• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 22/11/2019

Tiết 13

Ngày dạy: 27/11

Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

I. Mục tiêu bài học : 1.Về kiến thức :

- Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống, gia đình dòng họ.

- Kể được một số biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình và dòng họ.

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình và dòng họ.

2.Về kỹ năng :

- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp gia đình và dòng họ

- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống gia đình và dòng họ.

- Giáo dục kĩ năng sống: xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, tư duy sáng tạo.

3.Về thái độ:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, TỰ GIÁC, TRÁCH NHIỆM - Giáo dục đạo đức:

+ Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ . + Có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 4. Phát triển năng lực: Thẻ hiện hành vi, giải quyết vấn đề, tư duy…

II. Chuẩn bị:

a.Chuẩn bị của GV:

- Bài soạn

- SGK, SGV GDCD 7

- Tài liệu về truyền thống gia đình - Máy chiếu.

b. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài ở nhà và trả lời câu hỏi phần gợi ý

- Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của mình III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học :

1. Phương pháp dạy học - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm, động não.

2. Kĩ thuật dạy học

- Đàm thoại . Nêu ,giải quyết vấn đề .Chia nhóm .Giao nhiệm vụ

- Phòng tranh ( Phát triển năng lực hs thông qua kĩ thuật phòng tranh ) IV. Tiến trình bài dạy :

1. Ổn định tổ chức lớp. (1’) 2.Kiểm tra bài cũ . (5’) Câu hỏi :

- Nêu tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? Em phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá ?

(2)

- Nêu 4 việc em có thể làm để xây dựng gia đình văn hoá?

3.Bài mới.

Giới thiệu bài. (1’)

Mọi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp đó

có tác động như thế nào nào đến con, cháu? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay?

Gv ghi đầu bài lên bảng

Hoạt động của GV và HS Nội dung, kiến thức Hoạt động 1:(10’)

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung, ý ngĩa truyện đọc

Phương pháp: Thảo luận nhóm Cách tiến hành: Gv mời 1 em đọc truyện

Hs cả lớp theo dõi

Gv tổ chức thảo luận 4 nhóm Nhóm 1

Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình được thể hiện như thế nào?

TL :Sự cần cù và quyết tâm vượt khó:

- Hai bàn tay cha và anh dày lên, chai sạn vì phát cây, cuốc đất.

- Bất kể thời gian khắc nghiệt, nhưng cha và anh không bao giờ rời “trận địa.”

- Mọi người trong gia đình siêng năng, kiên trì lao động, quyết tâm tâm thoat khỏi đói nghèo.

Nhóm 2

Thành quả mà gia đình đạt được là gì?

TL:

Thành quả:

- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu.

- Có hơn 100 ha đất đai màu mỡ, - Trồng bạch đàn, hoè,, mía, cây ăn quả,

Nhóm 3

Những việc làm chứng tỏ nhân vật “tôi” trong truyện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia

I. Đặt vấn đề (Truyện đọc):

1 Truyện đọc:

“Truyện kể từ trang trại”

(3)

đình và dòng họ?

TL:

- Ngày ngày tôi mang những cây bạch đàn non lên đồi caođể cha và anh trồng,

- Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ cái chuồng gà bé nhỏ,

- Mẹ cho 10 cô gà con nay trở thành 10 cô gà mái để trứng

- Tiền bá trứng để mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện, tranh, báo thiếu niên.

Nhóm 4

Việc làm của nhân vật tôi chứng tỏ điều gì?

TL

- Việc là của nhân vật tôi chứng tỏ đã biết giữ gìn và phát huy truyền thhống tốt đẹp của gia đình, như cần cù, kiên trì, chịu thương, chịu khó

trong lao động.

? Em có nhận xét gì về gia đình trong truyện ?

HSTL

? Em hãy suy nghĩ và kể xem gia đình, dòng họ em có truyền thống tốt đẹp nào ?

Hs trình bày HS Liên hệ.

Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ:

- Gia đình em, cả bố mẹ đều làm nghề dạy học

- Gia đình dòng họ em, có nghề làm giấy dó.

- Gia đình, dòng họ em, có nghề làm hương (nhang)

- Gia đình dòng em, dệt vải thổ cẩm, - Dòng họ em có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt, học vị cao.

- Gia đình em cần cù chịu khó trong lao động sản xuất...

Muốn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trước hết chúng ta phải tiếp nối, bảo vệ, giữ gìn, phát

2. Nhận xét:

- GĐ rất chịu khó, kiên trì vượt qua khó

khăn vươn lên trong cuộc sống

(4)

triển và làm rạng rỡ các truyền thống đó.

Gv đánh giá

Những hoạt động không mệt mỏi của gia đình đã là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Hoạt động 2( 11’)

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Phương pháp: Thảo luận lớp

Cách thưc hiện: Gv nêu câu hỏi, cả lớp thảo luận, 1 vài HS nêu ý kiến – nhận xét – Gv chốt.

? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình?

?Muốn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trước hết chúng ta phải làm gì?

Gv tổ chức đàm thoại Câu hỏi.

?Truyền thống gia đình dòng họ gồm những nội dung gì?

?Trái ngược với truyền thống tốt đẹp là gì? (Hủ tục)

?Em hãy kể những hủ tục lạc hậu ? + Tảo hôn

+ Sinh nhiều con, + Trọng nam khinh nữ + Gia trưởng độc đoán + Mê tín dị đoan...

Những hủ tục lạc hậu này chúng ta cần lên án, ngăn chặn và loại bỏ.

?Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là gì?

? Em hiểu tiếp nối là gì?

Tiếp nối: tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo để truyền thống đó không bị mai một

?Em hiểu phát triển là gì?

Phát triển: là làm rạng rỡ thêm, tao ra những giá trị mới, để truyền thống

II.Nội dung bài học 1 Khái niệm

Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về:

- Hiếu học

- Cần cù lao động, - Yêu nước

- Nhân nghĩa

- Nghề nghiệp truyền thống, - Đạo đức, văn hoá...

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là bảo vệ , tiếp nối , phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

(5)

toả sáng

?Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ ?

Đối với bản thân: giúp có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên.

Đối với xã hội: làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam,

?Em cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Hs phải biết giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vẹ môi trường ở khu dân cư.

Qua tiết hôm nay, chúng cần phải phân biệt được những truyền thống tốt đẹp với những hủ tục lạc hậu;

những truyền thống tốt đẹp chúng ta cần giữ gìn và phát huy, những hủ tục lạc hậu cần phê phán, loại bỏ.

- Tích hợp bảo vệ môi trường:

? Là hs góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gđ bằng cách nào ?

- Giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoat động BVMT tại khu dân cư.

- Vì sao lại giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ?

- Em cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ?

Máy chiếu:

Cho HS xem Clip về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Hoạt động 3(5’)

Mục tiêu: luyện tập, củng cố kiến thức

Cách tiến hành: đàm thoại

Cho HS đọc bài tập a sgk (trang 32) (đã làm trước ở nhà)

Lần lượt HS đọc bài.

Cho HS làm bài b sgk

3. Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là để giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc của dân tộc Việt Nam.

4 . Phương hướng rèn luyện Chúng ta cần phải:

+ Tôn trọng, tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ;

+ Sống trong sạch, lương thiện.

+ Tiếp thu cái mới, tốt đẹp; xoá bỏ cái cũ lạc hậu.

+ Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

III. Luyện tập . Bài b (sgk trang 32)

Không đồng ý với cách nghĩ của Hiên vì gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp.

Nghèo khó cũng có thể do nhiều nguyên nhân như: thiên nhiên không

(6)

Gv mời 1 em đọc yêu cầu bài tập.

Hs làm bài cá nhân Hs trình bày

Gv đánh giá

thuận lợi, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra.

Bài c (sgk trang 32) Các ý kiến đúng 1, 2, 5.

Vì gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta đồng thời giúp ta có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn thử thách.

Những câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống của gia đình, dòng họ:

-Giấy rách phải giữ lấy lề.

-Cây có cội, nước có nguồn.

-Chim có tổ , người có tông.

-Con hơn cha, nhà có phúc.

Cho HS làm tiếp bài d sgk

- Gia đình em có nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm

- Gia đình em có nghề truyền thống đúc đồng

- Gia đình em có nghề truyền thống hiếu học

- Gia đình em có nghề trồng dâu chăn tằm

- Gia đình em có nghề truyền thống làm giấy dó

- Gia đình em có nghề truyền thống làm hương (nhang)...

Bài đ sgk trang 32

(HS nêu được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình; biết giữ gìn, phát huy và noi theo.

4. Củng cố (5’)

- Hãy kể các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- Vì sao phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- Trách nhiệm của chúng ta trong việc giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- Vẽ tranh về truyền thống của nhân dân việt Nam trong ngày tết nguyên đán.

5. Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học thuộc bài.

- Làm bài tập đ trang 32

- Chuẩn bị bài 11 Tự tin, trả lời phần gợi ý.

(7)

V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

Câu 3: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào.. Có nhiều tiền bạc và

Từ đó, hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.. - Mỗi chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống

Câu 13 : Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.. Mặc cảm với bạn bè vì bố mẹ là

Câu 9 : Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.. Mặc cảm với bạn bè vì bố mẹ là người

Câu 14 : Phương án nào sau đây thể hiện đúng việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họC. Không cần giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ

Câu 7: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,