• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

(Thực hiện từ ngày 01/11 đến ngày 05/11/2021) Ngày soạn: 28/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 01 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN ( 1 tiết ) I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân

- Vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.

- HS làm bài 1, 2a, b. HS năng khiếu làm thêm Bài 2c, 3, 4

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học;

năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động ( 4 phút)

- GV tổ chức phần thi: Ai nhanh - Ai đúng + GV đưa ra một số phép nhân. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ,S.

+ Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ,S.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV dẫn dắt, ghi tên bài lên bảng: Tính chất giao hoán của phép nhân.

2. Hoạt động khám phá (12 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS nêu được tính chất giao hoán của phép nhân.

* Cách tiến hành:

- GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và

7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.

- GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, …

- GV chốt: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.

- GV đưa bảng so sánh giá trị của hai biểu thức (SGK), yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và

b x a để điền vào bảng.

- Gọi HS đọc lại kết quả của hai biểu thức a x b và b x a.

+ Qua các ví dụ trên, các con có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức a x b và b x a

- GV chốt đưa ra công thức và nhận xét:

a x b = b x a

- 3 HS tham gia thi

41232

× 2 92464 S

41232

× 2 82464 S

41232

× 2 82464 Đ

- Lớp nhận xét

- HS lắng nghe, ghi bài

- HS quan sát

- HS thực hiện tính để so sánh 2 biểu thức.

- HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35.

vậy 5 x 7 = 7 x 5 - HS nêu:

4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; … - HS lắng nghe

- HS thực hiện tính kết quả và điền vào bảng.

- 2 HS đọc

- Giá trị của hai biểu thức a x b và b xa luôn bằng nhau.

(2)

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

3. Hoạt động luyện tập( 20 phút) Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

+ GV hướng dẫn HS dựa vào tính chất vừa học để làm bài.

- Nhận xét

+ Nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân ? - Đổi chéo vở kiểm tra.

- GV chốt: Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.

- GV chuyển ý Bài 2: Tính

- GV gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét

- GV chốt: Củng cố cách thực hiện phép nhân với số có một chữ số.

- GV chuyển ý

4. Hoạt động vận dụng ( 4 phút)

- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân.

- GV tổng kết giờ học - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau: Nhân với 10,100, 1000... Chia cho 10, 100,1000,...

- HS lắng nghe

- 2, 3 HS nhắc lại kết luận.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng, lớp làm vở a. 4 x 6 = 6 x 4 207 x 7 = 7 x 207 b. 3 x 5 = 5 x 3 2138 x 9 = 9 x 2138 - Nhận xét, bổ sung.

- 2 HS nêu

- Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét - HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 3 HS lên bảng, lớp làm vở a) 1357 x 5 = 6 785 7 x 853 = 5 971 b) 40 263 x 7 = 281 841 5 x 1 326 = 6 630 - Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiếng việt

Tập đọc

ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT ( 1 tiết ) I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật ( lời xin, khẩn cầu của vua Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).

(3)

- Hiểu ý nghĩa: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người

II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ - Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động (5’)

- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài “Thưa chuyện..” trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, tuyên dương

B. Hoạt động hình thành kiến thức luyện tập thực hành.

1.Giới thiệu bài (2’)

- Cho HS quan sát nêu nội dung tranh.

+ Vì sao vẻ mặt nhà vua khiếp sợ như vậy? Các em hãy đọc truyện để biết rõ điều đó.

2. Luyện đọc và THB a. Luyện đọc (10’) - GV chia đoạn.

- GV yêu cầu HS luyện đọc nối đoạn.

+ Lần 1: GV chú ý HS đọc đúng tên riêng tiếng nước ngoài kết hợp sửa lỗi phát âm sai

+ Lần 2: Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa từ khó. GV giải nghĩa thêm :

khủng khiếp: hoảng sợ ở mức cao, đồng nghĩa với từ kinh khủng; phán: (vua chúa) truyền bảo hay ra lệnh

- HS đọc theo cặp

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp - Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài (10’)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:

+ Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt những gì?

+ Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

- HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ

- Mâm thức ăn trước mặt ông vua Hi Lạp lóe lên ánh sáng rực rỡ của vàng. Vẻ mặt nhà vua hoảng hốt.

- HS đánh dấu đoạn

+ Đ 1: từ đầu … hơn thế nữa ! + Đ2: tiếp theo … được sống ! + Đ3: phần còn lại

- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo hàng ngang, luyện đọc từ ngữ dễ phát âm sai.

- HS đọc kết hợp giải nghĩa.

- Đọc theo cặp.

- 3 HS đọc - 1 HS đọc - Theo dõi.

- HS đọc thầm

+ Xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.

+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời.

(4)

+ Ý chính đoạn 1 là gì?

- GV nhận xét, chốt ý: Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 :

+ Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô- ni-dốt lấy lại điều ước?

+ Ý chính đoạn 2?

- GV nhận xét, chốt ý: Vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3:

+ Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì?

+ Ý chính đoạn 3 là gì?

- GV nhận xét, chốt lại : Vua rút ra được bài học cho mình

+ Nội dung chính của bài?

c. Đọc diễn cảm (10’)

- GV hướng dẫn HS đọc toàn truyện theo cách phân vai

- GV treo bảng phụ (Mi-đát bụng đói cồn cào …bằng ước muốn tham lam)

- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm .

- GV nhận xét, tuyên dương

* Củng cố dặn dò (2’)

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV nhận xét chung

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu.

- HS thực hiện

+ Nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng

- HS nêu.

- HS đọc thầm

+ Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

- HS nêu.

- Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

- HS đọc phân vai

- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm - HS nêu

- Theo dõi - Ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Lịch sử

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981) ( 1 tiết ) I.Yêu cầu cần đạt

* Năng lực nhận thức lịch sử: Nêu được tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược.Nêu được đôi nét về Lê Hoàn.

- Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. Trình bày được cách đánh quân Tống của Lê Hoàn. Nêu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.

* Năng lực tìm tòi, khám phá, tìm hiểu lịch sử:Sử dụng sách giáo khoa, lược đồ để nêu được cách đánh quân Tống.

(5)

*Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Học sinh hoàn thành phiếu học tập. Học sinh nêu được việc làm thể hiện sự biết ơn với Lê Hoàn.

*BĐ: HS biết được một lần nữa cũng tại sông Bạch Đằng ở tỉnh Quảng Ninh ông cha ta lại đánh tan quân Tống xâm lược cũng bằng kế đóng cọc xuống sông dựa vào thủy triều. Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử.

* Định hướng phẩm chất: Tự hào về truyền thống của cha ông trong công cuộc bảo vệ đất nước. Tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

II. Đồ dùng

1. Gv: Lược đồ; tranh minh họa, phiếu học tập, hình ảnh về di tích sông Bạch Đằng - Phiếu học tập

- Sơ đồ viết từ còn thiếu trò chơi Ai nhanh – Ai đúng?

2.HS: Sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động mở đầu (4 phút)

+ Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất?

+ Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đầu độc lập?

- Nhận xét, đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập thực hành:

1. Hoạt động khởi động (2 phút) - Gv đưa tranh Lễ lên ngôi của Lê Hoàn + Đây là tranh vẽ về vị vua nào?

- GV giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn, người sáng lập ra triều Tiền Lê. Ông đã có công lao gì đối với lịch sử dân tộc chúng ta tìm hiểu bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược. (7 phút)

* Mục tiêu: Nêu được tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược.Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

* Phương thức: Trao đổi nhóm đôi kết hợp với toàn lớp

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu hs đọc: Từ đầu đến nhà Tiền Lê trao đổi cặp đôi 3 phút làm phiếu học tập

- Yêu cầu đại diện phát biểu - GV nhận xét

- GV nêu câu hỏi

+ Dựa vào phần thảo luận hãy tóm tắt tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược?

+ Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?

+ Lê Hoàn lên ngôi năm nào? Triều đại của ông được gọi là triều gì?

+ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?

+ 2 HS nối nhau trả lời - Lớp theo dõi, nhận xét

- Hs quan sát.

- HS nói theo hiểu biết

- HS làm việc theo cặp làm phiếu - 1 HS trình bày, cả lớp nhận xét.

Phiếu học tập: Khoanh vào đáp án đúng:

Câu 1: Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên vua vì:

a.Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi.

b. Loạn 12 sứ quân.

c. Lê Hoàn là người tài giỏi, đang chỉ huy

(6)

- GV kết luận: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp lòng dân.

Hoạt động 2: Mô tả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (15 phút)

* Mục tiêu: Biết được cách đánh quân Tống của Lê Hoàn. Nêu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tự hào về truyền thống của cha ông trong công cuộc bảo vệ đất nước.

* Phương thức: Trao đổi nhóm 4 kết hợp với toàn lớp.

* Cách tiến hành:

- GV treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (981)

- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ thông tin SGK thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi ở phiếu.

Câu 1: Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?

Câu 2: Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?

Câu 3: Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc?

Câu 4: Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống?

Câu 5: Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?

quân đội.

d. Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta.

Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không? Vì sao?

a. Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì ông là người tài giỏi, đang lãnh đạo quân đội.

b. Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì Đinh Toàn còn nhỏ không gánh vác được việc nước.

+ Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Con trai Đinh Toàn lên ngôi con nhỏ chưa gánh vác việc nước. Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sáng xâm lược nước ta. Lúc đó Lê Hoàn được mời lên ngôi vua.

+ Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô Vạn tuế.

+ Lê Hoàn 981. Triều đại của ông là Tiền Lê.

+ Là lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời

+ Năm 981 quân Tống kéo sang xâm lược nước ta.

+ Chúng tiến vào nước ta theo 2 con đường, quân thủy theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.

+ Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

+Tại cửa sông Bạch Đằng, cũng theo kế của Ngô Quyền, Lê Hoàn cho quân ta đóng cọc ở cửa sông để đánh địch. Ông trực tiếp chỉ huy quân tại đây. Nhiều trận đấu ác liệt đã xảy ra giữa ta và địch, kết quả quân thủy của địch bị đánh lui.

(7)

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét

- Cho HS xem 1 số hình ảnh về di tích sông Bạch Đằng

* BĐ:

+ Sông Bạch Đằng thuộc tỉnh nào?

+ Trên sông Bạch Đằng quân ta đã đánh thắng quân nào xâm lược?

GVKL: Một lần nữa cũng tại sông Bạch Đằng ở tỉnh Quảng Ninh ông cha ta lại đánh tan quân Tống xâm lược cũng bằng kế đóng cọc xuống sông dựa vào thủy triều. Chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử này.

- GVKL: Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững.

3.Hoạt động củng cố luyện tập (7 phút)

* Mục tiêu: Khắc sâu quyết tâm đánh giặc giữ nước của quân dân ta. Củng cố nội dung bài.

* Phương thức: Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng

* Cách tiến hành:

- Tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh – Ai đúng

+ Hướng dẫn cách chơi: Mỗi người viết 1 từ vào chỗ chấm theo sơ đồ cho sẵn nối tiếp nhau đến khi hết. Đội nào viết đúng, nhanh là thắng cuộc.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- Gọi HS đọc lại sơ đồ hoàn chỉnh

4. Hoạt động vận dụng mở rộng (5 phút)

+ Hãy kể tên 1 số di tích lịch sử ở địa phương mà em biết?

+ Các em hãy nêu 1 số việc làm để giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử của dân tộc?

- GV nhận xét, đánh giá

+ Trên bộ quân ta đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc quân Tống phải rút lui.

+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

+ Giữ vững nền độc lập

+ Đem lại cho nhân ta lòng tự hào, niềm tin ở sức mạnh dân tộc.

- Mỗi nhóm trình bày 1 câu.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát

+ Tỉnh Quảng Ninh

+ Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và Lê Hoàn đánh thắng quân Tống trên sông Bạch Đằng.

- 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS

- Các từ cần viết vào chỗ chấm: 981, Tống, Lê Hoàn, Bạch Đằng, Chi Lăng, thắng lợi, độc lập.

- 2 đội chơi + 2 HS đọc - HS nối tiếp kể - HS nêu việc làm

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

---o0o--- Đạo đức

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T1) I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.

- Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* GDTTĐĐHCM: Giáo dục cho HS biết quí trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

(8)

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.

- Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.

- Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.

- Kĩ năng bình luận, phê, phán việc lãng phí thời gian.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ, thẻ màu xanh đỏ III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động mở đầu: 2p

+ Tại sao cần phải biết tiết kiệm thời gian?

+ Em đã biết tiết kiệm thời gian như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập thực hành.

1. Giới thiệu bài 2. Thực hành

* Mục tiêu:Giúp HS củng cố các kĩ năng giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô về các việc xảy ra đối với mình.

* Cách tiến hành

+ Hãy kể những bài đạo đức đã học trong nửa đầu học kì I?

- GV phát phiếu có hệ thống câu hỏi và bài tập.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài.

* Em hãy tự liên hệ và ghi lại những việc mà em đã làm thể hiện sự trung thực trong học tập?

* Điền Đ hay S vào trước những việc thể hiện sự vượt khó trong học tập:

a) Nhà Vinh nghèo nhưng bạn vẫn học tập tốt.

b) Bạn Loan hôm nay không đi học vì trời rét.

c) Em sẽ là gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?

d) Như thế nào là sự biểu hiện của tiết kiệm tiền của? Em đã biết tiết kiệm tiền của ra sao?

e) Thời gian biểu hàng ngày của em như thế nào?

- YCHS làm việc theo phiếu học tập.

- YCHS lần lượt nêu kết quả cho từng phần bài tập. HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt những ý đúng, khen ngợi những HS ngoan, biết ứng xử, biết tiết kiệm khoa học.

* Củng cố dặn dò

- 2 HS trả lời bài trước.

- HS nhận xét

+ Trung thực trong học tập, Vượt khó trong học tập, Biết bày tỏ ý kiến, Tiết kiệm tiền của, Tiết kiệm thời giờ.

+ Không chép bài của bạn, thấy các bạn chép bài của nhau em nhắc bạn, ...

a) Đ b) S

+ Em sẽ chờ đến cuối giờ và nói lại sự việc để cô giáo hiểu.

+ Không tiêu pha quá mức;

không để thừa khẩu phần ăn;

không tiêu pha dè xẻn, nhịn ăn, nhịn mặc, …

+ Em tự lập thời gian biểu cho mình:

Thời gian Việc làm

(9)

- Nhận xét tiết học và dặn dò.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Buổi chiều

TC Toán

LUYỆN TẬP TỔNG HỢP ( 1 tiết ) I. Yêu cầu cần đạt

- Củng cố kiến thức cho học sinh về tính giá trị biểu thức; tìm thành phần chưa biết; các yếu tố hình học và giải toán văn.

- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu.

yêu cầu

học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhó

Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức.

a) 3 412 x 3 + 8 899 b) 367 89 – 7 813 x 5 ... ...

... ...

c) 8 872 – 7 899 : 3 d) 20 978 - 4 859 + 5 799 ... ...

... …………...

Bài 2. Tìm x:

a) x – 68 999 = 6 788 b) 65 345 + x = 886 89 + 99 ... ...

... ...

c) 85 398 – x = 539 d) 12 491 – x = 4391 – 25

... ...

(10)

... ...

Bài 3. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Hình bên có:

A. 4 góc vuông B. 5 góc vuông C. 6 góc vuông D. 7 góc vuông

Bài 4. Tổng của hai số là số lớn nhất có bốn chữ số, hiệu của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Tìm hai số đó?

Bài làm

...

...

...

...

...

2. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài

Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Chào cờ tuần 9

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 28/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

Tiết 51: NHÂN VỚI SỐ 10, 100, 1000, … I.Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, ...Vận dụng để tính nhanh khi nhân (chia) với 10, 100, 1000, …và các bài liên quan. Vận dụng để chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng đã học.

- HSNK làm bài 1(cột 3), bài 2 (dòng 4, 5, 6)

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Bảng phụ.

2. HS: SGK; Vở ô li

III. Hoạt động dạy học

(11)

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động ( 3 phút)

- Tính bằng cách thuận tiện nhất 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25

- Dựa vào kiến thức nào để thực hiện ? - GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV dẫn dắt vào bài, ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá: ( 15 phút)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, ...

* Cách tiến hành

- Ghi lên bảng: 35 × 10

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35× 10 bằng gì?

- 10 còn gọi là mấy chục?

- Vậy: 10 × 35 = 1 chục × 35.

- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?

- 35 chục là bao nhiêu?

- Vậy 10× 35 = 35 × 10 = 350.

- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?

- Hãy thực hiện:

12 × 10; 145 × 10; 457× 10

- Vậy khi nhân một số tự nhiên với 10 ta thực hiện như thế nào ?

- GV chốt: Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.

- Viết bảng: 350 : 10 yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.

- Ta có 35 x 10 = 350, vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?

- Vậy 350 : 10 = bao nhiêu?

- Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia

350 : 10 = 35?

- Hãy thực hiện: 70 : 10;

140 : 10; 7800 : 10

- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta thực hiện như thế nào?

- GV chốt: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc xóa bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải

- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp - HS khác nhận xét.

- Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện.

- 1 HS đọc: 35×10

- HS nêu 35 × 10 = 10 × 35.

- Là 1 chục - Bằng 35 chục.

- Bằng 350.

- Kết quả của phép nhân

35 × 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.

- HS nhẩm và nêu:

12 × 10 = 120; 145×10 = 1450 - HS trả lời

- HS suy nghĩ để thực hiện phép tính

- Ta lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.

- HS nêu: 350 : 10 = 35

- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.

- HS nhẩm và nêu: 70 : 10 = 7 140 : 10 = 14; 7800 : 10 = 780 - HS trả lời:

- HS lắng nghe

(12)

số đó.

- GV chuyển ý.

- HD tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,...

cho 100, 1000, ...

- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta thực hiện như thế nào?

- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào?

- GV kết luận: Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó.

3. Hoạt động luyện tập (20 phút)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, ...

(Bài 1)

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (chia) với 10, 100, 1000, …và các bài liên quan.

- Vận dụng để chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng đã học.(Bài 2)

* Cách tiến hành Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Nêu lần lượt các phép tính, gọi HS trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,...

- Nhận xét, chốt kết quả

+ Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta thực hiện như thế nào?

+ Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào?

- GV chốt, chuyển ý Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 tạ bằng bao nhiêu kg?

- 1 yến bằng bao nhiêu kg?

1 tấn bằng bao nhiêu kg?

- Muốn đổi 300kg thành tại ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ.

- Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó.

- HS trả lời - Vài hs nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu

- Lần lượt HS nối tiếp nhau trả lời và nhắc lại cách thực hiện.

- Lớp nhận xét.

- Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó.

- Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 tạ = 100 kg.

- 1 yến = 10 kg, 1 tấn = 1000 kg.

- Theo dõi, thực hiện theo.

- 3 hs lên bảng, lớp làm vở 70kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn

120 tạ = 12 tấn 5000 kg = 5 tấn

(13)

Vậy 300kg = 3 tạ

- Cả lớp tự làm tiếp các phần còn lại

- Nhận xét, giải thích cách đổi của mình - Nhận xét, chốt kết quả

4. Hoạt động vận dụng (2 phút)

- Nêu lại cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000, ... Cho ví dụ?

- Nhận xét tiết học.

4000 g = 4 kg

- HS nêu: 5000 kg = 5 tấn Ta có: 1000kg = 1 tấn 5000 : 1000 = 5 tấn Vậy: 5000 kg = 5 tấn

- HS nhận xét, giải thích cách làm - Lắng nghe

- 2 hs trả lời và nêu ví dụ

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

……….

---o0o---

Tiếng việt Chính tả ÔN TẬP TIẾT 1 I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I

(khoảng 75 tiếng/ nhật); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

II. Đồ dùng dạy học - Phiếu, bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu: (15')

- Cho HS gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc

- GV nhận xét tuyên dương

2.Hoạt động luyện tập thực hành (15') Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS trao đổi trả lời câu hỏi

+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?

+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (tuần 1, 2, 3)

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài - HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS đọc yêu cầu của bài

+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.

+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn

(14)

- Phát phiếu cho 2 nhóm yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.

- Cho HS nhận xét Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc nếu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc.

- Gọi HS phát biểu - GV nhận xét, kết luận

* Củng cố dặn dò (3') - GV nhận xét tiết học

- Nhắc HS xem lại các quy tắc viết hoa tên riêng

xin

- HS hoạt động nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- HS đọc yêu cầu bài - HS tìm nhanh, phát biểu - Cả lớp nhận xét

- HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiếng việt

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ ( 1 tiết ) I. Yêu cầu cần đạt

- Mở rộng vốn từ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Biết và tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2).

- Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3)

- Nêu đượcví dụ minh hoạ về 1 loại ước mơ (BT4)

* Giảm tải : Không làm BT5

- Bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn cao đẹp, ý chí và nghị lực phấn đấu để vươn tới những ước mơ.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ, bút dạ - HS: Từ điển

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5p) - Cho HS nghe bài hát “Ước mơ”

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

- GV: Bài hát các con vừa nghe đã mang đến cho chúng ta một bầu không khí rất vui tươi và thân thiện. Nó thể hiện ước mơ về cuộc sống bình yên, tươi đẹp của bạn thiếu nhi. Có nhiều ước mơ, có những ước mơ giản dị nhưng cũng có những ước mơ cao đẹp. Bài học hôm nay sẽ giúp các con mở rộng thêm vốn từ “Ước mơ”

2. Hoạt động khám phá và luyện tập (25p)

Bài 1 (5p)

- HS nghe bài hát.

- HS: em thấy bài hát rất hay, bài hát nói về ước mơ của một bạn nhỏ về cuộc sống.

- Theo dõi.

(15)

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ.

- Gọi các nhóm trình bày, bổ sung.

+ Em hiểu mơ tưởng là gì?

+ Thế nào là mong ước?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt, chuyển ý: Qua bài tập 1 các con đã tìm và hiểu được nghĩa của các từ cùng nghĩa với từ ước mơ có trong bài Trung thu độc lập. Vậy để giúp các con có thêm vốn từ về chủ điểm ước mơ chúng ta cùng chuyển sang bài 2.

Bài 2 (7p)

- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Tổ chức cho học sinh tìm từ dưới hình thức chơi trò chơi “Tiếp sức”.

+ GV chia lớp thành 3 đội, các đội thảo luận 3 phút trước khi chơi.

+ Các đội cử 5 bạn tham gia chơi trong thời gia 3 phút.

- GV, HS nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.

+ Em hãy đặt một câu với một trong các từ vừa tìm được.

- GV chốt, chuyển ý: Qua bài tập 2 các con đã tìm rất nhiều từ cùng nghĩa với từ ước mơ. Vậy để biết được những từ nào thể hiện ước mơ cao đẹp, từ nào thể hiện ước mơ tầm thường chúng ta cùng chuyển sang bài 3.

Bài 3 (5p)

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Để thực hiện yêu cầu bài tập chúng ta cần làm gì?

- GV chia lớp theo nhóm 4, yêu cầu học sinh thảo luận làm bài.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ.

HS: mơ tưởng, mong ước.

+ Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng ra điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.

+ Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.

- Lớp theo dõi.

- Tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ.

- HS thảo luận trong nhóm.

- Các đội tham gia chơi.

- Dự kiến đáp án:

+ Ước hẹn, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng, ...

+ Mơ mộng, mơ tưởng, mơ ước, ...

+ Em ước ao sau này lớn lên trở thành bác sĩ giỏi.

+ Em ước mong đất nước ta ngày càng giàu mạnh

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS: Ghép thêm từ vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá.

- HS: đầu tiên chúng ta phải ghép

(16)

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV chốt, chuyển ý: Qua bài tập 3 các con đã biết cách phân loại các ước mơ. Để khắc sâu thêm về các ước mơ mà các con đã phân loại ở bài tập 3 cô cùng các con chuyển sang bài tập 4.

Bài 4 (8p)

- Gọi HS đọc y/c của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS nêu ý kiến của mình và hỏi.

+ Ước mơ em vừa nói thuộc loại ước mơ được đánh giá như thế nào? Vì sao ?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Qua bài học hôm nay chúng ta được biết thêm nhiều từ về ước mơ. Vậy để giúp các em biết cách vận dụng các từ đã học vào thực tế cuộc sống, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động vận dụng (5p)

- Tổ chức chơi trò chơi: “Truyền điện.”

- Cách chơi: GV chỉ định một HS nêu một từ về chủ đề ước mơ, HS nêu đúng được quyền chỉ định bất kì 1 bạn khác nêu từ tiếp, HS nào không nêu được từ thì hát một bài.

Cứ làm như vậy trong thời gian 4 phút.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương bạn tìm từ đúng.

- Liên hệ: Trong các loại ước mơ đã học em thích ước mơ nào? Nói ước mơ của em cho các bạn cùng biết?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học

từ ước mơ với các từ đã cho, sau đó phân loại theo ba nhóm trong yêu cầu của bài.

- HS tạo nhóm, thảo luận làm bài vào phiếu (3p)

- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

+ Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

+ Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ.

+ Đánh giá thấp: ước mơ tầm thường, ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông.

-1 HS đọc - HS trình bày:

VD: + Ước mơ chinh phục vũ trụ + Ước mơ có truyện đọc.

+ Ước không phải học bài mà vẫn được điểm cao.

VD : + Ước mơ được đánh giá cao; đó là ước mơ vươn lên làm việc có ích cho mọi người.

+ Đánh giá không cao: đó là ước mơ giản dị, thiết thực có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn.

+ Đánh giá thấp, đó là ước mơ phi lí, không thể thực hiện được có lợi cho mình nhưng không có lợi cho người khác.

- HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.

- Lắng nghe.

- VD: Em thích ước mơ cao đẹp.

(17)

tập tốt.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài: Động từ

Ước mơ của em là muốn trở thành Kĩ sư xây dựng.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN ( 1 tiết) I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được tính chất kết hợp của phép nhân qua bài học. Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính và tính thuận tiện. Vận dụng tính chất kết hợp để giải bài toán có lời văn theo các cách khác nhau.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học.

- HSNK làm được bài 1b, bài 2b, bài 3.

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:

a b c (a x b) x c a x (b x c)

3 4 5

5 2 3

4 6 2

2. HS: SGK; Vở ô li

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động ( 5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: truyền điện

- GV đọc phép tính, gọi HS trả lời nhanh, nối tiếp theo hàng ngang.

900 x 10 = 68000 : 10 = 123 x 100 = 420 : 10 = 32 x 1000 = 2000 : 1000 =

+ Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... ta thực hiện như thế nào?

+ Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta thực hiện như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- Trong giờ học hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất kết hợp của phép nhân, sau đó áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để thực hiện tính giá

- HS tham gia chơi

- Phát biểu lại cách nhân, chia với 10, 100, 1000

- Lắng nghe

(18)

trị của biểu thức thuận tiện.

2. Hoạt động khám phá: (15 phút)

* Mục tiêu: Nắm được tính chất kết hợp của phép nhân qua bài học.

* Cách tiến hành:

- GV viết lên bảng 2 biểu thức:

(2 3) 4 2 (3 4) - Yêu cầu thực hiện tính.

+ Em có nhận xét gì về kết quả của hai biểu thức trên?

- Vậy 2 (3 4) = 2 (3 4)

* Thực hiện tương tự với một cặp biểu thức khác.

(5 2) 4 và 5 (2 4) - Treo bảng phụ đã chuẩn bị.

- Giới thiệu cách làm: cô lần lượt cho các giá trị của a, b, c, các em hãy lần lượt tính giá trị của các biểu thức:

(a b) c, a ( b c ) và viết vào bảng:

- Với a = 3, b = 4, c = 5 - Với a = 5, b = 2, c = 3 - Với a = 4, b = 6, c = 2

+ Nhìn vào bảng, các em hãy so sánh giá trị của biểu thức (a b) c và a (b c) khi a

= 3, b = 4, c = 5.

- Hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại.

+ Vậy giá trị của biểu thức (a b) c như thế nào so với giá trị của biểu thức a (b c)?

- Ta có thể viết:

(a b) c = a (b c)

- Đây là phép nhân có mấy thừa số?

- (a b) c gọi là một tích nhân với một số;

a (b c) gọi là một số nhân với một tích.

+ Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta thực hiện như thế nào?

- GV kết luận: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với

- HS quan sát

- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp:

(2 3) 4 = 24 2 (3 4) = 24

- Có giá trị bằng nhau.

- 1 HS lên bảng thực hiện tính, cả lớp so sánh kết quả của hai biểu thức và rút ra kết luận:

(5 2) 4 = 5 (2 4) - Quan sát

- Lắng nghe.

* (a b) c = (3 4) 5 = 60 a ( b c) = 3 (4 5) = 60

* (a b) c = (5 2) 3 = 30 a (b c) = 5 (2 3) = 30

* (a b) c = (4 6) 2 = 48 a (b c) = 4 (6 2) = 48 - Đều bằng 60.

- HS so sánh sau mỗi trường hợp GV nêu

- Bằng nhau.

- 2 HS đọc.

- 3 thừa số.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

+ Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- 3 HS nêu lại.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

(19)

tích của số thứ hai và số thứ ba - Nêu lại kết luận trên.

- Từ nhận xét trên, ta có thể tính giá trị của biểu thức a b c = (a b) c = a (b c) - Nghĩa là có thể tính a b c bằng 2 cách:

a b c = (a b) c hoặc a b c = a (b c)

- Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện nhất khi tính giá trị của biểu thức dạng a b c

3. Hoạt động luyện tập (15 phút)

* Mục tiêu: Biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để thực hành tính và tính thuận tiện. (Bài 1; Bài 2)

* Cách tiến hành:

Bài 1

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Thực hiện mẫu 2 5 4.

- Làm bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án, đánh giá:

a) C1: 4 5 3 = (4 5) 3 = 20 3 = 60 C2: 4 5 3 = 4 (5 3) = 4 15 = 60 C1: 3 5 6 = (3 5) 6 = 15 6 = 90 C2: 3 5 6 = 3 (5 6) = 3 30 = 90

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Viết lên bảng 13 5 2 - Lên bảng tính theo 2 cách.

- Theo em trong 2 cách trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao?

- Làm phần còn lại

- 1HS đọc yêu cầu bài tập.

- Theo dõi mẫu

- 2 HS làm phiếu lớn. Lớp làm vào vở.

- HS lớp nhận xét, chữa bài.

b) C1: 5 2 7 =(52)7 = 10 7 = 70 C2: 5 2 7 = 5 (2 7) = 5 14 = 70 C1: 3 4 5 = (3 4) 5 = 12 5 = 60 C2: 3 4 5 = 3 (4 5) = 3 20 = 60 - HS nêu

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng tính theo 2 cách:

13 5 2 = (13 5) 2 = 65 2 = 130 13 5 2 = 13 (5 2 ) = 13 10 = 130

- Cách thứ 2 thuận tiện hơn vì ở bước nhân thứ hai ta thực hiện nhân với 10, cho nên ta viết ngay được kết quả

- 3 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.

2 26 5 = (2 5) 26 = 10 26 = 260 5 9 3 2 = (5 2) (9 3) = 10 27 = 270 - Lớp nhận xét.

(20)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng 5 2 34 = (5 2) 34

= 10 34 = 340

- GV lưu ý HS có thể áp dụng cả tính chất giao hoán và kết hợp.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

*Mục tiêu: Vận dụng tính chất kết hợp để giải bài toán có lời văn theo các cách khác nhau.

* Cách tiến hành Bài 3

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu HS đang ngồi học ta làm như thế nào?

- Làm bài và gợi ý HS làm bằng 2 cách.

- GV nhận xét, đánh giá Bài giải:

Cách 1:

Có số bàn là:

15 8 = 120 (bàn)

Có số học sinh đang ngồi học là:

120 2 = 240 (học sinh)

Đáp số: 240 học sinh - Số HS của trường đó chính là giá trị của biểu thức 8 × 15 × 2, có hai cách tính giá trị của biểu thức này và đó chính là hai cách giải bài toán trên

+ Giờ học hôm nay em được học kiến thức gì?

+Khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- HS đọc yêu cầu bài

- 2HS trả lời và đọc lại bài toán - HS nêu.

- HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Cách 2:

Số học sinh trong một phòng là:

2 15= 30 (học sinh) Số tất cả số học sinh đang ngồi học là:

8 30 = 240 (học sinh) Đáp số: 240 học sinh - Lắng nghe

- HS nêu

- Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiếng việt

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).

- Sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành bài tập 2 và 3- SGK.

- Đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

- Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học và sự trong sáng của tiếng Việt.

(21)

- Giảm tải: Không làm bài tập 1 II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2.

2. Học sinh: SGK, VBT III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (15')

- Cho HS gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc

- GV nhận xét đánh giá

3. Hoạt động luyện tập thực hành (15') Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi HS nêu tên các bài tập đọc là chuyện kể trong chủ điểm ''Măng mọc thẳng''

- GV phát bảng phụ cho HS, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập.

- Yêu cầu HS trình bày.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn - Nhận xét

* Củng cố dặn dò (4')

+ Những truyện kể mà các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau: tiếp tục luyện tập đọc và HTL; đọc lại các bài về dấu câu, 5 bài mở rộng vốn từ trong các tiết LTVC ở 3 chủ điểm.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài

- HS đọc yêu cầu của bài.

Tuần 4: Một người chính trực Tuần 5: Những hạt thóc giống Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Chị em tôi

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Cả lớp nhận xét

- 4 HS thi đọc diễn cảm

+ Chúng em cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng

- Theo dõi.

- Ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 ( 1 tiết ) I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm với số tròn chục, tròn trăm. HS thực hiện thành thạo các phép tính nhân với số có tận cùng là chữ số 0. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện trong giải toán có lời văn.

- HSNK làm được bài 3, bài 4.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Bảng phụ, SGK 2. HS: SGK; Vở ô li

(22)

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động ( 3 phút)

+ Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta thực hiện như thế nào?

- Tính bằng cách thuận tiện:

2 43 5 = 5 7 9 2 = 43 × 10 = 63 × 10 = - GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Con có nhận xét gì về kết quả của từng cặp phép tính trên?

- GV dẫn dắt vào bài, ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá: (15 phút)

* Mục tiêu: Nắm được cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm với số tròn chục, tròn trăm.

* Cách tiến hành:

- Viết lên bảng phép tính: 1324 20 = ? - Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào?

- Ta có thể nhân 1324 với 2 sau đó nhân 10 được không?

- Nhân bằng cách nào?

- Ghi bảng như SGK/61.

1324 20 = 1324 (2 10) = ( 1324 2) 10 = 2648 10 = 26480 Vậy ta có: 1324 20 = 26480 - Hướng dẫn cách đặt tính rồi tính

* GV lưu ý cách đặt tính cho thẳng cột.

- Ghi lên bảng 230 70 = ?

- Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10.

- Tách số 70 thành tích của một số nhân với 10.

Ta có: 230 70 = (23 10) ( 7 10) - Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân các em hãy tính giá trị của biểu thức

(23 10) (7 10).

- Hai thừa số của phép nhân 230 70 có tất

- 2 HS lên bảng và thực hiện tính - Lớp thực hiện ra nháp và nhận xét.

- 1, 2 HS trả lời - HS lắng nghe

- 1 HS đọc

- Ta nhân 1324 với 2 sau đó thêm 0 vào bên phải kết quả vừa tìm được.

- Ta có thể nhân được.

- Ta nhân 1324 với 2 sau đó nhân với 10 (vì 20 = 2 10)

- Theo dõi

- Vài hs nhắc lại cách nhân - 230 = 23 10

- 70 = 7 10

- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.

( 23 10 ) ( 7 10)

= (23 x 7) (10 10)

= 161 x 100 = 16100 - 2 chữ số 0 ở tận cùng

- Ta chỉ việc thực hiện 23 7 rồi viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải

(23)

cả mấy chữ số 0 ở tận cùng?

- Khi nhân 230 với 70 ta thực hiện như thế nào?

- Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70.

- Nhắc lại cách nhân 230 70.

3. Hoạt động luyện tập (18 phút)

* Mục tiêu:

- HS thực hiện thành thạo các phép tính nhân với số có tận cùng là chữ số 0. ( Bài 1;

Bài 2)

- Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện trong giải toán có lời văn. (Bài 3)

* Câch tiến hành:

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thực hiện

- N.xét, đánh giá, chốt đáp án :

1342 13546 5642

40 30 200

53680 406380 112800

- Chốt nội dung: Củng cố cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0

Bài 2

- Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, đánh giá, chốt kết quả : a) 1326 300 = 397800

b) 3450 20 = 69000 c) 1450 800 = 1160000

- Chốt nội dung: Bài tập củng cố cách nhân nhẩm các số có tận cùng là chữ số 0.

Bài 3

- Đọc yêu cầu bài

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu kg gạo và ngô, chúng ta phải tính gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS nhận xét

của tích 23 7.

- 1 HS lên bảng tính và nêu cách thực hiện tính của mình: Nhân 23 với 7 được 161, viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100.

- 2 HS nhắc lại.

- 1HS đọc yêu cầu bài

- 1 HS lên bảng thực hiện. HS thực hiện vào vở.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài

- 3 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe và thực hiện.

- 1 HS đọc yêu cầu bài - HS trả lời.

- Tính số kg ngô và số kg gạo mà ô tô đó chở.

- HS làm bài. 1 HS làm bài vào phiếu lớn.

Bài giải 30 bao gạo cân nặng là:

30 50 = 1500 (kg) 40 bao gạo cân nặng là:

40 60 = 2400 (kg)

Số gạo và ngô xe đó chở tất cả là:

(24)

- Nhận xét, đánh giá, chốt bài.

4. Hoạt động vận dụng (4 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện trong giải toán có lời văn.

* Cách tiến hành Bài 4

- Nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.

- Lưu ý: Áp dụng phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để giải bài toán có lời văn - Nhận xét tiết học.

1500 + 2400 = 3900 (kg)

Đáp số: 3900 kg - Nhận xét bài bạn

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài, 1 HS lên làm bảng phụ. Lớp nhận xét

Bài giải.

Chiều dài tấm kính là.

30 2 = 60 (cm) Diện tích của tấm kính là.

60 30 = 1800 (cm2) Đáp số: 1800 cm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Củng cố kiến thức đã học qua các bài : + Trung thực trong học tập ; Vượt khó trong học tập ; Biết bày tỏ ý kiến ; Tiết kiệm tiền của; Tiết kiệm thời giờ.. - Thực

Học tập, sinh hoạt đúng giờ.. Bạn Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để bảo đảm sức khỏe, không làm mẹ lo lắng... Bài tập 3: a, Hãy ghi lại những việc em thường

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất... VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRÊN QUỸ ĐẠO QUANH MẶT TRỜI VÀO CÁC NGÀY HẠ CHÍ

S áng nào đến giờ dậy, Nam cũng nằm cố trên giườngc. Mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy đánh răng,

a) Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy, cô và bạn bè. b) Sáng nào đến giờ dậy, Nam

Vì làm như vậy sẽ khiến cho mọi công việc của mình được thực hiện một cách khoa học và chủ động. Đồng thời cũng tiết kiệm thời gian. c) Khi đi chăn trâu, Thành

Do đó chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách có hiệu quả... Sưu tầm các truyện , tấm gương, ca dao, tục ngữ

Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng quỹ thời gian: hiệu qua học tập: làm việc:...).?. Nếu lãng phí thời gian mãi