• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26 / 3 / 2021

TiÕt 26

Bài 15:VI PHẠM PHÁP LUẬT

VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN(T2)

I.Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật. Kể được các loại vi phạm pháp luật (nêu được ví dụ về từng loại : vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm kỉ luật)

* Giáo dục đạo đức.

- Nhận biết một số loại vi phạm pháp luật.

- Thấy rõ trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

2. Kĩ năng:

a.Kĩ năng bài học:

- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật; biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật; phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách xử sự phù hợp

b.Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng tự ra quyết định.

- Kĩ năng tự làm chủ bản thân.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực. Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật (tỏ rõ thái độ ko đồng tình, phê phán đối với những hành vi vi phạm Hiến pháp và các quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước).

4.Phát triển n ă ng lực:

- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tự học.

- Năng lực tự nhận thức , năng lực tự chịu trách nhiệm, năng lực tự diều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, đạo đức.

* Giáo dục tích hợp an ninh quốc phòng.

- GV đưa ra các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

II.Tài liệu phương tiện:

- GV soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- Tìm hiểu Hiến pháp 1992 và một số văn bản pháp luật có liên quan

- Một số bài tập tình huống; Một số câu chuyện tình huống về vi phạm pháp luật.

(2)

III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1 .Phương pháp:

-Nêu và giải quyết vấn đề,dạy học theo nhóm, DH theo dự án.

2.Kĩ thuật dạy học:

- Động não,thảo luận nhóm,giao nhiệm vụ.trình bày một phút..

IV.Tiế n trình d ạ y h ọ c 1.Ổn định tổ chức: ( 1’).

Lớp Ngày giảng Sĩ số( Vắng)

9A 31 / 3 / 2021

9B 2 / 4 / 2021

9C 29 / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: (5')

?Thế nào là vi phạm pháp luật?

-Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

? Kể ra các loại vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ?

- Các loại vi phạm pháp luật:

+Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm).

+Vi phạm pháp luật hành chính.

+Vi phạm pháp luật dân sự.

+Vi phạm kỉ luật.

3. Bài mới.35'

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(3phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (15’) - Mục tiêu:

+ Hs nắm được trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí của công dân.

+ H/s hiểu và biết được vi phạm pháp luật là gì và những quy định của pháp luật nước ta

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

Hoạt động thầy và trò Nội dung

GV tổ chức cho HS thảo luận.

? Đọc lại các tình huống của phần đặt vấn đề?

- Cho HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi c của phần đặt vấn đề.

- Cho 1 nhóm báo cáo, sau đó GV chốt lại : I.

Đặt vấn đề 1. Tình huống:

2. Nhận xét:

II. Nội dung bài học 1. Vi phạm pháp luật 2

. Trách nhiệm pháp lí:

a) Khái niệm

(3)

TT Hành vi Trách nhiệm 1 Xây nhà trái

phép, đổ phế thải

Chịu hình thức xử lí hành chính: tháo dỡ công trình trái phép, phạt tiền.

2 Đua xe máy vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông

Chịu hình thức xử lí hành chính 3 Tâm thần đập

phá

Không phải chịu trách nhiệm gì 4 Cướp giật dây

chuyền, túi xách người đi đường

Chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự

5 Vay tiền dây dưa không trả

Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu

6 Chặt tỉa cây cành mà không đặt biển báo

Chịu các hình thức kỉ luật do cơ quan đề ra.

- GV: Như vậy những trường hợp nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả gây ra. Nhà nước ban hành và đặt ra các quy định pháp luật để quản lí đất nước, quản lí xã hội. Mỗi người chỉ được phép lựa chọn cách xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Nếu làm trái họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình đó là trách nhiệm pháp lí.

- Cho HS đọc khái niệm trách nhiệm pháp lí trong sgk T53.

- GV giải thích thêm :

+ Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án, cơ quan quản lí nhà nước…) mới được quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật.

+ Về nội dung, trách nhiệm pháp lí sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Về hình thức, trách nhiệm pháp lí là sự bắt

Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

(4)

buộc thực hiện các quy định của pháp luật.

- Cho HS đọc sgk về phân loại trách nhiệm pháp lí ở sgk T53.

? Trong tình huống đặt vấn đề vừa nêu ở trên, những người vi phạm pháp luật chịu trách nhiệm pháp lí thuộc loại nào?

- GV cho 1 HS đọc một quy định của pháp luật : khoản 1 và 3 Điều 15 của Nghị định 39/2003/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ.

? Quy định trên được ban hành nhằm mục đích gì?

- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm PL, giáo dục họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh PL.

- Răn đe mọi người ko được vi phạm PL, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh PL.

? Người vi phạm quy định sẽ phải chịu trách nhiệm gì?

? Vì sao Nhà nước lại quy định như vậy?

- Để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

b) Các loại trách nhiệm pháp lí:

- Trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm hành chính.

- Trách nhiệm dân sự.

- Trách nhiệm kỉ luật.

c) Ý nghĩa của quy định áp dụng trách nhiệm pháp lí.

- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm PL, giáo dục họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh PL.

- Răn đe mọi người ko được vi phạm PL, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh PL.

- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân.

- Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm PL trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

*Trách nhiệm của công dân:

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật.

(5)

? Nêu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Hiến pháp và PL?

- Cho HS đọc điều 12 Hiến pháp 1992.

? Đọc nội dung bài học ?

- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (14’)

- Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

Hoạt động thầy và trò Nội dung

HS làm BT sau đó lên bảng chữa bài - GV : hướng dẫn học sinh làm bài tập.

III. Bài tập

( Tiết 2 VBT- trang 34)

Bài 1:

Nhận xét hành vi của Tú là sai vì:

- Tú chưa đủ tuổi đi xe máy.

- Tú vi phạm luật giao thông, gây tai nạn cho người khác.

- Tú phải bồi thường trách nhiệm dân sự.

Bài 2: ý kiến đúng: c,e ý kiến sai: a,b,d,đ 4. Củng cố:( 4')

? Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ về việc vi phạm pháp luật cần phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ luật?

- Cho HS đọc nội dung giải thích các thuật ngữ: Năng lực trách nhiệm pháp lí, các biện pháp tư pháp

- Cho HS đọc tư liệu tham khảo ở sgk T54

? Trong các ý kiến sau đây,ý kiến nào đúng, sai? Vì sao?

(6)

a) Bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

b) Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

c) Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự.

d) Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính.

Câu Đúng Sai Vì

a x Có nhiều loại vi phạm pháp luật b x Theo điều 12, 13 trang 54/sgk

c x Họ không tự chủ được hành vi của mình d x Nếu vi phạm thì đều bị xử lý theo pháp luật - HS làm bài 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí:

Giống: là những quan hệ xã hội và đều được pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn. Mọi người đều phải biết và tuân theo.

Khác nhau:

+ Trách nhiệm đạo đức: bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt.

+ Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện bằng phương pháp cưỡng chế của nhà nước.

5. Hướng dẫn về nhà: 2'

- Nắm khái niệm vi phạm PL, các loại vi phạm PL, k/n trách nhiệm pháp lí, phân loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.

- Làm bài tập: 2, 4, 5, 6/sgk T56

- Đọc trước bài 16 “Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân”

V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến người lao động sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả trong công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau:

Tội phạm

Trƣờng hợp hợp đồng song vụ. Trong hợp đồng song vụ, có trƣờng hợp bên có quyền đồng thời là bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình, nhƣng lại cho rằng đó

c/ Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ học... Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn , trong cả học tập và

* Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình..

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức

Pháp nhân là một thực thể xã hội khác với cá nhân là bản thân nó không thể tự mình trực tiếp thực hiện được một số loại tội phạm cụ thể, ví dụ các tội phạm chế độ

Qua so sánh và phân tích các quy định về chế tài thương mại quy định trong pháp luật Việt Nam và trong Công ước, có thể thấy rằng các chế tài mà CISG cho phép sử dụng