• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thông tin chung về nhóm can thiệp và nhóm đối chứng

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống bệnh răng miệng trong

4.3.1. Thông tin chung về nhóm can thiệp và nhóm đối chứng

Trong nghiên cứu can thiệp chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên với tổng số là 320 người cao tuổi thuộc 04 phường, xã: là xã Đại Đồng, xã Tân Hương, phường Đồng Tâm, phường Yên Ninh trên địa bàn của tỉnh Yên Bái có tình hình kinh tế khá tương đồng, địa bàn sinh sống có giao thông thuận tiện.

Trong nhóm nghiên cứu có 56,6% là nữ còn lại là nam giới, không có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng. Nhóm tuổi trong nghiên cứu can thiệp chúng tôi cũng chia ra làm 3 độ tuổi: 60-64 tuổi, 65-74 tuổi và trên 75 tuổi với tỷ lệ tương ứng là 27,8%; 53,8%; 18,4%. Để có sự khách quan trong nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn hai phường thuộc thành phố Yên Bái đại diện cho thành thị và hai xã thuộc huyện Yên Bình đại diện cho vùng nông thôn với tỷ lệ của hai vùng là bằng nhau mỗi vùng bao gồm 160 người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của hai nhóm nghiên cứu 69,1 tuổi và không có sự khác biệt về độ tuổi ở các nhóm. Đánh giá về tỷ lệ sâu răng theo lứa tuổi của hai nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy tại nhóm can thiệp ở lứa tuổi trên 75 tỷ lệ sâu răng cao nhất chiếm 50%; thấp nhất là ở lứa tuổi 60-64 chiếm 33,3%; còn ở nhóm đối chứng tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi từ 65- 74 chiếm 36,6%; thấp nhất là ở lứa tuổi trên 75 tỷ lệ sâu răng chiếm 21,7% tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng giữa các nhóm tuổi ở cả hai nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ sâu răng ở hai nhóm tại thời điểm trước khi can thiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p> 0,05: nhóm can thiệp có 41,9%

NCT bị sâu răng, ở nhóm đối chứng có 33,1% (Bảng 2.24). Kết quả chung ở cả hai nhóm đối chứng và can thiệp thì tỷ lệ sâu răng ở mỗi lứa tuổi đều trên 30%; tỷ lệ sâu răng ở nam chiếm 33,8%, nữ chiếm 40,3% (bảng 2.25). và tỷ lệ này không có sự khác biệt với p > 0,05.

Đánh giá về tình trạng sâu chân răng tại thời điểm trước can thiệp ( bảng 3.26) cho thấy ở lứa tuổi trên 75 tỷ lệ sâu chân răng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 27,1%; thấp nhất ở lứa tuổi 60-64 tỷ lệ này chiếm 15,7%; điều này đồng nghĩa với việc những người cao tuổi ở lứa tuổi dưới 65 sức khỏe còn tốt hơn NCT ở lứa tuổi ≥ 75, họ vẫn còn khả năng hoạt động nhanh nhẹn, trí não đôi khi cũng hoạt động tốt hơn, minh mẫn hơn do vậy nên khả năng vệ sinh răng miệng cũng tốt hơn nên tình trạng sâu chân răng cũng thấp hơn.

Đánh giá về tình hình mất răng tại thời điểm trước can thiệp chúng tôi thấy rằng ở lứa tuổi càng cao tỷ lệ mất răng càng nhiều, điều này cũng đúng như thực tế vẫn xảy ra như ở lứa tuổi ≥ 75 tỷ lệ mất răng chiếm tỷ lệ cao nhất 93,2%; thấp nhất là ở lứa tuổi dưới 64 tỷ lệ này chỉ chiếm 59,6%.

Chỉ số sâu mất trám của NCT tỉnh Yên Bái trước can thiệp chiếm 4,29±5,36. Kết quả của nghiên cứu mô tả cắt ngang giúp chúng tôi xác định được tỷ lệ bệnh sâu răng, từ đó ước lượng tỷ lệ bệnh sâu răng của nhóm can thiệp (hướng dẫn VSRM và sử dụng nước súc miệng Fluor 0,2%) và nhóm đối chứng trước và sau can thiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh răng miệng bằng giáo dục nha khoa và sử dụng nước súc miệng có Fluor 0,2% tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng với các chỉ số về sâu răng, mất răng, số trung bình răng sâu, răng mất và quan trọng là chỉ số sâu răng, sâu chân răng, SMT và chỉ số hiệu quả can thiệp tại các thời điểm. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam sử dụng nước súc miệng Fluor 0,2%

trong dự phòng bệnh sâu răng ở người cao tuổi. Vì vậy để có hiệu quả cao, chính xác trong nghiên cứu chúng tôi phải căn cứ vào tình trạng sâu răng cũng như nguy cơ sâu răng của các nhân hay cộng đồng để quyết định biện pháp và liều lượng Fluor khi điều trị và giảm thiểu một cách tối đa tác dụng phụ do Fluor gây ra.

Để tiến hành thành công nghiên cứu này trong quá trình thực hiện chúng tôi đã phải chuẩn bị một cách rất tỷ mỉ, phải được sự hậu thuẫn và đồng ý của rất nhiều cấp, chính quyền từ: Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Sở Y Tế tỉnh Yên Bái, các Trung tâm Y tế, trạm Y tế và sự đồng tình ủng hộ của một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, nhiệt tình hết lòng vì cộng đồng. Nghiên cứu can thiệp nhằm xác định vai trò tái khoáng hóa của Fluor trong dung dịch nước xúc miệng lên men và ngà răng ở người cao tuổi. Chúng tôi đã thực hiện theo khuyến cáo của hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) về việc sử dụng Fluor tại chỗ mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của người cao tuổi. Trong nghiên cứu này sử dụng dung dịch xúc miệng Fluor 0,2% dự phòng sâu răng áp dụng tại nhà sau khi đã được hướng dẫn một cách cụ thể tại trạm y tế xã, phường. Kỹ thuật này đơn giản không đòi hỏi phương tiện phức tạp do vậy bất cứ người cao tuổi nào cũng có thể tự mình thực hiện được một cách dễ dàng. Nghiên cứu được thực hiện trên một số lượng lớn NCT, để đảm bảo đễ theo dõi cũng như hạn chế sự mất và thiếu hụt mẫu chúng tôi đã liên hệ trước với các cộng tác viên tại trạm y tế xã phường trước mỗi kỳ kiểm tra, gửi giấy mời tới tận gia đình và liên hệ trước các phương tiện vận chuyển đối tượng nghiên cứu để đảm bảo họ sẽ tới đúng hẹn vào thời điểm khám lại định kỳ, trừ một số đối tượng không tới nơi khám định kỳ được đều được nghiên cứu viên tới tận gia đình khám lại và tư vấn cụ thể. Để hạn chế sai số và mất và thiếu hụt mẫu trong thời gian nghiên cứu nên chúng tôi đã thực hiên trên một số lượng lớn NCT nhằm tăng thêm lượng mẫu so với số lượng đã tính toán, theo cỡ mẫu thì mỗi xã, phường cần lấy.

Song song với việc đánh giá hiệu quả của nước xúc miệng có Fluor trên NCT có đối chứng thì công tác giáo dục SKRM nhằm tác động tới hiểu biết, từ đó cải thiện thái độ và thực hành chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân của chính đối tượng cũng được triển khai. Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động

can thiệp về truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh răng miệng được tiến hành thông qua các buổi nói chuyện theo chuyên đề; chải răng có giám sát: hướng dẫn chải răng bằng phương pháp Toothpick trên mô hình thông qua hình ảnh và video clip; giáo dục cá nhân lồng ghép khi khám chữa bệnh; tài liệu tuyên truyền, tờ rơi (cỡ chữ to) được phát cho NCT sau khi được phỏng vấn và khám lâm sàng bằng bộ câu hỏi phỏng vấn và bệnh án; dán và treo các tranh ảnh có nội dung về vệ sinh răng miệng tại trạm y tế phường đảm bảo thẩm mỹ và trực quan; tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế tại trạm y tế phường về bệnh sâu răng, BQR, phương pháp chải răng và các kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho NCT. Hình thành một mạng lưới cán bộ truyền thông giáo dục SKRM đủ khả năng thực hiện các hoạt động truyền thông trong quá trình can thiệp. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp truyền thông SKRM tại trạm y tế phường khi NCT đến khám sức khỏe.