• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề Địa 18-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề Địa 18-19"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP ĐỊA LÍ 9

Mục đích – yêu cầu

+ Nhằm giúp GV dễ dàng hơn trong công việc ôn tập, rèn luyện kiến thức, kĩ năng cho sinh

+ Giúp HS dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm của chương trình

Đối với môn Địa Lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi chúng ta đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất.

Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại.

Nội dung chuyên đề:

Gồm 2 phần cơ bản: Kiến thức trọng tâm và kĩ năng thực hành Nội dung chính gồm 4 phần:

1. Địa lí dân cư

2. Địa lí các ngành kinh tế 3. Sự phân hóa lãnh thổ 4. Địa lí địa phương

(2)

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

A. ĐỊA LÍ DÂN CƢ

1 Số dân và sự gia tăng dân số

+ Khái niệm về số dân (SGK) - Chú ý cập nhật số liệu thống kê mới nhất về dân số Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.231.433 người vào ngày 15/04/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 314 người/km2. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 35,92% dân số sống ở thành thị (34.658.961

người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31 tuổi.

(Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)

+ Sự gia tăng dân số theo các thời kì: (Biểu đồ SGK)

Dân số VN tăng nhanh, mạnh vào nửa cuối thế kỉ XX và đang có xu hướng chậm dần

+ Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục của sự tăng nhanh dân số 2. Phân bố dân cư

- Mật độ dân số (lưu ý lấy số liệu từ SGK) - Sự phân bố dân cư

- Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều ở nước ta 3. Lao động và việc làm

- Đặc điểm của nguồn lao động nước ta (thuận lợi, khó khăn) - Vấn đề sử dụng lao động theo thành phần kinh tế

B. ĐỊA LÍ KINH TẾ

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) 2. Nông nghiệp:

+ Các nhân tố ảnh hưởng: (Tự nhiên, kinh tế - xã hội) chú ý các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp

+ Vai trò đặc điểm của cây lương thực, cây công nghiệp + Các vùng nông nghiệp

3. Công nghiệp:

+ Các nhân tố ảnh hưởng: (Tự nhiên, kinh tế - xã hội) chú ý các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp

+ Co cấu ngành

+ Các ngành CN trọng điểm, phân bố + Các trung tâm CN

4. Lâm nghiệp - Thủy sản

+ Vai trò của nguồn tài nguyên, đặc điểm phân bố

+ Nêu các nguyên nhân của hiện tượng suy giảm nguồn tài nguyên 5. Dịch vụ:

+ Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ

(3)

6. Giao thông vận tải:

+ Ý nghĩa, vai trò, đặc điểm của các loại hình GTVT 7. Du lịch - thương mại:

+ Vai trò, các trung tâm du lịch lớn ở nước ta + Hoạt động xuất nhập khẩu chính ở nước ta + Các trung tâm thương mại lớn

C. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi) + Các tài nguyên chính trong vùng

+ Thế mạnh lớn: Khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, thủy điện, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, du lịch…

+ Phân bố các ngành thuộc thế mạnh của vùng 2. Vùng Đồng bằng Sông Hồng:

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi)

+ Các tài nguyên chính trong vùng, tầm quan trọng

+ Thế mạnh lớn: Cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch

+ Các trung tâm kinh tế lớn của vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…

3. Vùng Bắc Trung Bộ:

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi)

+ Các tài nguyên chính trong vùng, tầm quan trọng

+ Thế mạnh lớn: Cây công nghiệp, thủy hải sản, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch

+ Các trung tâm kinh tế lớn của vùng: Vinh, Thanh Hóa, Huế 4. Duyên hải nam trung Bộ

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi)

+ Các tài nguyên chính trong vùng, tầm quan trọng

+ Thế mạnh lớn: Thủy hải sản, lâm nghiệp, cây ăn quả chăn nuôi gia súc lớn, du lịch

+ Các trung tâm kinh tế lớn của vùng: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn 5. Vùng Tây Nguyên

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi)

+ Các tài nguyên chính trong vùng, tầm quan trọng (đất, rừng, khoáng sản) + Thế mạnh lớn: Cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, cây ăn quả, du lịch + Các trung tâm kinh tế lớn của vùng: Buôn Mê Thuật, Đà Lạt…

6. Vùng Đông Nam Bộ

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi)

+ Các tài nguyên chính trong vùng, tầm quan trọng (đất, biển..)

(4)

+ Thế mạnh lớn: Cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, cây ăn quả, du lịch, công nghiệp, thương mại

+ Các trung tâm kinh tế lớn của vùng: TPHCM, Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương…

7. Vùng ĐBSCL

+ Vị trí vùng (vị trí, giới hạn, phạm vi)

+ Các tài nguyên chính trong vùng, tầm quan trọng (đất phù sa, biển..) + Thế mạnh lớn: Cây lương thực, cây ăn quả, du lịch, thủy sản…

+ Các trung tâm kinh tế lớn của vùng: Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang D. ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

(gắn với từng phần kiến thức có liên quan)

+ Vị trí, vai trò của Thái Bình trong khu vực ĐBSH + Các thế mạnh về tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên + Thế mạnh về hoạt động kinh tế:

+ Các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh

KĨ NĂNG THỰC HÀNH

Đây là phần quan trọng trong cấu trúc đề thi thường chiếm từ 50 đến 55% tổng số điểm của bài thi

Bao gồm:

+ Kĩ năng đọc bản đồ trong Át Lát + Kĩ năng phân tích số liệu trong Át lát

+ Kĩ năng sử lí số liệu đã cho có liên quan đến biểu đồ + Kĩ năng vẽ biểu đồ với số liệu đã cho

+ Kĩ năng nhận xét biểu đồ đã vẽ

A. Kĩ năng sử lí số liệu đã cho có liên quan đến biểu đồ

VD: Dựa vào số liệu giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta năm 1995 dưới đây:

(Đơn vị: tỉ đồng) Các vùng Giá trị sản lượng

công nghiệp Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

1824,9 4077,8 1021,5 1478,8 354,3 12862,7 3207,7

(5)

a, Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta năm 1995

Xử lí số liệu đã cho:

Các vùng Giá trị sản lượng công nghiệp Cả nước

Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

100%

7,4%

16,4%

4,1%

6,0%

1,4%

51,8%

12,9%

Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ

* Có 6 dạng cơ bản:

- Biểu đồ cột - Biểu đồ tròn - Biểu đồ miền

- Biểu đồ thanh ngang - Biểu đồ cột chồng - Biểu đồ đường

Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là:

Biểu đồ gồm đơn vị, năm, tên biểu đồ, bảng chú giải...

Biểu đồ phải có tính mỹ quan và đảm bảo chính xác.

Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểu đồ tròn, cột ... thì chúng ta theo thứ tự các bước dể thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.

* Cách lựa chọn biểu đồ:

- Nếu bảng số liệu cho 1 hoặc 2 năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ hình tròn hoặc cột chồng.

- Nếu bảng số liệu cho nhiều năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ miền hoặc đường.

(6)

- Nếu bảng số liệu cho nhiều năm, năm gốc là 100% thì ta vẽ biểu đồ đường.

I ) Biểu đồ cột : Là dạng biểu đồ mà học sinh được làm quen từ lớp 8 nên viêc tiếp thu của học sinh tương đối thuận lợi

1. Yêu cầu chung:

- Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox, oy vuông góc với nhau + Ox biểu thị đơn vị

+ Oy biểu thị năm hoặc vùng miền...

- Tên biểu đồ - Bảng chú giải 2. Cụ thể:

Ví dụ: dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vung Đông Bắc và Tây Bắc.

Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ(đơn vị tỉ đồng).

Năm

Tiểu vùng

1995 2000 2002

Tây Bắc 320,5 541,1 696,2

Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3

A ) Cách vẽ: Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu) Vẽ hệ trục tọa độ:

+ Trục tung đơn vị ( tỉ dồng) + Trục hoành: (năm)

Bước 2:Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 – 2002 Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bước 3: Viết tên biểu đồ

Lập bảng chú giải

(7)

Bản đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

1995 2000 2002

Đông Bắc Tây Bắc

B) Nhận xột : Giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ở hai vựng Đụng Bắc và Tõy Bắc đều liờn tục tăng năm 2002.

- Từ 1995 – 2002 giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ở hai tiều vựng Đụng Bắc và Tõy Bắc đều liờn tục tăng 2002.

+ Đụng bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995 + Tõy Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995

- Giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ở tiểu vựng Đụng Bắc luõn cao hơn giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ở Tõy Bắc.

+ Năm 1995 gấp 19,3 lần + Năm 2000 gấp 19,7 lần + Năm 2002 gấp 20,5 lần

3 /Kết luận: Biều đồ cột là dạng biểu đồ dễ vẽ và dễ hiểu. Thụng qua biều đồ cột học sinh cú thề nhận xột cỏc đối tượng, yếu tố địa lý một cỏch trực quan nhất, nhận xột và so sỏnh dễ dàng hơn bảng số liệu.

II/ Biều đồ hỡnh trũn.

1/ Yờu cầu chung: Là dạng biểu đồ học sinh ớt được làm quen ở lớp 8. Với chương trỡnh cải cỏch hiện nay yờu cầu đũi hỏi cao hơn so với chương trỡnh cũ. Nhiều bài

Năm

(8)

tập không cho trước bảng tỉ lệ hay cơ cấu % mà yêu cầu học sinh phải tính cơ cấu sau đó mới vẽ. Đối với dạng bài tập nâng cao yêu cầu học sinh phải tính bản tính bán kính của đường tròn cụ thề vì vậy đòi hỏi phải nắm được công thức tính, cách vẽ như thế nào cho chính xác bán kính của đường tròn theo yêu cầu của đề bài.

- Biều đồ tròn bao gồm:

- Đường tròn theo bán kính cho trước hoặc lựa trọn - Tên biều đồ

- Năm

- Bảng chú giải 2) Cụ thể

a) Dạng 1: Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu cho trước

Ví dụ: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta (đơn vị %)

Năm

Ngành 1989 2003

Nông – lâm – ngư nghiệp 71,5 59,6

Công nghiệp – xây dựng 11,2 16,4

Dịch vụ 17,3 24,0

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế ở nước ta năm 1989 và 2003

Nhận xét sự thay đổi lao động theo ngành kinh tế ở nước ta? Giải thích sự thay đổi đó?

Bước 1: Vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau, vẽ tia 12 giờ.

Bước 2: Vẽ các ngành theo thứ tự bảng số liệu bằng cách chia dây cung đường tròn như sau:

+ Cả dây cung đường tròn tương ứng với 100%

+ 1/2 cung đường tròn tương ứng với 50%

+ 1/4 cung đường tròn tương ứng với 25%

- Từ 1/4 dây cung của đường tròn học sinh có thể chia nhỏ phù hợp với số liệu của đề bài.

(9)

- Bước 3: Ghi tên biểu đồ, năm, bảng chú giải

- Ưu điểm: Phương pháp này vẽ nhanh, học sinh yếu môn toán cũng hoàn thành được biểu đồ.

- Nhược điểm: Nếu học sinh chia dây cung thiếu chính xác thì biểu đồ vẽ không chính xác.

b) Dạng 2: Bài tập cho bảng số liệu thô, cho bán kính năm trước, học sinh phải tính cơ cấu hay tỉ lệ, tính bán kính năm sau:

VD: Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước GĐ phân theo ngành kinh tế ở nước ta (đơn vị tính tỉ đồng)

Khu vực Năm 1993 Năm 2000

Nông – lâm – ngư nghiệp 40.769 63.717

Công nghiệp – xây dựng 39.472 96.913

Dịch vụ 56.303 113.036

Tổng số 136.571 273.666

Vẽ biều đồ:

Hướng dẫn học sinh tính bảng cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế:

Giá trị từng ngành % ngành = =

Tổng số Bước 1:

-Bảng cơ cấu – Góc ở tâm

Khu vực

Năm 1993 Năm 2000

% Góc ở tâm độ % Góc ở tâm độ Nông – lâm – ngư nghiệp 29,9 17,64 23,3 83,88 Công nghiệp – xây dựng 28,9 104,04 35,4 127,44

Dịch vụ 41,2 148,32 41,3 148,68

Tổng số 100 3600 100 3600

-Bước 2:

-Tính bán kính đường tròn theo công thức

n R R21 n = tổng số năm sau: tổng số năm đầu

mm

R1 20

mm R2 20 273.666:136.57128

(10)

Bước 3: vẽ biểu đồ

B) Nhận xét và giải thich sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta.

Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu nhận xét theo bảng số liệu thô và tỉ trọng sau đó rút ra nhận xét.

Đối với học sinh trung bình, yếu yêu cầu học sinh dựa vào bảng cơ cấu hay biểu đồ để nhận xét.

Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế ở nước ta

III/ Biểu đồ đường

1) Yêu cầu chung: Biểu đồ đường là biểu đồ mới đối với các em học sinh lớp 9 chính vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi nào thì vẽ biểu đồ đường.

- Biểu đồ đường thường dùng để biểu diễn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua nhiều năm hoặc sự tăng trưởng của các đối tượng địa lý qua nhiều năm.

- Biểu đồ gồm:

+ Trục tung ox biểu thị % chia tỉ lệ chính xác + Trục hoành oy biểu thị năm

1993

N«ng - L©m - Ng- nghiÖp C«ng nghiÖp - X©y dùng DÞch vô

1993 2000

N«ng - L©m - Ng- nghiÖp C«ng nghiÖp - X©y dùng DÞch vô

1993 2000

41.2

29.9

28.9

41.3

23.3

35.4

(11)

+ Năm gốc trùng với ox + Tên biểu đồ, bảng chú giải 1) Cụ thể

VD: Cho bảng số liệu

Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm ( lấy năm 1990 = 100%) Năm

Gia súc, gia cầm

1990 1995 2000 2002

Trâu 2854,1 2962,8 2897,2 2814,1

Bò 3116,9 3638,9 4127,9 4062,9

Lợn 12260,5 16306,4 20193,8 23169,5

Gia cầm 407,4 142,1 196,1 233,3

a) Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên cùng một trục hệ tọa độ.

b) Nhận xét, giải thích tại sao gia cầm, lợn tăng, đàn trâu không tăng?

a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tính chỉ số tăng trưởng = số liệu năm sau : số liệu năm gốc. 100%.

Bảng chỉ số tăng trưởng Năm

Gia súc, gia cầm

1999 1995 2000 2002

Trâu 100 103,8 101,5 89,6

Bò 100 116,7 132,4 130,4

Lợn 100 133,0 164,7 189,2

Gia cầm 100 132,3 182,6 217,2

A ) Cách vẽ:

Bước 1: Vẽ trục hệ tọa độ ox, oy chia tỉ lệ, năm

Bước 2: Dựa vào bảng chỉ số tăng trưởng vẽ lần lượt các chỉ tiêu lấy năm gốc 1990. Kẻ đường chì mờ thẳng các năm song song với trục tung sau đó dựa vào bảng số liệu đánh dấu các điểm và nối lại.

Bước 3: Dùng kí hiệu cho bốn đường và lập bảng chú giải hoàn thành biểu đồ.

(12)

B) Nhận xột: từ năm 1990 – 2002 đàn trõu khụng tăng ( Giảm 39700con tương đương với 1,4%).

Đàn bũ tăng đỏng kể, đàn lơn tăng mạnh ( tăng 10900 nghỡn con) Gia cầm tăng nhanh nhất 125900 nghỡn con.

Giải thớch : Lợn và gia cầm là nguồn cung cấp thịch chủ yếu Do nhu cầu thịt, trứng tăng nhanh

Do giải quyết tốt thức ăn cho chăn nuụi

Hỡnh thức chăn nuụi đa dạng, chăn nuụi theo hướng hỡnh thức cụng nghiệp ở hộ gia đỡnh.

Đàn bũ tăng nhẹ, đàn trõu khụng tăng do cơ giới húa trong nụng nghiệp nờn nhu cầu sức kộo trong nụng nghiệp giảm xuống, song đàn bũ được chỳ ý nuụi để cung cấp thịt, sữa.

3 ) Kết luận: Biểu đồ đường là dạng biểu đồ được ỏp dụng nhiều trong mụn địa lý phần kinh tế và thực tế cuộc sống. Vỡ vậy mỗi học sinh cần cú kỹ năng vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự tăng tr-ởng của đàn gia súc gia cầm

0 50 100 150 200 250

1990 1995 2000 2002

Trâu Lợn Gia cầm

Năm

%

(13)

này. Dựa vào biểu đồ học sinh nhìn thấy rất rõ sự tăng trưởng hay giảm sút các yếu tố địa lý.

IV ) Biểu đồ miền

1) Yêu cầu chung : Biểu đồ miền là dạng biểu đồ mới đối với giáo viên và học sinh chính vì vậy việc truyền đạt của giáo viên và nhận thức của học sinh gặp khó khăn. Để hoàn thành tốt giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ biểu đồ phù hợp chính xác. Dạng biểu đồ này nếu học sinh vẽ theo năm thì không chính xác mà phải vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu.

- Biểu đồ có hình chữ nhật: Chiều dài: năm Chiều rộng: % ( 100)

- Bảng chú giải - Tên biều đồ

2) Cụ thể: Vì dụ cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %)

Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Nông – Lâm – Ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5

Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5

a) Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002 b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002

A) Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào vẽ biểu đồ cơ câu bằng biểu đồ miền:

Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.

B) Cách vẽ:

Bước 1: Vẽ hình chữ nhật - Trục tung có trị số 100%

- Trục hoành là các năm được chia tương ứng với khoảng cách năm.

Bước 2:

- Vẽ chỉ tiều nông lâm ngư nghiệp trước vẽ đến đâu, tô mầu, kẻ vạch đến đó.

(14)

- Vẽ chỉ tiêu công nghiệp xây dựng bằng cách cộng tỉ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp với nghành công nghiệp và xây dựng để xác định điểm và nối các điểm đó với nhau ta được miền công nghiệp xây dựng, miền còn lại là dịch vụ.

Bước 3:

Thiết lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.

Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002

Nhận xét: Từ 1991 – 2002 tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5% ( 1991) xuống 23% (2002) điều đó cho ta thấy nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng khu vực công nghiệp xay dựng tăng nhanh nhất từ 23,8% (1991 ) nên 38,5% (2002). Thực tế này phản ánh quá trình công ghiệp hóa của nước ta đang tiến triển.

- Tỉ trong ngành dịch vụ tăng nhẹ 1991 ( 35,7%) nên 38,5% (2002).

3) Kết luận: Biểu đồ miền là dạng biểu đồ khá trừu tượng đối với học sinh nhưng biểu đồ này thể hiện được cơ cấu qua nhiều năm và tỉ trọng từng khu vực rất rõ theo từng miền.

V) Biểu đồ cột chồng:

0 20 40 60 80 100 120

1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002

DÞch vô

C«ng nghiÖp x©y dùng N«ng - L©m - Ng- nghiÖp

(15)

1) Yêu cầu chung: Là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, dạng biểu đồ này SGK địa lý cũ đã giới thiệu, học sinh dựa vào biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu. Đối với SGK địa lý THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ cột chồng từ bảng số liệu cho trước sau đó học sinh mới nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

2, Cách vẽ:

- Vẽ hệ trục tọa độ Ox là 100%. trục o y là 5

- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài tương ứng với 100%, chiều rộng bằng nhau - Dựa vào bảng số liệu và vẽ từng chỉ tiêu

- Dùng ký hiệu riêng cho từng chỉ tiêu - Lập bảng chú giải

3, Ví dụ: cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi( đơn vị %)

Năm Tổng số Gia súc Gia cầm SP trứng sữa

SP phụ chăn nuôi

1990 100 63,9 19,3 12,9 3,9

2002 100 62,8 17,5 17,3 2,4

(16)

CẤU TRÚC MỘT ĐỀ THI TUYỂN SINH

1. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

2. Cấu trúc đề thi: Tổng 10,0 điểm

TT Các phần Số điểm Số câu hỏi Loại câu

hỏi

1 Địa lí dân cư Việt Nam 1,0 1 Tự luận

2 Địa lí ngành kinh tế 1,5 1 Tự luận

3 Địa lí các vùng kinh tế 1,5 1 Tự luận

4 Địa lí địa phương 1,0 1 Tự luận

5 Kỹ năng Atlat địa lí Việt Nam 2,0 1-2 Tự luận Biểu đồ, bảng số liệu. 3,0 1-2 Tự luận

Tổng 10,00 6 - 8

c. Nội dung đề thi: Chương trình địa lí lớp 9

TT Chủ đề Nội dung thi

1 Địa lí dân cư Việt Nam

- Một số đặc điểm về dân tộc, sự phân bố các dân tộc ở nước ta - Đặc điểm dân số, nguyên nhân và hậu quả của tình hình dân số đông và tăng nhanh

- Phân bố dân cư.

- Các loại hình quần cư nông thôn, thành thị - Đô thị hóa.

- Lao động và việc làm.

- Hiện trạng chất lượng cuộc sống 2 Địa lí

ngành kinh tế

- Sự phát triển nền kinh tế nước ta - Ngành nông nghiệp

- Ngành lâm nghiệp - Ngành thủy sản - Ngành công nghiệp - Ngành dịch vụ

- Ngành Giao thông vận tải

(17)

- Ngành thương mại và du lịch 3 Địa lí các

vùng kinh tế

- Trung du và miền núi Bắc Bộ - Đồng bằng sông Hồng

- Bắc Trung Bộ

- Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long

- Phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo 4 Địa lí địa

phương

- Các nội dung được tích hợp theo các chủ đề của Địa lí Việt Nam.

5 Kĩ năng Atlat địa lí Việt Nam Biểu đồ, bảng số liệu.

Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề ôn tập chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Chúc các thầy- cô ôn tập tốt và đạt hiệu quả cao

(18)

63.9 62.8

19.3 17.5

12.9 17.3

3.9 2.4

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1990 2002

SP phô ch¨n nu«i SP trøng s÷a Gia cÇm Gia sóc

Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

3, Kết luận : Biểu đồ cột chồng là dạng biểu đồ dễ vẽ, dễ hiểu. Tuy nhiên đối với dạng biểu đồ này sách giáo khoa địa lý 9 không có biểu đồ chuẩn trong các bài học mà chỉ có bài tập yêu cầu học sinh vẽ.

Năm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài toán đặc biệt với hàm bậc 3:”Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt tạo thành cấp số cộng”.. Ta có

nghiệp và những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở TâyNguyên ?... N©ng cao chÊt l îng gièng

ĐỌC BẢN ĐỒ- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. 2.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng

Câu hỏi trang 141 SGK Địa Lí 8: Quan sát lát cắt địa hình dưới đây và nhận xét về hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.. Lát cắt địa hình hướng tây bắc

❖ (2)Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ, đó là………..... Apatit

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

Luận án đã nêu được kết quả phẫu thuật u sọ hầu bằng phương pháp nội soi qua đường mũi xoang bướm, những tai biến và biến chứng gặp phải trong quá trình phẫu thuật

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng:.. Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. ⟹ Có sự thay đổi