• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………… Tiết 17 Ngày giảng:.. 9A: ….

ÔN TẬP HỌC KÌ I I /MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức nội dung các bài trong chương trình học kì I.

- Thực hành vận dụng các bài tập có liên quan đến các nội dung đã học.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng ra quyết định

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

- GV

+ SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.

+ Hệ thống ôn tập các câu hỏi trong chương trình học kì I

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGKôn lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì I.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :

* Phương pháp:

- Phân tích tình huống -Thảo luận nhóm, - Dự án.

* Kĩ thuật dạy học:

- Động não,

- Nghiên cứu trường hợp điển hình - Phòng tranh,

- Nêu gương, - Giảng giải

IV/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

*Ổn định tổ chức (1’)

Kiểm tra sĩ số: 9A:....

*Kiểm tra bài cũ : ( 2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

*Mục đích:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

(2)

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày vấn đề.

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan - Kĩ thuật: trình bày một phút

*Thời gian: 3 phút

*Cách thực hiện: GV cho học sinh nghe một đoạn lời bài hát để tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh.

GV cho học sinh nghe bài hát “Em như chim bồ câu trắng” ? Học sinh nghe lời bài hát. ? Lời bài hát liên quan đến bài nào em đã học?

-Bảo vệ hòa bình.

Để củng cố kiến thức một số bài học khác, cô trò ta cùng ôn tập tiết học hôm nay.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng đề, mức độ đề (4’):

* Mục đích: Học sinh hiểu được các dạng đề thường gặp trong bài kiểm tra.

* Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Động não, nêu và giải quyết vấn đề…

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

* Thời gian: 2 phút

*Cách tiến hành: Giáo viên giới thiệu các dạng đề cho học sinh hiểu.

? Nêu các dạng đề môn Giáo dục công dân?

- Trình bày.

? Nêu các mức độ đề môn Giáo dục công dân?

- Trình bày.

? Em nào còn thắc mắc về các dạng đề, mức độ đề?

- Đưa thắc mắc.

- GV: Giải đáp thắc mắc cho HS Hoạt động 2: Nội dung bài học

*Mục tiêu: Học sinh củng cố ôn tập lại các kiến thức đã được học từ đầu chương trình học kì I

* Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Động não, nêu và giải quyết vấn đề…

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

* Thời gian: 15 phút

* Cách thực hiện: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời, ôn tập lại kiến thức.

I. C ác dạng đề :

- Trắc nghiệm.

- Tự luận.

* Mức độ:

- Nhận biết.

- Thông hiểu.

- Vận dụng.

II Ôn tập nội dung bài học:

(3)

? Chí công vô tư là gì?

- Là phẩm chất đạo đức của con ngời, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.

? Chí công vô tư đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

- Đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội, làm cho đất nớc giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

? Học sinh rèn luyện phẩm chất chí công vô tư nh thế nào?

- Ủng hộ, quý trọng ngời chí công cô t, phê phán hành

động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

? Tự chủ là gì? Kể một biểu hiện thể hiện tính tự chủ?

- Là làm chủ bản thân. Ngời biết tự chủ là làm chủ đợc suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn bình tĩnh, tự tin, biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

? Là học sinh cần rèn luyện tính tự chủ nh thế nào?

- Tập suy nghĩ trớc khi hành động. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai

để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa.

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ về tính tự chủ?

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững nh kiềng ba chân.

- Là mọi ngời đợc làm chủ công việc của tập thể và xã

hội.

? Thế nào là dõn chủ, kỉ luật?

- Dõn chủ: Mọi người được làm chủ cụng việc của tập thể và xó hội.

- Mọi người phải được biết, được cựng tham gia bàn bạc.

- Mọi người gúp phần thực hiện và gớam sỏt những cụng việc chung của tập thể, hoặc của xó hội cú liờn quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

? Thế nào là kỉ luật?

-

Kỉ luật : Tuõn theo những quy định chung của cộng đồng ( tập thể) nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng cao.

?Hành vi biểu hiện tớnh kỉ luật và vụ kỉ luật mà em biết ?( Cõu hỏi dành cho học sinh yếu )

HS dự kiến cỏc phương ỏn trả lời.

- Kỉ luật: Học sinh đi học đỳng giờ..

- Thiếu kỉ luật: HS trốn học, làm việc riờng trong giờ học, cầu thủ xụ xỏt trờn sõn cỏ khụng theo quyết định của trọng tài…

1.Chớ cụng vụ tư:

2.Tự chủ

3. Dõn chủ và kỉ luật

(4)

? Chúng ta cần rèn luyện dân chủ và kỉ luật như thế nào?

- Mọi người tự giác chấp hành kỉ luật ..

- Cán bộ lãnh đạo: tạo điều kiện cho cá nhân phát huy dân chủ và kỉ luật.

? Nêu sự đối lập giữa hòa bình với chiến tranh ? Hòa bình Chiến tranh - Đem lại cuộc sống bình

yên, tự do

- Nhân dân được no ấm , hạnh phúc.

- Là khát vọng của loài người.

- Gây đau thương, chết chóc.

- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.

- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.

- Là thảm họa của loài người.

? Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh ? ( Kĩ năng xác định giá trị )

- Vì hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học gia đình li tán …

- Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới..

? Thế nào là tình hữu nghị ?Việt Nam là bạn với các nước nào ?

- Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

- Ví dụ : Việt Nam-Lào, Việt Nam –Cu ba.

? Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc:

- Tạo cơ hội và điệu kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục …

- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

? Nêu các nguyên tắc của việc hợp tác

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi

4. Bảo vệ hào bình

5.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

(5)

nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ.

- Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

- Bình đẳng và cùng có lợi.

- Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

? Nếu chúng ta không giữ gìn truyền thống tốt đẹp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

- Đánh mất bản sắc riêng của dân tộc mình và sẽ bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, các nền văn hóa khác

? Từ đó, hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? - Mỗi chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam mỗi chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam

? HS cần phải làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo?

- Năng động, sáng tạo là kết quả của sự rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Để trở thành người năng động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

? Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong hoạt động sản xuất trong nhà máy xí nghiệp?

Trong gia đình Trong nhà trường.

Trong nhà máy xí nghiệp

- Làm kinh tế giỏi (chăn nuôi, trồng trọt, nghề thủ công...) - Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn học giỏi.

- Thi đua dạy tốt học tốt.

- Cải tiến phương pháp giảng dạy, đạt kết quả cao trong các kỳ thi, nâng

- Tinh thần lao động tự giác.

- Máy móc kỹ thuật công nghệ hiện đại.

- Chất lượng hàng hoá, mẫu

6.Hợp tác cùng phát triển

7.Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

8.Năng động, sáng tạo.

9.Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

(6)

- Học tập tốt, lao động tốt.

- Kết hợp học và hành

- Giản dị, tiết kiệm

cao chất lượng học sinh.

- GD cho HS lối sống có ý chí, ý thức trách nhiệm của công dân.

mã tốt, giá thành phù hợp.

- Thái độ phục vụ khách hàng tốt.

3. HOẠT ĐỘNG 3 +4: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

* Mục đích:

- Học sinh củng cố vận dụng làm các bài tập trong SGK

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: nghiên cứu trường điển hình, động não.

- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

*Thời gian: 12 phút

*Cách thực hiện: Giáo viên đưa bài tập, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ của từng bài tập và làm.

B

µi tËp 1 :

?Bản thân em đã làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Nêu 4 hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống cho học sinh?

- GV hướng dẫn học sinh suy nghĩ trả lời - Học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án

*Bản thân cần làm:

+ Cần tự hào , giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

*Nêu 4 hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh:

+ Tổ chức cho học sinh biểu diến văn nghệ vào dịp 20/11, trong đó có các tiết mục mang đậm tính dân tộc thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

+ Tổ chức các trò chơi dân gian hữu ích cho học sinh.

+ Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương: Lễ hôi Miếu Tiên Công, lễ hội xuống đồng...

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo...

II. Bµi tËp:

1 .Bài tập 1 :

(7)

a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

b. Theo em phong tục và hủ tục khác nhau ở chỗ nào?

Nêu ít nhất 5 tên di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

c. Em hiểu gì về quan điểm của Đảng ta trong việc "Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"?

Trả lời:

a.

- Nêu được khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Nêu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam + Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..

+ Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....)

+ Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng làn điệu dân ca...

b.

- Phân biệt được phong tục và hủ tục

+ Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và phát huy.

Ví dụ: Truyền thống yêu nước, lễ hội đầu xuân tôn vinh các vị anh hùng có công với nước

+ Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi.

Ví dụ: Cưới xin, ma chay linh đình, đốt vàng mã, mê tín dị đoan, cưới tảo hôn

- Học sinh kể ít nhất 5 tên di sản trong các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ (2009), Ca trù (2010), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010), Hát Xoan (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), Đờn

2. Bài 2

3.Bài 3

(8)

ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (2014)

c. Quan điểm của Đảng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:

- Nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam ...

- Hội nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại ...

Viết đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) giới thiệu một truyền thống tốt đẹp ở quê hương em.

GV hướng dẫn học sinh viết => Yêu cầu học sinh về nhà làm.

* Về nội dung: Giới thiệu được một truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

*Về bố cục:

- Câu 1- Giới thiệu chung về truyền thống

- Câu 2- 10: Nêu cụ thể những nét đặc trưng của truyền thống đó( Thời gian, địa điểm, các phần lễ và hội....) - Câu 11 -12: Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân.

* Về hình thức: Đúng hình thức của một đoạn văn, hành văn trong sáng, không sai chính tả, diễn đạt mạch lạc.

Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hòa và Dũng thỏa thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Hòa làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi với nhau để chép vào bài làm.

? Theo em việc làm của Hòa và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắc không? Vì sao?

Gợi ý làm bài:

- Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì:

+ Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra.

+ Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn mà sẽ làm các bạn ngày càng lười học và học kém đi.

4. Bài 4

GV định hướng giớ hạn cho học sinh về nhà ôn tập I. Giới hạn

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2. Hợp tác cùng phát triển

3. Năng động, sáng tạo.

(9)

4. Tự chủ

II. Gợi ý câu hỏi ôn tập 1. Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Thành phố nào ở Việt Nam được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình?

A. Hà Nội C. Thành phố Hồ Chí Minh B.Huế D. Đà Nẵng

Câu 2 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay ..., là mối quan hệ hiểu biết,tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.

A. Đàm phán C. Xung đột vũ trang B.Thương lượng D.Tham gia đánh nhau

Câu 3 : Ngày Quốc tế hòa bình là ngày nào?

A.Ngày 5/6 C.Ngày 26/6 B. Ngày 31/5 D. Ngày 21/9 Câu 4 : Cuộc chiến tranh phi nghĩa được hiểu là:

A.Cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc tài nguyên, phá hoại nền độc lập

B.Tiến hành đấu tranh xâm lược nhằm bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ.

C. Đấu tranh chống lại kẻ thù bằng hình thức vũ trang

D. Cuộc đấu tranh mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Câu 5 : Chủ đề của APEC năm 2021 là gì?

A. Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai thịnh vượng.

B. Kết nối con người, vun đắp tương lai.

C. Cùng phối hợp, cùng hành động, cùng tăng trưởng.

D.Tăng trưởng bền vững.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển ? A. Trong giờ kiểm tra, C và B hợp tác cùng làm bài

B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẩu thuật cho bệnh nhân

C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm

D. Nhóm của T hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp.

Câu 7 : Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào

B. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc C. Là những giá trị bình thường

D. Là những giá trị vô cùng quý giá

Câu 8 : Thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

A. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ; B. Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

C. Không tôn trọng những người lao động chân tay.

D. Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác .

(10)

Câu 9: Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường?

A.Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng.

B.Việt Nam rất chú trọng công tác bảo vệ rừng.

C.Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế.

D.Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài

Câu 10 : Hãy nối một ô ở cột bên trái (A) với một ô ở cột bên phải (B) sao cho đúng nhất:

A - Hành vi B - Truyền thống đạo đức

a/ Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa 1. Hiếu thảo b/ Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân

tộc 2. Đoàn kết, tương trợ

c/ Hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc chung 3. Yêu nước

d/ Thăm hỏi, chăm sóc ông bà 4. Biết ơn

Câu 11: Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Gần mực thì đên gần đền thì rạng C. Uống nước nhớ nguồn.

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn D. Ở hiền gặp lành

Câu 12: Hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là:

A. Con cái đánh chửi cha mẹ. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

B. Con cháu kính trọng ông bà. D. giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 12: M cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của M em sẽ làm gì?

A. Em đồng tình với ý kiến của bạn B. Em phản đối ý kiến của bạn

C. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào

D. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn.

Câu 14 : Hãy nối một ô ở cột bên trái (A) với một ô ở cột bên phải (B) sao cho đúng nhất:

A B

a/ Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 1.APEC

b/ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương 2. WHO

c/ Tổ chức Y tế thế giới 3. ASEM

d/ Tổ chức thương mại thế giới 4. ASEAN

(11)

5. WTO 2. Phần 2: Tự luận

Câu 1: Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Khái niệm hợp tác? Khái niệm năng động, sáng tạo? Khái niệm Tự chủ?

Định hướng trả lời:

Hs dựa vào nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời.

Câu 2:Cho câu ca dao: “Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi”.

a. Giải thích ý nghĩa của câu ca dao?

b.Theo em, năng động, sáng tạo có cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay không?

Vì sao?

c.Viết đoạn văn ngắn (10 đến 12câu ) giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo mà em biết?

Định hướng trả lời

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao: Dù khó khăn gian khổ đến đâu, nếu quyết tâm thì vẫn có cách giải quyết. Câu ca dao đã khẳng định vai trò của phẩm chất năng động, sáng tạo.

b. Phẩm chất năng động, sáng tạo rất cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay vì:

+ Cuộc sống ngày càng hiện đại với nền khoa học tiên tiến rất cần những con người năng động, sáng tạo. Mặt khác, nó giúp con người có thẻ vượt qua được những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp

+ Giúp con người làm nên được những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

c.Đoạn văn viết về tấm gương năng động, sáng tạo phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

* Về nội dung: Giới thiệu được tấm gương năng động, sáng tạo chân thực, cụ thể ở trường hoặc trong cuộc sống hằng ngày.

- Câu 1- 2: Giới thiệu về tấm gương.

- Câu 3- 7: Nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo trong học tập ( lao động) của tấm gương.

- Câu 8 -10: Nêu những thành tích mà tấm gương học sinh đạt được trong học tập (lao động).

- Câu 11 -12: Suy nghĩ của em về tấm gương, bài học liên hệ rút ra từ tấm gương ấy.

* Về hình thức: Đúng hình thức của một đoạn văn, hành văn trong sáng, không sai chính tả, diễn đạt mạch lạc.

Câu 3:

Cho tình huống:

(12)

Hùng từng là học sinh chăm ngoan, học giỏi. Nhưng kể từ khi bố mẹ li dị, bạn ấy chán nản, trốn học và đi theo một số bạn xấu. Sau đó, một thời gian Hùng bị nghiện ma túy.

a. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Hùng?

b. Nếu là bạn của Hùng, em sẽ làm gì?

Định hướng trả lời

a. Việc làm của Hùng là sai, cho thấy bạn thiếu đức tính tự chủ.

b. Nếu là bạn của Hùng em sẽ:

+ Sống gần gũi, động viên bạn, phân tích cho bạn hiểu tác hại nguy hiểm ghê gớm của ma túy

+Khuyên bạn đi cai nghiện để từ bỏ ma túy.

+ Khuyên bạn chăm lo học tập, không theo kẻ xấu

+Vận động mọi người cùng sẻ chia, giúp đỡ Hùng vượt qua khó khăn + Tham gia tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xa xã hội.

Câu 4 : Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Định hướng trả lời

- Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết cuaur người lao động trong xã hội hiện đại.

- Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

- Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm viinh dự cho bản thân gia đình và đất nước.

Câu 5: Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân.

Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao?

Định hướng trả lời

- Không tán thành cách làm đó của Dũng.

- Giải thích: Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng xuất. Đây là một việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá của cô giáo.

Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi bạn tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án, qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu rõ bài học hơn.

* Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới

- Học bài. Sưu tầm thêm những tấm gương biểu hiện nội dung trong các bài đã học. Làm bài tập /sgk.

- Xem lại các tình huống liên quan đến phẩm chất tự chủ của con người và đưa ra cách giải quyết tình huống đó.

- Bài sau: Kiểm tra học kì I.

(13)

+Yêu cầu học bài (Từ tuÇn 4 đến tuần 9 để kiểm tra học kì I đạt kết quả cao.) V

.Rút kinh nghiệm :

- Kế hoạch và tài liệu dạy học...

- Tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh: ...

- Học sinh:...

Tổ chức Y t 4. ASEAN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là bảo vệ , tiếp nối , phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy...

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác :.. + Bác Hồ không những tiếp nhận truyền

Câu 11: Để trở thành người có lòng khoan dung, chúng ta không nên làm điều gì trong những việc làm dưới đâyB. Chăm chú lắng nghe để hiểu

Câu 19: Việc làm nào sau đây thể hiện kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.. Tìm hiểu truyền thống trên quê

Câu 28: Những thái độ và hành vi nào dưới đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?... Sưu tầm những món ăn và kiểu trang

Bài 6 trang 8 SBT Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của bản thân và nêu dự kiến những việc