• Không có kết quả nào được tìm thấy

NỘI DUNG BÀI 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NỘI DUNG BÀI 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG BÀI HỌC LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6.

TUẦN 26 SỬ

BÀI 15: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG , ÂU LẠC ( 2 tiết)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh đọc Các nắm được:

-Đời sống vật chất, tinh thần của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc.

-Những đặc trưng văn hoá của người Việt hình thành từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

II.GIAO NHIỆM VỤ: Học sinh đọc, trả lời vào vở nháp.

Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời:

1. Miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang-Âu Lạc theo bảng sau:

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc Nội dung Ăn

Mặc Ở Đi lại

2. Những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là gì?

III. NỘI DUNG BÀI 1. Đời sống vật chất.

Các ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

+ Nông nghiệp:Trồng lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá.

+ Thủ công nghiệp:Luyện kim, làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền....

Một số công cụ lao động chủ yếu của thời Văn Lang, Âu Lạc: lưỡi hái, lưỡi cày, cuốc, rìu...

2. Đời sống tinh thần.

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thầntrong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời... Người chết được chôn cất trong

1

(2)

thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây. Mộ của người giàu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

- Có khiếu thẩm mĩ riêng như nhuộm răng đen, xăm hình, không chỉ để tránh bị thuỷ quái làm hại mà còn là một cách làm đẹp.

- Trong những ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát, bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng.

 -Đặc điểm: Đời sống tinh thần giản dị, hòa hợp với tự nhiên.

VI.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

1.Chép bài phần nội dung III vào tập.

2. Điền tên hoạt động phù hợp những công cụ lao động ở hình dưới?

3.Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

4. Chuẩn bị bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc.

+ Em hãy cho biết tên gọi nước ta thời kì thuộc Hán và thuộc Đường, các đơn vị hành chính, người đứng đầu.

+ Nhận xét về chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và chính quyền An Nam đô hộ phủ thời thuộc Đường.

+Nêu sự chuyển biến về kinh tế dưới thời Bắc thuộc./.

TUẦN 26

CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 19: LỚP ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

2 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh đọc.

Học sinh nắm được:

-Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

-Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

-Kể được tên một số nhóm đất điển hình trên thế giới.

2

(3)

-Xác định được trên bản đồ một số nhóm đất ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

II. GIAO NHIỆM VỤ: Học sinh trả lời vào tập nháp.

Dựa vào nội dung sách giáo khoa hãy cho biết:

1.Thành phần của lớp đất?

2.Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?

3.Thành phần nào quan trọng nhất?

4.Đất có những tầng nào? Tầng nào chứa mùn và có nhiều chất dinh dưỡng?

5.Quá trình hình thành của đất chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? (Học sinh hoàn thành câu trả lời vào bảng theo mẫu sau):

Nhân tố Vai trò, tác động vào quá trình hình thành đất Đá mẹ

Sinh vật Khí hậu Nhân tố khác

III. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Lớp đất và các thành phần chính của đất và tầng đất ( tiết 1) a. Lớp đất

- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

b. Các thành phần chính của đất

- Các thành phần chính của đất: chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí c. Tầng đất

- Có 4 tầng đất chính: Tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đất mẹ.

2. Các nhân tố hình thành đất (tiết 2)

-Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

- Sinh vật: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất; góp phần tích tụ, phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ.

-Khí hậu: Tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ.

-Nhân tố khác: Địa hình, thời gian và con người.

3. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

-Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác.

- Các nhóm đất điển hình ở:

+ Lục địa Á-Âu: đất pốt-dôn (Châu Âu), đất vàng (Châu Á).

+ Lục địa Phi: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

3

(4)

IV. DẶN DÒ:

-Học sinh chép phần III vào tập

-Chuẩn bị bài 20: Sinh vật và sự phân bố thiên nhiên .Rừng nhiệt đới.

+ Tìm hiểu sinh vật trên trái đất.

+ Tìm hiểu sự phân bố thiên nhiên và rừng nhiệt đới./.

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy chọn một phương án đúng nhất và ghi chữ cái trước đúng. Câu 4: Loại đất nào có màu đỏ hoặc vàng, thường nghèo mùn; nếu được hình thành trên núi ba dan thì

- Cảnh quan: thiên nhiên thay đổi theo mùa; thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới..

Sự thay đổi thiên nhiên giữa đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh là do Trái Đất có dạng hình cầu nên lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời giảm dần theo vĩ độ?. Đất đỏ

+ Tầng tích tụ: Được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.. + Tầng đá mẹ: Là nơi chứa các sản phẩm phong hoá bị biến

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất pốtdôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc,.... - Các

- Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng do môi trường sống biển và đại dương ít bị biến động hơn

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi

Câu 5 trang 79 sbt Địa Lí 6: Hãy nối ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho hợp lí khi nói về phạm vi và đặc điểm của các đới thiên nhiên