• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 61

Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

- HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

5. Dự kiến phương pháp:

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- HS : Tranh ảnh có nội dung : Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên…

- GV: Tư liệu công việc bảo tồn gen động vật. Tranh ảnh: Bảo vệ rừng,trồng cây gây rừng

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên, cho ví dụ

- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

3. Vào bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Thế nào là động vật hoang dã?

- Hs thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

(2)

Hoạt động 1:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI

TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi.

- Vì sao cần khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?

- HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức bài trước trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét bổ sung.

Hoạt động 2:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN B1:GTV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK. Quan sát H59 trả lời câu hỏi.

- Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. Hãy lấy ví dụ minh hoạ cho các biện pháp ấy

- HS quan sát H59 nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi

- Đại diện 1 hoặc 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung B2: GV chốt lại đáp án đúng

- Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp.

- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS hoàn thiện kiến thức vào vở

B3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành

- Môi trường sống hiện nay đang bị suy thoái

- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh lũ lụt, ô nhiễm, hạn hán

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - Bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, rừng già….

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật hoang dã

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

- Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.

- Kết luận ( Bảng 59 )

(3)

bảng 59

Hoạt động 3:

VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

MĐCĐ: HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

GV đánh giá nội dung của các nhóm thống nhất một số công việc mà học sinh phải làm

Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về vấn đề này

III. VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.

Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá

Các biện pháp Hiệu quả

- Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng.

- Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh - Thay đổi cây trồng hợp lí - Chọn giống thích hợp

- Hạn chế xói mòn đất, hạn hán lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật.

- Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt

- Tăng độ mầu cho đất, không mang mầm bệnh.

- Luôn canh, xen canh. Đất không bị cạn nguồn dinh dưỡng

- Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế, tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất

Hoạt động 3. củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã Hoạt động 4, 5: Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?

- HS thảo luận: nêu được:

(4)

+ Trồng cây, bảo vệ cây + Không xả rác bừa bãi

+ Tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK.

- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.

V. RÚT KINH NGHIỆM

(5)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 67 KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- HS củng cố lại kiến thức đã học 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Kĩ ăng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài 3. Thái độ

- Tự tin làm bài

4. Năng lực – phẩm chất - Trung thực, tự tin II.Chuẩn bị

1. Giáo viên - Đề kiểm tra 2. Học sinh

- Ôn tập kiến thức III.Hình thức kiểm tra

- Tự luận và trắc nghiệm IV. Ma trận

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chủ đề 1:

Hiện tượng thoái hóa, ưu thế lai

- - Hiểu

được nguyên nhân của thoái

-

(6)

hóa ở động vật Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 0,5 5

1 0,5 5 Chủ đề 2:

Môi trường và các nhân tố sinh thái

- Nhận biết được quan hệ giữa các sinh vật khác loài - Biết

được sinh vật hằng nhiệt, biến nhiệt

Hiểu được ảnh hưởng của ánh sáng lên đặc điểm thực vật

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

4 2 20

1 0,5 5

5 2,5 25 Chủ đề 3:

Hệ sinh thái

Biết thành phần của hệ sinh thái

- Vẽ được sơ đồ lưới thức ăn từ các sinh vật cho trước

- -

Số câu 0,5 0,5 1

(7)

Số điểm Tỉ lệ %

1 10

1 10

2 20 Chủ đề 4:

Bảo vệ môi trường

- Biết được nguồn gốc ô nhiễm sinh học - Biện

pháp bảo vệ môi trường

Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh

- Tìm hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường địa phương - Giải

thích đươc vì sao phai tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường địa phương

Số câu Số điểm Tỉ lệ

2 1 10

0,5 1 10

1 2 20

0,5 1 10

4 5 50 Tổng số

câu Số điểm Tỉ lệ %

6

3 30

0,5

1 10

2

1 10

1

2 20

1

2 20

0,5

1 10

11

10 100

V. Đề kiểm tra

(8)

I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm ):

Chọn phương án trả lời đúng nhất ( mỗi phương án trả lời đúng được 0,5 điểm ) Câu 1: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ

A. Hội sinh. B. Cộng sinh.

C. Ký sinh. D. Cạnh tranh.

Câu 2: Nguồn gốc ô nhiễm sinh học chủ yếu do:

A. Các chất thải rắn B. Các vụ thử vũ khí hạt nhân C. Khí thải do đốt nhiên liệu D. Các chất thải từ sinh vật bị

phân hủy Câu 3: “ Chim sáo đậu trên lưng trâu “ thuộc mối quan hệ?

A. Hội sinh B. Cộng sinh

C. Hợp tác D. Cạnh tranh

Câu 4: Cây có lớp bần dày vào mùa đông do ảnh hưởng của nhân tố:

A. Đất B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ D. Các cây xung quanh

Câu 5: Để cải tạo các vùng đất trống, đồi trọc thì biện pháp chính là gì?

A. Bón phân hợp lí B. Trồng cây, gây rừng.

C. Làm thủy lợi D. Không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Vì sao các cây trồng bên trong cửa sổ lâu ngày có thân và cành hướng ra bên ngoài cửa?

A. Để đón gió B. Để thoát hơi nước

C. Để hứng ánh sáng D. Để thu hút ong bướm Câu 7: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa ở động vật là:

(9)

A. Tự thụ phấn bắt buộc B. Giao phối gần

C. Do biến dị tổ hợp D. Cả A và B

Câu 8: Nhóm nào sau đây gồm toàn sinh vật biến nhiệt?

A. Voi, gà, chuột B. Nấm, địa y, cáo

C. San hô, thủy tức, rùa D. Thằn lằn, cá chép, mèo

II. Phần tự luận ( 6 điểm )

Câu 1 ( 2 điểm ): Cho một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái.

b. Em hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã sinh vật trên.

Câu 2 ( 2 điểm ) : Qua các bài thực hành tìm hiểu tình hình môi trường địa phương:

a. Em hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em?

b.Hãy đề xuất các biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương?

Câu 3 ( 2 điểm ):

a. Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?

Cho ví dụ.

b. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?

---Hết---

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh………Lớp……..Số báo danh………..

Chữ ký giám thị………

(10)

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020– 2021

MÔN: SINH HỌC 9

I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐA B D C C B C B C

II. Phần tự luận

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1. ( 2 điểm)

a, a. Sắp xếp các sinh vật theo 3 thành phần của hệ sinh thái:

- Sinh vật sản xuất: cỏ

- Sinh vật tiêu thụ các cấp: dê, thỏ. gà, hổ, cáo, mèo rừng

- Sinh vật phân giải: vi sinh vật

b. Sơ đồ mạng lưới thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật.

Dê → Hổ

Cỏ → Thỏ → Cáo → vi sinh vật

Gà → Mèo rừng

1

1

Câu 2. ( 2 điểm)

a, Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường địa phương em:

1

(11)

-Hoạt động của các phương tiện giao thông - Do thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật - Rác thải trong sinh hoạt

- Do sản phẩm thải trong chăn nuôi của 1 số hộ gia đình

b. * Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường địa phương

- Xây dựng hầm bioga, xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

- Phân loại rác, thu gom rác đúng nơi quy đinh - Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

- Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn - Sử dụng các đồ dùng tiết kiệm năng lượng

1

Câu 3 ( 2 điểm

)

Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ, khí đốt.

+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. Ví dụ: tài nguyên đất nước, sinh vật.

- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.

0,5

1,5

Tổng 6

(12)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MĐCĐ: HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên2. B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi1. - Vì

Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MĐCĐ: HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.. B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh ta nông nổi, Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh ta nông nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại mưu trí, thiếu kinh nghiệm, còn ông

Chóng gäi nhau, trªu ghÑo nhau, trß chuyÖn rÝu rÝt.. Ngµy héi mïa

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?.. Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:.. a.) Vì sao Sơn Tinh lấy