• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

Ngày soạn: 08/04/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 04 năm 2019 Tập đọc

CHUYỆN Ở LỚP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

1.1. Hs đọc trơn cả bài. Chú ý:

- Phát âm đúng các tiếng, từ khó: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

1.2. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng có vần uôt, uôc.

1.3.- Hiểu được nội dung bài:

- Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện ko ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi. Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào.

- Kể lại cho bố, mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên, ngôi nhà của mình II

. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Đ ƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị.

- Nhận thức về bản thân.

- Tư duy phê phán.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc và phần luyện nói.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc đoạn 1 bài Chú công và trả lời câu hỏi: Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì?

- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc thế nào?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - Gv nêu.

2. Luyện đọc: (20’) a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các khổ thơ trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

Hoạt động của hs - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs đọc nt từng dòng thơ.

- Hs đọc nt các khổ thơ.

- Vài hs đọc.

(2)

+ Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần uôc, uôt: (10’) a. Tìm tiếng trong bài có vần uôt.

b. Tìm từ chứa tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc, c. Nói câu chứa tiếng có vần uôt, uôc.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài: (20’)

- Cho hs đọc khổ thơ 1 và 2.

+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?

- Cho hs đọc khổ thơ 3.

+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ?

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Gọi hs đọc lại bài.

b. Luyện nói: (10’)

- Nêu yêu cầu luyện nói: Hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?

- Yêu cầu hs hỏi và trả lời theo cặp.

- Nói trước lớp.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Cả lớp đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- Nhiều hs nêu.

- 4 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- 4 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 3 Hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs nói theo cặp.

- Vài cặp hs nói.

- Hs nêu.

____________________________________________

Toán

Bài 113: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (Trừ không nhớ) I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Bước đầu giúp hs:

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 100 (dạng 65- 30 và 36-4).

- Củng cố kĩ năng tính nhẩm.

2. Kĩ năng: Làm tính nhanh các phép tính, bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Đặt tính rồi tính: 67 - 22 56 - 16 94 - 92 - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu phép trừ: (10’)

- Giới thiệu cách làm tính trừ (ko nhớ) dạng 65 - 30

* Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 65 que tính.

+ 65 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

(3)

rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 65.

- Yêu cầu hs tách ra 3 bó que tính.

+ 30 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 30.

- Số que tính còn lại là mấy chục và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 35vào cột.

* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính: 65 - 30 35 + 5 trừ 0 bằng 5, viết 5

+ 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 - Như vậy: 65- 30= 35 - Gọi hs nhắc lại cách trừ.

b. Trường hợp phép trừ dạng 36 - 4

- Gv hướng dẫn cho hs cách làm tính trừ (bỏ qua bước thao tác bằng que tính).

- Đặt tính thẳng cột: 4 thẳng với 6 cột đơn vị.

- Gv thực hiện tương tự như trên.

2. Thực hành:

a. Bài 1: Tính: (8’) - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài.

b. Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s: (8’) - Muốn biết đúng, sai ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Vì sao viết s vào ô trống?

- Gọi hs nhận xét bài.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

c. Bài 3: Tính nhẩm:(bỏ cột 1,3) (8’) - Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét bài làm.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm.

- 1 vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

-1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc yc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

Ngày soạn: 09/04/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 04 năm 2019

(4)

Tập viết

TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ, P I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs biết tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P

- Viết các vần uôt, uôc; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài... chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu.

- Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng quy định.

2. Kĩ năng:

Viết đẹp nhanh các tiếng, từ, câu.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích luyện viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ viết mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Viết các từ: con cóc, cá lóc, quần soóc, đánh moóc.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (2’) 2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa. (5’)

- Gv cho hs quan sát chữ hoa O, Ô, Ơ, P - Gv viết mẫu và nêu quy trình viết.

- Nêu lại cách vi

ết các nét của mỗi chữ.

3. Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng. (5’)

- Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài: uôt, uôc, chải chuốt, thuộc bài.

- Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.

- Luyện viết trên bảng con.

- Gv nhận xét, sửa sai.

4. Hướng dẫn hs viết vở tập viết. (15’) - Cho hs tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P

- Luyện viết các vần, từ ứng dụng.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết bài.

Hoạt động của gv - 2 hs viết bảng.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Cả lớp viết.

- Hs tô theo mẫu.

- Hs tự viết.

__________________________________________

Chính tả CHUYỆN Ở LỚP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs chép lại khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp. Biết cách trình bày thể thơ 5 chữ.

- Điền vần uôt hay uôc, điền chữ c hay k.

2. Kĩ năng: Viết nhanh, đúng chính tả đều, đẹp.

(5)

3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó luyện viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết đoạn văn cần chép.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài tập: Điền r/ d hay gi.

....ỏ cá hiền ...ịu ...ó to cái ...ổ ...ực ...ỡ ...ễ ...àng - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1’) 2. Hướng dẫn hs tập chép. (15’) - Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv nhận xét.

2. Hướng dẫn hs làm bài tập. (15’) a. Điền vần: uôt hay uôc?

- Yêu cầu hs làm bài: (buộc tóc, chuột đồng) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: c hay k?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (túi kẹo, quả cam) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm.

- Nhận xét.

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

________________________________________________

Toán

Bài 114: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Giúp hs:

- Củng cố về làm tính trừ các số trong phạm vi 100 (ko nhớ). Tập đặt tính rồi tính.

- Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép trừ đơn giản).

- Củng cố kĩ năng giải toán.

2. Kĩ năng: Làm tính nhanh các phép tính, bài tập.

(6)

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đặt tính rồi tính:

35 - 12 82 - 50 68 - 4 - Gv nhận xét.

B. Bài luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính: (10’) - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét bài làm.

Bài 2: Tính nhẩm: (5’) - Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét, sửa sai.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: (>, <, =)?(5’)

- Muốn điền dấu ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs thực hiện phép tính ở vế trái và vế phải, rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.

- Nhận xét bài làm.

Bài 4: (8’)

- Đọc đề bài.(HS khá, giỏi) - Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải

Lớp em có số bạn nam là:

35 - 20 = 15 (bạn ) Đáp số: 15 bạn - Nhận xét bài giải.

Bài 5: Nối (theo mẫu):

- Nêu cách làm.

- Gv tổ chức cho hs thi đua nối nhanh, đúng.

- Gv tổng kết trò chơi.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc đề bài.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs đại diện 3 tổ thi tiếp sức.

_________________________________________

Ngày soạn: 10/04/ 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 04 năm 2019

(7)

Tập đọc

MÈO CON ĐI HỌC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

1.1. Hs đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ khó: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Nghỉ hơi sau dấu chấm hỏi.

1.2. Ôn các vần ưu, ươu.

- Tìm tiếng trong bài có vần ưu.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần ươu.

- Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc vần ươu.

1.3. Hiểu được nội dung bài: Bài thơ kể chuyện Meò con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm mèo sợ ko dám nghỉ nữa.

- Học thuộc lòng bài thơ.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên, ngôi nhà của mình.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Đ ƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị.

- Nhận thức về bản thân.

- Tư duy phê phán.

- Kiểm soát cảm xúc.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc và phần luyện nói.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc bài thơ Chuyện ở lớp và trả lời câu hỏi: Mẹ muốn em bé kể chuyện gì?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - Gv nêu.

2. Luyện đọc: (20’) a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.

- Gv giải nghĩa các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, be toáng.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài.

- Đọc phân vai.

- Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần ưu, ươu. (10’) a. Tìm tiếng trong bài có vần ưu.

b. Tìm từ chứa tiếng có vần ưu, ươu.

Hoạt động của hs - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs đọc nt từng dòng thơ.

- Vài hs đọc.

- Vài nhóm đọc.

- Cả lớp đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

(8)

c. Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc vần ươu.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài: (15’) - Đọc 4 dòng thơ đầu.

+ Mèo kiếm cớ gì để trốn học?

- Đọc 6 dòng thơ cuối.

+ Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?

*GV: Trẻ em có quyền được học tập và cũng phải có bổn phận chăm chỉ học tập.

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Đọc lại bài.

- Kể lại nội dung bài.

- Quan sát tranh và cho biết: Tranh vẽ cảnh nào?

b. Học thuộc lòng bài thơ. (8’)

- Yêu cầu hs luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Gv nhận xét, khen hs thuộc bài tại lớp.

- Các em có nên bắt chước bạn Mèo ko? Vì sao?

c. Luyện nói: (10’)

- Nêu yêu cầu luyện nói: Vì sao bạn thích đi học?

- Yêu cầu hs nhìn tranh nói theo mẫu.

- Gv tổ chức cho hs nói theo cặp.

- Luyện nói trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Cho hs đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng; chuẩn bị bài: Ngôi nhà.

- Nhiều hs nói.

- 2 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs kể.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự đọc.

- Hs các tổ thi đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu.

- 2 hs nói mẫu.

- Hs nói theo cặp.

- Nhiều hs nói.

- 1 hs đọc.

Toán

Bài 115: CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày.

- Biết gọi tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hằng ngày.

- Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần.

2. Kĩ năng: Vận dụng xem ngày tháng năm soạn bài hằng ngày, áp dụng thực tế.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một quyển lịch bóc hằng ngày và 1 bảng thời khóa biểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(9)

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đặt tính rồi tính:

55 - 22 67 - 13 45 - 4 - Gv nhận xet

B. Bài mới:

1. Giới thiệu các ngày trong tuần lễ: (10’)

a. Gv giới thiệu cho hs quyển lịch bóc hằng ngày, chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi:

+ Hôm nay là thứ mấy?

b. Gọi hs đọc hình vẽ trong sgk.

- Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào?

c. Gv chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: Hôm nay là ngày bào nhiêu?

2. Thực hành:

Bài 1: (5’) - Đọc yêu cầu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Đọc kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 2: (5’) - Đọc yêu cầu.

- Gv cho hs làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: Đọc thời khóa biểu của lớp em. (8’) - Yêu cầu hs đọc TKB.

- Cho hs chép lại TKB vào vở.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Hoạt động của hs

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc yc.

- Vài hs đọc.

- Hs tự chép.

_________________________________________

Ngày soạn: 11/04/ 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 04 năm 2019 Tập đọc

NGƯỜI BẠN TỐT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

1.1. Hs đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.

Tập đọc các đoạn đối thoại.

1.2. Ôn các vần uc, ut;

(10)

- Tìm được tiếng có vần uc, ut.

- Nói câu chứa tiếng chứa vần uc hoặc ut.

1.3. Hiểu nội dung bài.

- Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc; thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: Yêu quý bạn bè, chia sẻ gúp đỡ lẫn nhau II

. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Đ ƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Hợp tác.

- Ra quyết định.

- Phản hồi, lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc và phần luyện nói.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc thuộc lòng bài Mèo con đi học và trả lời các câu hỏi:

+ Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?

+ Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - Gv nêu.

2. Luyện đọc: (20’) a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.

+ Cho hs ghép từ: ngượng nghịu.

- Luyện đọc các câu trong bài.

- Đọc câu dề nghị của Hà và câu trả lời của cúc.

- Tập đọc câu: Hà thấy vậy... trên lưng bạn và câu:

Cúc đỏ mặt... cảm ơn Hà.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần uc, ut: (10’)

a. Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.

b. Nói câu chứa tiếng có vần uc, vần ut.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

Hoạt động của hs - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đọc nt từng câu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

(11)

a. Tìm hiểu bài: (20’) - Cho hs đọc đoạn 1.

+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?

- Cho hs đọc đoạn 2.

+ Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?

*GV: Trẻ em có quyền được tham gia kết bạn và phải có bổn phận giúp đỡ bạn và trở thành người bạn tốt.

- Gọi hs đọc lại bài.

+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?

b. Luyện nói: (10’)

- Nêu yêu cầu luyện nói: Kể về người bạn tốt của em.

- Cho hs tập kể theo cặp.

- Gọi hs kể trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Cho hs đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà, nhìn tranh minh họa, kể lại các việc 2 bạn nhỏ đã giúp nhau như thế nào.

- 1 hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs kể theo cặp.

- Vài hs kể trước lớp.

Toán

Bài 116: CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Giúp hs:

- Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100.

- Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm đơn giản.

- Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ.

2. Kĩ năng: Làm tính nhanh các phép tính, bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một quyển lịch bóc hằng ngày và 1 bảng thời khóa biểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- 1 tuần lễ có mấy ngày? Là những ngày nào?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv nêu mục tiêu tiết học.

2. Thực hành:

Bài 1: Tính nhẩm:(bỏ cột 2) (5’) - Yêu cầu hs tự làm bài.

Hoạt động của hs - 2 hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- Hs làm bài.

(12)

- Nêu cách trừ nhẩm.

- Đọc kq và nhận xét. (5’)

Bài 2: Đặt tính rồi tính:(bỏ cột 2) - Cho hs tự làm bài.

Bài 3: Đọc đầu bài. (10’) - Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Số que tính hai bạn có là:

35 + 43= 78 (que tính) Đáp số: 78 que tính Bài 4: Đọc bài toán. (10’)

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs giải bài toán.

Bài giải:

Lan hái được số bông hoa là:

68- 34= 34 (bông hoa) Đáp số: 34 bông hoa - Cho hs nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu.

- Hs đọc và nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm bài.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự giải bài toán.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự giải bài toán.

- Hs nêu.

_______________________________________________

Bồi dưỡng Học sinh

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (trừ không nhớ) I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức:

- Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100,giải bài toán có lời văn 2. Kĩ năng:

- Giải toán có lời văn và thực hiện tính

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, kỹ năng tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Kiểm tra bài cũ:(5P)

- Đặt tính rồi tính: 35- 12 82- 50 68- 4 - Gv nhận xét.

B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1P) 2. Ôn tập:

Bài 1 Đặt tính rồi tính(8P)

- 3 hs lên bảng làm.

(13)

48 - 31 60- 30 75 + 3 53 - 30 79- 17 99- 8 - Gọi HS đọc y/cầu bài tập - Cho học sinh l làm bài Bài 2: Tính nhẩm(8P)

45 – 5 67- 15 90 – 30 58 – 47

Bài 3: Khoanh vào kết quả bé nhất(555P) 86 – 72 95 – 80 45 - 32

Bài 4: Giải bài toán sau : (8P)

Đàn gà có 65 con ,trong đó có 24 con gà mái .Hỏi đàn gà có bao nhiêu con gà trống ?

- Gọi HS lên bảng lớp vào vở.

3. Củng cố - dặn dò (3P) - GV nhận xét giờ học.

- H nêu y/c đề bài .

- 3 H lên bảng làm , cả lớp làm bài vào vở

- H chữa bài , nhận xét lẫn nhau . -2 H lên bảng làm , cả lớp làm bài vào vở

- H chữa bài , nhận xét lẫn nhau .

- HS làm bài. 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở

- HS làm bài. 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở

____________________________________________________

Hoạt động Ngoài giờ

CHÚNG EM HÁT VỀ HÒA BÌNH – HỮU NGHỊ I. MỤC TIÊU

HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc qua lời ca, tiếng hát.

II. TÀI LLIEEUJ VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các bài thơ, bài hát về hòa bình, hữu nghị.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 Chuẩn bị:

- Trước 2 tuần, phổ biến kế hoạch liên hoan văn nghệ. Yêu cầu HS tập các bài hát, bài thơ về tình yêu hòa bình, tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

- GV sắp xếp chương trình liên hoan.

 Liên hoan văn nghệ (25’)

- Lớp học trang trí, trên bảng viết chữ “Chúng em hát vể hòa bình, hữu nghị”. Kê bàn ghế thành hình chữ U, khoảng trống ở lớp là sân khấu để biểu diễn văn nghệ.

- Tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn.

 Đánh giá và trao giải(10’) - Hướng dẫn cả lớp bình chọn:

+ Tiết mục hay nhất + Tiết mục ấn tượng nhất

- Trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ, nhóm

HS tập các bài hát, bài thơ về tình yêu hòa bình, tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

- Các tổ, cá nhân HS đăng kí tiết mục với GV

- Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt biểu diễn văn nghệ.

- Cả lớp hát bài “ Em yêu hòa bình” và bài “ Trái đất này là của chúng mình”.

_____________________________________________

Ngày soạn: 12/04/ 2019

(14)

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 04 năm 2019 Chính tả

MÈO CON ĐI HỌC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs chép lại chính xác 8 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học.

- Điền đúng vần iên hay in và các chữ r, d hay gi.

2. Kĩ năng: Viết nhanh, đúng chính tả đều, đẹp 3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó luyện viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viêt sẵn 8 dòng thơ đầu của bài Mèo con đi học.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs lên bảng làm bài tập: Điền ch hay tr.

ngọn ...e ...a mẹ con ...âu cái ...ổi ...ẻ con ...ả nem - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1’) 2. Hướng dẫn hs tập chép. (18’) - Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv nhận xét.

3. Hướng dẫn hs làm bài tập. (10’) a. Điền vần: iên hay in?

- Yêu cầu hs làm bài: (Đàn kiến đang đi. Ông đọc bảng tin.)

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: r, d hay gi?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây. Đàn cá rô lội nước.)

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng.

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

______________________________________________

(15)

Kể chuyện SÓI VÀ SÓC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs hào hứng nghe gv kể chuyện Sói và Sóc.

- Hs nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Hs hiểu ra Sóc là con vật thông minh nên thoát khỏi tình thế nguy hiểm.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, đọc có ngữ điệu bài.

3. Thái độ: học tập sự thông minh, nhanh trí của Sóc.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN Đ ƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị bản thân.

- Tư duy phê phán.

- Thể hiện sự tự tin.

- Lắng nghe tích cực.

- Ra quyết định.

- Thương lượng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong sgk.

- Mặt nạ Sói và Sóc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kể chuyện Niềm vui bất ngờ.

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (1’) 2. Gv kể chuyện. (5’)

- Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.

- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa.

3. Hướng dẫn hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

(7’)

- Quan sát tranh 1, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.

- Gọi hs kể đoạn 1.

- Các tranh 2, 3, 4 thực hiện tương tự nt.

- Nhận xét phần kể chuyện của bạn.

4. Hs phân vai kể toàn truyện: (10’)

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs kể theo cách phân vai.

- Nhận xét.

5. Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện. (5’)

- Sói và Sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó.

- Gv chốt lại: Sóc là nhân vật thông minh...

Hoạt động của hs - 2 hs kể.

- 1 hs nêu.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe để nhớ câu chuyện.

- Hs tập kể theo cặp.

- Hs đại diện 3 tổ thi kể.

- Hs nêu.

- Vài nhóm hs kể.

- Hs nêu.

- Vài hs nêu.

(16)

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

_________________________________________

Bồi dưỡng Tiếng Việt

Luyện đọc :

CHUYỆN Ở LỚP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS đọc trơn toàn bài .Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó : đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Ôn vần : uôc,uôt

- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : uôc,uôt.

2. Kĩ năng:

- Đọc và viết được câu ứng dụng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng ôn như sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Kiểm tra bài cũ:(5P)

- Cho hs viết: Trăng khuyết, Thuyền trôi - Gv nhận xét

B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1P) 2. Ôn tập: (26P) 1.Giới thiệu bài 1p

2. Luyện đọc bài: Chuyện ở lớp . 23p - Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .

- GV sửa cho học sinh . a) Luyện đọc tiếng , từ

- Luyện đọc tiếng , từ khó: đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Nhận xét .

b) Luyện đọc câu :

- Cho học sinh đọc từng câu . - Nhận xét

c)Ôn lại các vần : uôt,uôc

- Cho HS nêu tiếng , từ có vần uôt,uôc - Nhận xét .

d) Luyện đọc toàn bài .

- Gọi HS thi đọc diễn cảm toàn bài

- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét

- Tìm tiếng khá đọc – nhận xét .

- Nối tiếp nhau đọc tiếng , từ khó -

- Nối tiếp nhau đọc từng câu - Nhận xét

- Nêu . - Nhận xét

- Đọc diễn cảm cả bài . - Nhận xét.

(17)

3. Luyện tập : 10p

- Cho HS thi tìm tiếng , nêu câu chứa tiếng cóvần : uôc,uôt

- Cho HS nêu lại nội dung bài .

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở BTTV C. Củng cố - Dặn dò (1p)

- Nhận xét giờ học.

- Thi tìm tiếng , nêu câu chứa tiếng có vần : uôc,uôt

-Vài em nhắc lại nội dung bài .

- Lần lượt nêu yêu cầu của bài – thực hiện vào vở bài tập Tiếng Việt

______________________________________________

Sinh hoạt lớp TUẦN 30 I. MỤC TIÊU

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần .

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được . khắc phục những mặt còn tồn tại - Tiếp tục thi đua vươn lên trong học tập , nề nếp .

II. NỘI DUNG

1. Tổ tr ưởng nhận xét các thành viên trong tổ.

Tổ , tổ 2, tổ 3

Gv căn cứ vào nhận xét ,xếp thi đua trong tổ 2. GV nhận xét chung

a. Ưu điểm

b. Nhược điểm

3. Phương hướng hoạt động tuần tới

- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .

- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .

- Lớp thi đua giành nhiều nhận xét tốt.

_________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II.. ĐỒ DÙNG

Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của

Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học... CÁC HOẠT ĐỘNG

Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II.. ĐỒ DÙNG

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí