì nhân viên học cách chạy, cân sợi và tính toán các thông số liên quan.

Đào tạo ngoại ngữ, tin học: áp dụng đối với những nhân viên tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng. Công ty sẽ cho nhân viên đi học ở bên ngoài để nâng cao khả năng ngoại ngữ, tin học của mình.

Đào tạo ngoài công việc:Để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như bắt kịp

Trường Đại học Kinh tế Huế

năng lực cạnh tranh của nguồn lực đối thủ, công ty luôn tổ chức đào tạo ngoài công việc, chủ yếu đào tạo cho đào tạo cán bộ quản lí.

Bảng 6: Phương pháp đào tạo phổ biến tại công ty giai đoạn 2016-2018

Các phương pháp dào tạo

Đối tượng Cán bộ

chuyên môn, nghiệp vụ

Nhân viên

nghiệp vụ Nhân viên mới

Kèm cặp chỉ bảo X X X

Đào tạo theo kiểu học nghề X X

Thực tập X X X

Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công

việc. X X

Hội nghị, hội thảo

X

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Qua bảng trên ta thấy công ty áp dụng cho công tác đào tạo còn rất hạn chế, không đa dạng chủ yếu là những hình thức truyền thống mà công ty đã áp dụng qua nhiều năm, không có sự đổi mới hay áp dụng các phương pháp hiện đại. Công ty vẫn sử dụng phương pháp kèm cặp chỉ dẫn, đào tạo theo kiểu học nghề, thực tập, đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc đối với nhân viên văn phòng và nhân viên sản xuất. Đối với cán bộ quản lí thì sử dụng phương pháp hội nghị hội thảo. Bởi vậy, các phương pháp đào tạo của công ty chưa thật sự thu hút được người lao động tham gia tích cực vào các khóa đào tạo.

Bảng 7: Số lượng lao động tham gia đào tạo giai đoạn năm 2016-2018 Chỉ tiêu

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

SL (Người)

TL (%)

SL (Người)

TL (%)

SL (Người)

TL

(%) +/- % +/- %

Tổng số lao

động 103 100 120 100 135 100 17 16,50 15 12,5

Nâng cao năng lực quản lí

19 18,44 22 18,33 26 19,26 3 15,79 4 18,18

Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

74 71,84 88 73,33 97 71,85 14 18,91 9 10,22

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ta thấy rằng, năm 2017 thì đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, tổ trưởng các đơn vị được cử đi đào tạo nhiều hơn so với năm 2016. Số lượng lao động tham gia đào tạo quản lí tăng 3 người tương ứng tăng 15,79% và đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tăng 14 người tương ứng tăng 18,91% so với năm 2016. Đến năm 2018 số lượng người tham gia vào các lớp đào tạo điều tăng, so với năm 2017 số lượng người đào tạo nâng cao năng lực quản lí tăng 4 người tương ứng tăng 18,18%, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tăng 9 người tương ứng tăng 10,22%, đào tạo tin học tiếng anh tăng 20%. Ta thấy số người tham gia nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn tăng nhiều nhất nguyên nhân là do số lao động trực tiếp tham gia nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng của mình. Như vậy, ta thấy công ty đã biết quan tâm vào công tác đào tạo nhân lực của công ty.

2.2.2.2. Lựa chọn giáo viên đào tạo

Lựa chọn giáo viên cũng là một bước quan trọng cần được thực hiện một cách kĩ lưỡng vì nó là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả đào tạo. Công ty sẽ lựa chọn những giáo viên phù hợp nhất cho mỗi chương trình đào tạo.

Giáo viên được chọn bên trong doanh nghiệp thì công ty chủ yếu lựa chọn những người lao động là các cán bộ quản lý của công ty như là: Các phó tổng giám đốc, trưởng hoặc phó phòng các phòng ban chức năng, tổ trưởng hoặc là những người lao động giỏi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm lâu năm trong công việc tham gia vào công việc đào tạo.

Theo đó, tùy vào từng phương pháp đào tạo mà công ty có thể xác định giáo viên. Các giáo viên khi tham gia giảng dạy người lao động tại công ty cần phải:

Chuẩn bị bài giảng trước khi đến nơi giảng dạy, biên soạn nội dung phù hợp với ngày giảng dạy; Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo cho mỗi học viên sau khóa học.

Trong quá trình giảng dạy các giáo viên sẽ hưởng đầy đủ tiền lương mà công ty thỏa thuận đối với người lao động. Và cũng được trợ cấp thêm một khoản cho việc giảng dạy tại công ty.

Tin học,

tiếng Anh 10 9,72 10 8,34 12 8,89 0 0 2 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với đào tạo ngoài công việc tại các trung tâm thì công ty không thể trực tiếp việc lựa chọn giáo viên mà chỉ có thể tìm kiếm những nơi có uy tín để cân nhắc lựa chọn sử dụng giáo viên.

2.2.2.3. Tổ chức thực hiện

Sau khi lập kế hoạch đào tạo xong trưởng phòng kí và đưa lên giám đốc xét duyệt nếu được sẽ ban hành xuống đơn vị thực hiện

Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, lập báo cáo tình hình đào tạo toàn công ty để báo cáo cho Giám đốc theo định kì từng quý, từng năm.

Sau khi lập kế hoạch đào tạo, theo tiến độ của kế hoạch, cán bộ phụ trách đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, theo dõi, phối hợp tiến hành các chương trình đào tạo: Xác định lại địa điểm, kinh phí đào tạo và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Cán bộ phụ trách đào tạo cũng phải đảm bảo mọi điều kiện cho quá trình đào tạo được diễn ra thuận lợi theo định kỳ kế hoạch. Đồng thời, trưởng các bộ phận, đơn vị trong công ty cùng phối hợp để tiến hành thực hiện chương trình đào tạo.