• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 TUẦN 25 NS: 08/03/2019

ND: Thứ 2 ngày 11 tháng 03 năm 2019 TẬP ĐỌC

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn (phụ âm đầu l / n) - PB: cao lớn, gạch nung, lên cơn loạn óc…

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bài cá man rợ, nít thít, làu bàu…

- Hiểu nội dung bài: “Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cuớp biển hung hãn”

2.Kĩ năng:

- KN tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân.

- KN ra quyết định.

- KN ứng phó, thương lượng.

- KN tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài

“Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài 2’

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc 8’

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét phần đọc bài và trả lời câu hỏi của bạn.

- HS đọc bài theo trình tự :

+ Học sinh 1: Tên chúa tàu ấy … bài ca man rợ.

(2)

- Gọi HS đọc phần chú giải : - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu

b) Tìm hiểu bài :12’

- Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn ?

- Đoạn thứ nhất cho ta thấy điều gì ? - Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?

- Thấy tên cướp như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì ?

- Những lời nói và cử chỉ ấy của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?

- Đoạn thứ hai kể với chúng ta chuyện gì?

đổi và TLCH.

- Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?

- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục đựơc tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời trong 3 ý đã cho

- Đoạn 3 kể lại tình tiết nào ?

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính của bài.

- Bài “Khuất phục tên cướp biển” cho

+ Học sinh 2: Một lần … phiên toà sắp tới.

+ Học sinh 3: Trông bác sĩ ... im như thóc.

- HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn của bài.

- HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và TLCH.

+ Những từ ngữ cho thấy tên cướp biển rất hung dữ: trên má có vết sẹo chém dọc xuống, uống rượu nhiều…

Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.

+ Tính hung hãn của tên cướp biển thể hiện qua chi tiết: hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im, hắn rút dao ra lăm lăm chực đâm bác sỹ Ly.

+ Bác sỹ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho ông chủ quán cách trị bệnh...

+ Những lời nói và cử chỉ ấy cho thấy ông là người rất nhân từ, điềm đạm, nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu chống lại cái ác.

*Đoạn thứ hai kể lại cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển

+ Câu văn: Một đằng thì đức độ, hiều từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì hung ác,hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.

+ Bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác rất bình tĩnh và cương quyết.

*Đoạn 3 kể lại tình tiết: tên cướp biển bị khuất phục

(3)

ta biết điều gì?

c) Đọc diễn cảm 8’

- Gọi 3 HS đọc bài, Yêu cầu cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc hay.

- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng luyện đọc

+ GV đọc mẫu

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố dặn dò 3’

- Nhận xét tiết học

*Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn

+ HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc theo hình thức phân vai.

+ 3 đến 5 tốp HS thi đọc diễn cảm theo hình thức phân vai

Khoa học

ANH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức; - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau,…

2. Kĩ năng: - Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.

3. Thái độ : Trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt; Bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Một số loại kính mát, tấm kính che màn hình máy tính,...

- Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định: Hát.

2. Bài cũ: Ánh sáng cần cho sự sống.(tt) - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người?

+ Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?

- GV nhận xét đánh giá.

3. Bài mới:

- GTB: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.

HĐ1: Hoạt động nhóm.

* Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.

- Mục tiêu: HS biết được khi nào không nhìn trực tiếp vào ánh sáng.

- Tiến hành:

- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát h. 1,2 tr.98và trả lời các câu

- HS hát 2 HS trả lời.

+...

+...

- HS nhận xét bạn.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát hình 1,2 SGK/ 98 thảo luận câu hỏi:

(4)

hỏi SGK.

- GV giúp đỡ từng nhóm.

+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?

+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt?

GV KL: Ánh sáng mặt trời, tia lửa hàn phát ra ánh sáng rất mạnh, chúng ta không nên nhìn trực tiếp. Đồng thời cũng không nên để ánh sáng của đèn laze, đèn pha ôtô …chiếu vào mắt.

HĐ2: Hoạt động cá nhân.

* Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra?

- Mục tiêu: HS biết được những việc nên và không nên gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.

- Tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát hình 3,4 SGK.

+ Trong hình 3 vẽ gì? Việc làm của các bạn là đúng hay sai?

+ Tại sao khi đi ngoài nắng ta phải đội nón, che dù, mang kính râm?

+ Hình 4 vẽ gì?

+ Vì sao bạn đội nón cản việc bạn kia rọi đèn vào mắt bạn?

GV KL: Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, khi đi ngoài nắng các em cần đội nón rộng vành, mang kính râm,

+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì:

ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và con có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Anh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa

nhiều:tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.

+ Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ông quá mạnh, đèn pha ô-tô,...

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

+ Vẽ các bạn đi dưới trời nắng: có 2 bạn đội nón, 1 bạn che dù, 1 bạn đeo kính. Việc làm của các bạn là đúng.

+ Vì đội nón, che dù, đeo kính sẽ cản được ánh sáng truyền qua, ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cơ thể

+ Vẽ có 1 bạn đang rọi đèn pin vào mắt bạn kia, 1 bạn cản lại.

+ Vì Việc làm của bạn là sai vì ánh sáng đèn pin chiếu thẳng vào mắt thì sẽ làm tổn thương mắt.

- HS lắng nghe.

(5)

tránh ánh sáng của đèn pin, laze… chiếu vào mắt. Khi ánh sáng mặt trời, hay ánh sáng của đèn pin chiếu thẳng vào mắt thì ánh sáng sẽ tập trung vào đáy mắt do đó có thể làm tổn thương mắt.

HĐ3: Hoạt động nhóm.

* Nên và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt.

Mục tiêu: HS nắm được Nên và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt.

- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.

- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết ? Tại sao ?

- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến, yêu cầu mỗi HS chỉ nói về một tranh, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.

- GV nhận xét đánh giá.

GV KL: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cư li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phái trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.

4. Củng cố:

- Gọi HS đọc mục bạn cần biết tr.99.

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị

- HS thảo luận cặp đôi quan sát hình minh hoạ và trả lời theo các câu hỏi:

+ H.5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh Mặt Trời k0 thể chiếu trực tiếp vào mắt được.

+ H.6: K0 nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có haị cho mắt.

+ H.7: Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tôúi làm bóng tối các dòng chữ bị che bởi bóng tối sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.

+ H.8: Nên ngồi học như bạn nhỏ.

Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.

- Các nhóm nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(6)

bài: Nóng, lạnh và nhiệt độ.

TOÁN

PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Nhận biết ý nghĩa phép nhân hai psố thông qua tính diện tích hình chữ nhật.

2.Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Rèn sự nhanh nhẹn, tính toán nhanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Vẽ sẵn trên bảng phụ hình vẽ như phần bài học của SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 121.

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài (2’)

2.2. Tìm hiểu phép nhân phân số.

*GV nêu bài toán:

Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 54 m và chiều rộng là

3 2 m

*GV hỏi:

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật chúng ta làm như thế nào ?

- Hãy nêu phép tính để tính diện tích của hình chữ nhật trên.

2.2. Tính dịên tích hình chữ nhật:

*GV nêu:

Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau:

- GV đưa ra hình minh họa.

- GV giới thiệu hình minh họa: Có hình

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc lại bài toán.

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng.

- Diện tích hình chữ nhật là: 54 32 Tính dịên tích hình chữ nhật:

- Diện tích hình vuông là 1m².

(7)

vuông, mỗi cạnh dài 1m.

- Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu ?

- Chia hình vuông có diện tích 1m² thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

- Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô ?

- Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông ?

2.3. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số

- Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết 54 32 = ?

- Quan sát hình và cho biết 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích?

- Chiều dài hình chữ nhật bằng mấy ô ? - Hình chữ nhật có mấy hàng ô như thế?

- Chiều dài hình chữ nhật bằng 4 ô, hình chữ nhật xếp được 2 hàng, ta có tất cả mấy ô?

- Vậy để tính tổng số ô của hình chữ nhật ta tính bằng phép tính nào ? - 4 và 2 là gì của các phân số trong phép nhân:

5 4

3 2

- Vậy trong phép nhan hai phân số khi thực hiện nhân 2 tử số với nhau ta được gì ?

- Quan sát hình minh họa và cho biết 15 là gì.

- Hình vuông diện tích bằng 1 m² có mấy hàng, mấy ô ?

- Vậyđể tính tổng số ô có trong hình vuông diện tích 1 m² ta có phép tính

- Mỗi ô có diện tích là

15 1 m².

- Hình chữ nhật được tô màu gồm 8 ô.

- Diện tích hình chữ nhật bằng 158 m².

Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số

- HS nêu : 54 32 = 158 .

- 8 là tổng số ô của hình chữ nhật.

- Chiều dài hình chữ nhật bằng 4 ô.

- Hình chữ nhật có 2 hàng.

- Ta có tất cả là: 4 x 2 = 8.

- 4 và 2 là các tử số của các phân số trong phép nhân

- Ta được tử số của tích hai phân số đó.

- 15 là tổng số ô của hình vuông có diện tích 1 m²

- Hình vuông diện tích 1 m² có 3 hàng ô, trong mỗi hàng có 5 ô.

- Phép tính 5 x 3 = 15 (ô)

- 5 và 3 là mẫu số của các phân số trong phép nhân

- Ta được mẫu số của tích hai phân số

(8)

gì?

- 5 và 3 là gì của các phân số trong phép nhân:

5 4

3 2 ?

- Vậy trong phép nhân hai phân số, khi thực hiện nhân hai mẫu số với nhau ta đuợc gì ?

- Như vậy, khi muốn nhân hai phân số với nhau ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS nhắc lại về cách thực hiện phép nhân hai phân số.

2.4. Luyện tập - thực hành 15’

Bài 1: Tính ( theo mẫu)

- GV yêu cầu HS tự tính, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp.

- GV nhận xét HS.

Bài 2: Rút gọn rồi tính (theo mẫu) GV hỏi:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng phần a, làm mẫu phần này trước lớp, sau đó yêu cầu HS làm các phần còn lại của bài.

a) 155 x138 31x138 13xx138 1324

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét HS.

- Bài 3

- GV gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự tóm tắt và giải toán.

Tóm tắt:

Chiều dài :

9 8 m Chiều rộng:

11 7 m Diện tích : ... m² - GV chữa bài HS.

đó.

- Ta lấy tử số nhân tử số, lấy mẫu số nhân mẫu số.

- HS nêu trước lớp.

Bài 1

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

40 3 8 5

3 1 8 3 5

1

x

x x

27 4 3 9

1 4 3 1 9

4

x x x

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- Bài tập yêu cầu chúng ta rút gọn rồi tính.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

b) 117 x86 117 x43 117xx43 2833 c) 96 82 = 32 41 = 3241 61 - HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Diện tích hình chữ nhật là:

9 8

11

7 = 9956( m²)

Đáp số : 9956 m² - Nhân xét, sửa sai.

- HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.

(9)

3. Củng cố dặn dò 3’

- GV yêu cầu HS nêu quy tắc thực hiện phép nhân phân số.

- GV tổng kết gìơ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

BÀI 7: KHI NHÌN THẤY CÓ NGƯỜI QUA ĐƯỜNG SẮT TRONG KHI XE LỬA SẮP TỚI.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS biết khi thấy người đang qua đường ray khi xe lửa sắp đến cần báo cho người ấy biết để rời đi an toàn

2. Kĩ năng - HS hiểu được đi lại, chơi trên đường ray là rất nguy hiểm.

3. Thái độ- Có ý thức tuân thủ Luật giao thông để phòng tránh tai nạn đáng tiếc.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa SGK III. Hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ôn bài cũ: 5’

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản. 12’

- Yêu cầu HS đọc truyện: “Xe lửa đến, bác ơi!”. Thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi thấy một người đang đạp xe thật nhanh về phía đường ray, trong lúc xe lửa sắp đến, Hạnh cảm thấy thế nào?

2. Hùng và Hạnh đã làm gì để giúp bác ấy?

- GV nhận xét, chốt và rút ghi nhớ:

Khi thấy người đang qua đường ray khi xe lửa sắp đến cần báo cho người ấy biết để rời đi an toàn; đi qua đường sắt chúng ta phải chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành. 8’

- GV nhận xét.

- PHT thực hiện

- Nhận xét, mời GV nhận lớp.

- HS lắng nghe, ghi tựa bài.

- HS đọc.

- Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi 3. Khi nhìn thấycos người muốn băng qua đường sắt lúc xe lửa sắp đến, chúng ta phải làm gì?

- Các nhóm chia sẻ kết quả.

- Nhận xét.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

- HS thực hiện yêu cầu dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Nhận xét.

(10)

Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng.10’

- GV chia lớp nhóm.

- GV tổng kết

- Qua hoạt động này, các em biết được điều gì?

- GV rút ghi nhớ cuối bài.

3. Củng cố - dặn dò: 3’

- GV cùng HS hệ thống bài - GV dặn dò, nhận xét

- HS thực hiện yêu cầu dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Nhận xét.

- HS trả lời nối tiếp.

- HS lắng nghe.

Tháng 04/ 2018

BÀI 8: ĐỂ XE ĐẠP ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS sinh biết: Để xe đúng nơi quy định, sắp xếp xe cộ gọn gàng.

2. Kĩ năng - HS hiểu được để xe đúng nơi quy định, sắp xếp xe cộ gọn gàng là thuận lợi cho việc đi lại.

3. Thái độ- HS có ý thức sắp xếp xe cộ gọn gàng ở trường, ở nhà cũng như những nơi khác.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa (nếu có) III. Các hoạt động cơ bản.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ôn bài cũ: 5’

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản. 12’

- HS đọc truyện: “Phải để xe gọn gàng”

1. Các bạn để xe đạp trước nhà Quyên như thế nào?

2. Tại sao người đi bộ không thể đi trên lề đường được?

- GV nhận xét

Liên hệ: Nhờ được sắp xếp xe cộ gọn gàng, đúng nơi đúng chỗ nên mọi người đi lại như thế nào?

- GV rút ghi nhớ.

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành. 8’

- GV theo dõi các nhóm làm việc.

- PHT thực hiện

- Nhận xét, mời GV nhận lớp.

- HS lắng nghe, ghi tựa bài.

- HS đọc.

- Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi 3. Nhờ anh của Toàn hướng dẫn, xe cộ đã được sắp xếp như thế nào?

- Các nhóm chia sẻ kết quả.

- Nhận xét.

- HS: Nhờ được sắp xếp xe cộ gọn gàng, đúng nơi đúng chỗ nên mọi người đi lại rất dễ dàng.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

- HS thực hiện yêu cầu dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

(11)

- GV nhận xét, chốt kết quả

Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng.10’

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV chốt.

- Em hãy đọc một thơ mà em biết về cách sắp xếp xe cộ mà em biết?

3. Củng cố - dặn dò: 3’

- GV cùng HS hệ thống bài - GV dặn dò, nhận xét

- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Nhận xét.

- HS thực hiện yêu cầu dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Nhận xét.

- HS đọc: Dù em đi học, đi chơi…

Để xe đúng chỗ đúng nơi, gọn gàng.

- HS hệ thống bài học.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ:

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI LÀ GÌ AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 2.Kĩ năng:

- Xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?

- Tạo được câu kể Ai là gì ? từ những chủ ngữ đã cho.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đoạn thơ, câu văn ở phần nhận xét.

- Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT1 phần luyện tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng xác định VN trong các câu kể Ai là gì ? (viết vào giấy khổ to)

+ Tô ngọc vân là nghệ sỹ tài hoa.

Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương năm 1931.

+ Hoa cúc là nàng tiên tóc vàng của mùa thu.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét HS

- HS lên bảng làm bài.

- HS cả lớp làm bài ra giấy nháp, đồng thời theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đứng tại chỗ trả lời.

- Nhận xét.

(12)

- Gọi HS nhận xét HS.

- VN trong câu kể Ai là gì ? có đặc điểm gì ?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’):

*GV giới thiệu: Các em đã được học về VN trong câu kể Ai là gì? Trong câu kể Ai là gì ? có hai bộ phận CN và VN. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thật kỹ về CN trong câu kể Ai là gì ?

2.2. Tìm hiểu ví dụ: 10’

- Gọi HS đọc các câu trong phần nhận xét và các yêu cầu.

Bài 1

*Hỏi:

- Trong các câu trên, những câu nào có dạng Ai là gì?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2

- Gọi 2 HS lên bảng xác định CN trong các câu kể vừa tìm được, yêu cầu HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3

*Hỏi:

- Chủ ngữ trong câu trên do những từ loại nào tạo thành ?

2.3. Ghi nhớ 2’

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.

- Yêu cầu HS đặt câu, tìm CN trong

- Lắng nghe.

-Tiếp nối nhau đọc câu có dạng Ai là gì

?

- Mỗi HS chỉ đọc một câu.

+ Ruộng rẫy là chiến trường + Cuốc cày là vũ khí

+ Nhà nông là chiến sỹ - Nhận xét, bổ sung.

Dùng bút chì đóng ngoặc đơn các câu có dạng Ai là gì ? vào SGK

- HS làm bài. Đáp án

+ Ruộng rẫy // là chiến trường CN

+ Cuốc cày // là vũ khí CN

+ Kim Đồng và các bạn anh // là những đội viên đầu tiên của đội ta.

- Chữa bài (nếu sai)

*Trả lời:

Chủ ngữ do danh từ tạo thành (ruộng, rẫy,cuốc..) và do cụm danh từ tạo thành (Kim Đồng và các bạn anh)

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- 2 đến 3 HS đọc câu của mình trước lớp.

(13)

câu và nêu ý nghĩa, cấu tạo của CN trong câu mình vừa đặt để minh họa cho ghi nhớ.

- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.

2.4. Luyện tập 16’

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.

- Treo bảng phụ đã viết riêng từng câu văn trong bài tập và gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

*Hỏi:

- Muốn tìm được CN trong các câu kể trên em làm như thế nào ?

- CN trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành ?

*GV giảng bài:

Trong câu kể Ai là gì ? CN là từ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN. Nó thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối các ô ở từng cột với nhau sao cho chúng tạo thành câu kể Ai là gì ?

*Nhắc HS:

Để làm đúng dạng bài tập này, các em phải thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo

*Ví dụ:

+ Nam và Bình // là đôi bạn thân CN: do cụm danh từ tạo thành + Sức khoẻ // là vốn quý

+ Quê hương // là chùm khế ngọt CN : do danh từ tạo thành - Lắng nghe

- HS đọc thành tiếng

- HS làm trên bảng, HS dưới lớp làm bằng bút chì theo các kí hiệu đã quy định.

*Đáp án:

+ Văn hoá nghệ thuật // cũng là một mặt trận.

CN

+ Anh chị em // là chiến sỹ trên mặt trận ấy.

CN

- Chữa bài (nếu sai)

+ Muốn tìm được CN trong các câu kể trên em đặt câu hỏi.

• Cái gì cũng là một mặt trận ?

• Ai là chiến sỹ trên mặt trận ấy ? + CN trong các câu trên do danh từ và cụm danh từ tạo thành.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Trao đổi thảo luận, làm bài.

*Đáp án:

+ Bạn Lan là người Hà Nội.

+ Người là vốn quý nhất.

(14)

thành câu kể Ai là gì ? Có nội dung phù hợp.

- Gọi 1 HS lên bảng dán những thẻ có ghi từ ở cột A với các từ ngữ ở cột B cho phù hợp.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

*Nhắc HS:

Các từ ngữ cho sẵn là CN của câu kể Ai là gì ? Các em hãy tìm các từ ngữ làm VN cho câu sau cho phù hợp với nội dung

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét và kết luận.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng em.

3. Củng cố dặn dò (3’)

- Hỏi CN trong câu kể Ai là gì ? có đặc điểm gì ?

- Nhận xét tiết học

- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Chữa bài (nếu sai)

- HS đọc thành tiếng yêu cầu trước lớp - HS lên bảng đặt câu, HS cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc câu trước lớp.

- HS lắng nghe.

NS: 08/03/2019

ND: Thứ 3 ngày 12 tháng 03 năm 2019

CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, đẹp.

2.Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

(15)

- Có niềm yêu thích rèn chữ viết và học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bài tập 2a hoặc 2b viết vào giấy tờ khổ to và bút dạ

- Viết sẵn các từ Kiểm tra bài cũ (5’) vào một tờ giấy.(UDCNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra HS đọc và viết các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả trước.

- Nhận xét bài viết của HS.

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài (2’)

a) Trao đổi về nội dung đoạn văn: 4’

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.

*Hỏi:

- Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ ?

- Hình ảnh và từ ngữ nào cho thấy bác sĩ Ly và tên cướp biển trái ngược nhau ?

b) Hướng dẫn viết từ khó :4’

- Y/cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

c) Viết chính tả :10’

- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.

d) Soát lỗi và chấm bài

- Đọc lại toàn bài cho học sinh soát lại bài.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2:

- GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) bài tập do GV soạn để sửa lỗi chính tả cho HS lớp mình

a) Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn - Dán 4 tờ phiếu lên bảng

- HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau:

... Kể chuyện, truyện kể, câu chuyện, truyện ngắn…

- HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi

+ Những từ ngữ: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra…

+ Bác sỹ Ly: Hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.

b) Hướng dẫn viết từ khó

+ HS đọc và viết các từ: Tức giận, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra…

c) Viết chính tả - HS viết bài.

d) Soát lỗi và chấm bài

- Soát lỗi và tự chấm bài cho mình.

- HS đọc thành tiếng.

- Nghe GV hướng dẫn. Sau đó các tổ thi làm bài :

(16)

*Hướng dẫn:

Các em lần lượt lên bảng điền từ.

Mỗi thành viên trong tổ chức chỉ được điền vào 1 ô trống. Khi làm xong chạy thật nhanh về chỗ đưa bút cho bạn khác.

Các em cần đọc kĩ đoạn văn, dựa vào nội dung đoạn văn, nội dung từng câu và ý nghĩa của từng từ đứng trước hoặc sau ô trống để tìm từ cho hợp lý.

-Theo dõi HS thi làm bài

- Yêu cầu đại diện các nhóm đọc đoạn văn hoàn chỉnh của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

b) GV tổ chức cho HS cả lớp làm phần b tương tự như cách làm phần a)

- Nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố dặn dò (3’) - NHận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chép lại đoạn văn ở bài 2a hoặc đoạn thơ ở bài 2b và chuẩn bị bài sau.

- Đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh

*Đáp án:

Không gian - bao giờ - dãi dầu - đứng gió - rõ ràng - khu rừng

*Đáp án

Mêng mông - lênh đênh - lên- … - Nhận xét, sửa sai.

- HS lắng nghe

TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Củng cố phép nhân phân số.

- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên

- Phép nhân phân số với số tự nhiên chính là phép cộng liên tiếp các phân số bằng nhau.

2.Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

(17)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 122, sau đó hỏi:

- Muốn thực hiện nhân hai phân số ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- Trong giờ học này các em sẽ được làm các bài toán luyện tập về phép nhân phân số.

- Ghi đầu bài và nhắc lại.

2.2. Hướng dẫn luyện tập 28’

Bài 1: Tính theo mẫu

- GV viết bài mẫu lên bảng: 73 4.

- Hãy tìm cách thực hiện phép nhân trên?

- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó giảng cách viết gọn như bài mẫu trong SGK.

- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

Cũng giống như phép nhân số tự nhiên, mọi phân số khi nhân với 1cũng cho ra kết quả là chính phân số đó, mọi phân số khi nhân với 0 cũng bằng 0.

Bài 2: Tính theo mẫu

- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.

- Chú ý cho HS nhận xét phép nhân phần c và d để rút ra kết luận:

+ 1 nhân với phân số nào cũng cho kết quả là chính phân số đó.

+ 0 nhân với phân số nào cũng bằng 0.

Bài 3: Tính rồi so sánh kết quả - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe, theo dõi.

- Ghi đầu bài và nhắc lại đầu bài.

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- HS viết 4 thành phân số 14 sau đó thực hiện phép tính nhân.

- HS nghe giảng.

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.

a) 115 7 = 5117 1135 b) 65 0 = 560 60 c) 215 x1 215x1 215

- Phép nhân phần c là phép nhân phân số với 1 cho ra kết quả là chính số đó.

- Phép nhân ở phần d là nhân phân số với 0, cho kết quả là 0.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện tính:

5

1 3 =

5 3 1

= 5 3

(18)

- GV yêu cầu HS so sánh:

5

1 3 và 51 + 51 + 51

*GV nêu:

=> Vậy phép nhân

5

1 3 chính là phép cộng 3 phân số bằng nhau 51 +

5 1 + 51

Bài 5: Bài toán

- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.

- Muốn tính chu vi của hình vuông ta làm thế nào?

- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét HS.

- Nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố dặn dò (3’):

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau

5

1 + 51 + 51 = 1511 = 53 - Bằng nhau.

- Theo dõi bài chữa của GV, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Nêu yêu cầu và so sánh.

- Đọc đề bài trước lớp.

+ Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy số đo cạnh hình vuông nhân với 4.

+ Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy số đo cạnh hình vuông nhân với chính nó.

- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp:

Bài giải

Chu vi hình vuông là:

8

3 4 = 23 (m)

Diện tích hình vuông là:

8 3

8

3 = 649 (m²)

Đáp số: Chu vi 23 (m) Diện tích : 649 (m²)

- Nhận xét, sửa sai.

Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I. Mục tiêu:

1. Kiên thức: - Ôn tập từ bài 8 đến bài 11

(19)

2. Kĩ năng: - Học sinh nêu được các việc làm thể hiện lòng yêu lao động, kính trọng và biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người và giữ gìn các công trình công cộng.

3. Thái độ: Hòa đồng với bạn bè II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu học tập.

- SGK Đạo đức lớp 4.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng.

* Điền các từ ngữ: Trách nhiệm, tài sản, lợi ích vào các chỗ trống sao cho phù hợp:

- Công trình công cộng là ... chung của xã hội.

Các công trình đó phục vụ cho ... của mọi người. Mọi người đều phải có ... bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

- GTB: Thực hành kĩ năng giữa HK II.

HĐ: Hoạt động nhóm.

* Hướng dẫn ôn tập:

Nội dung: Ôn tập và thực hành các kiến thức và kĩ năng sau:

* Kính trọng và biết ơn người lao động.

* Lịch sự với mọi người.

* Giữ gìn các công trình công cộng.

- GV tổ chức cho HS bốc thăm (hái hoa dân chủ) trả lời câu hỏi, đọc thơ, hát, sắm vai, kể chuyện theo nội dung của 3 bài.

- GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương HS làm tốt.

4. Củng cố:

- HS hát.

- HS viết thứ tự đúng vào nháp.

2 HS đọc bài hoàn chỉnh trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS nhắc lại.

- HS tham gia hoạt đông ôn tập:

- Đọc các câu ca dao, tục ngữ, thơ, hát ca ngợi người lao động.

- Kể về một người lao động mà em kính phục yêu quý nhất.

- Nêu những biểu hiện thể hiện phép lịch sự của một người ở các tình huống khác nhau.

- Kể chuyện nói về việc giữ gìn các công trình công cộng.

- HS xung phong thực hiện - HS nhận xét, tuyên dương bạn

làm tốt.

(20)

- Gọi 2 HS nêu lại nội dung ôn tập.

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS biết giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng và chuẩn bị bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

2 HS nêu..

- HS lắng nghe.

- HS lăng nghe và thực hiện.

Kỹ thuật

CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KỸ THUẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

2. Kĩ năng: - Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết.

3. Thái độ: - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát.

2. Bài cũ:

- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- GV nhận xét đánh giá.

3. Bài mới: - GTB: - Các chi tiết dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

HĐ 1: Hoạt động nhóm.

*HS gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ.

- GV giới thiệu bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết khác nhau, phân thành 7 nhóm chính.

Nhận xét và lưu ý HS một số điểm sau:

- Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết.

- GV tổ chức cho các nhóm kiểm tra gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1 SGK).

- GV chọn 1 số chi tiết và hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết đó.

- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: Có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau.

- GV cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi,

- HS hát.

- Các tô trưởng báo cáo đồ dùng học tập của tổ mình.

- HS nhận xét.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS theo dõi.

- HS nhận dạng.

- Các nhóm kiểm tra và đếm.

- HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết.

- HS theo dõi và thực hiện.

- HS tự kiểm tra.

(21)

nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như H.1 SGK.

- GV nhận xét kết quả lắp ghép của HS.

HĐ 2: Hoạt động cả lớp.

* Cách sử dụng cờ-lê, tua vít : a. Lắp vít:

- GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít , lắp ghép một số chi tiết như SGK.

- Gọi 2-3 HS lên lắp vít.

- GV tổ chức HS thực hành.

b. Tháo vít:

- GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi:

+ Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua-vít như thế nào?

- GV cho HS thực hành tháo vít.

c. Lắp ghép một số chi tiết:

- GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK.

+ Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK.

- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp.

- GV nhận xét chung.

4. Củng cố:

- GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của từng HS.

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà tập lắp ghép theo SGK và chuẩn bị bài: Lắp cái đu.

- HS nhận xét kết quả lắp ghép của bạn.

- Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua -vít ngược chiều kim đồng hồ.

- HS theo dõi.

- HS thực hành.

+ HS nêu...

- HS thực hành.

- HS quan sát.

+ HS thực hiện.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe tiếp thu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

Bồi dưỡng Toán

LUYỆN TẬP BỒI DƯỠNG TOÁN I. Mục tiêu

1. Kiên thức: - Thực hiện được phép cộng (trừ) hai phân số, cộng (trừ) số tự nhiên với phân số, Cộng (trừ) một phân số với số tự nhiên.

2. Kĩ năng: - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng (trừ t) phân số 3. Thái độ: Hs tích cực trong môn học

II. Đồ dùng - Phiếu bài tập

III. Các HĐ dạy học

(22)

Hd của GV HĐ của HS 1. Ổn định (1’)

2. Bài mới (35’)

Bài tập 1:- Yêu cầu HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số

- Cho HS tự làm vở

- Gọi 2HS làm bài trên bảng

- HDHS đối chiếu với kết quả, nhận xét Bài tập 2: Thực hiện tương tự

H: Muốn thực hiện các phép tính 3 1 2 và 2 3

9  , ta phải làm như thế nào ? - Cho HS làm bài vào vở

- Gọi 2 em lên bảng tính

Bài tập 3:- GV ghi bảng 3 phép tính :

a) 2

3 5 4 

x b)

4 11 2 3

x

c) 6

5 3

25 x

- Yêu cầu HS xác định tên thành phần chưa biết trong mỗi phép tính.

- Sau đó gọi 3 HS phát biểu cách tìm : Bài tập 4: (HSKG)

b) 12

20 5 ) 2 12 13 12 ( 7 5 2 12 13 12

7 5

2      

3 5 5 2 

 15

31 15 25 15

6  

 Bài tập 5:

- Cho HS đọc đề, tìm hiểu đề - Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán yêu cầu tính gì ? 3. Củng cố, dặn dò: (4’) - Nhận xét tiết học

- 2 HS phát biểu.

- Lớp làm vở.

- 2 HS làm bảng.

- Lớp nhận xét.

- HS làm vở.

- 2 em làm bảng.

- Lớp nhận xét.

- HS làm vở.

- 3 HS làm bảng.

- Lớp nhận xét

 Số hạng chưa biết của một tổng

 Số trừ trong phép trừ

 Số bị trừ trong phép trừ - HS đọc yêu cầu.

- Cho lớp làm vở

- HS tự làm bài, chữa bài - HS trả lời.

- HS trao đổi nhóm đô- 2 HS đại diện 2 nhóm làm bảng.

- Lắng nghe

NS: 09/03/2019

ND: Thứ 4 ngày 13 tháng 03 năm 2019

(23)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.

- Hiểu nghĩa của các từ cùng nghĩa với dũng cảm.

2.Kĩ năng:

- Sử dụng các từ thành thạo.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- HS chuẩn bị từ điển Tiếng Việt Tiểu học.

- Bảng phụ viết vào giữa thành cột các từ ở BT2 - Bài tập 4 viết vào khổ giấy to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai là gì và phân tích CN trong câu.

- GV gọi HS đứng tại chỗ đọc thuộc phần ghi nhớ của bài chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- Chúng ta đang học chủ điểm gì? Chủ điểm này có nội dung là gì ?

*Giới thiệu: Nằm trong chủ điểm những người quả cảm, tiết học hôm nay các em mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm dũng cảm, hiểu nghĩa và biết cách sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập 28’

Bài 1 : Tìm các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây

- HS lên bảng làm bài.

- HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Nhận xét bài làm của bạn.

+ Chúng ta đang học chủ điểm

“Những người quả cảm”, chủ điểm này nói về những người dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn hay hy sinh bản thân mình vì lý tưởng cao đẹp.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài

(24)

- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.

- GV gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói 1 từ

- GV ghi nhanh lên bảng các từ HS đưa ra.

*GV đặt câu hỏi:

- “Dũng cảm” có nghĩa là gì ?

+ Đặt câu với từ dũng cảm.

+ Đặt câu với các từ đồng nghĩa với từ dũng cảm mà các em vừa tìm được.

\

Bài 2: Ghép từ dung cảm với các từ tạo thành cụm từ có nghĩa

- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

*GV gợi ý:

Các em cần ghép thử từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận đúng.

- Gọi HS đọc lại các cum từ vừa tìm được.

Bài 3: Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải ở cột B

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài. Sau đó tra từ điển kiểm tra lại

tập trước lớp

- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì gạch chân dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm

- Tiếp nối nhau phát biểu:

+ Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm:

gan dạ, anh hùng, cam đảm.

*HS trả lời:

+ Dũng cảm: có dũng khí dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp.

*Ví dụ:

+ Bộ đội ta rất dũng cảm

+ Chú công an dũng cảm bắt cướp + Chị Võ Thị Sáu rất gan dạ

- HS đọc thành tiếng.

- HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp viết vào vở.

+HS tìm các từ có dũng cảm đứng trước

+HS tìm các từ có dũng cảm đứng sau Tinh thần dũng cảm

Hành động dũng cảm Người chiến sĩ dũng cảm Dũng cảm xông lên

Đũng cảm nhn khuyết điểm Dũng cảm cứu bạn

- Nhận xét, bổ sung.

- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp.

- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập trước lớp

- Trao đổi theo cặp. 1 HS lên bảng gắn

(25)

nghĩa của từ.

- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 4 : Tìm từ thích trong ngoặc đơn vào chỗ trống ở đoạn văn sau

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức:

- Dán các tờ phiếu lên bảng.

- GV hướng dẫn: Đoạn văn có 5 chỗ trống: Các em hãy lựa chọn từng từ trong ngoặc đơn để điền cho phù hợp với nội dung. Mỗi bạn chỉ điền một từ rồi nhanh chóng về tổ đưa bút cho bạn khác lên bảng làm.

- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài văn đã hoàn chỉnh.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Khen ngợi tổ làm nhanh, đúng.

* Qua bài học này chúng ta thấy dũng cảm là một trong đức tính đẹp của con người mà chúng ta cần học tập

3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà làm bài tập 3,4 vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.

thẻ từ vào cột tương ứng. HS dưới lớp dùng bút chì nối từ trong vở BBTV.

Bài làm đúng là:

+ Gan dạ: không sợ nguy hiểm

+ Gan góc: chống chọi không lùi bước.

+ Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Theo dõi và làm bài.

- Đại diện các tổ đọc đoạn văn của mình:

- Nhận xét, sửa sai.

- Về học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe TOÁN

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số

- Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.

2.Kĩ năng:

- Bước đầu biết vận dụng các tính chất trên trong các trường hợp đơn giản.

3.Thái độ:

(26)

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 123.

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’) a) Tính chất kết hợp 6’

- GV viết lên bảng 2 biểu thức sau và yêu cầu HS tính giá trị:

(13 52 ) 43 = ? 13 (52 43 )

= ?

- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (13 52 ) 4331 (52 43 ) ? - Em hãy tìm điểm giống và khác nhau của hai biểu thức trên.

*GV KL:

Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân.

b) Tính chất một tổng hai phân số nhân với phân số thứ ba. 6’

- GV viết lên bảng hai biểu thức sau và yêu cầu HS tính giá trị của chúng:

(15+ 52 ) 43 = ? 51 43 + 52

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Nghe GV Giới thiệu bài (2’).

-- HS tính :

(31 52 ) 43 = 152 43 = 606 = 101

3

1 (52 43 ) = 31 206 = 606 = 101 - Hai biểu thức có giá trị bằng nhau - Hai biểu thức đều là phép nhân của ba phân số

3 1;

5 2 ;

4

3 tuy nhiên biểu thức (31 52 ) 43 là lấy tích của hai phân số đầu nhân với phân số thứ ba, còn biểu thức 13 (52 43 ) là phân số thứ nhất nhân với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.

- HS so sánh và đưa ra kết luận hai tính chất giống nhau.

- HS tính : (5

1+

5 2 )

4 3 =

5 3

4 3 =

20 9

- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và

(27)

4 3 =?

- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức trên.

- Làm thế nào để từ biểu thức: ( 51+52 )

4

3 có được biểu thức:

5 1

4 3 +

5 2

4 3 ?

*GV hỏi:

2.3. Luyện tập - thực hành 18’

Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả - GV yêu cầu HS đọc y/c và làm - Vậy khi đổi vị trí của các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không ?

- Đó là tính chất giao hoán của phép nhân các phân số.

bằng 209 .

- Lấy từng phân số của tổng(51+ 52 ) trong biể thức (51 + 52 ) 43 nhân với phân số

4

3 rồi cộng các tích lại thì ta được biểu thức51 43 + 52 43 . - Hai tính chất giống nhau.

-Hs đọcy/c và làm bài tập

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Khi đổi vị trí các phân số trong tích thì tích của chúng không thay đổi.

- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân các phân số

Bài 2 : Tính bằng hai cách - GV y/c học sinh đọc bài và làm.

*GV nêu:

Đó là tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba.

*GV hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba và tính chất nhân một tổng với một số tự nhiên đã học.

- GV sau khi chữa từng phần trên bảng lớp, sau khi chữa xong phần nào

- Em đã áp dụng tính chất nào để tính?

- Em hãy chọn cách thuận tiện hơn

4 2 3 8 2 3 2 1 4

3x x x

4 1 3 4 2 3 2 1 4

3x x x

28 25 7 5 4 5 7 ) 5 2 1 4

(3 x x

28 25 14

5 28 15 7 5 2 1 7 5 4 3 7 ) 5 2 1 4

(3 x x x

- Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại với nhau.

- HS nghe và nhắc lại tính chất.

- Theo dõi bài chữa của HS sau đó lần lượt trả lời:

(28)

trong hai cách em đã làm.

Bài 3 : Tính bằng hai cách - GV y/c học sinh đọc bài và làm.

Bài 3: Bài toán

- GV cho HS đọc đề bài, yêu cầu các em nhắc lại cách tính chu vi của hính chữ nhật, sau đó làm bài.

- GV gọi 1 HS yêu cầu đọc bài làm trước lớp.

3. Củng cố dặn dò (3’)

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập h/dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,

+ Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì... Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882

KÕt qu¶ vµ ý nghÜa cña cuéc kh¸ng

Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực

– Năm 1952: Mở cuộc vận động lao động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm; Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.