• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Sinh học 9 – Năm học: 2019 - 2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Sinh học 9 – Năm học: 2019 - 2020"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Sinh học 9 – Năm học: 2019 - 2020

I. Lý thuyết:

Câu 1: Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần? Ưu thế lai là gì, được biểu hiện rõ nhất ở đời con thứ mấy? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là gì? Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.

Câu 2: Môi trường sống là gì, có mấy loại? Nhân tố sinh thái là gì, có mấy nhóm? Giới hạn sinh thái là gì?

Câu 3: Dựa vào sự ảnh hưởng của ánh sáng, thực vật được chia làm mấy nhóm? Nêu đặc điểm của từng nhóm. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống động vật? Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng, động vật được chia làm mấy nhóm?

Câu 4: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật? Có mấy nhóm sinh vật? Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật? Động vật được chia làm mấy nhóm, thực vật được chia làm mấy nhóm?

Câu 5: Nêu các quan hệ cùng loài và cho ví dụ? Nêu các quan hệ khác loài và cho ví dụ?

Câu 6: Quần thể sinh vật là gì, cho ví dụ? Những đặc trưng cơ bản của quần thể. Môi trường ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật.

Câu 7: Quần thể người và quần thể sinh vật khác giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu hậu quả và biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh.

Câu 8: Quần xã sinh vật là gì, cho ví dụ? Trình bày những dấu hiệu điển hình của một quần xã. Nêu quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Cân bằng sinh học là gì?

Câu 9: Hệ sinh thái là gì, cho ví dụ? Trình bày các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh. Chuỗi thức ăn là gì, cho ví dụ? Lưới thức ăn là gì, cho ví dụ?

Câu 10: Nêu các tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội. Nêu những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. Nêu các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

Câu 11: Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

Câu 12: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, cho ví dụ? Như thế nào gọi là sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và rừng? Nêu vai trò của tài nguyên rừng đối với các tài nguyên đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

Câu 13: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá. Nêu vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Câu 14: Nêu một số hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển và nông nghiệp.

II. Bài tập:

1

(2)

Câu 15: Giả sử các quần thể sinh vật sau: Lá cây, sâu, bọ ngựa, chuột, rắn, vi sinh vật, dê, hổ, cầy, đại bàng.

a) Xây dựng 10 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

b) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Câu 16: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của:

- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0 – 90oC, điểm cực thuận là 55oC.

- Loài cá chép Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 2 đến 44 độ C, điểm cực thuận là 28 độ C - Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0 – 56oC, điểm cực thuận là 32oC.

So sánh giới hạn sinh thái của các loài sinh vật.

Câu 17: Cho quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. Sơ đồ có thể có về lưới thức ăn trong quần xã đó là:

Hãy viết các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã.

Câu 18: Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất BVTV và hóa chất độc hại?

+ Theo đường nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

+ Theo đường nước mưa chảy vào ao hồ, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào không khí.

+ Theo đường nước mưa chảy vào đại dương, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào không khí.

+ Hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.

Câu 19: Các dạng tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên không tái sinh: Sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: nhiên liệu hóa thạch, khoáng kim loại, khoáng phi kim,…

- Tài nguyên tái sinh: Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. Ví dụ:

rừng, không khí, đất nước, sinh vật,…

- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: gió, thủy triều, mặt trời, sóng,…

2

Vi sinh vật Mèo rừng

Cáo Hổ

Gà Thỏ

Dê Cỏ

(3)

3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đối với thực vật, chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể:.. + Tham gia cấu tạo nên

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi1. - Vì

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi1. - Vì

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng → Đây là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn

[r]

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh tật cho con người và động vật. - Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước hay không?

Dòng 3: Là môi trường sống của nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm; nếu bị tàn phá sẽ làm khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.. Dòng 4: Của cải