• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 61

Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

- HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

5. Dự kiến phương pháp:

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- HS : Tranh ảnh có nội dung : Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên…

- GV: Tư liệu công việc bảo tồn gen động vật. Tranh ảnh: Bảo vệ rừng,trồng cây gây rừng

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên, cho ví dụ

- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

3. Vào bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Thế nào là động vật hoang dã?

- Hs thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

(2)

Hoạt động 1:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI

TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi.

- Vì sao cần khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?

- HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức bài trước trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét bổ sung.

Hoạt động 2:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN B1:GTV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK. Quan sát H59 trả lời câu hỏi.

- Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. Hãy lấy ví dụ minh hoạ cho các biện pháp ấy

- HS quan sát H59 nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi

- Đại diện 1 hoặc 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung B2: GV chốt lại đáp án đúng

- Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp.

- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS hoàn thiện kiến thức vào vở

B3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành

- Môi trường sống hiện nay đang bị suy thoái

- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh lũ lụt, ô nhiễm, hạn hán

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - Bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, rừng già….

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật hoang dã

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

- Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.

- Kết luận ( Bảng 59 )

(3)

bảng 59

Hoạt động 3:

VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

MĐCĐ: HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

GV đánh giá nội dung của các nhóm thống nhất một số công việc mà học sinh phải làm

Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về vấn đề này

III. VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.

Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá

Các biện pháp Hiệu quả

- Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng.

- Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh - Thay đổi cây trồng hợp lí - Chọn giống thích hợp

- Hạn chế xói mòn đất, hạn hán lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật.

- Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt

- Tăng độ mầu cho đất, không mang mầm bệnh.

- Luôn canh, xen canh. Đất không bị cạn nguồn dinh dưỡng

- Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế, tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất

Hoạt động 3. củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã Hoạt động 4, 5: Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?

- HS thảo luận: nêu được:

(4)

+ Trồng cây, bảo vệ cây + Không xả rác bừa bãi

+ Tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK.

- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:

(5)

Ngày dạy:

Tiết 62:

Bài 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu

+ HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương

2. Kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm + Kỹ năng khái quát kiến thức

3. Thái độ:

+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

II. CHUẨN BỊ

Tranh ảnh về hệ sinh thái

-Tư liệu về môi trường và hệ sinh thái

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1 : Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Quan sát tranh về các hệ sinh thái đã sưu tầm.

+ Cho ví dụ về hệ sinh thái?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1:

SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI

MĐCĐ: HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ

I.SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI

(6)

sinh thái chủ yếu

B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm các hệ sinh thái trên can, nước mặn và nước ngọt?

- HS nghiên cứu bảng 60.1 ghi nhớ kiến thức - Một vài HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

B2: GV đánh giá phần trình bày của HS.

B3: GV đưa ra kết luận chung Hoạt động 2:

BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI

MĐCĐ: HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương

-? Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?

+ Cá nhân HS nghiên cứu nội dung SGK, ghi nhớ kiến thức

+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?

+ Thảo luận, hoàn thành bảng 60.2

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

B1: GV nhận xét chung và đưa ra đáp án đúng.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:

+ Tại sao phảỉ bảo vệ hệ sinh thái biển?

+ Có biện pháp nào bảo vệ hệ sinh thái biển?

- HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng 60.3-thảo luận tìm ra biện pháp phù hợp với tình huống

- Một vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

B2: GV nhận xét, đánh giá kết quả và công bố đáp án đúng

B3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:

- Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

- Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

HS khái quát kiến thức

+ HS trao đổi và trả lời câu hỏi B4:GV nhận xét chung

- Có ba hệ sinh thái chủ yếu:

+ Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, sa van ...

+ Hệ sinh thái nước mặn: Rừng ngập mặn ...

+ Hệ sinh thái nước ngọt: Ao, hồ, sông ...

II. BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI

1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thiên nhiên quốc gia.

- Trồng rừng, khôi phục hệ sinh thái chống xói mòn

- Vận động định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Phát triển dân số hợp lý để giảm áp lực tài nguyên

- Tuyên truyền bảo vệ rừng để toàn dân tham gia bảo vệ rừng 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển:

- Bảo vệ bãi cát và vận động toàn dân không săn bắt rùa tự do - Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt

- Sử lý các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển

- Làm sạch bãi biển

3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp:

- HST nông nghiệp cung cấp lương thực và thực phẩm cho cuộc sống con người.

- Bảo vệ HST nông nghiệp:

(7)

+ Sự phát triển bền vững liên quan đến bảo vệ đa dạng

sinh thái như thế nào? + Duy trì HST nông nghiệp chủ

yếu như: lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp

+ Cải tạo HST, đưa giống mới để có năng suất cao

Hoạt động 3: củng cố:

- HS đọc kết luận chung.

Hoạt động 4, 5: Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái?

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường

- Đọc và chuẩn bị trước bài 61: Luật bảo vệ môi trường V. RÚT KINH NGHIỆM

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi1. - Vì

Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MĐCĐ: HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên2. B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MĐCĐ: HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.. B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh ta nông nổi, Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh ta nông nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại mưu trí, thiếu kinh nghiệm, còn ông

Chóng gäi nhau, trªu ghÑo nhau, trß chuyÖn rÝu rÝt.. Ngµy héi mïa

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?.. Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:.. a.) Vì sao Sơn Tinh lấy