• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 15

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077) I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

Môn học: Lịch sử - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

- Những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

* Năng lực đặc thù

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: tự hào về đất nước, về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Có ý thức tự giác, tích cực bảo vệ quê hương, đất nước.

- Chăm chỉ, trách nhiệm: đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết;

Có ý thức tự giác, tích cực bảo vệ quê hương, đất nước.

II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-GV: SGK, SGV, bản đồ Đại Việt thời Lý – Trần, mỏy chiếu.

+ Lược đồ kháng chiến chống Tống (1075-1077) - HS : SGK, vở bài tập, chuẩn bị theo hướng dẫn tiết trước IV. TIẾN TRèNH DẠY & HỌC

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được âm xâm lược nước ta của nhà Tống.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv trình chiếu hình ảnh Lí Thường Kiệt, qua đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:

Qua hình ảnh trên em biết đó là ai,? em biết gì về Li Thường Kiệt ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, suy nghĩ trả lờI Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trả lời cá nhân

Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

GV: Từ sau cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn thắng lợi, quan hệ giữa ta và nhà Tống vẫn ổn định trong một thời gian. Nhưng giữa thế kỉ XI nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối nội, đối ngoại, do đó đã âm mưu xâm lược nước ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động 1: Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?

? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?

? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?

? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

GV: - Tình hình nhà Tống lúc này như thế nào?

2. + Ngân khố tài chính nguy ngập + Nội bộ mâu thuẫn.

+ Nhân dân khắp nơi đấu tranh.

+ Bộ tộc người Liêu Hạ quấy nhiễu phía bắc.

- GV nhấn mạnh: muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng, đó ngấm ngầm chuẩn bị kế hoạch xâm lược Đại Việt, do đó quan hệ 2 nước ngày càng xấu đi

3.- HS: + Xúi giục vua Chăm- Pa + Cấm nhân dân 2 bên qua lại

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Thế kỉ XI nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế ,chính trị.

- Xâm lược Đại Việt để giải quyết tỡnh hỡnh khú khăn trong nước.

(3)

+ Cho quân sang, cướp bóc, dũ la + Lôi kéo tù trưởng.

+ Ngấm ngầm chuẩn bị vũ khí, lương thực.

4.

- Suy yếu lực lượng của nhà Lý.

* GV nhấn mạnh: muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng, đó ngấm ngầm chuẩn bị kế hoạch xâm lược Đại Việt, do đó quan hệ 2 nước ngày càng xấu đi.

-> Gv : Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống – vua tôi nhà Lý đó chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó  Cách đối phó ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Nhà Tống xui Cham-pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước…

Hoạt động 2: Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.

a) Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhàTốngđã chuẩn bị kháng chiến ra sao.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Đứng trước âm mưu xâm lược đó nhà Lý đó đối phó bằng cách nào?

? Lý Thường Kiệt chủ trương gì? Và làm gì để đối phó với cuộc xâm lược của quân giặc?

? Tại sao Lý Thường Kiệt có chủ trương “ ngồi yên đợi giặc … chặn thế mạnh của giặc

 thể hiện điều gì?

? Trình bày diễn biến cuộc tiến công của quân ta?

? Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?

? Mục đích làm việc đó là gì?

2/ Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

a. Nhà Lý chuẩn bị:

- Nhà Lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ

huy tổ chức kháng chiến.

- Chủ trương của nhà Lý: Tấn công trước để phòng vệ.

(4)

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là xâm lược?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Đại diện các nhóm kết quả thảo luận

* Sản phẩm dự kiến

1. Thời Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

2. Quân đội luyện tập thường xuyên, đánh trả các cuộc quấy phá, đem quân đánh Chămpa, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống và Chămpa.

- Mời Lý Đạo Thành làm thái sư, quân đội luyện tập canh phòng suốt ngày đêm.

- Lệnh các tù trưởng mộ thêm binh lính phá âm mưu của Tống, đem quân đánh Champa.

=> GV: Lý Thường Kiệt cùng quan sỹ ngày đêm luyện tập, mộ thêm binh lính quyết làm t 3. - Nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc đánh trả tiến hành cuộc chiến tranh.

* Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công để bảo vệ thuộc địa chứ không phải xâm lược).

4. Tháng 10/ 1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống:

+ Quân bộ do các tù trưởng Tông Đản và Thôn Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào Châu Ung.

+ Quân Thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo đường ven biển vùng Quảng Ninh đổ bộ vào Châu Khâm và Châu Liêm.

+ Lý Thường Kiệt sau khi phá huỷ các kho tàng của giặc, tiến về bao vây thành Ung Châu.

Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trng Quốc. Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rằng mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình.

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược?

5.

Đây là chủ trương độc đáo, sáng tạo, tiến công để tự vệ, thể hiện sự táo bạo nhằm giành quyền tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa xâm lược.

- Lưu ý: để cô lập kẻ thù và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trên đường tiến

b. Diễn biến:

- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

- Lý Thường Kiệt đó cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đó làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

c. Ý nghĩa:

- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà T

ống vào nước ta .

(5)

quân LTK cho yết bảng nói rõ mục đích tự vệ của ta.

6. Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động - Gv nhận xét, đánh giá

- GV: sau khi đạt những mục tiêu đặt ra LTK ra lệnh phá hết cầu cống, thiêu hủy lương thảo rồi nhanh chóng rút quân về nước chuẩn bị cuộc kháng chiến.

- Nhấn mạnh: làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công của chúng, ta có thời gian chuẩn bị. Với thắng lợi trong cuộc khỏng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt là lừng danh nhất ở thế kỉ XI.

- Sau khi Lý Thánh Tông mất, Lý Nhân Tông mới 7 tuổi, vương phi ỷ Lan nhiếp chính cùng với sự tài giỏi độc đáo của Lý Thường Kiệt...

Đó huy động cả nước vào trận tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù.

Đại Việt ra khỏi chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miện để đất nước bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến.

- Liên hệ, giáo dục: Quân Tống xâm lược nước ta năm 981 đó bị Lê Hoàn đánh bại nhưng chúng vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta và lần này vẫn bị thất bại. Sau đó Lý Thường Kiệt vẫn cho nhân dân miền biên giới buôn bán trao đổi bình thường điều này thể hiện mối quan hệ hũa hiếu nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ…

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:

HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành.

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

d, Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

Hãy viết tiếp vào các ý sau về tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI:

(6)

- Tài chính trong nước - Nội bộ triều đình - Đời sống nhân dân - Tình hình biên cương Lời giải:

- Tài chính trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

- Nội bộ triều đình: mâu thuẫn.

- Đời sống nhân dân: đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

- Tình hình biên cương: vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về âm mưu chuẩn bị đánh Đại Việt của nhà Tống:

Xúi giục Cham – pa đánh ta từ phía nam.

Cấm nhân dân hai bên biên giới qua lại.

Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

Lôi kéo các tù trưởng dân tộc ít người của ta theo Tống.

b) Chọn và điền các từ cho sẵn sau đây:

- Đợi giặc - Đánh trước - Thế mạnh - Chiến thắng - Sẵn sàng

Vào chỗ (…) của câu dưới đây cho đúng với câu nói của Lý Thường Kiệt:

“Ngồi yên…, không bằng đem quân…để chặn...của giặc”

Lời giải:

a) Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

b) “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào đối với việc tấn công của quân Tống?

- Đánh giá công lao của Lý Thường Kiệt?

(7)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Bài làm:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.

Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.

Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm dành lại thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược => đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược.

Bài làm:

Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển tướng đánh bại hơn 10 vạn quân xâm lược Tống. Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình đúng đắn. Ông đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

GV dẫn chứng một vài nhận định về Lí Thường Kiệt:

Bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn cũng ca ngợi ông:

“Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả.”

Sử thần nhà Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ, trong sách Việt sử tiêu án, đã đề cao Lý Thường Kiệt qua việc so sánh chiến công đánh Tống của ông với các chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo:

“Nước ta đánh nhau với quân nước Trung Hoa nhiều lần, từ vua Nam Đế trở về trước, việc đã lâu rồi, sau này vua Ngô Tiên Chúa đánh Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành đánh trận Lạng Sơn, vua Trần Nhân Tôn đánh đuổi được Toa Đô, Thoát Hoan, những trận được vẻ vang đó là câu chuyện hãnh diện của nước ta, nhưng đều là giặc đến đất nước, bất đắc dĩ mà phải ứng chiến. Còn đến đường đường chính chính đem quân vào

(8)

nước người, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo, như trận đánh Ung Liêm này thật là đệ nhất võ công, từ đấy người nước Tầu không dám coi thường chúng ta, đến những đồ cống, hình thức thơ từ, không dám hà trách, chỉ sợ lại sinh ra hiềm khích. Đến thơ từ của nước ta đưa cho Trung Hoa chỉ dùng có hai tấm ván sơn đen, liệt tên vài vị đại thần dùng ấn tín Trung thư môn hạ mà đóng vào, thế thì triều Lý được trịch với Tống nhiều lắm.”

Tiết 16, Bài 11

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077)

I. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077) Môn học: Lịch sử - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

- Những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

* Năng lực đặc thù

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: tự hào về đất nước, về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Có ý thức tự giác, tích cực bảo vệ quê hương, đất nước.

- Chăm chỉ, trách nhiệm: đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết;

Có ý thức tự giác, tích cực bảo vệ quê hương, đất nước.

II.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

+ Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tài liệu tham khảo…

+ Lược đồ trận tuyến Như Nguyệt. Tư liệu về Lý Thường Kiệt 2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập….

I II . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:

Giúp học sinh hiểu đươc trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

(9)

d) Tổ chức thực hiện:

Gv trình chiếu hình ảnh bản đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt Sau đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:

Qua hình ảnh trên em biết đó là trận chiến nào? Do ai chỉ huy?

Hình ảnh trận chiến trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể diễn biến trận đánh, là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài.

Qua hình ảnh trên em biết đó là trận chiến nào? Do ai chỉ huy Dự kiến sản phẩm; HS quan sát hình ảnh ,trao đổi,thảo luận và trả lời

Hình ảnh trận chiến trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể diễn biến trận đánh, là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kháng chiến bùng nổ

a) Mục tiêu: HS trình bày cuộc kháng chiến bùng nổ

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Sau khi rút khỏi Ung Châu, Lý Thường kiệt đã làm gì

- LTK đó tổ chức, bố trí lực lượng đối phó với cuộc tiến công xâm lược ĐV của nhà Tống như thế nào?

- Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống?

? Phòng tuyến sông Như Nguyệt được xây dựng như thế nào?

- Sau thất bại nặng nề và bất ngờ ở Ung Châu, nhà Tống đó làm gì?

B2: Thực hiện nhệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

1. Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

2. Chuẩn bị:

1. Kháng chiến bùng nổ

* Chuẩn bị của nhà Lý:

- Sau khi rút quân về nước, Lý

(10)

+ Các tù trưởng trấn giữ các nơi hiểm yếu gần biên giới.

+ Đường thủy: Lý Kế Nguyên chỉ huy.

+ Đường bộ: Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy giữ phòng tuyến trên sông Như Nguyệt Dự kiến quân Tống sẽ tiến vào nước ta theo 2 đường, LTK đó bố trớ.

+ Một hệ thống phòng tuyến ngăn cản đường tiến công của giặc ở những nơi hiểm yếu vùng biên giới do các tù trưởng trực tiếp chỉ huy.

+ Ở phòng tuyến hướng Đông Bắc, ta bố trí một đạo quân mạnh do LTK chỉ huy chặn đường tiến theo đường thủy của giặc.

+ Đặc biệt, LTK tổ chức quân dân ĐV chuẩn bị

khẩn trương xây dựng một phòng tuyến kiên cố trên sông Như Nguyệt, chọn nơi đây là điểm quyết chiến chiến lược của quân dân ta.

* Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước ta theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đó bố trí (chỉ bản đồ):

+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thủy quân địch vượt qua.

+ Đường bộ được bố trí dọc chiến tuyến sông Cầu qua đoạn Như Nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu. Đội quân chủ lực này do chính Lý Thường Kiệt chỉ

huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong – Bắc Ninh) cách bến Như Nguyệt vài km.

+ Ngoài ra, các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đó cho quân mai phục những vị trớ chiến lược quan trọng.

3. - Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong. Bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay. Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng vì nó án ngữ, chặn ngang mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long, chặn được tất cả các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây ( Trung Quốc) đến Thăng Long.

- Giáo dục HS: Sự sáng tạo của ông cha ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng pḥòng tuyến chống giặc.

4. - Sông Như Nguyệt được coi như một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua.

- Phòng tuyến dài gần 100 km, dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại, được đắp bằng đất cao vững chắc, bên ngoài cón có mấy lớp giậu tre dày

Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị

bố phòng.

- Ta xây dựng phòng tuyến ở các vị trí chiến lược ở biên giới và chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.

(11)

đặc.

- Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy, trực tiếp đóng giữ phũng tuyến quan trọng này gồm cả bộ binh và thủy binh.

- GV nhận xột, chốt ý: đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng vì nó án ngữ mọi con đường từ phía bắc về Thăng Long…

- Giáo dục HS: Sự sáng tạo của ông cha ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng pḥòng tuyến chống giặc.

5. - Cho quân xâm lược Đại Việt.

- GV dựa vào lược đồ tường thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Tống: Bị thất bại nặng nề và bất ngờ ở Ung Châu, nhà Tống hết sức căm giận, liền tiến hành cuộc xâm lược Đại Việt.

* Giảng: Cuối năm 1076, quân Tống cho 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy chuẩn bị tiến vào nước ta, bất chấp mọi khó khăn.

+ Ngày 8/1/1077, Quách Quỳ chỉ huy 30 vạn quân, vượt ải Nam Quan vào Lạng Sơn. Địch theo đường thiên lí xuống Thăng Long. Theo lệnh trên, Thân Cảnh Phúc cho quân núp trong rừng núi ven đường thiên lí, tiếp tục chiến đấu đánh tiêu hao lực lượng của địch.

+ Ngoài cánh quân bộ kể trên, một cánh quân thủy từ Quảng Đông theo đường biển phía Bắc đảo Hải Nam, tiến vào vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh) rồi đổ bộ lên đất liền, hỗ trợ cho cánh quân bộ.

+ Quân Tống tràn xuống phía Nam, đến mạn Bắc phòng tuyến sông Như Nguyệt thì bị chặn lại.

Quách Quỳ phải rải quân đóng ở nhiều nơi, chờ quân thủy đến. Nhưng chính lúc đó, cánh quân thủy của giặc đó bị đạo quân chủ lực của Lý Thường Kiệt đánh cho tơi bời trên vùng ven biển Quảng Ninh.

Kết quả: Quân Tống đóng ở bờ Bắc sông Cầu, không lọt vào sâu được.

- Giáo dục HS: Sự sáng tạo của ông cha ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng pḥng tuyến chống giặc.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

* Cuộc tấn công xâm lược của quân Tống:

* Quân Tống:

- Cuối năm 1076, nhà Tống cử

một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ xâm lược Đại Việt.

- Tháng 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.

* Quân ta:

- Chặn đánh cản bước tiến của giặc. Đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị

quân ta chặn lại.

- Quân thủy của nhà Tống bị

quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho quân bộ.

(12)

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh..

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt đó diễn ra như thế nào?

? Đứng trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt đó có hành động gì?

? Em hãy nêu những nột độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

? Kết quả thế nào?

? Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi do đâu?

? ý nghĩa của cuộc chiến.

? Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng, giảng hàa với giặc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Hs đọc thông tin SGK - Nghiên cứu, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện 1. HS dựa vào SGK mô tả.

- GV dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt tường thuật chi tiết:

Tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, nhìn chung hai bên đều giữ thế phòng thủ, it cuộc giao tranh.

Phía quân Tống không dám vượt sông tấn công ta và cũng chờ viện binh là cánh quân thủy. Nhưng lúc này, cánh quân thủy đó bị Lý Kế Nguyên đánh cho đại bại nên không thể tiếp viện cho Quách Quỳ được. Quân Tống lâm vào tình thế chờ đợi, lương thực cạn dần, thời tiết lại nóng nên bệnh tật tràn lan. Chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ cho quân đóng bè vượt sông. Quân Lý phản công bất ngờ, mãnh liệt, đẩy chúng quay trở về bờ bắc.

- Mỏi mắt chờ đợi mà không thấy quân thủy trong khi lương thảo ngày một vơi, bệnh dịch xuất hiện

=> Quân Tống đóng bè lớn tấn công lần 2. LTK thấy được chỗ yếu của giặc: Bè lớn di chuyển chậm, liền cho quân bắn tên, đá làm giặc không kịp trở tay, chết hàng loạt. Quân Tống rơi vào tình trạng vô cùng khốn đốn.

=> Quá thất vọng, Quách Quỳ lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém” và ra lệnh cho quân phũng ngự. Trong

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

* Diễn biến:

- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi.

- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn.

- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch.

* Kết quả:

+ Quân Tống thua to,

+ Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị

“giảng hòa” , quân Tống chấp thuận ngay và rút quân về nước.

c. Ý nghĩa:

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững.

- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

(13)

khi đó, để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ, LTK sai người giả tiếng thần nhân đọc bài thơ bất hủ: “Nam quốc sơn hà”.

Tương truyền, để động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và làm khiếp đảm tinh thần quân Tống, Lý thường Kiệt đó cho người vào một ngôi đền Trương Hống, Trương Hát, trên bờ sông Như Nguyệt ngâm vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản.

+ Trước tình thế tuyệt vọng, Quách Quỳ đã 2 lần liều mạng vượt sông tấn công quân ta. Cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật trở lại. Quách Quỳ rơi vào thế tuyệt vọng hoàn toàn, tiến thoái lưỡng nan, không dám nghĩ đến chuyện vượt sông nữa. Thậm chí, Quách Quỳ cũng hạ lệnh cho các tướng rằng “Ai bàn đánh sẽ bị chộn”. Quân sĩ ngày một chán nản mệt mỏi, chết dần chết mòn.

2. - Một đêm cuối mùa xuân năm 1077, đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy đó lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ tấn công mạnh mẽ vào các doanh trại của giặc

3.

- Quân Tống thua to , bị tiêu diệt đến quá nửa và lâm vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng.

Giảng: Nhận thấy đó đến lúc kết thúc chiến tranh, Lý Thường Kiệt chủ động cho người sang gặp Quách Quỳ thương lượng việc giảng hòa. Đang lúc quẫn, bế tắc, Quách Quỳ chấp nhận ngay.

Quân Tống vội vã rút quân về nước.

4. - Cách phòng thủ độc đáo.

- Cách tấn công bất ngờ.

- Cách kết thúc chiến tranh đặc biệt.

5 - Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.

6. - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - Liên hệ, giáo dục HS: Lý Thường Kiệt, một vị

tướng tài giỏi, tên tuổi của ông mới là niềm tự hào

(14)

của dân tộc ta. Với bài thơ “Sông núi nước Nam”

bất hủ, được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta và chúng ta luôn nhớ đến công ơn đó…

=> GV tổng kết toàn bài.

Hoạt động 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

a) Mục tiêu: HS trình bày cuộc cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt đó diễn ra như thế nào?

? Đứng trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt đó có hành động gì?

? Em hãy nêu những nột độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

? Kết quả thế nào?

? Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi do đâu?

? ý nghĩa của cuộc chiến.

? Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng, giảng hàa với giặc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Hs đọc thông tin SGK - Nghiên cứu, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện 1. HS dựa vào SGK mô tả.

- GV dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt tường thuật chi tiết:

Tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, nhìn chung hai bên đều giữ thế phòng thủ, it cuộc giao tranh.

Phía quân Tống không dám vượt sông tấn công ta và cũng chờ viện binh là cánh quân thủy. Nhưng lúc này, cánh quân thủy đó bị Lý Kế Nguyên đánh cho đại bại nên không thể tiếp viện cho Quách Quỳ được. Quân Tống lâm vào tình thế chờ đợi, lương thực cạn dần, thời tiết lại nóng nên bệnh tật tràn lan.

Chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ cho quân đóng bè vượt sông. Quân Lý phản công bất ngờ, mãnh liệt, đẩy chúng quay trở về bờ bắc.

- Mỏi mắt chờ đợi mà không thấy quân thủy trong

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt a. Diễn biến

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt.

- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.

b. Kết quả

+ Quân giặc "mười phần chết đến năm sáu phần".

+ Quách Quỳ chấp nhận

"giảng hoà" và rút quân về nước.

c. Ý nghĩa:

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

+ Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

(15)

khi lương thảo ngày một vơi, bệnh dịch xuất hiện

=> Quân Tống đóng bè lớn tấn công lần 2. LTK thấy được chỗ yếu của giặc: Bè lớn di chuyển chậm, liền cho quân bắn tên, đá làm giặc không kịp trở tay, chết hàng loạt. Quân Tống rơi vào tình trạng vô cùng khốn đốn.

=> Quá thất vọng, Quách Quỳ lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém” và ra lệnh cho quân phũng ngự. Trong khi đó, để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ, LTK sai người giả tiếng thần nhân đọc bài thơ bất hủ: “Nam quốc sơn hà”.

Tương truyền, để động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và làm khiếp đảm tinh thần quân Tống, Lý thường Kiệt đó cho người vào một ngôi đền Trương Hống, Trương Hát, trên bờ sông Như Nguyệt ngâm vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản.

+ Trước tình thế tuyệt vọng, Quách Quỳ đã 2 lần liều mạng vượt sông tấn công quân ta. Cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật trở lại. Quách Quỳ rơi vào thế tuyệt vọng hoàn toàn, tiến thoái lưỡng nan, không dám nghĩ đến chuyện vượt sông nữa. Thậm chí, Quách Quỳ cũng hạ lệnh cho các tướng rằng “Ai bàn đánh sẽ bị chộn”. Quân sĩ ngày một chán nản mệt mỏi, chết dần chết mòn.

2. - Một đêm cuối mùa xuân năm 1077, đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy đó lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ tấn công mạnh mẽ vào các doanh trại của giặc

3.

- Quân Tống thua to , bị tiêu diệt đến quá nửa và lâm vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng.

Giảng: Nhận thấy đó đến lúc kết thúc chiến tranh, Lý Thường Kiệt chủ động cho người sang gặp Quách Quỳ thương lượng việc giảng hòa. Đang lúc quẫn, bế tắc, Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút quân về nước.

4. - Cách phòng thủ độc đáo.

- Cách tấn công bất ngờ.

- Cách kết thúc chiến tranh đặc biệt.

5 - Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.

(16)

6. - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - Liên hệ, giáo dục HS: Lý Thường Kiệt, một vị

tướng tài giỏi, tên tuổi của ông mới là niềm tự hào của dân tộc ta. Với bài thơ “Sông núi nước Nam”

bất hủ, được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta và chúng ta luôn nhớ đến công ơn đó…

.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075).

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Sông Như Nguyệt là một khúc của sông

A. Thái Bình B. Sông Cầu C. Sông Lô D. Sông Đà

Câu 2: Lí Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa vì A. do quân ta yếu thế hơn

giặc

B. thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc

C. giữ mối quan hệ ban giao giữa hai nước

D. để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc

Câu 3: Người chỉ huy thủy binh của quân ta là

(17)

A. Tông Đản B. Lí Thường Kiệt C. Lí Kế Nguyên D. Lí Thánh Tông

Câu 4: Người chỉ huy bộ binh của quân ta là?

Câu 5: Lí

Thường Kiệt được phong làm Thái úy dưới thời vua

A. Lí Thánh Tông B. Lí Thái Tông C. Lí Huệ Tông D. Lí Công Uẩn

Câu 6. Bài thơ thần được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu của nước ta A. Nam quốc sơn hà B. Đại việt sử kí toàn thư

C. Bách khoa toàn thư D. Tụng giá hoàn kinh sử

Câu 7: Nguyên nhân vì sao quân dân Đại Việt chống Tống thắng lợi?

A. Sự chỉ huy tài tình của Lí Thường Kiệt

B. Nhà Lí quan tâm xây dựng, tổ chức kháng chiến

C. Ý chí đấu tranh kiên cường, đoàn kết của toàn dân

D. Thế và lực của nhà Tống còn yếu

Câu 8:

Nối A và B sao cho phù hợp

A (Thời gian) B (Sự kiện) Kết quả

1. 10/1075 a. Quân Tống vượt biên giới qua Lạng Sơn

1- c

2. 1/1077 b. Quân Tống thua to, 2 – a

3. Cuối mùa xuân 1077,

c. Lý Thường Kiệt tiến công tự vệ 3 – b Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs vận dụng kiến thức vào làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trả lời cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao A. Tông Đản B. Lí Thường Kiệt

C. Lí Kế Nguyên D. Lí Thánh Tông

(18)

d, Tổ chức thực hiện.

? Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng, giảng hàa với giặc?

? Nêu vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs nhận nhiệm vụ - Thảo luận nhóm bàn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

Câu 1: Đây là một cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt – không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đó ở thế cùng lực kiệt mà kết thúc bằng giảng hòa để:

+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước.

+ Để không làm tổn thương danh dự nước lớn, đảm bảo nền hòa bình lâu dài.

=> Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.

Nhấn mạnh: thể hiện lòng nhân đạo của dân tộc, để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước, không làm tổn thương danh dự của một nước lớn. Sự tài giỏi của Lư Thường Kiệt trong việc xây dựng pḥòng tuyến, sự sáng tạo tuyệt vời của ông khi dựa vào thế mạnh tự nhiên của đất nước ta để bày cách đánh.

Câu 2: - Khi quân Tống mới có âm mưu xâm lược Đại Việt: Các tù trưởng được lệnh và tiến hành chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Khi nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: Các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy một dạo quân là những dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây).

- Khi cuộc kháng chiến bùng nổ: Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.

=> Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt đã đoàn kết được lực lượng toàn dân (trong đó các dân tộc ít người đóng góp một phần vô cùng quan trọng), đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống một cách vẻ vang.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét đánh giá

nhà Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ , đã đề cao L Ngô Quyền Lê Đại Hành Trần Hưng Đạo Trần Nhân Tôn Toa Đô, Thoát Hoan,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạoa. -Tuy bị

Em hãy cho biết những cách đánh giặc nào được nhà Trần sử dụng trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.. Hãy ghi vào bài làm các trận chiến thắng của

LƯỢC ĐỒ TRẬN ĐÁNH TRÊN PHÒNG TUYẾN SÔNG NHƯ NGUYỆT. Trận tuyến quân Tống Quân Tống

Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược Để khẳng định điều đó việc làm đầy ý

xâm lược nước ta của nhà xâm lược nước ta của nhà Tống, do vậy ông tin rằng Tống, do vậy ông tin rằng nếu biết phối hợp, tập trung nếu biết phối hợp, tập trung

Bảo vệ quyền hành giai cấp thống trị, một số quyền lợi nhân dân, an ninh đất nƣớc.. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.. Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã có hành

Dự kiến sản phẩm; HS quan sát hình ảnh ,trao đổi,thảo luận và trả lời Hình ảnh trận chiến trên sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống.. Tuy nhiên,