• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 21

Ngày soạn: 17/1/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 111: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần, không liền nhau).Vận dụng trong giải toán có lời văn.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

- Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Giáo viên: Các silde trình chiếu, máy tính phòng học meet -Học sinh vở ô li, máy tính, điện thoại

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới

2. Hoạt động khám phá(30’)

HD thực hiện phép nhân: 1427 x 3 - GV gọi HS đọc VD:

1427  3 =?

1427 x 3 4281

1427 x 3 = 4281 Nhắc lại cách nhân?

* Lưu ý: phép nhân trên có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn.

3. Hoạt động luyện tập Bài 1

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chốt cách đặt tính và tính.

-Cả lớp hát

-Lắng nghe

-HS đọc ví dụ

Thực hiện lần lượt từ phải sang trái + 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2

+3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8 + 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1

+ 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4,viết 4 - HS nhắc lại cách thực hiện

- Tính.

- 2 HS làm trên bảng lớp, lớp làm trong vở.

(2)

Bài 2

+ Nêu yêu cầu BT?

- Yêu cầu HS làm cá nhân.

+ Nhắc lại cách nhân?

- Nhận xét, chốt bài.

Bài 3

- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết 2 xe chở được bao nhiêu viên gạch ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm và chia sẻ bài làm

- Nhận xét, chốt bài.

Bài 4

- Gọi HS đọc bài toán

+ Muốn tính chu vi của hình vuông ta làm như thế nào?

- Gọi HS đọc bài làm, chia sẻ bài - Nhận xét, chốt cách tính chu vi hình vuông.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Nêu lại cách nhân số có 4 chữ số cho số có một chữ số?

- GV hệ thống bài học.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò.

- Đọc và nhận xét, chữa bài.

4636

2

2318

3276

3

1092

- Đặt tính rồi tính.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm

6642

6

1107

9236 4

2319

- 1 HS đọc bài.

Tóm tắt 1 xe: 1425 kg gạo

3 xe: … kg gạo?

- HS làm và đọc bài làm, chữa bài.

Bài giải

3 xe chở được số gạo là:

1425 3 = 4275 (kg) Đáp số: 4275 kg gạo - HS đọc bài toán

- HS nêu cách tính chu vi hình vuông -HS làm bài và chia sẻ bài.

Bài giải

Chu vi khu đất hình vuông đó là:

1508 4 = 6032 (m) Đáp số: 6032 m

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 64 + 65: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Ca

(3)

ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ). Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học. Cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu tranh minh họa bài học.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá (30’) Hoạt động luyện đọc

+ Gv gọi học sinh đọc mẫu toàn bài - GV chia đoạn (4 đoạn)

- Đọc từng đoạn trước lớp và đọc câu dài, giải nghĩa từ.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên / khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác.//Lúc chia tay, /Ê-đi- xơn bảo://

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

TIẾT 2 Hoạt động tìm hiểu bài - Cho HS đọc thầm toàn bài.

+ Nói những điều em biết về Ê-đi- xơn?

- Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ (1847-1931). Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sông và tự học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới.

+ Câu chuyện giữa Ê – đi –xơn và bà cụ xảy ra lúc nào?

- Yêu cầu HS đọc thầm lại Đ2, 3.

+ Khi biết mình đang nói chuyện với

-Học sinh hát

-Học sinh lắng nghe

- Theo dõi bạn đọc bài mẫu.

- Đọc nối tiếp từng đoạn.

- Đọc nối tiếp đoạn (4 lần). Đọc câu dài.

- Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra

- 2 đọc trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm bài.

- HS tự nêu; lớp nhận xét, bổ sung.

- … khi Ê – đi – xơn phát minh ra đèn điện, mọi người ùn ùn kéo đến xem.

- Bà cụ mong nhà bác học làm được

(4)

nhà bác học Ê – đi – xơn bà cụ đã mong muốn điều gì?

+ Vì sao bà cụ lại có mong ước như vậy?

+ Mong ước của bà cụ đã gợi cho Ê – đi – xơn nghĩ đến điều gì?

- Gọi HS đọc Đ4.

+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?

+ Em hãy tìm hai chi tiết trong bài cho thấy sự quan tâm của ông đến con người?

+ Theo em, khoa học mang lại những lợi ích gì cho con người?

- Nêu nội dung chính của bài?

3. Hoạt động luyện tập Hoạt động luyện đọc lại - Gv đọc mẫu toàn bài

- GV chọn luyện đọc đoạn 3 trong bài - HD HS đọc đúng trên máy từng đoạn.

- Gọi 2-3 HS đọc lại đoạn văn Hoạt động kể chuyện(30’) + GV nêu nhiệm vụ:

+ Hướng dẫn HS kể chuyện:

- GV nêu yêu cầu k/c

- Yêu cầu HS kể từng đoạn của câu chuyện.

- Giáo viên nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ?

- Khen những HS đọc bài tốt, KC hay - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- GV hệ thống bài học.

- Nhận xét giờ học.

cái xe không cần ngựa kéo, thật êm.

- Vì xe ngựa đi rất xóc, đi xe ấy các cụ già sẽ ốm mất.

- Ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện.

- Nhờ tài năng và tinh thần lao động, miệt mài nghiên cứu và sự quan tâm đến mọi người …

- Thấy cụ già ngồi bên vệ đường vừa bóp chân vừa đấm lưng thùm thụp, ….

- Cụ già ao ước có có một chiếc xe đi thật êm, thế là nhà bác học miệt mài nghiên cứu để chế tạo ra chiếc xe như vậy.

- Khoa học tạo ra những thứ cần thiết cho con người, làm con người ngày càng được sống sung sướng, thuận tiện hơn. Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh …

*Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

- HS theo dõi.

- HS luyện đọc cá nhân.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- HS đọc bài

- HS xung phong kể chuyện - Lớp nhận xét, đánh giá

(5)

- Dặn dò HS.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 18/01/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2022 Toán

Tiết 112: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). - Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

- Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Các silde, máy tính chiếu. Dạy học bằng ứng dụng Meet.

2. HS: SGK, Vở ôli, máy tính, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lơp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập(30’) Bài 1

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nêu cách tính.

- Gọi HS đọc bài làm, chia sẻ bài làm

- Nhận xét, chốt cách đặt tính rồi tính Bài 2 (Giảm tải)

Bài 3

-Cả lớp hát

- Đặt tính rồi tính.

- Lớp làm vào vở.

- HS chia sẻ bài làm

- HS lần lượt trình bày cách tính

a) 1324 x 2 1719 x 4

2648 2

1324

6876 4

1719

b) 2308 x 3 1206 x 5

6924 3

2308

6030 5

1206

- Tìm x

(6)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

-Gọi HS chia sẻ bài làm

- Nhận xét, chốt cách tìm số bị chia.

Bài 4

- Gọi HS đọc bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đọc bài làm

- Nhận xét, chốt bài.

-> Củng cố về đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - GV hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học

-Dặn HS chuẩn bị bài sau

+ HS nhắc lại - HS nêu

- HS làm vào vở và chia sẻ bài làm x : 3 = 1527 x : 4 = 1823 x = 1527 3 x = 1823  4 x = 4581 x = 7292 - Nhận xét, chữa bài.

-HS đọc yêu cầu bài

- HS làm cá nhân trong vở

+ Hình A tô thêm 2 ô vuông … HV.

+ Hình B tô thêm 4 ô vuông … HCN.

- Nhận xét, chữa bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Tự nhiên xã hội Bài 43: RỄ CÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. Học sinh nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.

-Yêu thích tìm hiểu thực vật.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính chiếu các silde 2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới:

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá

Bước 1:

-Học sinh hát

- Lắng nghe

(7)

- Yêu cầu HS mô tả đặc điểm của:

+ Rễ cọc, rễ chùm?

+ Mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ?

Bước 2:

- Gọi HS trình bày.

=> Kết luận: Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. Một số cây còn có rễ phụ đâm ra từ nhánh cây và rễ phình to thành củ,...

-Yêu cầu Hs tìm thêm các cây có các loại rễ cọc, chùm, phụ và củ

3. Hoạt động luyện tập

- Giáo viên cho Hs trưng bày các rễ cây đã sưu tầm được lên mặt bàn. Hướng dẫn Hs phân biệt rễ cây theo từng loại và báo cáo kết quả đồng thời có thể giơ lên cho cô và các bạn xem.

- Gv viên cho nhiều Hs được trình bày.

- Gv chốt kiến thức, mở rộng thêm rễ một số cây mà các em chưa sưu tầm được.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’)

- Kể thêm một số loại cây thuộc rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.

- Nêu một số loại rau gia đình em trồng và cho biết mỗi rau thuộc loại rễ gì.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò xem lại bài ôn.

- HS quan sát hình 1; 2; 3; 4 SGK/82.

- Rễ cọc: cây có 1 rễ to và dài, xung quanh rễ đâm ra nhiều rễ con, gọi là rễ cọc.

- Rễ chùm: cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm.

- HS quan sát hình 5; 6; 7 SGK/83.

- Rễ phụ: một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành (cây si, cây đa) - Rễ củ: một số cây có rễ phình to tạo thành củ, hoặc rễ( cà rốt, củ cải, lạc, …)

- Hs nêu.

-Hs khác bổ sung.

-Hs nêu

- Học sinh quan sát vật thật và ghi kết quả ra giấy.

- Hs trình bày kết quả của mình, giơ lên và chỉ cho cô và các bạn thấy rõ.

- Hs khác nghe và bổ sung.

- HS kể

- Ôn bài và chuẩn bị bài sau: Rễ cây (tiếp theo).

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

Ngày soạn: 19/01/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 01 năm 2022 Toán

(8)

Tiết 113: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

- Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các silde trình chiếu, máy tính, phòng học Meet 2. HS: SGK, Vở ôli, điện thoại, máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt độngmở đầu(3’)

*Khởi động:

-Giao viên cho học sinh hát

*Kết nối - Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá(30’) HD học sinh thực hiện phép chia - Gọi HS đọc VD:

a) 6369 : 3 = ? b) 1276 : 4 = ?

+ Em có nhận xét gì về phép chia trên?

+ Vận dụng phép chia số có ba chữ số cho số có 1 chữ số để thực hiện phép chia trên?

- Gọi HS nêu cách chia.

-GV nhận xét

+ Qua 2 VD trên, em rút ra nhận xét gì?

-> Dạng : Phép chia hết.

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu: HS vận dụng đặt tính và tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số vào làm các bài tập.

*Cách tiến hành:

Bài 1

+ Nêu yêu cầu BT?

- Cho HS làm cá nhân.

- Gọi HS chia sẻ bài làm

- Cả lớp hát

- 2 HS đọc VD.

- Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.

- HS thực hiện phép chia vào nháp.

- Vài HS nêu cách chia.

6369 3 1276 4 03 2123 07 319 06 36 09 0 0

- Vậy 6369 : 3 = 2123; 1276 : 4 = 319 - … là PC hết.

- Tính.

- HS làm trong vở . -HS chia sẻ bài làm

4862 2 3369 3 2896 4

(9)

- Nhận xét, chốt cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

Bài 2

- Gọi HS đọc bài.

-Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi HS đọc bài làm

- Nhận xét, chốt các bước giải bài toán có văn.

Bài 3

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ x là thành phần chưa biết nào của phép tính ? (thừa số)

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ? (lấy tích chia cho thừa số đã biết)

- GV nhận xét

-giáo viên chốt: Vận dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để tìm thừa số chưa biết.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Thi tính nhanh: 6235 : 6 ; 7027 : 8 - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS

08 1431 03 1123 09 724 06 06 16

2 09 0 1

-Lớp chữa bài.

- 1 HS đọc bài, tóm tắt bài toán -HS làm bài.

- HS đọc bài làm, chia sẻ bài.

Bài giải

Số gói bánh trong mỗi thùng là:

1648 : 4 = 412 ( gói)

Đáp số: 412 gói bánh - Nhận xét, chữa bài.

- Tìm x.

-HS nêu

- HS làm bài, đọc bài làm và chia sẻ bài làm

a) x 2 = 1846 b) 3 x = 1578 x = 1846 : 2 x = 1578 :3 x = 923 x = 526 -HS thực hiện phép tính

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………..

Tự nhiên xã hội

Tiết 44: RỄ CÂY (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.

(10)

Yêu thích tìm hiểu thực vật.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính chiếu các silde 2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bản

2. Hoạt động khám phá(30’) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- Giáo viên yêu cầu Hs vừa quan sát tranh vừa đọc câu hỏi gợi ý:

+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong sách giáo khoa trang 82.

+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.

+ Theo bạn, rễ cây có chức năng gì?

-Gv gọi Hs trình bày ý kiến của mình

*Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.

- Giáo viên yêu cầu Hs quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong sách giáo khoa và trả

- Cả lớp hát

- Lắng nghe

-Học sinh nêu -Nhiều hs nêu ý kiến

-Hs chú ý

-Hs đọc mục bạn cần biết

-Học sinh quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

(11)

lời câu hỏi gợi ý: Những rễ đó được sử dụng để làm gì?

- Giáo viên yêu cầu Hs trình bày kết quả của mình.

- Giáo viên cho học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì.

*Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường…

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng: (2’) - Kể tên một số loại cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường…

- Kể tên các cây trồng ở nhà mình mà có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường…

- Chốt nội dung bài – nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài: Rễ cây

-Hs nêu: rễ cây để làm thức ăn, để làm thuốc…

- Hs thi đua nêu câu đố, giải câu đố.

-Hs lắng nghe

-Hs nêu

-Hs kể một số rễ cây trong vườn nhà mình

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

Tập đọc Tiết 66: CÁI CẦU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất ( Trả lời được các CH trong SGK thuộc được khổ thơ em thích).

- Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học. Cảm nhận được ý nghĩa của bài thơ.

- Yêu thich môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu tranh minh họa bài học.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(12)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài.

2. Hoạt động khám phá (30’) Hoạt động luyện đọc:

a) GV đọc mẫu toàn bài

b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng khổ trước lớp.

- Thi đọc

- Gọi HS đọc toàn bài

Hoạt động tìm hiểu bài(30’)

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ.

+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

+ Cha đã gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào?

- Yêu cầu HS đọc thầm lại các khổ 2, 3, 4 của bài thơ.

+ Từ chiếc cầu của cha làm bạn nhỏ đã nghĩ đến những gì?

+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?

- Mời một học sinh đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

+ Trong bài em thích nhất khổ thơ nào?Vì sao

+ Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào?

- Giáo viên kết luận.

- Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

- GV nhận xét, khái quát.

3. Hoạt động luyện tập Hoạt động luyện đọc lại:

- Cả lớp hát - Lớp lắng nghe

- Học sinh theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- HS thi đọc khổ thơ - 3 HS đọc toàn bài.

- HS đọc bài thơ trả lời các câu hỏi + Người cha làm nghề xây dựng cầu.

+ Cầu Hàm Rồng bắc qua con sông Mã.

- Lớp đọc thầm lại các khổ thơ 2, 3, 4.

+ Bạn nghĩ tới sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước; nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo qua sông … + Bạn yêu nhất chiếc cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn và đồng nghiệp làm nên.

- 1 em đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm.

+ Phát biểu suy nghĩ của mình.

+ Bạn nhỏ rất yêu cha.

*Ca ngợi sự sức lao động của con người khi sáng tạo ra một công trình xây dựng qua đó nói lên tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với quê hương đất nước.

(13)

- GV đọc lại bài thơ

- HD HS học HTL bài thơ theo cách xóa dần.

- Cho HS đọc thuộc khổ thơ, bài thơ.

- Nhận xét, tuyên dương

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Nêu tên một số cây cầu mà em biết.

- Vẽ một bức tranh mô tả vẻ đẹp một chiếc cầu gần gũi xung quanh cuộc sống của mình

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò: đọc thuộc bài và chuẩn bị bài sau.

- Hai học sinh thi đọc cả bài thơ.

- Đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS đọc thuộc lòng 4 khổ của bài thơ.

- 2 HS đọc thuộc lòng cả bài - Lớp nhận xét

Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Thủ công

LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách làm được lọ hoa gắn tường. Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.

- Hình thành kĩ năng làm lọ hoa gắn tường đều, đẹp.

-Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Mẫu lọ hoa gắn tường làm giấy thủ công được dán trên tờ bìa. Video quy trình làm lọ hoa gắn tường, UDCNTT, Ứng dụng phần mềm dạy học Meet.

2. HS: Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, kéo thủ công, hồ dán, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động khám phá(30’)

Việc 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

- Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn

- Cả lớp hát

- Học sinh quan sát.

(14)

tường làm bằng giấy, cho học sinh quan sát.

+ Hãy nêu các bộ phận của lọ hoa ? + Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp nào?

+ Lọ hoa được dùng để làm gì?

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh suy nghĩ, tìm ra cách làm lọ hoa.

Việc 2: Hướng dẫn quy trình trình làm lọ hoa gắn tường

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình làm lọ hoa gắn tường (bằng video quy trình, các bước làm lọ hoa gắn tường).

Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên. Gấp 1 cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.

- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau một ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy.

Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa. Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.

- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V.

Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.

- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy dán lọ hoa.

- Bôi hồ đều vào các nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát và dán vào tờ giấy.

- Bôi hồ vào các nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào tờ giấy thành lọ hoa.

- Miệng, thân, đáy.

- Gấp các nếp gấp cách đều.

- Học sinh tự trả lời.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh theo dõi.

+Hs chú ý, quan sát và lắng nghe

- Học sinh theo dõi

(15)

3. Hoạt động luyện tập

Việc 3: Thực hành (Hoạt động cá

nhân)

- Giáo viên cho học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường bằng giấy nháp.

+Hướng dẫn chi tiết cho Hs thực hành - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên theo dõi, trợ giúp học sinh nam (học sinh M1+M2) và những học sinh còn lúng túng.

Việc 4: Đánh giá sản phẩm

- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của một vài cá nhân.

- Giáo viên nhận xét bài của một số học sinh làm xong trước.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Yêu cầu Hs nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường.

- Dặn Hs về tìm hiểu, trang trí lọ hoa theo ý thích của mình.

- Gv hệ thống giờ học, nhận xét và tuyên dương học sinh thực hành tốt.

- Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường bằng giấy nháp.

Học sinh khéo tay:

+ Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

+ Có thể trang trí lọ hoa đẹp

- Học sinh chụp sản phẩm, chia sẻ lên màn hình.

- Bình chọn học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

- Nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường.

-Hs nghe nhớ nhiệm vụ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 20/01/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 01 năm 2022 Toán

Tiết 114: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)

I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

- Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: các silde trình chiếu, máy tính phòng học Meet 2. HS: SGK, Vở ôli, máy tính, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(16)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá(30’) HD HS thực hiện phép chia - Gọi HS đọc VD:

a) 9365 : 3 =? b) 2249: 4 =?

+ Vận dụng cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số để thực hiện phép chia

- Gọi HS nêu cách chia.

+ Em có nhận xét gì về ví dụ -> Dạng 2: Phép chia có dư.

3. Hoạt động luyện tập Bài 1

+ Nêu yêu cầu bài tập?

- Cho HS làm cá nhân - Gọi HS nêu cách chia.

- Nhận xét, chốt cách chia lưu ý phép chia có dư.

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết có 1250 bánh xe thì lắp được bao nhiêu ôtô và thừa mấy bánh xe ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 3

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu HS tự xếp hình

- Lớp hát

- 1 HS đọc VD.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.

9365 3 2407 4 03 3121 00 601 06 07

05 3 2

- Vậy 9365 : 3 = 3121 (dư 2); 2407 : 4

= 601 (dư 3)

- Tính.

- HS làm bài, chia sẻ bài làm

2469 2 2495 4 3258 5 04 1234 09 621 25 651 06 15 08 09 1 3 1

-HS đọc bài toán

Tóm tắt 1 xe : 4 bánh 1250 bánh xe: … ôtô?

-HS làm bài, chia sẻ bài làm Bài giải Ta có: 1250 : 4 = 312 (dư 2)

Vậy 1250 bánh xe lắp được nhiều nhất vào 312 xe và còn thừa ra 2 bánh xe.

Đáp số: 312 xe ; thừa 2 bánh.xe.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS thực hiện trên bộ đồ dùng - HS tự xếp hình

(17)

- Giáo viên nhận xét

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Trong trường hợp phép chia có dư số dư so với số chia như thế nào?

- GV hệ thống bài học.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò.

- HS nhận xét, nêu cách khác

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Đạo đức ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nắm được một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Có niềm tự hào về truyền thống địa phương, biết giúp đỡ những gia đình khó khăn.

- Học sinh có lòng nhiệt tình giúp đỡ những gia đình khó khăn. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Nội dung trình chiếu 2. Học sinh: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Gv kết nối bài học tiếp tục tìm hiểu về đạo đức địa phương.

2. Hoạt động khám phá(30’)

* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế

- Nêu tên một số liệt sĩ ở địa phương mà em biết ?

- Khi những gia đình thương binh, liệt sĩ gặp khó khăn em đã làm gì ?

* Kết luận:

Theo thống kê, thị xã Đông Triều có 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 1 bà mẹ còn sống), có 1.265 liệt sĩ và hiện có 1.192 thương binh, bệnh binh, người bị

- Cả lớp hát -Hs lắng nghe

-Học sinh trả lời -Học sinh nếu

- Cho vài em nhắc lại.

(18)

nhiễm chất độc hóa học (trong đó thương binh là 598, bệnh binh 248, người nhiễm chất độc hóa học 346) và 505 thân nhân gia đình liệt sĩ đang hưởng trợ cấp thường xuyên. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn thị xã Đông Triều luôn quan tâm chú trọng thực hiện công tác chăm sóc người có công với cách mạng và triển khai phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" một cách sâu rộng, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.

3.Hoạt động luyện tập

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Yêu cầu học sinh trả lời

- Hãy kể những việc mà các em có thể làm được để giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ ?

- Tại sao những thương binh, những gia đình liệt sĩ lại cần sự giúp đỡ của mọi người ?

- Em đã bao giờ giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương chưa ? - Khi giúp đỡ họ, em cảm thấy như thế nào ?

*Kl: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc, vì vậy chúng ta phải biết chia sẻ và giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

- Gv chia HS thành 2 nhóm. Yêu cầu thảo luận và kể về gia đình thương binh, liệt sĩ mà em biết.

- Nhận xét, tuyên dương hs đã biết giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ...

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Vì sao chúng ta phải giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò : Tiếp tục giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.

- Hs trả lời

- ...dọn dẹp nhà cửa giúp họ...

- ...vì họ bị thương, nên bị khiếm khuyết một phần nào đó của cơ thể, gia đình liệt sĩ mất đi một người nên nhà của họ thường neo người nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.

- Học sinh nêu: vui, phấn khởi...

- HS lắng nghe.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………...

(19)

Luyện từ và câu

Tiết 22: TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học ( BT1). Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT2a , b / c hoặc a /b / d. Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài ( BT3).

-Hình thành và phát triển năng lực văn học. Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.

- Yêu thích môn học. Có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính chiếu nội dung bài tập, phần mềm Meet 2.Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Trò chơi “Dấu câu”:

- Cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

+ 2 học sinh đặt câu theo yêu cầu sử dụng nhân hoá có dùng từ gọi người để gọi sự vật.

- GV nhận xét.

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới

2. Hoạt động luyện tập(30’) Bài 1

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ Kể tên các bài TĐ và chính tả ở tuần 21, 22 đã học?

+ Tìm từ chỉ tri thức và từ chỉ hoạt động tri thức?

+ Em hiểu Trí thức nghĩa là gì?

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, chốt bài.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 1 HS đọc.

- …: Ông tổ nghề thêu, Bàn tay cô giáo, Nhà bác học và bà cụ, …

- HS nêu

- Người lao động trí óc có trình độ cao.

- Lớp nhận xét.

-> Nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ (N.cứu k.học).

- Nhà phát minh, kĩ sư (N.cứu k.học, phát minh, p.chế, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống, …)

- Bác sĩ, dược sĩ (Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh).

- Thầy giáo, cô giáo (Dạy học).

- Nhà văn, nhà thơ (sáng tác).

(20)

Bài 2

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- Cho HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt bài.

+ Dấu phẩy có tác dụng gì?

Bài 3

- GV nêu yêu cầu bài.

- Gợi ý cách làm bài.

- Cho HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại đúng.

+ Dấu hỏi đặt cuối câu nào?

- Gọi HS đọc lại truyện.

+ Chuyện này gây cười ở chỗ nào?

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Đặt 3 câu với 3 từ ở bài tập 1.

- Viết đoạn văn ngắn kể về sản phẩm hoặc một nghề sáng tạo mà em biết, trong đó có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò.

- HS làm bài VBT, chia sẻ bài - Đọc và nhận xét, chữa bài.

a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp, Liên …

c) Hai bên bờ sông, những …

d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc …

- Cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài vào VBT, chia sẻ bài - Lớp nhận xét, chữa bài.

-> Anh ơi, người … làm gì?

- Điện … xem vô tuyến.

- 3 HS đọc lại truyện vui.

- Câu trả lời của người anh đã làm chúng ta buồn cười vì loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Không có điện thì làm gì có vô tuyến.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Chính tả

Tiết 43: Ê- ĐI – XƠN- ÔN TẬP CHỮ HOA P I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Chính tả

- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

*Tập viết

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P ( 1 dòng ) Ph, B ( 1 dòng) ; viết đúng tên riêng : Phan Bội Châu ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng : Phá Tam Giang ...

vào nam ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Hình thành phát triển quan sát, tự học, giao tiếp, sáng tạo.

- Yêu cái đẹp, rèn tính cẩn thận.Có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ.

(21)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Dạy trên phần mềm Meet các silde trình chiếu, máy tính - Học sinh: Vở ô li, vở tập viết, máy tính, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Giáo viên cho cả lớp hát.

*Kết nối

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá(30’) Hoạt động chuẩn bị viết chính tả a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc đoạn chính tả.

+ Những phát minh sáng chế của Ê – đi – xơn có ý nghĩa như thế nào?

- GV nhận xét, chốt.

- Những chữ nào trong bài được viết hoa? (... chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng Ê- đi- xơn)

- Tên riêng Ê - đi – xơn được viết như thế nào ? ( Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng ) => đó là cách viết hoa tên riêng nước ngoài.

- Viết tiếng, từ dễ lẫn : cống hiến, sáng kiến

3. Hoạt động luyện tập

*Chính tả

- GV đọc cho HS viết bài vào vở:

- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế

- GV đọc bài cho HS nghe để viết.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

*Tập viết

- GV đọc cho HS viết bài vào vở:

- GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế

- GV đọc bài cho HS nghe để viết.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV đọc bài cho HS soát, sửa lỗi.

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(2’)

- Lớp hát

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại đoạn chính tả.

- Nó góp phần thay đổi cuộc sống trên trái đất.

- Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng Ê-đi-xơn.

-Viết hoa chữ cái đầu tiên có gạch nối giữa các tiếng.

- HS viết vào nháp và chia sẻ bài

- HS viết bài vào vở - HS chia sẻ bài viết - Nhận xét bài bạn

(22)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về một nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học, quan tâm đến cuộc sống của con người và tự luyện viết cho đẹp hơn.

- GV hệ thống bài.

- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 21/01/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 01 năm 2022 Toán

Tiết 115: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

-Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, Dạy học bằng ứng dụng Meet 2. HS: SGK, Vở ôli

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá(30’) HD HS thực hiện phép chia - Gọi HS đọc VD

a) 4218 : 6 = ?

- Gọi 1 HS chia miệng.

Lưu ý: 1 chia cho 6 được 0, viết 0 thương ở vào bên phải của 7.

- Cả lớp hát

- 1 HS đọc VD.

- 1 HS chia miệng.

4218 6 01 703 18

0

- Vậy 4218 : 6 = 703.

(23)

+ Phép chia 4218 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?

b) 2407 : 4 = ?

- Gọi HS thực hiện phép chia

+ Lưu ý: Nhấn mạnh lượt chia thứ hai:

0 chia cho 4 được 0, viết 0 thương ở vào bên phải 6.

+ Vì sao trong phép chia 2407 : 4 ta phải lấy 24 chia cho 4 ở lần chia thứ nhất?

+ Phép chia 2407 : 4 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?

-> Dạng 3: Phép chia có chữ số 0 ở thương.

3. Hoạt động luyện tập Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Cho HS làm cá nhân.

- Yêu cầu HS chia sẻ bài làm

- Nhận xét, chữa bài bảng lớp và yêu cầu HS nêu cách chia.

- Nhận xét, chốt bài.

Bài 2:

- Gọi học sinh đọc bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hỏi gì?

-Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đương nữa ta phải tìm gì trước?

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 3:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.

- Là PC hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư bằng 0.

- HS thực hiện phép chia, nêu miệng cách chia.

2407 4 00 601 07 3

- Vậy 2407 : 4 = 601 (dư 3).

- Vì nếu lấy một chữ số của số bị chia là 2 thì số này bé hơn 4 nên ta phải lấy đến chữ số thứ hai để có 24 chia cho 4.

- Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 3.

- Đặt tính rồi tính.

-HS làm bài vào vở.

- HS chia sẻ bài, lớp chữa bài.

3224 4 2819 7 02 806 01 402 24 19

0 5 - 1 HS đọc đề bài -HS tóm tắt bài toán - HS làm bài vào vở - HS đọc bài, chia sẻ bài - HS khác nhận xét

Bài giải

Quãng đường đội công nhân đó đã sửa được là:

1215 : 3 = 405 (m)

Quãng đường đội công nhân đó còn phải sửa là:

1215 - 405 = 810 (m) Đáp số :810m đường - 1 HS đọc đề bài

- HS làm bài vào vở

(24)

- Gọi HS chữa bài

- Gọi HS nêu miệng kết quả.

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - GV hệ thống bài học.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò.

- HS nê nêu chỗ sai

- HS khác nhận xét, chữa lại phép tính sai

2 HS nhắc lại . ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập làm văn

Tiết 22: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. MỤC TIÊU

- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK ( BT1).

Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) (BT2).

- Hình thành phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính chiếu các siled 2. Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập(30’) Bài 1

- GV nêu yêu cầu bài.

+ Kể tên một số nghề lao động trí óc mà các em biết?

- Các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghề lao động trí óc hoặc một người hàng xóm, hoặc một người em biết qua đọc truyện, sách, báo. (Nếu HS còn lúng túng, GV cho các em dựa vào câu hỏi gợi ý để kể).

- Gọi HS xung phong kể.

- Cho HS thi kể.

-Lắng nghe

- HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý.

- Bác sĩ, giáo viên, kỹ sư XD, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, bác học.

- HS tập kể về một người lao động trí óc mà em biết.

- 4 HS thi kể.

(25)

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2

+ Bài tập yêu cầu điều gì?

-> Các em hãy viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 🡪 10 câu).

- Cho HS viết bài.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, chữa lỗi (nếu có), tuyên dương HS viết tốt.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Hoàn thành bài viết về người lao động trí óc.

- Nhận xét, dặn dò.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS viết vào VBT.

- 5 HS đọc bài viết.

- Lớp nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

KN: Vận dụng phép cộng, trừ, nhân và chia phân số, tìm phân số của một số để làm đúng, nhanh các bài tập.. TĐ: GD học sinh tính kiên trì, chịu

- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp