• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: hdhtchudethang11-dia-7_1711202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: hdhtchudethang11-dia-7_1711202110"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP MÔN: ĐỊA LÍ 7

---o0o---

Chủ đề 3 (tt): MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ - HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ

Bài 18: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ I. Thời gian thực hiện: tuần 9, 10 (1/11 -13/11)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Biết các kiểu khí hậu đới ôn hoà và nhận biết chúng qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà, phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 7 trang 59, 60 (có thể tham khảo sgk điện tử của NXB GD) làm bài tập 1, 2, 3.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

IV. Nội dung chính:

Câu 1:

- GV lưu ý HS cách biểu hiện mới trong biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa: lượng mưa biểu hiện bằng đường xanh.

- Biểu đồ A: Nhiệt độ thấp, không quá 100C vào mùa hạ, có 9 tháng nhiệt độ âm, lượng mưa ít và mưa chủ yếu vào mùa hè  ôn đới lục địa gần cực.

- Biểu đồ B: Nhiệt độ mùa hạ trên 250C, mùa đông không lạnh lắm. Mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ khô hạn  khí hậu Địa Trung Hải.

- Biểu đồ C: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều quanh năm  ôn đới hải dương.

Câu 3:

Nhận xét: lượng CO2 trong khí quyển tăng liên tục.

Nguyên nhân: do khí thải công nghiệp và sinh hoạt.

Chủ đề 4: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I. Thời gian thực hiện: tuần 11, 12 (15/11 -27/11)

Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC II. Nội dung cần tìm hiểu:

(2)

- Nắm được đặc điểm cơ bản của đới hoang mạc (khí hậu cực kỳ khô hạn và khắc nghiệt) và phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc nóng với hoang mạc lạnh.

- Biết được cách thích nghi của động thực vật với môi trường hoang mạc.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 7 từ trang 61 đến trang 63 (có thể tham khảo sgk điện tử của NXB GD) và tập bản đồ, tranh ảnh hình 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5 trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức( mục IV).

IV. Nội dung chính:

I / Đặc điểm môi trường:

1. Vị trí:

Hoang mạc chiếm diện tích lớn trên Trái Đất, chủ yếu nằm dọc 2 đường chí tuyến và giữa đại lục Á- Âu.

2. Đặc điểm khí hậu:

- Rất khô hạn vì lượng mưa rất ít.

- Biên độ nhiệt ngày và biên độ nhiệt năm rất lớn.

3. Sinh vật:

Do thiếu nước nên thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi.

II/ Sự thích nghi của thực và động vật với môi trường:

- Tự hạn chế mất hơi nước: lá cây biến thành gai, thân lá bọc sáp… Động vật có vẫy sừng, ở hang, kiếm ăn vào ban đêm…

- Tăng cường dự trữ nước và dinh dưỡng: thân cây hình chai, rễ to và dài… Động vật dự trữ mỡ….

Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Nắm được đặc điểm môi trường đới lạnh (lạnh lẽo, có ngày và đêm dài từ 24h đến 6 tháng, lượng mưa rất ít, chủ yếu là tuyết).

- Biết được cách thích nghi của động thực vật với môi trường III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 7 từ trang 67 đến trang 70 (có thể tham khảo sgk điện tử của NXB GD) và tập bản đồ, tranh ảnh trong bài, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức( mục IV)

(3)

- Làm bài tập 4 trang 70.

IV. Nội dung chính:

I/ Đặc điểm của môi trường:

1. Vị trí:

- Nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.

- Đới lạnh ở Bắc cực chủ yếu là đại dương, còn Nam cực là lục địa.

2. Đặc điểm khí hậu:

- Rất lạnh lẽo:

+ Nhiệt độ trung bình năm dưới -100C.

+ 3 - 5 tháng mùa hạ nhưng nhiệt độ thấp hơn 100C.

- Mưa rất ít, chủ yếu là tuyết rơi.

3. Cảnh quan:

- Mùa đông: đóng băng vĩnh cữu.

- Mùa hạ: có băng trôi.

II/ Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường:

- Thực vật: nghèo nàn, thưa thớt chỉ phát triển vào mùa hạ. Cây cối có thân lùn, rêu, địa y…

- Động vật: khá phong phú. Động vật có lớp mỡ, da và lông dày, lông không thấm nước, một số loài di cư tránh đông hoặc ngủ đông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc, đới lạnh, vùng núi4. Động, thực vật ở hoang mạc, đới lạnh thích nghi với môi trường khắc nghiệt như

- Phía bắc: núi Atlasvà đồng bằng Địa Trung Hải: mưa nhiều, rừng rậm….. - Phía nam: hoang mạc Sahara, khí hậu

* Chăn nuôi du mục: là hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống ở hoang mạc... Hoạt động trồng trọt trên hoang mạc

- Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng:. + Tự hạn chế sự mất

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác.. - Các

-Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác. - Các

Câu hỏi số 4 : Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh..

Câu 17: Thực vật ở hoang mạc thường có những đặc điểm như thế nào để có thể thích nghi với khí hậu khắc nghiệtC. Phát triển bộ rễ và