• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tìm hiểu sự đa dạng sinh học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tìm hiểu sự đa dạng sinh học"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 57 +58: SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC A. MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống khác nhau. Đa dang sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng do khí hậu phù hợp với mọi sinh vật.

- Rèn lĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, suy luận.

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, khám phá tự nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước.

B. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU BÀI:

I. Tìm hiểu sự đa dạng sinh học:

- Học sinh đọc thông tin, sgk/ 185 trả lời các câu hỏi sau:

+ Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào?

+ Vì sao có sự đa dạng về loài.

II. Đa dạng sinh học của động vật ở các môi trường:

1. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng:

- Học sinh đọc thông tin mụcI, II sgk/185,186 trả lời câu hỏi:

+ Đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh là gì?

+ Đặc điểm cơ bản của khí hậu hoang mạc đới nóng là gì?

+ Khí hậu lạnh, đóng băng quanh năm và khí hậu rất nóng, khô như thế thì thực vật nơi đây có phong phú không?

+ Thực vật có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của động vật?

+ Vậy các em hãy suy đoán sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường này sẽ như thế nào?

2. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa:

(2)

- Học sinh đọc thông tin mục I sgk/ 189 trả lời câu hỏi:

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu như thế nào?

+ Hãy suy đoán và so sánh độ đa dạng sinh học của động vật ở môi trương đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng với môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường nào có độ đa dạng động vật cao hơn? Vì sao?

III. Những lợi ích của đang dạng sinh học:

Học sinh đọc thông tin mục II trang 190 sgk từ đó nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa như thế nào?

Cho ví dụ cụ thể.

IV. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa đạng sinh học:

Học sinh đọc thông tin mục III sgk/190 trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Do đâu mà độ đa dạng sinh học ngày càng giảm sút?

+ Cần làm gì để bảo vệ độ đa dạng sinh học?

C. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM SAU KHI NGHIÊN CỨU BÀI 51:

I. Đa dạng sinh học:

- Sự đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Số loài càng lớn, độ đa dạng càng cao và ngược lại.

- Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.

II. Đa dạng sinh học của động vật ở các môi trường:

1. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng:

- Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đặc biệt ( đới lạnh và hoang mạc đới nóng) rất thấp.

- Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao mới tồn tại được.

2. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa:

- Sư đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.

(3)

- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống thuận lợi.

III. Những lợi ích của đang dạng sinh học:

- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.

IV. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa đạng sinh học:

- Do nhu cầu phát triển của xã hội ( xây khu đô thị…) và ý thức của người dân chưa tốt ( đốt rừng làm nương, săn bắn bừa bãi…) đã làm suy giảm độ đa dạng sinh học.

- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:

+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài./.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng do đó nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách

- Thực vật: nghèo nàn, chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi như rêu, địa y, một số cây thấp, lùn,

Học sinh dựa vào nội dung kênh chữ + hình ảnh trong sách giáo khoa trang 24 và trang 25.. Hoạt động 2: Kiểm tra, đánh giá quá trình

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.. Đài

- Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng do môi trường sống biển và đại dương ít bị biến động hơn

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi

Câu 5 trang 79 sbt Địa Lí 6: Hãy nối ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho hợp lí khi nói về phạm vi và đặc điểm của các đới thiên nhiên

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?.. + Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn