• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 10: Hoạt động của cơ | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 10: Hoạt động của cơ | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 26 VBT Sinh học 8): Chọn các từ, cụm từ: lực kéo, lực hút, lực đẩy, co, dãn điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

- Khi cơ co tạo ra một lực.

- Cầu thủ bóng đá tác động một lực đẩy vào quả bóng.

- Kéo gầu nước, tay ta tác động một lực kéo vào gầu nước.

Bài tập 2 (trang 26 VBT Sinh học 8): Làm thí nghiệm như hình 10 và tham khảo bảng 10 SGK, trả lời các câu hỏi:

1. Qua kết quả thí nghiệm, hãy cho biết khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?

Trả lời:

Cơ co tạo ra lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển và sinh ra công. Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để kéo một vật có khối lượng thích hợp với nhịp co vừa phải.

2. Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài?

Trả lời:

(2)

Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả cân nhiều lần, biên độ co cơ giảm dần theo thời gian, dẫn tới tay bị mỏi. Hiện tượng này gọi là sự mỏi cơ.

3. Sau khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?

Trả lời:

Khi chạy 1 đoạn đường dài thì tốc độ chạy càng về sau càng giảm, em cảm giác mỏi.

Vì cơ thể không cung cấp đủ oxy năng lượng nên tích tụ axit lactic gây mỏi cơ.

4. Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức được đặt tên là gì?

Trả lời:

Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức được đặt tên là sự mỏi cơ.

Bài tập 3 (trang 27 VBT Sinh học 8):

1. Khi bị mỏi cơ cần làm gì để hết mỏi cơ?

Trả lời:

Khi bị mỏi cơ cần phải nghỉ ngơi, hít thở sâu, xoa bóp nhẹ nhàng để mau hết mỏi cơ.

2. Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

Trả lời:

Trong lao động để cơ lâu mỏi và có năng suất cao cần làm việc vừa sức, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng cơ thể, đảm bảo khối lượng và nhịp và nhịp co cơ thích hợp.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tăng khả năng co cơ và tăng sức chiu đựng của cơ, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.

Bài tập 4 (trang 27 VBT Sinh học 8):

1. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Khả năng co cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

- Trạng thái thần kinh - Thể tích cơ

- Khối lượng của vật - Lực co cơ

(3)

- Khả năng dẻo dai bền bỉ

2. Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?

Trả lời:

Những hoạt động được coi là sự luyện tập cơ như: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, đá bóng, làm vườn, làm ruộng,…..đều giúp cơ phát triển

3. Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?

Trả lời:

Luyện tập thường xuyên các tác dụng giúp tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ, bên cạnh đó làm tăng cường khả năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể dẫn tới tăng khả năng sinh công của cơ, giúp cơ làm việc dẻo dai.

4. Nên có phương pháp luyện tập cơ như thế nào để có kết quả tốt nhất?

Trả lời:

Nên luyện tập cơ đúng phương pháp, luyện tập thường xuyên, vừa sức dể có kết quả tốt nhất.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 28 VBT Sinh học 8): Tìm những cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Khi cơ co tạo ra một lực để sinh công. Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ co. Làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ thể. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 28 VBT Sinh học 8): Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

Trả lời:

(4)

- Công của cơ là một lực do cơ co sinh ra

- Công của cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động

Bài tập 2 (trang 28 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.

Trả lời:

- Quá trình ôxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang đến tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.

- Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì năng lượng cung cấp không đủ, sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic sẽ tích tụ lại đầu độc làm cơ mỏi.

Bài tập 3 (trang 28 VBT Sinh học 8): Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.

Trả lời:

Các biện pháp tăng cường khả năng hoạt động của cơ:

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, lao động chân tay, - Giữ trạng thái tinh thần thoái mái, sảng khoái,…

- Có khối lượng và nhịp co cơ thích hợp Các biện pháp chống mỏi cơ:

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

- Làm việc, luyện tập, lao động kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý

- Khi bị mỏi cơ cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp co nhẹ nhàng, hít thở sâu để mau hết mỏi cơ.

Bài tập 4 (trang 28-29 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

a) Làm việc quá sức.

b) Lượng ôxi cung cấp thiếu.

c) Lượng axit lactic tích tụ đầu độc cơ.

d) Lượng khí cacbônic (CO2) trong máu thấp.

Trả lời:

(5)

Đáp án: d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn và uống, vận chuyển

+ Tăng nguy cơ tử vong ở cả mẹ và con vì có thai ở lửa tuổi bày là quá sớm + Ảnh hưởng xấu đến học tập, vị thế xã hội, hạnh phúc gia đình trong tương lai. + Khi nong

Quan sát sơ đồ hình 2-3, các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan cho biết: hệ thần kinh và hệ nội tiết điều khiển hoạt động của tất cả các hệ cơ quan,

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí

Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch đến nội dịch trong ốc tai màng; tác động lên các tế bào

Bài tập 2 (trang 159 VBT Sinh học 8): Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải phá nạo thai ở tuổi vị thành niên..

1. d) Dung dịch bạc nitrat. b) Dung dịch axit clohiđric. e) Dung dịch natri hiđroxit. c) Dung dịch chì nitrat. Giải thích và viết phương trình hóa học.. a) Dựa vào mối