• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 21: TÊN CHỦ ĐỀ LƠN:

Thời gian thực hiện : Số tuần :04 Tên chủ đề nhánh:

Thời gian thực hiện: Số tuần :01

A.TỔ CHƯC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Đón trẻ - Chơi

- Thể dục

sáng

1. Đón trẻ.

2. Điểm danh trẻ tới lớp

3 .Trò chuyện với trẻ về một số loại rau củ

4.Thể dục sáng:

- Trẻ thích đến lớp, đến trường.

- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trẻ biết vào góc chơi chơi cùng bạn

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết

- Trẻ biết tên minh tên bạn - Biết dạ cô khi cô gọi đến tên

- Trẻ biết trò chuyện với cô về một số loại rau củ

- Biết tên gọi, đặc điểm của các loại rau củ

- Trẻ tập đều đẹp đúng động tác.

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ yêu thích thể dục sáng.

- Tranh chủ đề thế giới thực vật

- Các góc chơi

- Sổ điểm danh

- Tranh - Câu hỏi đàm thoại

- Sân tập

(2)

THỰC VẬT

Thời gian thực hiện: từ ngày 10/2/2020 đến ngày 06/3/2020 Một số loại rau

Từ ngày: 10/02 -14/02/2020

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng phòng học, lau nhà lấy nước uống.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo, bố mẹ, các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng đẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trẻ vào góc chơi chơi tự do - Cô bao quát trẻ chơi 2. Điểm danh:

- Cô lấy sổ điểm danh gọi tên từng trẻ - Báo ăn cho trẻ đúng giờ

3.Trò chuyện:Trò chuyện với trẻ về một số loại rau - Trẻ biết trò chuyện với cô về một số loại rau

+ Đây là rau gì?

+ Rau bắp cải lá như thế nào?

+ Lá bắp cải có màu gì?

+ Đây là rau gì?

+ Lá rau có màu gi?

+ Các loại rau có nhiều chất gì?

=> Giáo dục trẻ ăn nhiều các loại rau xanh, rau xanh có rất nhiều vi ta min và muối khoáng tốt cho cơ thể.

4. Thể dục

+ Khởi động: Trẻ ra sân khởi động theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động:

+ĐT hô hấp:- Hít vào thở ra

+ ĐT tay:- Đưa hai tay lên cao ra phía trước, sang 2 bên + ĐT lưng, bụng. - Đứng cúi người về phía trước

+ĐT chân:- Bước lên phía trước, bước sang ngang + Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng - Trẻ chơi

- Trẻ dạ cô - Rau bắp cải - Lá bắp cải tròn - Màu xanh - Rau mùng tơi - Có màu xanh - Vitamin

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập theo cô - Trẻ hồi tĩnh

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Họat động ngoài trời

1. Hoạt động có chủ đích:

- Quan sát thời tiết

- Tham quan vườn rau của trường

2. Trò chơi vận động

- Trò chơi : Trời nắng trời mưa, lộn cầu vồng.

3.Hoạt động tự do

- Chơi với đồ chơi ngoài trơì

- Hứng thú tham gia hoạt động.

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, không khí và tắm nắng.

- Trẻ biết được thời tiết trong ngày

- Trẻ biết quan sát và nhận xét trong vườn rau có những loại rau gì?

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi

- Trẻ hứng thú trong khi chơi - Trẻ thoải mái khi chơi - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn không tranh giành đồ chơi, có ý thức giữ

- Rèn luyện khả năng vận động linh hoạt cho trẻ và sự chú ý của trẻ

- Trẻ có ý thức khi chơi, chơi đoàn kết với các bạn

- Địa điểm quan sát sân trường sạch sẽ

- Trò chơi vận động

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định - Cô cho trẻ xếp hàng ngoài sân và kiểm tra sức khỏe của trẻ.

2. Giớ thiệu bài:- Hôm nay cô và các con đi dạo quanh sân trường quan sát thời tiết, vườn rau trong trường nhé

3. Hướng dẫn: a. Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích

* Quan sát thời tiết

- Các con có bây giờ đang là mùa gì không?

- Các con thấy thời tiết buổi sáng hôm nay như thế nào?

- Các con có nhìn thấy ông mặt trời không? - Trên bầu trời có nhiều mây không?

- Hôm nay không có ông mặt trời, thời tiết buổi sáng rất lạnh đấy

- Vào thời tiết như thế này các con phải mặc quần áo như thế nào? => Cô giáo giục trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa

* Quan sát vườn rau trường: - Trước mặt các con có gì đây? Có những loại rau nào?

- Lá rau có màu gì?

- Rau su hào là loại rau ăn gì?

- Con có nhận xét gì về rau bắp cải?

- Rau cải cúc ăn lá hay ăn củ?

=> Cô giới thiệu các loại rau vừa quan sát và nói với trẻ các loại rau đó được các cô chăm sóc và là các món ăn cho các con đấy, vì thế các con phải biết chăm sóc và ăn hết xuất của mình

b. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa - Cách chơi: Cô và trẻ vận động theo bài “ Trời nắng trời mưa”

- Khi hát đến câu mưa to rồi mau về nhà thôi,cô và trẻ cùng chạy về nhà.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần

- Cô quan sát động viên trẻ chơi, chơi cùng trẻ

* Trò chơi: Lộn cầu vồng

- Cách chơi và luật chơi: Cô cho trẻ đưng xếp thành 2 hàng quay mặt vào nhau cầm tay nhau 2 bạn cầm tay nhau và cô đọc bài lộn cầu vồng cho trẻ chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.

c. Hoạt động 3: Chơi tự do: - Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, có ý thức giữ gìn đồ chơi

- Hát - Đi dạo

- Mùa đông ạ - Trời lạnh - Không

- Trẻ lắng nghe - Quần áo ấm ạ - Rau cải, su hào…..

- Màu xanh, - Ăn củ - Ă lá

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

(5)

- Cô cho trẻ chơi, Cô bao quát trẻ chơi

A.TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Hoạt động góc

Góc đóng vai:.

- Chơi đóng vai người bán hàng

Góc xây dựng:

Xây vườn rau

* Góc sách:

- Xem tranh ảnh về các loại rau

* Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu một số loại rau, hát múa, bài hát về chủ đề

* Góc thiên nhiên:

Chăm sóc, tưới nước cho cây

Góc phân vai:

-Trẻ biết vào góc chơi - Trẻ biết nhập vai chơi.

-Trẻ tập làm người lớn

- Trẻ biết bắt chước hành vi của người lớn

Góc xây dựng:

- Trẻ biết sử dụng vật liệu xây dựng lắp ghép để xây dựng vườn rau

Góc sách:

- Trẻ biết giở sách xem nội dung tranh ảnh có trong chủ đề.

Góc nghệ thuật:

- Trẻ biết vẽ, tô màu một số loại rau

- Trẻ biết hát biểu diễn các bài hát về chủ đề.

- Rèn sự tự tin mạnh dạn cho trẻ khi thể hiện

Góc thiên nhiên:

- Trẻ biết cách chăm sóc tươi nước cho vườn hoa, cây

- Đồ dùng nông nghiệp

- Bộ lắp ghép, gach

- Tranh ảnh

- Dụng cụ âm nhạc

Nước,dụng cụ chăm sóc cây

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Trò chuyện chủ đề

- Đọc bài thơ: Bắp cải xanh”

- Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?

- Trong bài thơ nói đến rau gì?

=> Các loại rau có rất nhiều vi ta min rất tốt cho cơ thể vì vậy các con phải thường xuyên ăn các loại rau để cơ thể khỏe mạnh nhé

B1: Thỏa thuận chơi

- Hỏi trẻ: Lớp mình gồm có những góc chơi nào?

- Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc sau: Góc nghệ thuật; Góc sách truyện; Góc xây dựng;

Góc khoa học; Góc đóng vai:

- Cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi

- Con định đóng vai gì? Chơi ở góc nào?

- Bây giờ ai chơi ở góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó.

- Cô dặn dò trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

B 2: Qúa trình chơi

- Đầu tuần chơi 2-3 góc, cuối tuần chơi đầy đủ các góc chơi trẻ về góc chơi theo ý thích

-Cô bao quát quá trình chơi của trẻ

- Cô nhập vai chơi để giúp đỡ những trẻ còn lúng túng chưa biết cách chơi.

- Cô hướng dẫn trẻ gợi mở, hướng trẻ chơi ở các góc, bổ xung sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ

- Giúp trẻ liên kết các góc chơi, vai chơi.

+ Con đang làm gì vậy?

- Chăm sóc rau,củ, để chăm sóc được được vườn rau củ cần những dụng cụ gì?

Bước 3: Kết thúc:

- Cô đến từng góc chơi, cho trẻ nêu nhận xét về góc chơi, vai chơi của mình và bạn

- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định

- Trẻ đọc - Bắc cải xanh

- Góc phân vai, xây dựng

- Trả lời.

- Trẻ chơi

Trẻ nhận xét

(7)

A. TỔ CHỨC CÁC HOAT

ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

ĂN

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Trước khi ăn

2. Trong khi ăn

3. Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, ăn chậm, nhai kĩ.

- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin….

- Khi ăn không nói chuyện….

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết đi vệ sinh, uống nước, lau miệng

- Nước sạch,

bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

3. Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy

- Phản, chiếu, gối

HOẠT ĐỘNG

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

* Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 6 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn.

- Trẻ thực hiện

*Tổ chức cho trẻ rửa mặt: + Bước 1: Cô cho trẻ gập đôi khăn rửa 2 mắt + Bước 2: Lân khăn rửa má+ Bước 3: Lân khăn rửa trán, mũi + Bước 4: Rửa miệng, cằm, cổ- Trẻ thực hiện

2. Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn. - Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

3. Sau khi ăn: - Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ - Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều

TỔ CHỨC CÁC

(9)

HOẠT ĐỘNG Hoạt động chiều

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng

- Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề

2.Cho trẻ làm quen với sách: Sách bé tập tạo hình, bé khám phá khoa học về môi trường xunh quanh

3.Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn

4. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày, cuối tuần

- Trẻ nhớ lại được các hoạt động buổi sáng.

- Trẻ nhớ lại và hát đúng giai điệu bài hát, bài thơ.

- Trẻ biết xem tranh ảnh về chủ đề

- Trẻ biết tô màu, vẽ , xé dán

- Trẻ biết khám phá về môi trường xung quanh

- Biết về góc chơi trẻ thích - Thích được chơi tự do - Thu dọn đồ chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Câu hỏi đàm thoại

- Sách tạo hình, sách bé khám phá khoa học

- Đồ chơi ở các góc

- Bài hát, nhạc, dụng cụ âm nhạc.

- Bé ngoan Trả trẻ

*. Trả trẻ

- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân để ra về - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “ chào cô” “ Chào cácbạn” trước khi ra về

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

HOẠT ĐỘNG:

(10)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng:

- Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề - Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

- Tổ chức cho trẻ ôn bài.

- Động viên khuyến khích trẻ 2. Cho trẻ làm quen với sách:

- Cô cho trẻ ôn định ngồi vào bàn học

- Cô phát vở cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách dở vở và cách ngồi học sách cho đúng tư thế

- Cô hướng dẫn trẻ học nội dung bài học trong vở - Cô động viên, khích lệ trẻ học sách

3.Chơi theo ý thích:

- Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 4. Nêu gương:

- Biểu diễn văn nghệ

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát : Quả, bắp cái xanh + Cô động viên khuyến khích trẻ

- Cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

+ Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

- Trả lời

Trẻ chơi

- Trẻ hát - Nhận xét

*.Trả trẻ: Vệ sinh – trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ - Trẻ biết lấy đồ dùng cá nhân của mình

- Trẻ chào cô chào bố mẹ

(11)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 10 tháng 2 năm 2020

TÊN HOẠT ĐỘNG : THỂ DỤC

VĐCB: Tung bóng 3 lần liền không rơi bóng TCVĐ: Ô tô và chim sẻ

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: “Lý cây xanh”.

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động tung bóng 3 lần liền không rơi bóng

- Trẻ thực hiện được vận động tung tung bóng 3 lần liền không rơi bóng - Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và nhanh nhẹn cho trẻ.

- Phát triển vận động và khả năng phối hợp tay và mắt cho trẻ 3. Giáo dục:

- Trẻ thường xuyên tập thể dục và có ý thức trong học tập.

II, CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Bóng, xắc xô 2. Địa điểm: - Ngoài sân

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức:

- Cô cùng trẻ hát bài “ Lý cây xanh”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nhắc đến gì?

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc tưới nước cho cây 2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô và các con sẽ tập bài vận động “ Tung bóng 3 lần liền không rơi bóng” nhé

3. Hướng dẫn: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ a. Hoạt động 1: Khởi động:

- Cho trẻ khởi động theo nhạc kết hợp các kiểu đi:

- Cho trẻ về 3 hàng dọc.

b.Hoạt động 2:Trọng động:

* Bài tập phát triển chung:

- Cho trẻ tập các động tác:

+ ĐT tay:- Đưa hai tay lên cao ra phía trước, sang 2 bên (3lx8n)

+ ĐT lưng, bụng. - Đứng cúi người về phía trước (2lx8n)

+ĐT chân:- Bước lên phía trước, bước sang ngang (2lx8n)

- Trẻ hát.

- Lý cây xanh -Cây xanh

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập theo cô các động tác

(12)

* Vận động cơ bản: Tung bóng 3 lần liền không rơi bóng

+ Cô làm mẫu lần 1: không giải thích - Cô vừa thực hiện vận động gì?

+ Cô làm mẫu lần 2: Cô vừa thực hiện vừa phân thích động tác: TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm bóng khi có hiệu lệnh tung bóng, các con tung bóng thẳng lên cao liên tiếp 3 lần không để rơi bóng

+ Mời trẻ lên thực hiện mẫu - Cô quan sát hướng dẫn trẻ - Cho trẻ thực hiện:

- Cô bao quát và hướng dẫn cho trẻ tập đúng.

- Động viên khuyến khích trẻ tập

*Trò chơi: Ô tô và chim sẻ

- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi + Cách chơi:

_Giáo viên chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm giả làm vô lăng của ô tô

Giáo viên quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.

Giáo viên cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".

Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.

Giáo viên giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.

Chim sẻ( trẻ chơi) phải nhanh chân bay( chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường "ô tô" đã chạy qua rồi,

"chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.

Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô"...

+ Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng còi kêu:"bim, bim"

trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.Trẻ nào chạy không nhanh bị ô tô đụng phải sẽ đổi vai chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô động viên khích lệ trẻ - Cô nhận xét tuyên dương trẻ c. Hoạt động3:Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng xung quanh lớp 4. Củng cố - giáo dục:

+ Hỏi trẻ vừa được thực hiện vận động gì?

=> Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục và có ý thức trong học tập.

5. Kết thúc: - Cô nhận xét - tuyên dương trẻ.

- Trẻ nghe và quan sát.

- Trẻ thực hiện 2-3 lần - Trẻ thi đua

- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ chơi

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.

- Tung bóng 3 lần không rơi bóng

(13)

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

Thứ 3 ngày 11 tháng 2 năm 2020 Tên hoạt động:: KPKH

- Trò chuyện về 1 số loại rau Hoạt động bổ trợ:

- Trò chơi: Gieo hạt

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

I/ Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên một số loại rau và chất dinh dưỡng của rau - Biết tên một số món canh chế biến từ rau củ

2. Kỹ năng:

- Rèn sự tập trung ghi nhớ có chủ định

- Rèn khả năng trả lời câu hỏi một cáh lưu loát 3. Giáo dục:

- Trẻ mạnh dạn tự tin trả lời trước đám đông II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ - Bài thơ

- Một số loại rau - Mô hình vườn rau 2. Địa điểm:

-Tại lớp học.

III/ Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức lớp:

- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt - Cô chơi cùng trẻ

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết 2. Giới thiệu bài:

+ Để có những loại rau chúng ta ăn hàng ngày thì các bác nông dân phải gieo những hạt giống xuống đất đấy - hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số loại rau củ nhé !

3. Hướng dẫn :

a .Hoạt động 1: Trò chuyện về một số loại rau

- Trẻ chơi trò chơi

- Vâng ạ

(14)

+ Trò chuyện về rau ăn lá

* Quan sát cây rau cải Cô đọc câu đố :

“ Tôi mọc trong vườn Tàu lá xanh xanh Tôi để nấu canh Để xào, để luộc”?

- Đố các con đó là loại rau gì?( Rau cải xanh)

- Cô trình chiếu hình ảnh rau cải xanh cho trẻ xem.

- Trên tay cô có rau gì đây?( Cô đưa rau cải xanh thật ra)

- Đây là phần gì của rau? (Rễ, thân, lá)

- Con xem lá cải xanh thế nào? To hay nhỏ? Dài hay tròn? Có màu gì?

- Ăn rau cải xanh ta ăn phần nào? (Lá)

- Mẹ thường nấu món nào cho con ăn? (Canh, xào, luộc...)

- Cô trình chiếu các món ăn nấu từ rau cải cho trẻ xem.

* Quan sát cây rau ngót

- Rau ngót có những phần gì? (Rễ, thân, lá)

- Lá rau ngót thế nào? Có màu gì? (Lá nhỏ, tròn, có màu xanh)

- Ta ăn phần nào của rau ngót?(Lá) - Nấu món nào để ăn?(Canh)

- TRình chiếu cho trẻ xem các món ăn được chế biến từ rau bồ ngót.

- Cho trẻ so sánh cải xanh và rau bồ ngót.

+ Giống: Đều là rau ăn lá.

+Khác: Cải xanh lá to, dài, không có thân.rau ngót lá nhỏ, tròn, nhiều lá trên thân.

+ Trò chuyện về rau ăn quả - Quan sát cây cà chua Cô đố!...

“Cũng gọi là cà Nhưng vỏ màu đỏ Luộc hấp xào bưng Đều ăn được cả”?

- Đó là quả gì? (Cà chua)

- Cô trình chiếu quả cà chua cho trẻ xem - Cô đưa quả cà chua thật ra

- Trên tay cô có gì? (Quả cà chua)

+ Khi chín có màu gì? Còn xanh có màu gì?(Đỏ - Xanh) + Vỏ có đặc điểm gì? (Vỏ bóng) – Cho 1 trẻ lên sờ thử.

+Quả có dạng hình gì? (Có dạng hình tròn) - Quan sát cây su su

- Rau cải xanh - Rau cải - Rế, thân, lá - To, màu xanh - Lá ạ

- Canh, xào rau

- Rau ngót - Màu xanh - Lá

- Canh rau ngót

- Quả cà chua

- Chín màu đỏ

(15)

Quả su su có màu gì? (Có màu xanh) - Hình dạng ra sao?( Tròn, dài, có gai)

- Cô mời 1 bạn lên sờ vỏ su su xem vỏ nó như thế nào?

- Bên trong có gì?( Bên trong có hạt.) - Cô bổ quả Su su ra cho trẻ xem

- Vậy khi ăn quả su su ta phải làm gì?( Ta bỏ hạt, bỏ vỏ) - Nó là loại rau ăn quả hay ăn củ?( Rau ăn quả)

- So sánh sự giống nhau và khác nhau + Giống nhau: Đều là rau ăn quả

+ Khác nhau: Cà chua màu đỏ - Su su màu xanh - Cà chua Tròn, nhỏ hơn – Su su dài, to hơn - Cà chua vỏ bóng - Su su vỏ có gai

* Mở rộng: Ngoài các loại rau mà cô và các con vừa tìm hiểu ra các con hãy kể tên thêm một số loại rau mà các con biết.

- Có rất nhiều loại rau khác nhau như rau ăn củ có su hào, khoai tây, rau ăn quả có su su, cà chua và rau ăn lá rau cải, rau ngot, rau đay, tất các các loại rau đó đêu cung cấp rất nhiều vitamin và chất sơ. Vì thế các con hay ăn thật nhiều rau cho cơ thể khỏe mạnh

c. Hoạt động 3: Trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cô phát cho mỗi trẻ một rổ tranh lô tô các loại rau - Cách chơi: Khi cô nói rau ăn lá thì trẻ phải chọn tranh lô tô rau ăn lá dơ lên thật nhanh, tương tự với rau ăn củ cũng vậy.

- Luật chơi: bạn nào dơ sai tranh theo yêu cầu của cô sẽ phải lên hát một bài.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần Trò chơi: Chọn rau

- cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội lên lấy loại rau ăn lá gắn lên bảng của đội mình

- Luật chơi: Thời gian được tính bởi 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều thì đội đó chiến thắng

- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần - Cô bao quát trẻ chơi

4.Củng cố

- Các con vừa tìm hiểu các loại rau gì?

- Chơi trò chơi gì?

5.Nhận xét, tuyên dương trẻ

- Cô nhận xét chung.

- Màu xanh

- Vỏ có gai sần sù

- Trẻ kể tên

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Rau ăn lá, rau ăn quả

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

……….

(16)

Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2017 Tên hoạt động: VĂN HỌC

- Thơ: Bắp cải xanh Hoạt động bổ trợ:

Trò chuyện về chủ đề

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ, tác giả

- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ - Trả lời được câu hỏi của cô.

2.Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ và rèn khả năng đọc diễn cảm cho trẻ.

3.Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ đồ dùng cho cô và trẻ - Tranh minh họa, que chỉ , 2.Địa điểm tổ chức

-Trong lớp

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Bạn nào cho cô và các bạn biết chủ đề tuần này là chủ đề gì

- Có nhưng loại rau gì?

- Con thích ăn rau gì nhất?

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc các loại rau 2.Giới thiệu bài:

- Có bài thơ nói về một loai rau mà thường ngày chúng mình vẫn được mẹ nấu cho ăn đấy, các con có muốn nghe cô đọc bài thơ này không?

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1.Cô đọc diễn cảm thơ

- Cô đọc lần 1 diễn cảm : Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả : Bài thơ “Bắp cải xanh” của nhà thơ Phạm Hổ - Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh minh họa

+ Giảng giải nội dung: bài thơ Bắp cải xanh nói về một loại rau ăn lá rất là mát,có búp cải non nằm ngủ

giữa ,bắp cải có hình tròn ăn rất là ngon.

- Cô đọc lần 3: Kết hợp với chỉ chữ

- Các con hãy đánh mắt theo que chỉ từ trái qua phải nhé

Cho trẻ đọc tên bài thơ 2- 3 lần b. Hoạt động 2: Đàm thoại - Cô vừa đọc bài thơ gì?

- Trò chuyện về một số loại rau

- Su hào, Bắp cải, cà rốt súp lơ,…

- Có ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Bắp cải xanh

(17)

- Do ai sáng tác?

- Lá bắp cải co màu gì?

- Bắp cải có hình gì?

- Búp cải non nằm ở đâu?

- Các con có thích ăn rau bắp cải không?

- Để có loại rau ăn ngon như vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ nhé

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô từng câu cho đến hết bài 3-4 lần

- Cho tổ, nhóm , cá nhân

- Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ 4. Củng cố giáo dục:

- Hôm nay các con được học bài thơ gì ?

=> Các con ơi các cô bác nông dân đã rất vất vả để trồng ra các loại rau này các con phải biết nghe lời và yêu quý các bác nhé

5. Kết thúc:

- nhận xét tuyên dương trẻ - Cho trẻ ra chơi

- Phạm Hổ - Màu xanh - Hình tròn - Ở giữa - Có ạ - Vâng ạ - Cả lớp đọc

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc

- Bắp cải xanh - Vâng ạ

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

Thứ 5 ngày 13 tháng 2 năm 2020 Tên hoạt động : TOÁN:

- Gộp hai nhóm đối tượng thành một nhóm trong phạm vi 4 và đêm Hoạt động bổ trợ : Hát bài: “Lý cây xanh”

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách gộp hai nhóm đối tượng thành một nhóm trong phạm vi 4 và đêm

- Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô 2. Kỹ năng:

- Luyện khả năng gộp nhóm và đếm

- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ 3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Biết thực hiện các yêu cầu của cô.

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ :

(18)

- Cô và mỗi trẻ 1 rổ đây rau, quả và các thẻ số - Mô hình vườn rau

2. ĐỊA ĐIỂM:- Trong lớp.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định lớp và gây hứng thú:

- Cho trẻ hát bài :Lý cây xanh - Các con vừa hát bài hát gì?

=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc các loại rau và ăn nhiều rau để cơ thể khỏe mạnh

2. Giới thiệu bài:

Hôm nay cô day các con gộp hai nhóm đối tượng thành một nhóm trong phạm vi 4 và đêm

3. Hướng dẫn:

a.HĐ 1: Ôn và đếm số lượng trong phạm vi 3.

- Ôn nhóm số lượng trong phạm vi 3.

- Cô cho trẻ quan sát mô hình vườn rau và cho trẻ đếm số lượng cây rau trong phạm vi 2, 3

b. HĐ 2: Gộp hai nhóm đối tượng thành một nhóm trong phạm vi 4 và đêm

 “Tìm rổ tìm rổ”

- Trong rổ của các con có gì?

- Bây giờ cô con mình cùng xếp 1 quả cà chua ra nào?

- Các con hãy xếp 1quả cà chua sang 1 nhóm nhé.

- Các con lại xếp 3 quả nữa sang 1 nhóm?

- Cho trẻ đếm mỗi nhóm xem có bao nhiêu quả?

- Bây giờ muốn có số lượng là 4 quả cà chua thì ta phải làm như thế nào?

- Đúng rồi các con hãy gộp 2 nhóm với nhau nào?

- Các con đếm xem cô có tất cả bao nhiêu quả cà chua?

- Như vậy khi cô gộp 2 nhóm 1 với 3 thì được mấy.

- Tương tự cô cho trẻ gộp 2 nhóm 2-2.

- Hỏi lại có mấy cách gộp

* Cho trẻ gộp theo ý thích qua 2 cách

* Cô đi kiểm tra và hỏi cá nhân:

- Hỏi cá nhân: Con gộp như thế nào?

- Có bạn nào gộp giống bạn?

- Trẻ hát.

- Trò chuyện cùng cô.

- Rổ đây. ..

- Rau, quả và các thẻ số ạ

- Trẻ xếp.

- Trẻ làm theo cô.

- Trẻ đếm 2 nhóm một nhóm có số lượng 1, 1 nhóm có số lượng 3

- Trẻ trả lời gộp 2 nhóm lại

- Trẻ gộp

- Trẻ đếm 1...4 tất cả có 4 quả

- Được 4 ạ

- Gộp nhóm 2-2

(19)

- 1 nhóm là 1 và 1 nhóm là mấy?

- Cô chốt lại: Khi gộp 4 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có 2cách:

Cách 1: 1- 3 Cách 2: 2 – 2,.

c.HĐ 3 : Luyện tập trò chơi: “ Ai nhanh nhất”

- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn khi có hiệu lệnh gộp nhóm 3-1 hoặc 2-2 thì trẻ phải tạo thành nhóm như trên

- Cô cho trẻ chơi

- Cô bao quát động viên trẻ 4. Củng cố:

- Hôm nay các con được học bài gì?

- Giáo dục trẻ có ý thức trong hoạt động 5. Kết thúc: Chuyển hoạt động

- là 3 ạ

Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ chơi

- Gộp hai nhóm đối tượng thành một nhóm trong phạm vi 4 và đêm

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

……….

Thứ 6 ngày 14 tháng 02 năm 2020 Tên hoạt động: Âm nhạc: - Dạy hát “ Lý cây xanh”

- Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát Hoạt động bổ trợ: Đọc thơ: Bắp cải xanh

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.

- Trẻ thuộc bài hát và giai điệu bài hát.

- Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô 2- Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin.

3- Giáo dục thái độ :

- Giaó dục trẻ yêu thích ca hát, yêu quý cô giáo của mình.

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

(20)

- Băng đĩa có bài hát “ Lý cây xanh” . - Xắc xô.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của giáo viên HOẠTĐỘNGTRẺ

1.Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài: Bắp cải xanh - Các con vừa hát bài hát gì?

=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc các loại rau và ăn nhiều rau để cơ thể khỏe mạnh

2.Giới thiệu bài

- Hôm nay cô có một bài hát rất hay có tên là “ Lý cây xanh” bài hát nói về cây xan. Các con có muốn hát cùng cô không?

3. Hướng dẫn tổ chức:

a. Hoạt động 1:Dạy hát “ Lý cây xanh”

- Cô hát lần 1: Kèm cử chỉ điệu bộ - Cô hát lần 2:

- Cô giới thiệu tên bài hát: “ Lý cây xanh” sáng tác của Hoàng Vân.

Giảng nội dung: Bài hát miêu tả cai cây xanh có lá màu xanh và rất nhiều chú chim đậu trên cành hót líu lo.

- Cô bât đĩa hát lần 3:

* Dạy trẻ hát:

- Cô hát từng câu cho trẻ hát theo đến hết bài ( 2 - 3 lần)

- Cô bắt nhịp cả lớp hát - Cô mời tổ hát.

- Cô mời nhóm hát.

- Cô mời cá nhân hát.

- Cô bật nhạc cho cả lớp hát lại một lần.

- Giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời cô giáo

b.Hoạt động 2: TCAN: Nghe nhạc đoán tên bài hát - Cô giới thiệu tên trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát - Cách chơi: Cô mở một đoạn nhạc cho trẻ nghe, khi hết nhạc yêu cầu trẻ đoán tên bài hát vừa được nghe.

- Luật chơi: Bạn đoán sai tên bài hát sẽ phải hát một bài..

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần 4. Củng cố - giáo dục:

- Bạn nào giỏi cho cô biết cô và các con vừa được học bài hát gì?

- Được chơi trò chơi gì?

- Về nhà các con cùng hát cho ông bà bố mẹ cùng nghe

- Trò chuyện cùng cô

- Có ạ!

- Có ạ!

- Lắng nghe - Lắng nghe

- Trẻ nghe

- Trẻ hát theo cô - Tổ hát

- Nhóm hát - Cá nhân hát - Cả lớp hát - Lắng nghe - Trẻ chơi

- “ Lý cây xanh”

- Nghe nhạc đoán tên bài hát

(21)

nhé.

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét – cho trẻ ra chơi

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

=> Cô giới thiệu các loại rau vừa quan sát và nói với trẻ các loại rau đó được các cô chăm sóc và là các món ăn cho các con đấy, vì thế các con phải biết chăm sóc và

=> Cô giới thiệu các loại rau vừa quan sát và nói với trẻ các loại rau đó được các cô chăm sóc và là các món ăn cho các con đấy, vì thế các con phải biết chăm sóc

- Trẻ biết tên một số loại rau - Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc các loại rau.. - Chơi theo ý thích, biết chơi đoàn kết không tranh giành

- - Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương và huyết cầu1. và

-Cô giáo dục trẻ có rất nhiều loại cây cho bóng mát, cây cho quả, hoa, làm thức ăn, làm cảnh vì vậy các con cần phải chăm sóc đó là tưới cây, bón phân..và bảo

- Hướng dẫn trẻ quan sát những chồi non của cây,và quan sát cô tưới cây .giáo dục trẻ biết chăm sóc các loại cây..

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào

Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết vâng lời người lớn.. Câu chuyện khuyên chúng ta