• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 28 (mới 2022 + Bài Tập): Vùng Tây Nguyên

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 9 Bài 28 (mới 2022 + Bài Tập): Vùng Tây Nguyên"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 28: VÙNG TÂY NGUYÊN

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

* Khái quát chung:

- Diện tích: 54475 km² (16,5% diện tích cả nước); Dân số: 5,9 triệu người (6,1% dân số cả nước - 2019).

- Các tỉnh, thành phố (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên

* Vị trí tiếp giáp:

- Đông Bắc, Đông, Đông Nam: giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ.

- Tây: giáp hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

(2)

- Đây là vùng duy nhất không giáp biển.

* Ý nghĩa:

- Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

- Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

MỘT SỐ TÀI NGUYÊN CHỦ YẾU Ở TÂY NGUYÊN

* Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước -> thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,…

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo -> thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới;

khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).

- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, Đồng Nai, Xêxan,… có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).

- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.

- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.

(3)

Cao nguyên Di Linh, Tây Nguyên

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài nên thiếu nước, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.

- Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận.

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.

Diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên giảm liên tục qua các năm 3. Đặc điểm dân cư - xã hội

* Dân cư:

(4)

- Số dân: dân số 5,9 triệu người (6,1% - 2019). Đây là vùng thưa dân nhất cả nước.

- Mật độ dân số thấp: 81 người/km2 (2002), 108 người/km2 (2019).

- Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Dân tộc:

+ 30% là người dân tộc ít người.

+ Thành phần: Kinh, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,...

+ Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung ven các đô thị, trục đường giao thông.

Dân tộc Ê-đê ở Đắk Lắk

* Xã hội:

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội vẫn còn thấp.

- Tây Nguyên vẫn đang là vùng khó khăn của đất nước. Tuy nhiên nhờ công cuộc đổi mới mà đời sống của các dân tộc đã được cải thiện.

- Vấn đề đặt ra hiện nay: Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị là mục tiêu hàng đầu trong dự án phát triển Tây Nguyên.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dân cư tập trung sinh sống ở những đồng bằng châu thổ, ven biển, những đô thị là những nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống tốt, giao

Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các.. vùng

Lối sống Truyền thống, các phong tục tập quán cổ truyền. Lối sống,tác phong CN, hiện đại văn

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.. Khoảng ¾ dân số nước ta sống ở

Người Kinh sống dọc ven biển phía đông, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã; vùng gò đồi, vùng núi phía tây là nơi cư trú của người dân tộc ít

+ Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng: những vùng có trình độ phát triển kinh tế cao, giàu tài nguyên, thì

Dân tộc Kinh (Việt) có dân số đông nhất, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng..  Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở

- Giữa thành thị với nông thôn: Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/4 dân số sống ở