• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sinh 11 DA

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sinh 11 DA"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/4 - Mã đề thi 132

ĐÁP ÁN CHI TIẾT MÃ ĐỀ 132 Câu 1: Đáp án B

Trên mạch thứ nhất của gen có: A1 + T1 = 9; G1 + X1 = 7.

Trên mạch thứ hai của gen có: A2 + T2 = 9; G2 + X2 = 7.

Câu 2: Đáp án B

Nguyên phân gồm có 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Tại kì giữa màng nhân tiêu biến, NST co ngắn cực đại xếp thành hàng trên mp xích đạo của thoi phân bào nên hình thái nhiễm sắc thể sẽ được quan sát rõ nhất vào kì này

Câu 3: Đáp án D

riboxom cấu tạo từ rARN và protein Câu 4: Đáp án B

Câu 5: Đáp án D

Trên mạch thứ nhất của gen có 18%G; trên mạch thứ hai của gen có 12%G nên ta có:

G = X = 28% 12%

2

= 15%

Theo NTBS %T + % G = 50% Vậy Tỉ lệ % số nucleotit loại T của gen là: % T = 50% - 15% = 35%

Câu6: Đáp án D

Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng

Câu 7: Đáp án A

Tế bào khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu nằm khép vào nhau tạo nên khe khí khổng.

Mỗi tế bào hình hạt đậu có thành bên trong dày và thành bên ngoài mỏng hơn.

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.

+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

Cho nên tác nhân chủ yếu điều tiết độ đóng mở khí khổng là nước.

Câu8: Đáp án D Câu 9: Đáp án C

cặp gen Aa không phân li trong giảm phân 2 tạo ra các loại giao tử : AA; aa; 0 cặp gen Bb phân li bình thường tạo ra các loại giao tử :B; b

kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:

(AA; aa; 0) x (B; b) = AAB; AAb; aaB; aab; B; b Câu 10: Đáp án D

- Xét các NST thường:

+ 1 cặp NST thường chứa 2 cặp gen dị hợp: → giảm phân cho tối đa 4 loại tinh trùng trong quần thể(ruồi đực không có HVG do trên 1 cặp NST thường có thể có 2 kiểu gen: AB

ab hoặc Ab

aB vì vậy nếu tính trong quần thể khi giảm phân cho 4 loại giao tử: AB; ab; Ab; aB)

→3 cặp NST thường tối đa cho: 43 = 64 loại tinh trùng

- Trên cặp NST giới tính xét hai gen, mỗi gen có hai alen. Gen thứ nhất nằm ở vùng tương đồng X và Y, Gen thứ hai nằm ở vùng không tương đồng của X→ giảm phân cho tối đa ( 2.2+2 ) = 6 loại giao tử trong quần thể

Tổng số giao loại tinh trùng của các con đực tạo ra = 64 × 6 = 384.

Câu 11: Đáp án D Câu 12: Đáp án A

(2)

Trang 2/4 - Mã đề thi 132

Các loài sinh vật có ADN mạch kép đều có A + G = 50%, cho dù ADN có bị đột biến thì nguyên tắc bổ sung vẫn không đổi. Chỉ có ở các virut có ADN mạch đơn thì A + G mới khác 50%.

Câu 13: Đáp án D

(1) Đúng :Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân trong đó tế bào thứ nhất cũng có kiểu sắp xếp NST giống tế bào thứ 2 thì cả 2 tế bào này chỉ tạo ra 2 loại giao tử

2) Đúng: Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị gen thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử là AB và ab hoặc Ab và aB

(3) Sai: Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì 2 tế bào có kiểu sắp xếp NST giống nhau tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ (2:2), tế bào còn lại có kiểu sắp xếp khác sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ (1:1) → Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1

(4) Sai: Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp:

(4AB:4ab:1Ab:1aB) hoặc ( 4Ab:4aB:1AB:1ab) hoặc ( 2AB:2aB:3Ab:3ab) hoặc (

2Ab:2aB:3AB:3ab) →không xuất hiện trường hợp 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau

Câu 14: Đáp án C

Theo NTBS %A + % G = 50% Vậy Tỉ lệ % số nucleotit loại G của gen là: % G = 50% - 20%=

30%

Câu 15: Đáp án B

Tổng số nucleotit của gen = 90 x 20 =1800 nucleotit

Tỉ lệ % số nucleotit loại A của gen là: % A = 50% - 35% = 15%

Số nucleotit loại A của gen là:15 x 1800 = 270 Câu 16: Đáp án C

Một loài có bộ NST 2n = 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II→Lúc này số tế bào là: 2 x 30 = 60 tế bào → tổng số NST ở trạng thái đơn là:

20 x60 = 1200 Câu 17: Đáp án C

A sai vì oxi hóa nước không tạo ra CO2

B sai vì H+ có được từ oxi hóa nước sẽ đi qua kênh ATP-synthaza để tạo ATP từ ADP

D sai vì điện tử và H+ có được nhờ oxi hóa nước Câu 18: Đáp án A

A sai vì trong giới hạn từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hòa ánh sáng thì Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng còn trên điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ ánh sáng tăng nhưng cường độ quang hợp không tăng

Câu 19: Đáp án B

Câu 20: Đáp án D

- Đề cho biết tế bào A là tế bào sinh dưỡng nên đây là quá trình nguyên phân.

→ (1) sai, tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân (các nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo).

→(2) đúng, tế bào A có bộ NST 2n = 4.

→ (3)sai, tế bào A khi kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n = 4.

→ (4) sai, số tâm động của tế bào A ở giai đoạn này là 4.

→(5) sai, tế bào A là tế bào động vật (vì tế bào A có trung tử ) Câu 21: Đáp án A

(3)

Trang 3/4 - Mã đề thi 132

Câu 22: Đáp án D

Các tế bào lông hút không tăng dần kích thước mà rễ cây tăng số lượng lông hút để tăng diện tích hấp thụ

Câu 23: Đáp án D

T là bazơ nitơ trong ADN nên có đường đêôxiribôzơ C5H10O4.

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)

Câu 24: Đáp án C Câu 25: Đáp án A

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AB

ab tiến hành giảm phân ( không có trao đổi chéo) tạo ra 2 loại giao tử là AB và ab

Câu 26: Đáp án C Câu 27: Đáp án D

- Động lực của dòng mạch gỗ

+ Lực đẩy của rễ (áp suất rễ): Do áp suất thẩm thấu của rễ tạo ra.

+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực chính): Tế bào lá bị mất nước sẽ hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh, sau đó tế bào nhu mô hút nước từ mạch gỗ ở lá → tạo lực hút của lá kéo nước từ rễ lên.

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ thành dòng nước liên tục (lực trung gian).

Câu 28: Đáp án C

(1) Đúng : Gọi số tế bào ban đầu là a. ta có a ( 23- 2) = 60 →a = 10 (2) Đúng: Số phân tử ADN chứa N14 = 10( 23+1 – 2) = 140

(3) Đúng : Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 10( 27 +2 – 24) = 1140 (4) Đúng: kết thúc quá trình nhân đôi ( 3+ 4 = 7 lần). Tổng số phân tử ADN được tạo ra là :10.27=1280

Câu 29: Đáp án A

sau khi NST tự nhân đôi ở pha S của kì trung gian NST ở trạng thái kép. Mỗi tế bào có số NST là 2n kép

Câu 30: Đáp án C

(1) Sai vì A để chứng minh cho sự thải CO2, B chứng minh cho sự hút O2 (2) Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào.

(3) Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo 1 chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp.

(4)Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thụ hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm. Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2.

(5)Đúng

Câu 31: Đáp án A

Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit:

+ Sắc tố chính: diệp lục a, diệp lục b: làm lá cây có màu xanh.

Sắc tố phụ carôtenôit (carôten và xantôphin): tạo ra các mầu đỏ, da cam, vàng của lá.

Câu 32: Đáp án A

một tế bào sinh dục cái nguyên phân 6 lần→26 =64 tế bào. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng→64 trứng tham gia thụ tinh

Biết 2n = 8, hiệu suất tụ tinh của trứng bằng 18,75%→Số tế bào trứng được thụ tinh là:

64 18, 75 100

x =12 trứng thụ tinh

hiệu suất tụ tinh của của tinh trùng là 6,25%→Số tinh trùng tham gia thụ tinh là:

12 100 6, 25

x = 192 tinh trùng Số hợp tử được tạo thành= 12

(4)

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

Câu 33: Đáp án D

một NST của cặp Aa không phân li có thể tạo ra các tế bào có thành phần NST là:

AAa và a hoặc Aaa và A

một NST của cặp Bb không phân li có thể tạo ra các tế bào có thành phần NST là:

BBb và b hoặc Bbb và B

cặp Dd phân li bình thường có thể tạo ra tế bào có thành phần NST là:Dd Có thể gặp các tế bào con có thành phần NST là:

(AAa và a hoặc Aaa và A) (BBb và b hoặc Bbb và B) Dd

Đáp án A sai vì cặp Aa phân li không bình thường không thể tạo ra tế bào có thành phần NST:

Aaaa và Aa được

Đáp án B sai vì cặp Aa phân li không bình thường không thể tạo ra tế bào có thành phần NST: Aa và AAa được

Đáp án C sai vì cặp Aa phân li không bình thường không thể tạo ra tế bào có thành phần NST: Aa và a được

Câu 34: Đáp án C Câu 35: Đáp ánB

Ta có tỉ lệ ( A+T) / (G+X) = 2/3→A/G = 2/3 →A = 20%; G = 30%

Câu 36: Đáp ánC

Phương án A sai vì vi khuẩn phản nitrat hóa không tham gia cố định nitơ không khí.

Phương án B sai vì từ xác các sinh vật vì vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu có vai trò chuyển N2

thành NH4+.

Phương án C đúng, thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng hợp axit amin.

Phương án D sai động vật không hấp thu nitơ dưới dạng NO3- .

Câu 37: Đáp án B

(1), (2), (4), (5) được cấu tạo từ bốn loại đơn phân:

+ ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X.

+ mARN, tARN, rARN đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, U, G, X.

(3) đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các axit amin (có 20 loại axit amin khác nhau).

Câu 38: Đáp án C

Tổng số nucleotit của gen là: 4165 2 3, 4

x = 2450

Số nucleotit loại A của gen là: 2450

2 - 455 = 770

tổng số liên kết hidro của gen là: 2 x 770 + 3 x 455 = 2905 Câu 39: Đáp án C

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Vì phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ được tích lũy trong NADH và FADH2 và được chuyển tới chuỗi truyền electron để sinh ATP.

Câu 40: Đáp án B

Thực vật CAM gồm các loài thực vật mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn, nắng nóng nên vấn đề sống còn của chúng là tiết kiệm nước bằng cách lá biến đổi thành gai, khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm, đay cũng chính là tời điểm chúng cố định CO2 để thực hiện tổng hợp chất hữu cơ vào ban ngày.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 191 SGK Sinh học 7: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc

- Phía bắc: núi Atlasvà đồng bằng Địa Trung Hải: mưa nhiều, rừng rậm….. - Phía nam: hoang mạc Sahara, khí hậu

Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng.. - Ở đới lạnh: về cấu tạo động vật có bộ lông dày, mỡ dưới da

+ Hãy suy đoán và so sánh độ đa dạng sinh học của động vật ở môi trương đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng với môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường nào có độ

- Phía bắc: núi Atlasvà đồng bằng Địa Trung Hải: mưa nhiều, rừng rậm….. - Phía nam: hoang mạc Sahara, khí hậu

- Khí hậu: Khá đa dạng nhưng nổi bật là khí hậu khô, nóng - Sông ngòi: Kém phát triển, lớn nhất là Sông Ti-grơ và Ơ-phrat.. - Cảnh quan: Chủ yếu là hoang

Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng. Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ. Trú đông trong các hang đất khô, là động vật

Ở môi trường hoang mạc thảm thực và động vật có đặc điểm nào sau đâyD. Thực, động vật