• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 23 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN Thời gian thực hiện: 3 tuần Tên chủ đề nhánh: 3 Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày

A TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Đón trẻ - Trò chuyện

- Thể dục

sáng

1.Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2.Trò chuyện chủ đề

- Trò chuyện với trẻ về mùa xuân tươi đẹp.

- giáo dục trẻ kĩ năng sống, kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

3.Thể dục buổi sáng

4.Điểm danh

- Trẻ yêu thích đến lớp, biết sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Trẻ biết mùa xuân là màu đầu tiên trong năm, mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, nghe lời người lớn và tham gia giao thông an toàn

- Phát triển sự phối hợp vận động của cơ thể.

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục.

- Trẻ biết tập đúng các động tác.

- Trẻ nhận biết được đầy đủ họ tên của mình,biết quan tâm đến các bạn trong lớp

- Trường lớp sạch sẽ.

- Trang phục của cô gọn gàng

- Tủ đựng đồ dùng cá nhân.

- Tranh ảnh về các loại hoa mùa xuân - Tranh ảnh

+ Sân tập bằng phẳng, xắc xô.

- Nhạc “ Đoàn tàu nhỏ xíu”.

- Trẻ nhận biết được đầy đủ họ tên của mình.

(2)

BẢN THÂN

Từ ngày 24/01/2021 đến 25/02/2022 Mùa xuân tươi đẹp

Từ ngày 21/02/2022 đến ngày 25/ 02/2022

CÁC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Đón trẻ

- Cô đến sớm trước 15 phút thông thoáng phòng học.

- Cô đón trẻ với thái độ ân cần niềm nở, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

2.Trò chuyện với trẻ về mùa xuân tươi đẹp + Đây là bức tranh gì?

+ Các con quan sát xem tranh vẽ gì?

+ Ngoài các loại hoa trên con còn biết các loại hoa nào có nhiều hương thơm?

=>Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết chăm sóc cây 3. Thể dục sáng - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ , có bạn nào bị ốm bị đau tay đau chân không?

a)Khởi động.

- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu’ kết hợp đi các kiểu chân.

- Cho trẻ xếp thành 3 hàng theo tổ.

b)Trọng động.* Tập bài tập phát triển chung:

- Động tác hô hấp: Thổi nơ bay

- Tay : Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước - Chân: Nhún chân.

- Bụng: Cúi gập người về phía trước.

- Bật: Bật tách khép chân.

- Hướng dẫn trẻ tập với các động tác: Tay, chân, bụng, bật .

- Cô cho trẻ tập 2L*8N, Cô quan sát và bao quát trẻ.

c)Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh lớp

4. Điểm danh

- Cô gọi lần lượt tên trẻ theo sổ điểm danh

- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.

- Trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Bức tranh

- vẽ các loại cây hoa ạ

- Trẻ kể - Trẻ nghe.

- Trẻ thực hiện - Trẻ xếp hàng.

- Trẻ tập.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ đi nhẹ nhàng..

- Trẻ dạ cô

A.TỔ CHỨC CÁC

(3)

HOẠT ĐỘNG

Nội dung hoạt động Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài trời

1.Hoạt động có chủ đích.

- Dạo chơi trong sân trường, quan sát thời tiết thiên nhiên của mùa xuân.

2.Trò chơi vận động + Dung dăng dung dẻ, + Nu na nu nống.

+ Cáo và thỏ.

3.Chơi tự do

- Nhặt hoa lá về làm đồ chơi; vẽ phấn trên sân.

- Phát triển khả năng quan sát khám phá thế giới xung quanh. Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết mùa xuân

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi

- Trẻ vui vẻ sau khi hoạt động , biết giữ an toàn trong - Trẻ biết vẽ các loại thực phẩm

- Trẻ vui vẻ sau khi hoạt động , biết giữ an toàn trong khi chơi.

- Địa điểm quan sát.

- Địa điểm.

- Trang phục gọn gàng.

- Địa điểm.

- Phấn vẽ - Bể cát, nước,cốc nhựa,sỏi,mẩu gỗ.

HOẠT ĐỘNG

(4)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động có mục đích

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

- Cho trẻ hát bài “Đi chơi” đến địa quan sát.

* Cho trẻ dạo chơi trong sân trường,quan sát thời tiết trong ngày

+ Chúng mình đang đứng ở đâu ?

Chúng Mình thấy thời tiết hôm nay thế nào nhỉ? Có nóng không nào?

+ Có mây xanh và mây trắng

+ Thơi tiết này chúng mình mặc quần áo như thế nào?

=>Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

2. Trò chơi vận động

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi: Cáo và thỏ, dung dăng dung dẻ, nu na nu nống - Hướng dẫn trẻ cách chơi trò chơi Cáo và thỏ

Cách chơi: Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi..

Luật chơi: nếu bạn nào không về kịp chuồng sẽ phải nhảy lò cò

- Cô quan sát động viên trẻ. Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

Trò chơi Nu na nu nống”

Cách chơi: 5 -6 trẻ ngồi duỗi thẳng chân, cô cho trẻ đếm bàn chân, ngón chân của mình, cả bạn. Cô giáo hỏi trẻ phía bên phải (trái) của trẻ có bao nhiêu chân, trẻ ngồi cạnh bạn nào, bạn ngồi giữa những bạn nào…

Sau đó cô giáo vừa hát “Nu na nu nống” vừa vỗ vào chân từng trẻ. Từ “trống” cuối cùng kết thúc ở chân nào thì chân đó co lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các chân đều co hết. Những lần chơi sao, cô để trẻ tự chơi vớinhau.

Luật chơi: Nếu bạn nào đến cuối chưa thu được hết chân về sẽ là người thua cuộc.

3. Hoạt động tự do

- Cô hướng dẫn trẻ vẽ những loại thực phẩm trên sân +Con sẽ vẽ như thế nào ?

+ Con thích vẽ quả cam như thế nào?

- Cô hướng dẫn trẻ vẽ.

=>Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, sạch sẽ.giừ gìn vệ sinh môi trường sạch

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ hát và đến địa điểm.

- Trẻ quan sát.

- Trẻ kể - Trẻ kể.

- Trẻ lắng nghe

.

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ chơi.

- Trẻ suy nghĩ.

- Trẻ vẽ.

A.TỔ CHỨC CÁC

(5)

Hoạt động

Nội dung hoạt động Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

1.Góc phân vai

- Nấu ăn, bán hàng, bán các loại quả, bán hoa.

2.Góc xây dựng

- Xây dựng nhà ở, xây khuôn viên giải trí.

3.Góc nghệ thuật

- Biểu diễn các bài hát, múa, đọc thơ về chủ đề .

4 .Góc học tập sách

-Tô màu tranh ảnh về các loại hoa mùa xuân.

5.Góc KH -Thiên nhiên

- Chăm sóc cây cảnh tưới nước cho cây.

- Trẻ biết đóng vai gia đình, cửa hàng thực phẩm, bán các loại hoa, quả.

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn.

- Trẻ biết cách xắp xếp các hình khối tìm ra quy luật của chúng để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa.

- Trẻ biểu diễn tự tin, thuộc lời các bài hát.

- Phát triển trí tưởng tượng,sáng tạo cho trẻ.

-Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.

- Trẻ biết chăm sóc cây cảnh.

- Đồ chơi gia đình,cửa hàng

- Bộ lắp ghép, các khối

- Giấy màu, keo dán.

- Kéo, đất nặn, tranh ảnh

- Chậu cây cảnh - Nước , dụng cụ tưới rau.

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1.Thỏa thuận chơi :

Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc:Góc phân vai; Góc xây dựng; Góc nghệ thuật;

Góc sách truyện; Góc khoa học.

- Cô vừa giới thiệu các góc chơi rồi bây giờ bạn nào muốn về góc nào chơi nào?

- Vì sao con muốn về góc đó chơi?

- Bây giờ ai chơi ở góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó.

2. Quá trình chơi

- Cô dặn trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cất

- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ nhận vai

-Vâng ạ

- Trẻ nghe.

-Trẻ trả lời

(6)

đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

- Cô đến từng góc hướng dẫn trẻ và bao quát trẻ chơi - Góc chơi phân vai

+ Các con sẽ về góc phân vai để Nấu ăn, bán hàng, bán các loại quả, bán hoa.

- Góc chơi xây dựng

+ Các con sẽ làm các bác thợ xây để xây dựng khu công viên vui chơi, giải trí , xây dựng vườn hoa.

- Góc nghệ thuật

+ Chúng mình cùng nhau biểu diễn các bài hát nói về chủ đề Mùa xuân tươi đẹp nhé.

- Góc thiên nhiên

+ Các con sẽ chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây để cây luôn tươi tốt nhé!

3. Kết thúc chơi

- Trẻ chơi xong cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi, cho trẻ tự nhận xét các góc chơi của mình, của bạn.

- Cô nhắc trẻ thu gọn đồ chơi vào các góc chơi.

- Cô nhận xét trẻ chơi.

- Tuyên dương nhóm chơi ngoan .

- Trẻ thực hiện.

- Công viên,vườn hoa ạ - Trẻ chơi.

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện.

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Hoạt động ăn

1.Trước khi ăn

2.Trong khi ăn

- Trẻ biết rửa tay, rửa mặt sạch sẽ,đúng cách.

- Biết tiết kiệm nước khi rửa tay.Nhận đúng khăn mặt của mình.

- Ăn hết xuất của mình.không làm rơi vãi thức ăn.

- Không nói chuyện trong khi ăn.

- Trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi ăn.

- Trẻ biết thu dọn phòng ăn sạch sẽ cùng cô.

- Nước, xà phòng, khăn mặt

- Bát,thìa, đĩa đựng cơm.khăn lau tay

- Khăn lau miệng.

(7)

3. Sau khi ăn

Hoạt động ngủ

1.Trước khi ngủ

2.Trong khi ngủ

3.Sau khi ngủ

-Trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

- Rèn cho trẻ có thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

- Nằm ngủ đúng tư thế, không nói chuyện trong giờ ngủ.

- Trẻ có tư thế ngủ thoải mái.

- Trẻ biết đi vệ sinh sạch sẽ sau khi ngủ dậy.

- Trẻ biết tập các động tác vận động chiều cùng cô.

- Trẻ biết để bát vào đúng nơi quy định.

- Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi ăn.

-Xà phòng, Nước, Khăn lau.

- Khăn rửa mặt

- Sập ngủ, chăn.

- Nước, khăn lau tay, khăn lau miệng.

- Bàn ăn, thức ăn, khăn lau tay

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Trước khi ăn

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay , rửa mặt cho trẻ nghe.

-Cô cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt.

2.Trong khi ăn

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong món ăn,nhắc trẻ mời cô mời bạn trong khi ăn,bao quát trẻ ăn hết xuất

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng sạch sẽ, không rơi vơi cơm ra bàn.

3.Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ lau miệng.

- Cho trẻ đi vệ sinh, đi rửa tay

- Trẻ nghe - Trẻ thực hiện.

- Trẻ mời.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ đi vệ sinh

(8)

1.Trước khi ngủ

- Cô cho trẻ vào phòng ngủ,Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

2.Trong khi ngủ

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Khi trẻ ngủ cô sửa tư thế ngủ cho trẻ 3.Sau khi ngủ

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”.

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong món ăn

- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trong khi ăn.

- Bao quát trẻ ăn, ăn hết xuất

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

- Nhắc trẻ ăn gọn gàng sạch sẽ, không rơi vơi cơm ra bàn.

- Cô thu dọn vệ sinh sạch sẽ phòng ăn gọn gàng.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ đọc thơ.

- Trẻ ngủ

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ ăn

- Trẻ mời cô, mời bạn.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(9)

Hoạt động chiều

1.Ôn tập:

- Cho trẻ đọc lại bài thơ “ Cây đào”, hát bài “Mùa xuân đến rồi”

- Cho trẻ học sách Kỹ năng sống, làm quen với toán, ATGT, Môi trường xung quanh.

Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, kỹ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.

2. Chơi theo ý thích

- Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn

- xếp đồ chơi gọn gàng

3.Nêu gương : Biểu diễn văn nghệ, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.

- Trẻ ôn lại các bài học buổi sáng.

- Trẻ nhớ lại tên bài hát tên tác giả.

- Trẻ biết chơi các hoạt động theo ý thích ở các góc.

- Trẻ chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

- Biểu diễn tự nhiên, thuộc các bài hát về chủ đề mà trẻ đã được học.

- Trẻ thuộc các bài hát về chủ đề gia đình.

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn.

- Trẻ nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của bạn , của mình.

- Tranh thơ Cây đào

- Đồ chơi các góc.

- Tủ đựng đồ chơi.

- Bài hát, băng nhạc

- Phách tre, xắc xô, trống, đàn…

- Bảng cắm cờ, cờ,

- Phiếu bé ngoan

Trả trẻ

Trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ

- Trẻ biết chào cô chào bạn khi về.

- Trẻ có thói quen ngoan ngoãn khi đi học

Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ôn tập:

- Trẻ ôn lại cùng cô

(10)

- Cô cho trẻ ôn lại bài học buổi sáng đọc thơ “ Cây đào” Hát “Mùa xuân đến rồi”

- Cho trẻ học sách Kỹ năng sống, làm quen với toán, ATGT, Môi trường xung quanh.

- Khi chơi trên sân trường các con thấy lá rụng hay vỏ sữa các con có nhătj bỏ vào thùng rác không? Vì sao Các con sẽ làm gì để có môi trường trong sạch đẹp?

Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, kỹ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.

2.Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn - Cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích.

- Cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ.

- Trẻ chơi xong nhắc trẻ xếp đồ chơi gọn gàng.

3.Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần.

- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ dưới hình thức thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.

- Cô động viên trẻ lên biểu diễn văn nghệ.

- Cô nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan cho trẻ nghe.

- Cô mời từng tổ đứng lên nhận xét các bạn trong tổ.

- Cô nhận xét trẻ.

- Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày

- Vệ sinh tay sạch sẽ ạ - Trẻ trả lời

- Trẻ kể - Có ạ

- Trẻ chú ý quan sát.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ lên cắm cờ

Trả trẻ

- Nhắc trẻ đi vệ sinh

- Cô trả trẻ tận tay phụ huynh

- Nhắc trẻ chào cô , chào bố mẹ, chào các bạn.

- Cô phát bé ngoan cuối tuần

- Trẻ chào.

Thứ 2 ngày 21 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục

VĐCB : “Bật sâu 30 -35 cm”

TCVĐ: Thi ai nhanh

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ :Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức

-Trẻ biết cách bật sâu từ trên xuống .

(11)

2. Kỹ năng:

-Phát triển tính tập trung và chú ý.

- Rèn trẻ 1 số kỹ năng bật nâng cao: bật nhanh theo nhịp nhạc và bật bằng hai nửa bàn chân trên

- Phát triển vận động sự nhịp nhàng, khéo léo.

- Phát triển cơ tay, cơ chân 3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, biết lắng nghe và chú ý trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:

- Bục thể dục cao 30-35 cm.

- Trang phục của cô gọn gàng.

2. Đồ dùng của trẻ:

-Trang phục trẻ gọn gàng, Giầy thể dục 3. Địa điểm tổ chức:

- Ngoài sân thể dục.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức -Cô trò chyện cùng trẻ + Hôm nay là thứ mấy nhỉ ?

+ Thứ 2 các con sẽ học môn gì nhỉ ?

+ Học thể dục giúp cơ thể chúng ta như thế nào?

=> Giáo dục trẻ :À đúng rồi đấy các con ạ để co một cơ thể khỏe mạnh thì ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ra thì chúng ta cần phải kết hợp thể dục nữa đấy.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

- Thứ 2 ạ - Thể dục ạ - Khỏe mạnh ạ -Trẻ lắng nghe

2. Giới thiệu bài

- Giờ học thể dục ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con thực hiện vận động cơ bản “ Bật sâu 30-35cm”

nhé.

-Vâng ạ 3. Hướng dẫn

a.Hoạt động 1: Khởi động.

- Cô kiểm tra sức khỏe.

+ Hôm nay có bạn nào bị ốm, bị đau tay, đau chân không ?

- Cho trẻ đi vòng tròn theo bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”.

Kết hợp đi các kiểu chân,đi nhanh đi chậm, đi khom, đi kiễng gót, đi vẫy tay.

- Chuyển đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

- Không ạ

- Khởi động theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ chuyển đội hình b. Hoạt động 2: Trọng động.

- Tập bài tập phát triển chung:Cô tập cùng trẻ - Tay : Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước

- Chân: Nhún chân.

- Trẻ tập theo cô.

- Trẻ tập 2 lần x8 nhịp - Trẻ tập 3 lần x 8 nhịp

(12)

- Bụng: Cúi gập người về phía trước.

- Bật: Bật tách khép chân.

-Trẻ tập 3 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp -Vận động cơ bản:Bật sâu 30- 35cm

- Cô thực hiện mẫu lần 1: Không phân tích - Trẻ quan sát - Cô thực hiện mẫu lần 2 : Kết hợp phân tích

TTCB: Cô đi từ đầu hàng ra ,bước từng chân lên ghế đứng thẳng tự nhiên, hay tay buôn suôi, mắt nhìn về trước.Khi nghe hiệu lệnh bật cháu đưa tay ra trước đồng thời đánh tay ra sau, gối khụy nhún mạnh lấy đà bật sâu xuống, và đánh tay ra trước giữ thân bằng và rơi xuống đất bằng đầu ngón chân và cô đi về cuối hàng.

- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện lại cho cả lớp cùng xem.

- Quan sát cô thực hiện mẫu

+ Cô vừa thực hiện vận động gì? - Bật sâu 30-35cm ạ . - Mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu cùng cô. - Trẻ thực hiện

+ Con vừa thực hiện VĐCB gì ? - Trèo qua ghế dài ạ!

+ Khi thực hiện vận động,con thấy như thế nào có khó không?

- Không ạ + Khi thực hiện xong các con sẽ làm gì?

+ Các con có muốn thực hiện vận động cơ bản không ?

- Về cuối hàng đứng.

- Có ạ - Cô cho trẻ thực hiện

- Cho cá nhân trẻ lên thực hiện để trẻ nắm rõ được vận động

- Lần lượt từng nhóm trẻ lên thực hiện khoảng 2-3 lần .Cô bao quát nhắc thực hiện khéo léo mắt nhìn về phía trước để quan sát.

- Động viên, khuyến khích trẻ thực hiện .

-Trẻ cùng thực hiện vận động.

- Trò chơi vận động: “Thi ai nhanh”

- Cách chơi: cho Trẻ lấy hình theo đúng hiệu lệnh.Khi người lớn yêu cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên hình Sau đó không cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.

Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm được hình giống như yêu cầu thì bạn đó thua cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi.

- Cô động viên khích lệ trẻ chơi

=> Giáo dục trẻ :Chơi đoàn kết với các bạn

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu

-Trẻ chơi

c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng -Trẻ đi nhẹ nhàng 4. Củng cố giáo dục.

(13)

- Hôm nay các con đã thực hiện bài thể dục vận động cơ bản gì?

- Chơi trò chơi gì?

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể phát triển khỏe mạnh , cân đối .

- Bật sâu 30-35cm ạ . - Thi ai nhanh

-Trẻ lắng nghe 5. Kết thúc hoạt động:

- Nhận xét tuyên dương trẻ -Trẻ lắng nghe

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ).

...

...

...

...

Thứ 3 ngày 22 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: TCKNXH

“Dạy trẻ kĩ năng không nhận quà và đi theo người lạ”

1. Kiến thức:

- Trẻ biết không đi theo và nhận quà của người lạ.

- Trẻ biết các tình huống xấu có thể xảy ra khi gặp người lạ và biết cảnh giác với người lạ .

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng phản xạ nhanh, kỹ năng bảo vệ bản thân: Không đi theo người lạ, không nhận quà của người lạ. Kêu cứu khi bị người lạ dẫn đi.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú trong giờ học. Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn đi cùng người lớn, không chạy nhảy trong các khu trung tâm, siêu thị và biết cảnh giác với người lạ. Không đi theo và nhận quà của người lạ.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của giáo viên và của trẻ.

+ Đồ dùng của cô: Máy tính, Ti vi, que chỉ Bài giảng powerpoint 2. Địa điểm tổ chức

- Trong lớp học

III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức - Trẻ thực hiện

(14)

Cô tạo tình huống có một tiếng của 1 bạn nhỏ vừa khóc vừa kêu: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi?

- Các con ơi! các con có nghe gì không?

- Đúng rồi! có một bạn nhỏ đang khóc và gọi mẹ đó, các con có muốn biết vì sao bạn nhỏ lại khóc và gọi mẹ của bạn ấy không?

2. Giới thiệu bài 3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Dạy kỹ năng sống cho trẻ

“Không đi theo hay nhận quà của người lạ”

- Các con cùng chú ý xem đoạn video sau đây nhé! Cô cho trẻ xem đoạn phim dạy kỹ năng sống “Không đi theo hay nhận quà của người lạ”

- Trong đoạn video con vừa xem có những ai?

- Bạn Mi Mi được mẹ dẫn đi đâu?

- Con thấy siêu thị như thế nào?

- Khi đến Siêu thị Mi Mi có đi gần Mẹ không?

- Mi Mi đã làm gì?

- Vì hiếu động nghịch ngợm và mãi chơi nên Mi Mi đã lạc Mẹ mình đó con.

- Khi lạc Mẹ Mi Mi thế nào?

- Lúc đó thì ai đã đến nói chuyện với Mi Mi?

- Cô người lạ đã nói gì?

- Mi Mi có nghe theo lời Cô người lạ không con?

- Cô người lạ rủ Mi Mi đi đâu?

- Mi Mi có đồng ý đi theo cô người lạ không con?

- Cô người lạ đã cho Mi Mi quà gì?

- Khi Mi Mi đang nhận quà của Cô người lạ thì ai đã gọi Mi Mi?

- Lúc đó thì Cô người lạ đã làm gì?

- Đúng rồi! Cô người lạ đã nhanh chóng bỏ đi đó con. Mi Mi không thấy Cô người lạ nữa nên đã hỏi mẹ điều gì?

- Mẹ Mi Mi đã trả lời thế nào?

- Mẹ Mi Mi đã dặn bạn ấy điều gì?

- Khi đi chơi ở siêu thị các con có được chạy giỡn, nghịch ngợm không? Vì sao?

- Đúng rồi! Siêu thị rất rộng lớn và có rất nhiều người lạ nên khi đi siêu thị các con phải đi gần và nắm tay Cha mẹ mình nếu không sẽ bị lạc con nhé!

- Nếu có người lạ cho quà hay rủ đi theo thì con có đi theo không? Vì sao?

- Đúng rồi đó con! Khi người lạ cho quà và rủ con đi theo thì các con không được đi theo vì những người lạ đó

Trẻ kể

-Mẹ dẫn đi siêu thị -Siêu thị rất đông người ạ

- Không ạ

- Mimi bị lạc mất mẹ

- Mimi gặp một cô đeo kính đen…

(15)

có thể là kẻ xấu bắt cóc trẻ em đó con.

- Nếu chẳng mai con bị lạc ở siêu thị thì con sẽ làm sao?

- Người đó như thế nào mà các con nhờ trợ giúp?

- Các con có bị lạc ở trong siêu thị bao giờ chưa?

- Nếu trường hợp con bị lạc con có khóc không?

- Nếu con khóc thì sẽ làm sao?

- Nếu bị lạc tuyệt đối các con không khóc, các con phải giữ bình tỉnh và nhờ trợ giúp.

- Khi gặp chú bảo vệ các con nói như thế nào để chú bảo vệ giúp?

- Một cô đóng giả người lạ vào cho quà và đưa đưa trẻ đi, trẻ thực hành kêu cứu.( Cô cho nhiều trẻ được thực hành)

- Đó là các bạn vừa có một mình thôi, còn bây giờ các con đang chơi nhóm với nhau, cô Vui xem là các con có ngăn được người lạ không nhé.

- Cô mời một nhóm(5-6 trẻ) đứng lên chơi.

- Cô thấy các bạn rất giỏi, các bạn đã biết kêu cứu với mọi người, biết lôi bạn của mình để người lạ không thể bắt bạn đi được. Cô khen tất cả các con.

=> Khi bị lạc đầu tiên con phải nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đình để khi có sự cố hoặc bị lạc con đọc số điện thoại, đia chỉ nhà ở để nhờ người đáng tin cậy giúp đỡ.

Ở phần chơi này cô có trò chơi dành tặng chúng mình đấy. Và trò được mang tên :

Hoạt động 2 *TC: Đội nào giỏi - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.

* Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, trên màn hình là các ô số, ẩn sau mỗi ô số là một câu hỏi. Nhiệm vụ của các con là chọn ô số và lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Trong vòng 5 giây trả lời đúng câu hỏi sẽ chiến thắng, nếu không có câu trả lời thì 2 đội còn lại sẽ giành quyền trả lời.

* Luật chơi: Đội nào trả lời nhiều câu hỏi nhất thì đội đó chiến thắng.

4. Củng cố:

- Chúng mình vừa tham gia chương trình gì?

- Nội dung bài học muốn nhắn nhủ các con điều gì?

=> Đúng rồi đấy, qua chương trình hôm nay các con phải nhớ 1 điều là không nhận quà và đi theo người lạ nhé.

5. Kết thúc:

- Giờ học đến đây là kết thúc rồi. Cô chúc các con sẽ luôn là những em bé giỏi, bé ngoan, lễ phép và học giỏi nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các con ở những chương trình sau.

(16)

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ).

...

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 23 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG:Văn học

Thơ “ Cây đào”

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “Mùa xuân đến rồi”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- nhớ tên bài thơ, biết tên tác giả sáng tác, hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ biết đọc rõ lời thơ cùng cô từ đầu đến hết bài thơ, đọc thuộc bài thơ - Trẻ biết hoa đào thường nở vào dịp tết cổ truyền của dân tộc

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Phát triển kỹ năng trả lời rõ ràng ,mạch lạc cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Yêu quý những loài hoa, yêu mùa xuân

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:

- Tranh vẽ minh họa bài thơ “ Cây đào”

2. Đồ dùng của trẻ:

- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.

3. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức:

- Trẻ nghe hát bài “Mùa xuân đến rồi”

- Các con vừa nghe bài hát gì?

- Các con thấy mùa xuân có gì?

- Hoa đào nở báo hiệu điều g?

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường biết chăm sóc cây, yêu quý các loại hoa.

- Trẻ nghe

- mùa xuân ấm áp, cây cối nảy nở ạ

2. Giới thiệu bài: Mùa xuân đang đến rồi những bông hoa đua nhau khoe sắc, còn chúng mình cô muốn các con hãy đọc những bài thơ thật hay nói về mùa xuân. Có một tác giả đã viết bài thơ rất hay về

- Trẻ lắng nghe - Vâng ạ

(17)

cây hoa đào đã nở những bông hoa rất đẹp để đón mùa xuân sang đấy.

3.Hướng dẫn

a. Hoạt động1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe

- Cô đọc lần 1:Cô đọc thơ diễn cảm - Trẻ lắng nghe - Giảng nội dung: Bài thơ cây đào của tác giả

Nhược Thủy miêu tả sự mong mỏi chờ đợi của bạn

nhỏ thấy cây đào nở hoa để mau chóng đến tết. - Trẻ lắng nghe - Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa

b.Hoạt động 2: Đàm thoại

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ cây đào ạ - Cây đào đầu xóm như thế nào? - Lốm đốm nụ hồng ạ - Các bạn nhỏ trong bài thơ mong điều gì? - mong hoa mau nở để đón

tết ạ

- Hoa đào nở vào dịp nào trong năm? - Hoa đào nở khi tết đến - Các con có thích hoa đào không? - Có ạ

- Vậy các con phải làm gì để hoa đào luôn đẹp? - Biết tưới nước cho cây, nhổ cỏ

- Qua bài thơ con học tập điều gì? (Giáo dục trẻ biết yêu hoa, không hái hoa)

=> Đúng rồi các con để có những bông hoa đua nhau nhau khoe sắc thì chúng mình phải biết yêu quý, biết chăm sóc cây tạo nên không khí ấm áp đón chào mùa xuân đến.

- lắng nghe

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2 - 3 lần.

- Cô cho trẻ đọc thay đổi các hình thức khác nhau.

Cô bao quát động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ

- Trẻ đọc

- Cô giúp trẻ sửa ngọng.

4. Củng cố giáo dục:

- Cô vừa cùng các con học bài thơ gì?

- Giáo dục trẻ :Chơi đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn nhé!

- Bài thơ cây đào ạ.

5. Kết thúc:

Cho trẻ ra sân chơi.

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ).

...

...

Thứ 5 ngày 24 tháng 02 năm 2022

(18)

TÊN HOẠT ĐỘNG: Toán

Đo dung tích của 2 vật và so sánh diễn đạt kết quả đo.

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “Cho tôi đi làm mưa với”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo.

- Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng cách đong nước đổ vào các chai có kích thước khác nhau và diễn đạt được kết quả đo được.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đong, đếm, tính cẩn thận và sự khéo léo của trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú trong giờ học, biết chơi cùng bạn và tuân thủ luật chơi II. Chuẩn bị:

- Phòng học thoáng mát, sạch sẽ

- Đồ dùng của cô: Nước, Cốc, Chai nhựa 1,5l, chai nhựa 500ml

- Đồ dùng của trẻ: Nước, 3 cái chậu, 3 ca nước nhỏ, 3 cái khay, 3 cái khăn khô, 3 cái phễu, 3 chai nước (, 500 ml), 3 chai nước (1 lít ),3 chai nước (1,5 lít) , thẻ số, 3 ca nước to, 3 can nước (5 lít), 12 cái vòng

3. Địa điểm tổ chức - Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Ổn định:

- Cô cho trẻ đọc bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”

+ Chúng ta vừa hát xong bài hát gì?

+ Ước mơ của bạn nhỏ trong bài hát là gì nào?

- Bạn nhỏ trong bài hát đã ước mơ trở thành những hạt mưa để giúp cây cối được tươi tốt, để giúp ích cho con người nữa đấy. Mưa cũng là nguồn nước trong tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng. Vì nước rất cần thiết cho đời sống của chúng ta, và các sinh vật trên Trái Đất. Vì vậy, mà các con phải biết tiết kiệm, không được lãng phí nước. Các con đã nhớ chưa nào?

- Trẻ đứng dậy hát Trẻ trả lời

Làm những hạt mưa Trẻ lắng nghe

2. Giới thiệu bài:

+ Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan nên cô gửi tặng các con một món quà, để biết đó là quà gì các con cùng đoán nhé.

3.Hướng dẫn.

a.Hoạt động 1: * Ôn luyện so sánh kích thước của 3 đối tượng.

- Cô mời cả lớp trở về chỗ ngồi

- Trở về với hoạt động ngày hôm nay, các con thấy kích

- Trẻ quan sát

(19)

thước cái 3 chai này như thế nào đây?

- Vậy bạn nào giỏi, hãy cho cô biết chai nào đựng được ít nước nhất , chai nào đựng được nhiều nước nhất?

- Vì sao con biết? (gọi 2 – 3 trẻ trả lời)

b.Hoạt động 2: Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.

- Để biết chính xác dung tích của mỗi chai. Cô mời cả lớp mình cùng đến với hoạt động “ Đo dung tích các vật so sánh và diễn đạt kết quả đo”.

- Để đo được dung tích của mỗi chai, cô dùng 1 cái ca làm đơn vị đo và nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước.

+ Đầu tiên, cô sẽ đo dung tích của cái chai có nắp màu xanh. Để đo dung tích của cái chai thì trước hết cô sẽ mở nắp chai, lấy phễu để trên miệng của chai.Tay trái của cô cầm ở miệng chai và giữ phễu, lưu ý không áp sát phễu vào miệng của chai, để nước chảy được dễ dàng hơn.Tay phải của cô sẽ cầm ca múc nước ở chậu nước, lưu ý phải là 1 ca nước đầy. Sau khi đã múc nước thì cô sẽ đặt ca nước phía trên chính giữa của phễu và đổ nước nhẹ nhàng vào chai qua phễu để tránh nước tràn ra ngoài.

Cả lớp hãy cùng chú ý, quan sát và đếm xem có bao nhiêu lần ca nước nhé!

- Vậy, cái chai có nắp màu xanh đo được bao nhiêu lần ca nước cả lớp?

+ Và với 3 lần ca nước, cô chọn thẻ số mấy để biểu thị cho dung tích của cái chai có nắp màu xanh?

+ Như vậy, dung tích của cái chai có nắp màu xanh bằng 3 lần ca nước đấy!

=> Cô kết luận: Dung tích của chai có nắp màu xanh bằng 3 lần ca đo

- Cô cho trẻ thực hiện đo và hướng dẫn thêm

+ Các con hãy đo dung tích cái chai có nắp màu xanh của mình đi nào?

+ Vậy dung tích của cái chai có nắp xanh bằng bao nhiêu lần ca nước?

- Cái chai có nắp màu xanh bằng 3 lần ca nước đấy! Và cũng với cách đo tương tự, cô cũng sẽ đo cái chai có nắp màu vàng cả lớp mình cùng đếm xem có bao nhiêu lần ca nước nhé!

+ Với 6 lần ca nước thì cô chọn thẻ số mấy để biểu thị cho dung tích của cái chai có nắp màu vàng này nào?

+ Như vậy, dung tích của cái chai có nắp màu vàng

Trẻ lắng nghe

Trẻ quan sát

Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nghe

Trẻ thực hiện đong và đo nước

Trẻ trả lời Trẻ nghe

Trẻ trả lời Trẻ nghe Trẻ nói

(20)

bằng 6 lần ca nước đấy!

+ Cho trẻ gọi tên số lần đo.

+ Dung tích của chai có nắp màu xanh bằng 6 lần ca đo + Cho trẻ thực hiện đo

- Cái chai có nắp màu đỏ là cái chai cuối cùng đấy, bạn nào xung phong lên đo dung tích nào, cả lớp cùng đếm xem có bao nhiêu lần ca nước được rót vào chai nhé!

+ Bạn đã đo được bao nhiêu lần ca nước cả lớp?

+ Vậy bạn chọn thẻ số đúng chưa nào?

+ 9 lần ca nước là dung tích của cái chai có nắp màu đỏ đấy!

+ Cho trẻ gọi tên số lần đo.

+ Dung tích của chai có nắp màu xanh bằng 9 lần ca đo + Cô cho trẻ thực hiện đo

- Chúng ta đã vừa hoàn thành xong phần đo dung tích của 3 cái chai rồi. Vậy bạn nào có nhận xét gì về dung tích của 3 cái chai chúng ta vừa đo được nào?

- Vì sao dung tích của 3 cái chai này khác nhau ?

- Số lần đo dung tích của mỗi chai khác nhau bởi vì kích thước của 3 cái chai này không bằng nhau đấy.

Hoạt động 3: So sánh:

-Vậy, bạn nào giỏi hãy so sánh cho cô chai có nắp màu xanh và chai có nắp màu vàng?

+ So sánh chai có nắp màu vàng và chai có nắp màu đỏ?

- Cùng với 1 cái ca, cô sử dụng làm đơn vị đo thì cô đã đo được dung tích của chai có nắp màu xanh được 3 lần ca nước. Chai có nắp màu vàng được 6 lần ca nước. Và chai có nắp màu đỏ được 9 lần ca nước đấy!

- Như vậy:

+ Chai có nắp màu xanh có dung tích ít nhất.

+ Chai có nắp màu vàng có dung tích nhiều hơn.

+ Chai có nắp màu đỏ có dung tích nhiều nhất.

+ Chai nào có kích thước nhỏ, thấp thì dung tích của chai đó ít. Chai nào có kích thước to, cao thì dung tích của chai đó nhiều. Các con đã nhớ chưa nào?

Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai khéo léo”:

- Vừa rồi, cô thấy lớp mình hoạt động rất sôi nổi, rất hay rồi, nên cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi rất là thú vị trò chơi mang tên : “ Ai khéo léo”

+ Luật chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội. Đội Mây Hồng, đội Mây Xanh. Đội Hạt Mưa. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ đông đầy ca nước to ở bàn phía trên. Đội nào đong được số nước trong ca nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.

Trẻ quan sát

Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nói

Trẻ thực hiện

Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nghe

Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nghe Trẻ nghe

Trẻ nghe

(21)

+ Cách chơi : Khi nghe hiệu lệnh của cô thì bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ bật chụm chân qua các vòng, và nhanh chống múc nước đổ nước vào ca nước to. Sau khi đã đổ nước vào ca thì nhanh chống chạy về đập tay vào bạn thứ 2 và đứng về cuối hàng, bạn thứ 2 lại tiếp tục như vậy cho đến hết. Trò chơi kết thúc khi hết bản nhạc.

- Cô cho trẻ chơi

- Cô nhận xét và động viên trẻ

* Kết thúc

- Giờ hoạt động ngày hôm nay chúng ta thực hiện hoạt động gì?

- Đơn vị đo dung tích là gì?

- Nước rất cần thiết trong đời sống của chúng ta nên các con phải biết tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, không được vứt rác bừa bãi nhé.

Trẻ chơi

Trẻ trả lời Trẻ trả lời - Trẻ chơi

5.Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi. - Trẻ ra chơi

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ).

...

...

...

...

...

Thứ 6 ngày 25 tháng 02 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: Âm nhạc

Dạy vận động: Mùa xuân đến rồi Nghe hát: Mùa xuân ơi

TCAN: Ai đoán giỏi

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Chơi trò chơi : “Bốn mùa”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết vận động bài hát“Mùa xuân đến rồi” nhẹ nhàng và vui vẻ - Trẻ hứng thú nghe nhạc, hưởng ứng minh họa.

2. Kỹ năng:

- Rèn các kỹ năng vận động.

- Rèn luyện khả năng nghe nhạc cho trẻ,chơi thành thạo trò chơi âm nhạc.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ ăn hết xuất ăn của mình.

(22)

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- Đài đĩa có nhạc các bài hát: “ Mùa xuân đến rồi, Mùa xuân ơi”

2. Đồ dùng của trẻ:

- Dụng cụ âm nhạc 3. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức

Cho lớp chơi trò chơi “bốn mùa”

- Các con vừa chơi trò chơi gì?

Trong một năm gồm có bốn mùa. Bạn nào giỏi kể cho cô biết đó là những mùa nào?

- Thế con biết gì về thời tiết bốn mùa?

Đúng rồi đấy. Một năm có bốn mùa đó là mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Mùa hè nóng, mùa thu mát mẽ, mùa đông lạnh lẽo còn mùa xuân se se lạnh.

Các con nhớ lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với từng mùa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nhé.

- Trẻ chơi cùng cô

2 Giới thiệu bài:

Hôm nay cô có tổ chức một chương trình văn nghệ

mừng xuân. Lớp mình cùng tham gia nhé. - Rửa tay ,rửa mặt ạ 3. Hướng dẫn.

a. Hoạt động 1: Dạy trẻ vận động bài hát “Mùa xuân đến rồi”.

- Mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay mời các con nghe giai điệu hát “ Mùa xuân đến rồi”.

- Các con vừa nghe giai điệu của bài hát gì?

- Do ai sáng tác?

- Đúng rồi các con vừa nghe giai điệu bài hát “ Mùa xuân đến rồi” do cô Phạm Thị Sửu sáng tác.

Để bài hát thêm sinh động bạn nào giỏi lên thể hiện tài năng của mình qua những điệu múa nào.

Mời 1-2 trẻ lên múa

Bạn nào cũng đã suy nghĩ ra những điệu múa. Riêng cô cũng nghĩ ra những động tác múa rồi đấy. Các con hãy chú ý xem cô biển diển nhé.

- Cô vận động mẫu - Trẻ chú ý quan sát

Cô vận động lần 1 không giải thích

Lần 2 cô vận động và giải thích từng động tác

+ Động tác 1: Câu hát “ sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi” cô vòng chéo hai tay ra phía trước, đưa lên cao rồi

(23)

bung hai tay sang hai bên, hạ tay xuống đồng thời nhún chân.

+ Động tác 2: Câu hát “cầm tay nhau chúng ta ra vườn chơi” cô tung hai tay trước sau, cuộn bàn tay đồng thời nhún chân.

- Trẻ quan sát.

+ Đông tác 3: Câu hát “ ngắm bướm xinh đùa trên cánh hoa hồng” cô dang hai tay hai bên, uốn lượn cánh tay

+ Động tác 4: Câu hát “Ngắm bướm xinh đùa trên cánh hoa hồng” vẫy nhẹ hai bên chân nhún mềm . + Động tác 5: “Mùa xuân đến hát ca reo vui mừng”

trẻ nắm tay nhau đá tréo chân hai bên

.

- Cô hướng dẫn trẻ vận động cùng cô

- Động viên trẻ vận động thật đẹp - Trẻ vận động cùng cô c. Hoạt động 2: Nghe hát: “Mùa xuân ơi”

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1

Cô vừa hát cho cả lớp nghe bài gì? Của tác giả nào?

Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát + Bài hát có giai điệu như thế nào?

+ Nói về mùa gì?

+ Khung cảnh mùa xuân như thế nào ?

+ Khi mùa xuân về, tết đến trên khắp mọi nơi, muôn hoa thi nhau đua nở, mọi người sống với nhau chan hòa, yêu thương, hạnh phúc và cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất

- Nghe hát

- Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện

Cô mở nhạc lần 2: trẻ cùng vận động với cô - Trẻ hưởng ứng cùng cô

c. Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai đoán giỏi”

- Cách chơi: Cô gọi cháu A lên bảng, đội mũ kín mắt, cô chỉ định một cháu ở dưới lớp hát (một đoạn bài hát hoặc cả bài). Sau đó, cô đố trẻ A, bạn nào hát?

- Chóp kín mắt. Gọi cháu B hát, kết hợp gõ đệm bằng một loại dụng cụ (trống lắc). Đố cháu A nói tên bài hát, dụng cụ gõ? Lần sau chơi, cô có thể tăng hai, ba bạn hát, kết hợp gõ một hoặc hai dụng cụ gõ đệm khác nhau. Cô đố trẻ tên bài hát, tên dụng cụ gõ đệm.

- Luật chơi: Nếu đoán sai sẽ phải hát lại bài hát đó - Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi.

- Khuyến khích trẻ chơi

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi.

4. Củng cố giáo dục.

+ Hôm nay các con cùng cô vận động bài hát gì?

+ Chơi trò chơi gì?

- Cô giáo dục: Các con phải luôn chăm ngoan học giỏi

- Mùa xuân đến rồi - Ai đoán giỏi - Vâng ạ

(24)

nhé!

5.Kết thúc.

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài chơi. - Trẻ ra sân chơi

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ).

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Cái chai có nắp màu đỏ là cái chai cuối cùng đấy, bạn nào xung phong lên đo dung tích nào, cả lớp cùng đếm xem có bao nhiêu lần ca nước được rót vào chai nhé. + Bạn

MỘT PHẦN