• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 3/9/2020 Tiết 1

Ngày dạy: 8/9

MỞ ĐẦU SINH HỌC

Bài 1+2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG - NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.

- Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.

- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong qúa trình thảo luận.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

- Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực thực hành, sử dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực tri thức về sinh học.

5. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Giáo dục tích hợp, ứng phó với biến đổi khí hậu: Thực vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển các loài thực vật, góp phần trồng cây gây rừng nhằm giảm CO2 trong khí quyển -> giảm hiệu ứng nhà kính, điều hoà nhiệt độ trái đất.

* Giáo dục đạo đức: HS thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây, giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường → Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình.

II. Phương pháp.

Giải quyết vấn đề III. Phương tiện

- GV: Chuẩn bị cây đậu, hòn đá, con gà.Tranh ảnh sưu tầm.

- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bảng phụ (t.7/sgk).

IV. Tiến trình dạy học – giáo dục

(2)

1/ Ổn định lớp(1p) Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ

3/Giảng bài mới(37p)

Vào bài: Hằng ngày ta tiếp xúc với các đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta,trong đó có vật sống và vật không sống.Vậy để nhận biết chúng qua đặc điểm như thế nào?

GV: Ghi tên bài lên bảng

Hoạt động của GV- HS Nội dung

HĐ1 : Nhận dạng vật sống và vật không sống (16p)

* Mục tiêu: Biết được vật sống và vật không sống .

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan, nhóm

*Kĩ thuật dạy học:chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

- GV yêu cầu HS kể tên một số cây, con vật, đồ vật, và hỏi:

+ Những cây cối, con vật đó cần điều kiện gì để sống? Chúng có lớn lên và sinh sản không?

+ Những đồ vật có cần điều kiện sống như cây cối, con vật hay không? Chúng có lớn lên và sinh sản không?

- HS kể tên một số sinh vật, đồ vật, lần lượt trả lời các câu hỏi.

- GV: Từ những điều trên em hãy nêu những điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống?

- HS: trả lời, rút ra kết luận.

- GV: hãy cho 1 số ví dụ về vật sống và vật không sống mà em quan sát được ở trường, ở nhà hoặc trên đường đi học.

- HS: cho ví dụ.

...

1. Nhận dạng vật sống và vật không sống.

- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản.

+ VD: con gà, cây đậu…

- Vật không sống: không

(3)

...

...

...

HĐ2 : Đặc điểm của cơ thể sống(6p)

* Mục tiêu: Biết được đăj điểm của cơ thể sống .

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan, nhóm

*Kĩ thuật dạy học:chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

GV treo bảng phụ có nội dung:

T T

VD Lớn

lên

Sinh sản

Di chuyển

Lấy Chất Cần thiết

Loại bỏ chất thải

Xếp loại Vật sống

Vật khôn g sống 1 Hòn

đá 2 Con

3 Cây

đậu

4 …

giải thích tiêu đề của cột 2, 6, 7. Phát phiếu học tập có nội dung như trên, yêu cầu các nhóm thảo luận điền vào bảng.

- HS chú ý lắng nghe, thảo luận hoàn thành bảng.

- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

? Qua bảng trên em hãy cho biết đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?

- HS trả lời, rút ra kết luận.

...

...

...

...

lấy thức ăn, không lớn lên.

+ VD: hòn đá…

2. Đặc điểm của cơ thể sống.

- Cơ thể sống có những đặc điểm:

+ Trao đổi chất với môi trường.

+ Lớn lên và sinh sản.

(4)

HĐ3: Sinh vật trong tự nhiên(10p)

* Mục tiêu: Biết được sự đa dạng của thế giwois sinh vật trong tự nhiên. .

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan, nhóm

*Kĩ thuật dạy học:chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

- HS thực hiện lệnh mục a SGK, các nhóm thảo kuận, rồi hoàn thành phiếu học tập

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận

? Qua bảng phụ trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của giới sinh vật và vai trò của chúng?

- HS trả lời, gv kết luận

- GV yêu cầu hs xem lại bảng phụ, xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV, ĐV và cho biết

? Các loại sinh vật thuộc bảng trên chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?

- HS các nhóm thảo luận dựa vào bảng, nội dung thông tin và quan sát hình 2.1SGK, đại diện báo cáo kết quả, GV kết luận.

...

...

...

...

HĐ4: Nhiệm vụ của sinh học(5p)

* Mục tiêu: hiểu được nhiệm vụ của sinh học. .

*Hình thức tổ chức: dạy học trên lớp.

*Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp.

*Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

3. Sinh vật trong tự nhiên

a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

- Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người.

b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên

* Sinh vật gồm 4 nhóm:

+ Thực vật + Động vật + Nấm

+ Vi khuẩn.

4. Nhiệm vụ của sinh học SGK

(5)

- GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học, các phần mà hoc sinh được học ở THCS.

- HS đọc thông tin mục 2 SGK, tìm hiểu và cho biết:

? Nhiệm vụ sinh học là gì ?

? nhiệm vụ thực vật học là gì ? - HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét

...

...

...

...

4/Củng cố (5p)

- GV: trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?

a. Lớn lên.

b. Sinh sản c. Di chuyển

d. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải - HS: a, b, d.

- GV: Vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau? Cho ví dụ.

- HS: Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản.

VD: con gà, cây đậu…

Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.

VD: hòn đá…

5/ Hướng dẫn (2p)

- HS ôn lại kiến thức về quang hợp ở sách tự nhiên xã hội ở tiểu học - Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường

- Trả lời câu hỏi trong SGK và xem bài mới “Đặc điểm chung của thực vật”

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì: Chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Giáo án dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Địa lí, Vật lí, Tin học, Mỹ Thuật, Giáo dục công dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài:

Với diễn biến hiện nay về biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng, bài viết đề cập đến những tác động lên môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?.. Khai thác rừng bừa bãi làm mất

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự

Thực vật giúp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách hấp thụ khí carbon dioxide và các chất độc hại, đồng thời thái khí oxygen giúp điều hòa không khí.. Trang 53 SBT

Sưu tầm các bức tranh, ảnh hoặc vẽ hình thể hiện hoạt động tích cực của học sinh với việc trồng và chăm sóc cây xanh. Những hoạt động trồng và bảo vệ