• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thực tế, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà quản lý cần tính toán rất nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên trong phần này chỉ để cập đến một sốchỉ tiêu cơ bản nhất.

1.1.5.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối 1.1.5.1.1 Doanh thu

Doanh thu bán hàng bán hàng và cung cấp dịch vụlà nguồn thu chủyếu trong thu nhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu về tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho khách hàng, hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụkhi khách hàng chấp nhận trảtiền.

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong kỳ được xác định theo công thức sau:

n,n'

j *

i,j 1

DT p q

ij ij

Trong đó:

DTj : Tổng doanh thu bán hàng thời kỳthứ j (tháng, quý, năm) pij : Giá cảmột dơn vịhàng hoá thứi hay dịch vụthứi trong kỳj

qij : Khối lượng hàng hoá hay dịch vụthứi bán ra trong kỳthứj n : Loại hàng hoá, dịch vụdoanh nghiệp kinh doanh trong kỳj n’ : Sốthời kỳtính toán

Ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại có thể có thêm các nguồn thu khác bao gồm doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từhoạt động bất thường.

Doanh thu thuần =∑Doanh thu -∑Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừgồm :

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chiết khấu thương mại - Hàng bán bịtrảlại - Giảm giá hàng bán

- Các khoản thuếxuất khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuếgiá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp

1.1.5.1.2 Chi phí

Chi phí kinh doanh thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, chi phí kinh doanh thương mại là toàn bộhao phí bằng tiền doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Những khoản mục chi phí chủ yếu phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm:

-Chi đểmua hàng, chi phí bán hàng - Chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ…

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương - Chi phí dịch vụmua ngoài

- Chi phí quản lý doanh nghiệp - Các khoản chi phí bằng tiền khác

Ngoài các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh trong kỳcó thểphát sinh các khoản chi phí khác bao gồm chi phí cho hoạt động tài chính và chi phí cho hoạt động bất thường.

1.1.5.1.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh doanh.

Theo đó, lợi nhuận kinh doanh thương mại được xác định theo công thức:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu–Tổng chi phí

Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại có thể được hình thành từ các nguồn như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính hoặc lợi nhuận từhoạt động bất thường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, là động lực tái đầu tư mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, việc phân tích lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý khi đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.1.5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả tương đối 1.1.5.2.1. Tỉ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷlệlợi nhuận trên doanh thu (ROS - return on sales) thểhiện tỷlệthu hồi lợi

nhuận trên doanh số bán được. Qua đó cho chúng ta biết tỷlệphần trăm của mỗi đồng doanh sốsẽ đóng góp vào lợi nhuận. Tỷlệlợi nhuận trên doanh thu được tính như sau:

Tỷlệsinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sửdụng chi phí kinh doanh của công ty, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Doanh lợi trên chi phí = Lợi nhuận ròng / Tổng chi phí 1.1.5.2.2 Hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh

- Sức sản xuất vốn kinh doanh (SSXvkd)

SSXvkd= Tổng doanh thu thuần / Tổng vốn kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

- Sức sinh lời của vốn kinh doanh (SSLvkd)

SSLvkd= Tổng lợi nhuận trước thuế/ Tổng vốn kinh doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

1.1.5.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động

- Sức sinh lợi của lực lượng lao động (SSL)

SSL= Tổng lợi nhuận trong kỳ/ Tổng lao động bình quân trong kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.

-Năng suất lao động (NSLĐ)

NSLĐ = Tổng doanh thu trong kỳ / Tổng lao động trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quảsử dụng lao động của doanh nghiệp trong kỳkinh doanh .