• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dạy trẻ phân biệt dấu lớn hơn, dấu bé hơn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Dạy trẻ phân biệt dấu lớn hơn, dấu bé hơn"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY TRẺ HỌC DẤU LỚN ( >) / DẤU BÉ ( <)

Một trong một thách thức khá lớn ở môn toán với các học sinh nhận thức chậm khi học ở học kì 1 ở lớp 1 đó là nhận biết và sử dụng dấu lớn và dấu bé. Tôi sẽ chia sẻ những điều mình đã làm để giúp học sinh của mình có thể hoàn thành bài tập này.

Trước tiên sẽ lại phải nói đến những khó khăn của các học sinh nhận thức chậm khi gặp bài tập này :

- Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau ( lỗi này phổ biến)

- Nhận biết được nhưng ko tự viết được đúng dấu, ko đọc được đúng tên dấu ( miệng đọc dấu bé, tay viết dấu lớn mặc dù nhận biết dấu tốt)

- Không bị nhầm lẫn dấu nhưng ko chọn được dấu để điền cho đúng (không hiểu bản chất thực của dấu và số lượng)

Nhiều trẻ học sinh nhận thức chậm thường gặp khó khăn trong việc xác định chiều.

Điều này dễ thấy khi quan sát trẻ : + Hay đi dép trái .

+ Hay mặc áo ngược, quần trái …

+ Thường xuyên nhầm lẫn số 6 với 9, chữ b chữ d, dấu sắc, dấu huyền.

+ Trong các hoạt động viết hay vẽ chúng ta sẽ thấy một số trẻ có những biểu hiện như : dễ dàng sao chép một tổng thể ( hình một ngôi nhà) nhưng khi yêu cầu tách riêng từng nét của ngôi nhà để sao chép thì sẽ thấy trẻ sao chép ngược nét mà cô đưa mẫu …

 Điều này chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề trong việc tri giác thị giác và xác định chiều của các nét vẽ …. > vơi những trẻ như vậy thì việc trẻ nhầm lẫn dấu lớn với dấu bé hoặc gặp khó khăn trong việc đọc thì điều đó là có thể .

Quay lại vấn đề về dấu lớn hơn (>) và dấu bé hơn ( <) : với tư duy của trẻ thì rõ ràng nét này giống nhau nhưng tại sao lại khác tên gọi và khác cả ý nghĩa ?????

(2)

Điều đó là quá khó. Để dạy được điều đó ngoài việc chúng ta phải dạy trẻ hiểu bản chất thực của con số, của một lượng và tên gọi của hai dấu đó chính xác.

Tôi sẽ ghi lại các bước mà tôi đã làm với các học sinh của mình để dạy trẻ hiểu và áp dụng dấu lớn , dấu bé này như thế nào.

Đầu tiên, trẻ phải nhận biết được các khái niệm và các kỹ năng như sau : - Nhận biết mặt số

- Đếm và nói tổng số được trong phạm vi 10 - Xếp được dãy số 1-10

- Tạo được nhóm theo số lượng yêu cầu phạm vi 10 - Khái niệm nhiều / ít ; nhiều nhất / ít nhất

 Mấy mục tiêu trên là mục tiêu của các trẻ mẫu giáo lớn .

Sau khi đã chuẩn bị cho các con đủ những mục trên thì hãy nghĩ tới việc dạy tiếp theo :số lớn/ số bé , dấu lớn/ dấu bé ; đặt dấu vào phép tính ….

Để đầu quy trình mới này, bắt buộc ta phải dạy trẻ hiểu số nào lớn số nào bé trước nhé > Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận biết số lớn số bé ?

Cách mà tôi làm để dạy trẻ như sau :

 Tôi sử dụng bảng cột 1 – 10 (như hình) để cho trẻ thấy rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Với các bạn khó khăn thì nên để cho trẻ theo đúng trật tự bảng cột để trẻ thấy rõ. Khi so sánh hai số với nhau thì nên chọn 2 số khác hẳn về lượng như ( 1 và 5 / 2 và 7 , 4 và 10 ) > có sự chênh lệch rõ ràng sẽ khiến trẻ tri giác dễ và hiểu hơn.

 Lúc đầu tôi sử dụng bảng cột 1 -10 này hoặc tôi tách riêng hai cột cần so sánh ra để trẻ nhìn dễ. Sau đó dạy trẻ hiểu : cột cao hơn là lớn hơn, thấp hơn là bé hơn .

 Soạn những bài tập dạng : khoanh số lớn hơn / bé hơn có các cột ô lượng đi kèm ( việc này giúp trẻ hình dung một cách chính xác về lượng tương ứng của các con số)

(3)

 Khi trẻ có khả năng nhận được số lớn số bé mà có cột thì ta bỏ phần trợ giúp bằng hình ảnh này đi. Trẻ sẽ khoanh tốt số lớn hay số bé nếu bạn làm chắc phần trên.

 Việc tiếp theo hoặc song song với quá trình dạy số lớn số bé là việc dạy trẻ nhận biết dấu lớn, dấu bé.

Ngoài việc dùng thẻ giới thiệu thì chúng ta có thể cho trẻ học thông qua đa giác quan :

- Sao chép dấu lớn, dấu bé : trên giấy, trên cát, xếp que tính, que tăm ……

Một trong những hoạt động cực kỳ tốt cho việc hình dung và in vào đầu trẻ là chơi trò dùng ngón tay và vẽ một dấu lớn/ bé trên không.

- Mình cũng hay dạy trẻ sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn :

+ tay trái nắm lại giơ hai ngón ngang trước mặt thì chúng ta sẽ thấy dấu bé hơn / tay phải làm giống như vậy thì được dấu lớn. Một số trẻ TK lại có khả năng ghi nhớ thông qua việc dập khuôn một điều gì đó thì cách này là khá hiệu quả)

- Một cách tiếp theo để dạy trẻ phân biệt dấu lớn/ dấu bé là cho trẻ chơi trò chơi quay dấu : sử dụng một dấu > duy nhất ( ko phân biệt chiều) . Khi cô quay chiều nào thì con gọi tên anh đó : > anh lớn ; < em nhỏ .Nen cho trẻ tự làm để trẻ thấy sự khác biệt giữa chiều của 2 dấu này.

- Với một số trẻ thường nhầm lẫn chiều con số, dấu thanh sắc/ huyền, dấu lớn dấu bé thì chúng ta nên chọn các phiếu bài tập dạng :

+ Khoanh các dấu có chiều giống nhau.

+ Nối hai dấu giống nhau ...

Khi trẻ học được tên của hai dấu thì chúng ta bắt đầu dạy trẻ đưa vào phép toán : - Tạo các quy định riêng cho hai dấu như việc ví đó là miệng con cá sấu : miệng nó quay về đâu thì là dấu lớn hơn, hoặc nó húc đầu nhọn vào số bé hơn…..

- Một cách mình dạy các bạn khá hiệu quả và nhanh đó là :

(4)

+ B1 : dạy trẻ dùng dấu = trước : điều này dùng để trộn bài khi giao bài tập cho trẻ.

Trẻ gặp nhiều bài dễ và thành công thì trẻ mới có động lực học tiếp. Nếu ta ngay từ đầu mà đưa toàn dấu > < thì trẻ sẽ ngại .

+ B2 : trộn hai phép có điền dấu > = Cách hướng dẫn trẻ làm bài như sau : VD : điền dấu > , =

3 …3 7 ... 2 6 …1

Mẹ hỏi : 3 với 3 , điền dấu gì ? (

(7, 2) : 7 lớn hay bé ? ( lớn) > vậy điền dấu lớn (6, 1) : 6 lớn hay bé / ( lớn) > điền dấu lớn

Ở ví dụ trên, mình thường làm theo trình tự : một bài cực dễ cho trẻ đầu tiên, tiếp theo bào mình hướng dẫn, ngay sau đó là vài bài liên tiếp giống như bài hướng dẫn để trẻ thực hiện với sự giảm nhắc dần dần từ cô.

 Việc chỉ cho trẻ nhìn hai số và quan tâm cái số đầu tiên nó lớn hay bé rồi điền vào giúp trẻ rõ ràng hơn khi tư duy.

 Việc bạn hỏi : 7 lớn hơn 3 hay bé hơn 3 là đưa trẻ vào khu rừng rậm thêm rồi ( câu hỏi này chỉ dành cho trẻ khá hoặc thường thôi nhá)

+ B3 : Trộn 2 phép có điền dấu < = + B4 : trộn lẫn lộn : > / = / <

 Việc soạn bài và có giáo cụ trực quan là vô cùng cần thiết trong việc dạy trẻ. Vì vậy muốn dạy mục tiêu nào bạn phải có nhiều giáo cụ cũng như bài tập phải phong phú , đa dạng .

 Dạy toán là dạy trẻ tư duy vì vật đừng dạy trẻ học vẹt, thuộc lòng hay chỉ cần biết đầu nhọn húc vào đâu … mà không biết bản chất nó là gì thì mình nghĩ đấy không phải là dạy toán.

(5)

 Con đường đến cái chữ, học cái toán là vô cùng trông gai và khó khăn với học sinh lớp 1, học sinh nhận thức chậm , nó đòi hỏi giáo viên hay mẹ phải cực kì tỉ mỉ.

Nói vậy không phải là trẻ không học được, tôi chứng kiến nhiều bạn học toán cực kỳ vất vả nhưng rồi cũng gặt hái được thành công. Cụ thể như học sinh mà mình dạy cách đây 10 năm : 3 năm viết sổ nhật ký cho anh đều cộng trừ phạm vi 3 đến 10 . Thế rồi một ngày đẹp trời anh không phụ lòng của mẹ anh và mình, anh làm được toán lớp 3, lớp 4 nhé. Chính học sinh đó là nguồn động lực và gương sáng cho tôi sau này dạy toán các bạn thế hệ sau đấy.

Mỗi một trẻ có một đặc điểm khác nhau, điều quan trọng là chúng ta tìm được cách học và sở thích của mỗi trẻ thì việc dạy trẻ sẽ dễ dàng hơn. Đây chỉ là 1 trong nhiều cách mà chúng ta dạy trẻ. Mong rằng bài viết này sẽ gợi ý được nhiều ý tưởng cho các mẹ, các cô.

Lê Thị Hoan

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong nội dung bài này trình bày phương pháp gia công bánh răng trụ răng thẳng có số răng là số nguyên tố lớn hơn 100 và ứng dụng máy tính trong tính toán điều chỉnh

[r]

số người tham gia ít hơn đội Một là 4 người.. Củng cố

- Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, - Không gây nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc - Không gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng. * Để

Người thực hiện: Nguyễn

Nghiên cứu ứng dụng cây sậy hấp thu KLN trong đất tại bãi đất thải sau khai thác khoáng sản của Nhà máy Phốt pho vàng 2 và vàng 3 của tỉnh Lào Cai cho thấy cây sậy

Từ những hạn chế đó, nhằm mong muốn tăng khả năng linh hoạt của việc sử dụng thiết bị điện và giảm được số lượng của các modul phát RF, bài báo đã đưa ra giải pháp

Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 97 bà mẹ có con là sơ sinh điều trị tại khoa Nhi Sơ sinh, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhằm mô tả thực trạng kiến thức của các