• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 89: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân, chia số có hai chữ số, ba chữ số với (cho) số có một chữ số.

- Biết tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, giải toán về tìm một phần mấy của một số.

*Hình thành năng lực, phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, thích khám phá toán học. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động :5’

- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

+ Tính chu vi hình chữ nhật có a = 23 m;

b = 6 m

+ Tính chu vi hình vuông có a = 19 m - Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động thực hành 25’

Bài 1: cả lớp

- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi

“Truyền điện”

- Học sinh dựa vào yêu cầu bài tập nhẩm miệng nêu kết quả.

- Tổng Kết trò chơi, tuyên dương

*Giáo viên củng cố về nhân, chia.

Bài 2 cá nhân- cặp đôi

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Học sinh tham gia chơi.

+HS theo dõi các bạn chơi

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- Học sinh tham gia trò chơi:

- VD: 9 x 5 = 45 8 x 8 = 64 35 : 5= 7 56 : 7 = 8 (…)

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

47 x 5 235 872 2 07 436

281 x 3 843 261 3 21 87

108 x 8 864 945 5 14 189

(2)

Bài 3: cá nhân

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

Bài 4: cá nhân

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở, giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 5: cá nhân

-Gv cho HS tự làm bài

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng - GV yêu cầu HS: Tính chu vi cái bảng lớp hình chữ nhật có chiều dài là 240cm và chiều rộng là 120cm.

- Hãy đo độ dài các cạnh một cửa sổ của nhà mình sau đó tính chu vi cái cửa đó.

12 0

0 45 0 - Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải

Chu vi vườn cây là:

(100 + 60) x 2 = 320 (m) Đáp số: 320 m

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp

Bài giải:

Đã bán số m vải là:

81 : 3 = 27 (m)

Cuộn vải còn lại số m vải là 81 – 27 = 54 (m)

Đáp số : 54 m

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

25 x 2 + 30 = 50 + 30 = 80

-HS thực hiện

VI. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY.

...

...

Tập đọc - Kể chuyện Tiết 53:ÔN TẬP (Tiết 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2) -Hình thành kĩ năng tìm hình ảnh so sánh trong câu.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài TĐ, Máy tính, ti vi chiếu nội dung các bài tập..

(3)

2. Học sinh: SGK, VBT.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát bài

*Kết nối

- GV giới mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng

2. Hoạt động luyện tập(30’) Hoạt động luyện đọc:

Bài 1:

+) Kiểm tra đọc (khoảng ¼ số HS lớp).

- GV yêu cầu HS lên bốc thăm

+) Nêu câu hỏi nội dung bài đọc - GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp

- GV nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện .

Hoạt động hướng dẫn làm bài:Máy tính, ti vi

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV giải nghĩa từ: dù - Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét chữa bài. Chốt lại lời giải đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- GV chốt lại lời giải đúng về nghĩa của từ biển trong câu “ Từ trong biển lá xanh rờn” Lượng lá trong rừng tràm

-Học sinh hát

- Nghe GV giới thiệu.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc ( được xem lại khoảng 2 – 3 phút).

- HS có thể đọc một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài bạn.

Lời giải:

a. Những thân tràm như những cây nến b.Đước mọc san sát như hằng hà….

- Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.

(4)

bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta liên tưởng như đang đứng trước một biển lá.

- Gọi học sinh nhắc lại giáo viên vừa nói.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Em hãy đặt một câu văn có hình ảnh so sánh.

- Nhận xét câu HS đặt.

- Dặn dò về nhà luyện đọc bài.

- HS nhắc lại

- HS viết câu trả lời vào VBT.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập đọc - Kể chuyện Tiết 53:ÔN TẬP (Tiết 3 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Điền đúng nội dung vào giấy mời , theo mẫu ( BT2).

-Hình thành kĩ năng điền vào giấy mời.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm đến nay. Máy tính, ti vi chiếu ghi sẵn nội dung bài tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

1. - Học sinh hát: Mái trường mến yêu.

2. *Kết nối

3. - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Hoạt động luyện tập(30’) Hoạt động luyện đọc:

- GV yêu cầu HS lên bốc thăm

- Nêu câu hỏi nội dung bài đọc

- GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv

- Học sinh hát.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

- HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút.

- HS đọc bài

- HS khác nhận xét

(5)

đặt câu hỏi cho phù hợp - GV nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện .

Hoạt động hướng dẫn làm bài tập -Yêu cầu học sinh đọc đề bài

Bài 2 : Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Em hãy viết giấy mời cô hiệu trưởng theo mẫu dưới đây :

Lưu ý :

- Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô (thầy) hiệu trưởng.

- Đây là bài tập giúp các con thực hành viết giấy mời đúng nghi thức, nên cần điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn, nhớ ghi rõ ngày, địa điểm.

Giấy mời

Kính gửi: Cô Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Sơn

Lớp 3B trân trọng kính mời cô

Tới dự : Buổi liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Vào hồi: 15 giờ, ngày 19-11-2021 Tại: Phòng học lớp 3B

Chúng em rất mong được đón cô.

Ngày 16 tháng 11 năm 2021 Lớp trưởng

Châu

Trần Phạm Minh Châu - Gv nhận xét.

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(2’) - Tiếp tục thực hành viết giấy mời.

- Thực hành viết giấy mời để mời cô chủ nhiệm dự buổi liên hoan chào mừng ngày quốc tế Phụ Nữ 8 – 3.

- HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở

- 1 HS lên bảng làm

- HS khác nhận xét, bổ sung - 3 HS đọc bài của mình

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

(6)

...

Đạo đức

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Hình thành kĩ năng giao tiêp và làm việc nhóm. Thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

-Yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Vở BT Đạo đức 3, Tư liệu về các tấm gương anh hùng..

2. HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

- Cho HS nghe hát bài: Vết chân tròn trên cát.

*Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng - Lắng nghe – Nêu nội dung bài hát.

2 Hoạt động luyện tập: (30’)

*Hoạt động 1: Xem tranh kể lại những người anh hùng.

- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng

- Các nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý :

+ Người trong tranh (ảnh) là ai ?

+ Em biết gì về gương chiến đấu, hy sinh của anh hùng liệt sĩ đó ?

+ Hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó ?

- Mời đại diện từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- GV nhận xét, tóm tắt lại gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã

- Lắng nghe – Nêu nội dung bài hát.

-Ngồi theo nhóm, quan sát tranh và thảo luận theo các gợi ý.

- HS theo luận và trả lời trong nhóm

- Đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

(7)

nêu trên.

*Hoạt động 2: Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ theo chủ đề về TB, LS.

- HS xung phong hát, múa, đọc thơ...

- GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.

*Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc.

Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ thể hiện bằng những việc làm đơn giản thường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện để đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.

3. Hoạt động vận dụng mở rộng(2’) - Em hãy kể những việc làm được tham gia cùng trường, lớp hàng năm để tỏ lòng biết ơn công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước?

- Yêu cầu Hs về tìm hiểu thêm thông tin về các anh hùng liệt sĩ thiếu niên và kể lại cho người thân nghe về những tấm gương đó.

*Kết luận: Gv hệ thống giờ học, tuyên dương Hs.

- Lần lượt từng em lên múa, hát những bài hát có chủ đề về những gương liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và các liệt sĩ tuổi thiếu nhi … - Cả lớp theo dõi nhận xét tuyên dương.

-Hs lắng nghe

- Hưởng ứng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ....

- Tìm hiểu thêm thông tin về một số anh hùng liệt sĩ như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản. Kể lại chuyện cho gia đình nghe. Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện nội dung bài học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Chính tả

Tiết 18: ÔN TẬP ( Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).

-Hình thành kĩ năng điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm học đến tuần 18. 3 tờ phiếu viết đoạn văn trong bài tập 2.

(8)

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

1. - Học sinh hát: Tiếng hát bạn bè mình.

2. *Kết nối

3. - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài 2. Hoạt động luyện tập(30’) Hoạt động luyện đọc:

- GV yêu cầu HS lên bốc thăm - Nêu câu hỏi nội dung bài đọc

- GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp

- GV nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện .

Hoạt động hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2

Em điền dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau ?

- Cây bình bát: Cây thuộc họ na, vỏ quả có từng ô năm góc mờ, thịt màu vàng nhạt hay hồng, ăn được.

- Cây bần: Cây mọc ở vùng nước lợ, có rễ phủ nhọn và xốp nhô ngược lên khỏi mặt bùn.

- GV nhận xét.

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(2’) - Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Sưu tầm một đoạn văn chưa có dấu chấm, dấu phẩy và thực hành điền dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn đó cho

- Học sinh hát.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

- HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút.

- HS đọc bài, trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung

- HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung - HS đọc yêu cầu và đoạn văn - HS đọc lời chú giải

- HS làm bài vào vở

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.

Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành nhóm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.

- 1 HS lên bảng làm

- HS khác nhận xét, bổ sung

(9)

thích hợp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tự nhiên xã hội

AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.

- Hình thành kĩ năng hợp tác

- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG.

1.Gv Cho học sinh xem 1 số video về hình ảnh học sinh đi xe đạp 2. HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động -Cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

2. Hoạt động khám phá -máy tính(30’)

* Hoạt động 1: Đi đúng, đi sai luật giao thông

- Chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát các hình ở trang 64, 65 SGK. Yêu cầu HS chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ và trình bày trước lớp (mỗi nhóm nhận xét 1 hình).

- GV nhận xét.

*Kết luận: Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp em cần chú ý đi về phía bên tay phải, đi đúng phần đường của mình, không đi rên vỉa hè hay mang vác cồng kềnh, không đi ngược chiều, không chở ba người...

* Hoạt động 2: Đi xe đạp theo biển báo

- HS hát bài: Đi xe đạp +Hs lắng nghe, tập hát theo - Nêu nội dung bài hát

- Lắng nghe – Mở SGK

- HS thực hành lần lượt theo hình thức; làm việc cá nhân, thảo luận cặp, chia sẻ trong nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.

- Lớp theo dõi.

- HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ

(10)

*Mục tiêu: HS thảo luận nhóm để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp. *Cách tiến hành:

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:

+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?

- Mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp . - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.

*Kết luận: Đi bên phải lề đường, không đi hàng 2, hàng 3, không đánh võng, không buông 1 tay khi đi,...Phải luôn chú ý đến biển báo hiệu giao thông: Biển cấm đi ngược chiều, biển báo hiệu đường gồ ghề, biển báo đường cấm xe đạp,biển báo hiệu đường có trẻ em chạy qua, biển báo có đường tàu cắt ngang, biển báo đường vòng, biển báo đường cho người đi bộ.

3. Hoạt động luyện tập

*Hoạt động 3: Em tham gia giao thông - Hướng dẫn chơi trò chơi “ đèn xanh đèn đỏ

+ Cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.

+ Trưởng trò hô:

. Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay.

. Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và tay ở vị trí chuẩn bị. Ai sai nhiều lần sẽ hát 1 bài.

- Yêu cầu tham gia chơi trò chơi.

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương những Hs tham gia tốt.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Gv yêu cầu Hs nêu lại tên một số biển báo hiệu giao thông đường bộ và ý nghĩa của biển báo.

- Nhắc Hs nghiêm túc thực hiện luật an toàn giao thông khi đi xe đạp đến trường hay về nhà và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng chấp hành tốt luật giao thông.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn Hs chuẩn bị bài sau.

trong nhóm.

- Nhóm thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe.

- Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên để nắm được trò chơi

- Hs quan sát

- Lớp thực hiện trò chơi đèn xanh, đèn đỏ dưới sự điều khiển của Trưởng trò

-Hs nêu tên và ý nghĩa của biển báo.

- Về nhà thực hiện theo nội dung bài học.

- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người trong gia đình mình cùng thực hiện như mình.

- Tự tìm hiểu thêm về luật giao thông đường bộ.

(11)

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

THỂ DỤC

Bài 24: ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. YÊU CẦUCẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “Ném trúng đích”. Biết cách chơi tham gia được các trò chơi II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn - Phương tiện: Còi, 4 quả bóng

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:

T

T NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

Phần mở đầ

u - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Khởi động : Xoay các khớp - Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập

- Trò chơi “Chẵn - lẻ”

1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần

2-3’

Phần cơ bản

1. Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung

- Lần 1: GV điều khiển, cán sự hô nhịp

- Các lần sau : Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập, GV quan sát, sửa sai - Biểu diễn thi đua giữa các tổ.

GV quan sát nhận xét, biểu

7-8’

2-3’

Phần kếtthúc

- Tập một số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay và hát 1 bài

- GV và HS hệ thống bài - Nhận xét kết quả giờ học - Về nhà ôn 6 động tác đã học

1-2’ - 2-3 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 21/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021 Toán

(12)

TIẾT 90: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I (ĐỀ DO TRƯỜNG RA)

Tập đọc

Tiết 54: ÔN TẬP (Tiết 5)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách ( BT2)

-Hình thành kĩ năng năng viết được đơn.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài TĐ, Máy chiếu nội dung các bài tập..

2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động -Gv cho học sinh

*Kêt nối

- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tựa bài lên bảng

2. Hoạt động luyện tập(30’) Hoạt động luyện đọc:

Bài 1:

+) Kiểm tra đọc (khoảng ¼ số HS lớp).

- GV yêu cầu HS lên bốc thăm +) Nêu câu hỏi nội dung bài đọc

- GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp

- GV nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện .

Hoạt động hướng dẫn làm bài tập:Máy tính, ti vi

Bài 2:

Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy viết một lá đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em.

Lưu ý: So với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách

- HS lắng nghe

- HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút.

- HS đọc bài - HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu

(13)

đã mất.

- Tên đơn có thể giữ như cũ hoặc sửa lại:

Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách.

- Mục Kính gửi: cần ghi rõ thư viện trường THDL Đoàn Thị Điểm.

- Mục Nội dung đề nghị cần ghi rõ lý do xin cấp thẻ.

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT - GV nhận xét

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ , văn đã học để tiết sau tiếp tục kiểm tra.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- HS làm bài vào vở - HS đọc bài làm

- HS khác nhận xét, bổ sung

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tự nhiên và xã hội ÔN TẬP HỌC KÌ I

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.

-Hình thành năng lực hợp tác.

- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV: Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó, máy tính, ti vi

2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

*Khởi động

- HS hát bài: Quê hương tươi đẹp

-Theo bạn, người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông?

*Kết nối

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

2. Hoạt động khám phá-máy tính(30’) Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh ai đúng

- Hs hát, nói về nội dung bài hát -Hs trả lời

-Hs lắng nghe - Mở SGK

(14)

- Chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ về các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và các yêu cầu vệ sinh đối với từng cơ quan.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và lên gắn được thẻ đúng vào từng tranh.

*Kết luận: GV chốt những đội gắn đúng và sửa lỗi cho những đội gắn sai. Động viên học sinh học chậm và nhút nhát.

Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp + Hãy kể tên các cơ quan trong cơ thể người?

+ Kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu?

+ Nêu cách đề phòng các bệnh đó?

*Kết luận: Mỗi cơ quan, bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khỏe mạnh.

3. Hoạt động luyện tập

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS làm bài trong VBT.

*Kết luận: GV đánh giá kết quả học tập của HS.

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(1’) - Gv nêu các tình huống có liên quan đến bài học và gọi Hs xử lí các tình huống đó.

VD: Em của em mặc phong phanh trong thời tiết lạnh giá, bố mẹ lại đi làm. Lúc đó em sẽ làm gì?...

*Kết luận: Gv đánh giá cách xử lí tình huống, tuyên dương Hs xử lí tốt.

- Gv nhận xét giờ học, dặn Hs về chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm quan sát các bức tranh về các cơ quan đã học: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, … thảo luận theo YC.

- 4 nhóm lên thi gắn thẻ vào bức tranh đúng và nhanh.

- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất .

-Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu...

-Nhiều Hs nêu

-Giữ ấm cơ thể, tập thể dục thường xuyên,...

- Hs lắng nghe

- HS thực hành các BT: 1/45; 2, 3 /46; 45/47.

-Hs lên xử lí tình huống

- Ôn các bài đã học.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(15)

Chính tả Tiết ÔN TẬP ( Tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2).

-Hình thành kĩ năng viết một bức thư thăm hỏi người thân - Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17. Máy chiếu nội dung các bài tập

2. Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động

1. - Học sinh hát: Bài ca đi học.

2. - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Hoạt động luyện tập: (30’) Hoạt động luyện đọc:

- Kiểm tra số học sinh trong lớp.

- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, xem lại bài trong 2 phút.

- Gọi HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu của phiếu.

- GV nhận xét, hỏi nội dung bài - GV đánh giá

Hoạt động hướng dẫn làm bài tập Bài 2

Hãy viết thư thăm hỏi một người thân hoặc một người mà em quý mến (ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ,...)

- Đối tượng viết thư: một người thân (hoặc một người mình quý mến) như:

ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ...

- Nội dung thư: thăm hỏi về sức khoẻ, về tình hình ăn ở, học tập, làm việc...

+ Con chọn viết thư cho ai?

- Học sinh hát.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

- HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút.

- HS đọc bài

- HS khác nhận xét - HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu

(16)

+ Con muốn thăm hỏi người đó về những điều gì?

- GV nhận xét

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng - Về nhà viết một lá thư để thăm hỏi người thân hoặc một người mà mình quý mến.

- Tiến hành gửi bức thư đó cho người thân hoặc một người mà mình quý mến.

- HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung - HS làm bài vào vở

- 3 HS lên bảng làm - HS đọc bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thể dục

Bài 25: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung

- Trò chơi “Chim về tổ”. Biết cách chơi tham gia được các trò chơi II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn

- Phương tiện: Còi, kẻ các vòng tròn trên sân cho trò chơi “Chim về tổ”.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:

T

T NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

Phần mở đầ

u - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Khởi động: Xoay các khớp - Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập

- Trò chơi “Kết bạn”

1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 2-3’ - 4-5 lần

(17)

Phần cơ bản

1. Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung

 Lần 1 : GV điều khiển, cán sự hô nhịp

 Các lần sau: Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập, GV quan sát, sửa sai

- Các tổ thi đua trình diễn 7 động tác. GV nhận xét, tuyên dương

7’-8’ - 5 lần

3-4’ - 3-4 lần 2 x 8 nhịp 3-4’ - 3-4 lần

Phần kếtthúc

- Tập một số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay theo nhịp và hát 1 bài

- GV và HS hệ thống bài

1-2’ - 2-3 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 22/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 90: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).

* Hình thành và phát triển năng lực: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: Có hộp đồ dùng học toán, phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động: 4’

- Trò chơi: Kết bạn:

- Quản trò tổ chức

+ Lớp hát: Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh, chúng ta cùng nhau kết bạn.

- Học sinh tham gia chơi.

+HS theo dõi bạn chơi

(18)

+ Lớp hỏi: kết mấy, kết mấy?

+ Quản trò kết 2 + 7 : 3 Hoặc kết 35 - 15 : 5

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá: 15’

- Học sinh quan sát và cùng chia sẻ:

+ Lấy lần lượt từng tấm bìa như trong sách giáo khoa.

+ Mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?

+ Nhóm thứ nhất có bao nhiêu tấm bìa?

+Vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông?

+ Nhóm thứ hai có bốn tấm bìa vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông?

- Giới thiệu nối tiếp cho đến hết.

+ Coi 1 là đơn vị có 3 đơn vị ta viết 3 ở hàng đơn vị.

+ Coi 10 là hàng chục có 2 chục ta viết như thế nào?

+ Lần lượt giới thiệu cho đến hết 3. Hoạt động luyện tập: 15’

Bài 1: cá nhân

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

Bài 2: nhóm

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Yêu cầu lớp làm vào phiếu học tập (Nhóm 2).

- Học sinh chia sẻ cách làm.

*Giáo viên củng cố cách đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- Quan sát và thực hiện lấy các tấm bìa theo yêu cầu giáo viên.

+HS theo dõi

- Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.

- Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa.

- Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông.

- Nhóm thứ hai có 400 ô vuông.

- Ta viết 2 ở hàng chục.

+ Tự nhận ra các vị trí của các số như giáo viên đã hướng dẫn.

- Đọc chỉ vị trí của các số: “Một nghìn bốn trăm hai mươi”, nêu vị trí các số ở từng hàng

- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân).

- Học sinh trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) +Viết số: 4231.

+ Đọc số: Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt.

b) +Viết số: 3442.

+ Đọc số: Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai.

- 1 học sinh đọc bài.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu (phiếu).

- Đại diện học sinh chia sẻ kết quả trước lớp.

(19)

Bài 3: cả lớp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 3’

- GV cho HS chơi trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối ở cột A với cột B cho thích hợp:

A B

4672 Một nghìn hai trăm năm mươi sáu

3894 Bốn nghìn sáu trăm bảy mươi hai

1256 Ba nghìn tám trăm chín mươi tư

+ Viết số: 8563.

+ Đọc số: Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba.

+ Viết số: 5947.

+ Đọc số: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.

- Học sinh tham gia chơi:

a) 1984 -> 1985 -> 1986 -> 1987 ->

1988 -> 1989

b) 2681 -> 2682 -> 2683 -> 2684 ->

2685 -> 2686

c) 9512 -> 9513 -> 9514 - > 9515 ->

9516 -> 9517

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Luyện từ và câu

Tiết 17: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?

DẤU PHẨY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật ( BT1).Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả một đối tượng ( BT2). Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3 a,b).

-Hình thành và phát triển năng lực văn học: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy.

- Yêu thích môn học. Có khả năng làm việc nhóm.

* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu nội dung bài tập , bài tập 3.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát *Kết nối

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động luyện tập: (30’)Máy tính chiếu nội dung bài tập

Bài 1:

- GV hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của bài và hiểu thế nào là các từ chỉ đặc điểm.

- GV nhận xét nhanh các câu của HS . - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng và kết luận về cách sử dụng các từ ngữ để nói về đặc điểm của con người, sự vật.

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài 2.

- Yêu cầu HS đọc mẫu.

+ Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay?

- Gợi ý. Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc câu của mình, sau đó chữa bài.

Bài 3:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- GV lưu ý hướng dẫn HS cách đặt dấu phẩy trong câu.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV kết luận cách sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi thế nào?

-Cả lớp hát

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân và nối tiếp phát biểu ý kiến.

- 3 HS lên bảng viết 3 câu nói về đặc điểm của 1 nhân vật.

a) Mến: Dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại khi cứu người,…

b) Anh Đom Đóm: cần cù, chăm chỉ, chuyên cần,…

c) Anh Mồ Côi: Thông minh, tài trí, tốt bụng,…

- 1 HS đọc trước lớp.

- 1 HS đọc.

- Câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay.

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

a) Bác nông dân cần mẫn.

b) Bông hoa trong vườn tươi thắm.

c) Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh.

- HS đọc thầm yêu cầu bài.

- 1 HS làm mẫu 1 câu.

- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.

- HS đọc lại lời giải đúng.

- HS chữa bài theo lời giải đúng.

a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b) Năng cuối thu vàng ong, dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

(21)

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng + Đặt 1 câu theo kiểu câu Ai Thế nào?

và chỉ rõ từ chỉ đặc điểm trong câu vừa đặt.

- GV hệ thống bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò.

c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố

- 3 hs đặt câu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 23/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 91: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số khác 0).

- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.

- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).

* Hình thành và phát triển năng lực: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG:

1. Giáo viên: Ti vi kết nối- phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động 5’

- Trò chơi: “Viết đúng, viết nhanh”: GV đọc cho học sinh điền kết quả:

+ Ba nghìn một trăm bảy mươi sáu.

+ Tám nghìn hai trăm bốn mươi lăm - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập-máy chiếu 25’

Bài 1: cá nhân

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu học tập.

Đọc số Viết

(22)

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

*Giáo viên kết luận: đọc từ hàng cao đến hàng thấp,...

Bài 2: cá nhân

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Giáo viên lưu ý học sinh đọc đúng quy định với các trường hợp chữ số hàng đơn vị là 1, 4, 5.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3 (a, b): cá nhân

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

Bài 4: cả lớp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên tổng kết, tuyên dương đội học sinh có kĩ năng điền số trên tia số nhanh, đúng, khéo và khoa học.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- GV cho HS thực hiện: Viết 5 số tiếp theo của số 3200.

số Tám nghìn năm trăm

hai mươi bảy

8527 Chín nghìn bốn trăm

sáu mươi hai

9462 Một nghìn chín trăm

năm mươi tư

1954

- Học sinh làm bài cá nhân.

Viết số

Đọc số

6358 Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám

4444 Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn

8781 (...)

Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt...

- Học sinh làm bài cá nhân.

a) 8650, 8651, 8652…8656 b) 3120 , 3121, 3122, …3126.

c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499;

6500

- Học sinh tham gia chơi.

-HS thực hiện: 3201, 3202, 3203, 3204, 3205

VI. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập viết

Tiết 17: ÔN CHỮ HOA N

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(23)

- Viết đúng chữ hoa N ( 1 dòng ) Q , Đ ( 1 dòng ); viết đúng tên riêng Ngô Quyền ( 1 dòng ) và câu ứng dụng Đường vô ... Như tranh họa đồ ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Hình thành phát triển quan sát, tự học, giao tiếp, sáng tạo.

- Yêu cái đẹp, rèn tính cẩn thận.Có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa N, Q, Đ viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

2. Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Giới thiệu bài.

2.Hoạt động khám phá(30’) +) Hướng dẫn viết chữ hoa

- Tìm các chữ cái viết hoa có trong bài - Cho HS quan sát các chữ mẫu N, Q và nhắc lại quy trình viết.

- GV viết và kết hợp nhắc lại cách viết chữ từng chữ.

- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS +) Hướng dẫn viết từ ứng dụng:

- Cho HS đọc từ ứng dụng.

- GV giới thiệu: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch đằng, mở đầu thời kỳ độc lập của nước ta.

+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

-Cả lớp hát

-Lớp lắng nghe

- Có các chữ hoa: N, Q, Đ.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: N, Q, Đ

- 2 HS đọc: Ngô Quyền.

- Lắng nghe.

- Chữ N, , Đ, y cao 2 li rưỡi, các chữ

(24)

- Yêu cầu HS viết Ngô Quyền.

+) Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng

+ Câu ca dao nói lên điều gì?

+ Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

- Yêu cầu HS viết: Đường, Non vào bảng.

- Nhận xét, sửa sai.

3. Hoạt động luyện tập - GV nêu yêu cầu viết vở.

- GV nhắc HS ngồi và cầm bút viết đúng tư thế, viết đúng mẫu và cỡ chữ.

* GV thu chấm, chữa bài:

- Thu vở chấm nhanh 5-7 bài và chữa, rút kinh nghiệm cho HS

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) + Chữ N hoa viết như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò.

còn lại cao 1 li.

- Bằng một con chữ o.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.

- 2 HS đọc:

Đường vô …như tranh họa đồ.

- Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.

- Các chữ Đ, N, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.

- HS viết bài trong vở.

+ 1 dòng chữ N: cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Q, Đ: cỡ nhỏ.

+ 2 dòng Ngô Quyền: cỡ nhỏ.

+ 4 dòng câu ứng dụng .

-HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Toán

TIẾT 93: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.

- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.

* Hình thành và phát triển năng lực: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.

Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG:

(25)

1. Giáo viên: máy chiếu phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động 5’

- Trò chơi “Đọc đúng – viết nhanh”

- GV đọc, viết các số có 4 chữ số:

+ 2135; 6205; 3571; 4504 -> đọc

+ 8014; 5193; 1059; 4562; 3721 -> viết.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ luyện tập-máy chiếu 25’

* Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số 0

- Giáo viên kết luận.

*Thực hành Bài 1: Cá nhân

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Xì điện để hoàn thành bài tập.

*Giáo viên củng cố cách đọc, viết số có bốn chữ số.

Bài 2:

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: cả lớp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Điền đúng, điền nhanh” để hoàn thành bài tập.

+ Dãy 1 đếm thêm tròn nghìn.

+ Dãy 2 đếm tròn trăm.

+ Dãy 3 đếm tròn chục.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết, tuyên dương học sinh.

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

- Học sinh quan sát bảng mẫu sách giáo khoa.

- Học sinh trao đổi cặp đôi _ chia sẻ cách đọc, viết số.

+) 2000 - > Hai nghìn

+) 2700 -> Hai nghìn bảy trăm.

+) 2750 -> Hai nghìn bảy trăm năm mươi (...)

- Học sinh tham gia chơi.

+) 7800: đọc là bảy nghìn tám trăm +) 3690: đọc là ba nghìn sáu trăm chín mươi (...)

- Học sinh làm phiếu cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

a) 5616 ->5617 ->5618 -> 5619,...

b) 8009 -> 8010-> 8011->8012,...

- Học sinh tham gia chơi.

3000, 4000, 5000,...

9000, 9100, 9200,...

4420, 4430, 4440,...

(26)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Xì điện”: Nêu số tròn trăm có bốn chữ số lớn hơn 3500. Về nhà xem lại bài trên lớp.

-HS chơi trò chơi

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

Thủ công

CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (TIẾT 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng, cân đối.

-Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu chữ Vui Vẻ cắt đã dán và mẫu chữ Vui Vẻ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ Vui Vẻ.

2. HS: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động - Gv cho Hs hát

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới, ghi bảng.

2. Hoạt động khám phá(30’)

* Việc 1: Củng cố lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ

- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu VUI VẺ.

- Gọi 2 học sinh lên thực hành và nêu lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Giáo viên nhận xét, củng cố lại quy trình 2 học sinh lên thực hành và nêu lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ (bằng hình vẽ minh họa).

- Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.

- Hát bài: Ở trường cô dạy em thế.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh quan sát.

- 2 học sinh lên thực hành và nêu lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

(27)

- Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ.

3. Hoạt động luyện tập

* Việc 2: Thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ

- Giáo viên cho học sinh thực hành cắt, dán chữ.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh M1 +M2.

+Hướng dẫn Hs kẻ cắt dán được chữ VUI VẺ (hướng dẫn cách sử dụng kéo)

- Nhắc học sinh khéo tay: Kẻ cắt dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.

- Giáo viên giúp học sinh hoàn thành bài.

* Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Yêu cầu Hs nhắc lại quy trình kẻ, cắt chữ VUI VẺ.

- Gv khuyến khích tiếp tục vận dụng cắt dán sáng tạo tên riêng theo ý thích của mình. Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập, sổ nhật kí... của mình.

-Gv hệ thống giờ học, nhận xét và tuyên dương học sinh nhóm thực hành tốt.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Học sinh khéo tay: Kẻ cắt dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.

- Học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm theo nhóm.

- Nhắc lại quy trình kẻ, cắt chữ VUI VẺ.

-Hs tiếp tục thực hiện kẻ, cắt chữ và trang trí sáng tạo theo ý thích của mình

-Hs nghe V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 24/12/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021 Toán

TIẾT 94: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.

(28)

- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.

* Hình thành và phát triển năng lực: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG:

1.Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

2.Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:5’

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng:

A B

1245 Một nghìn năm trăm 28

15

Một nghìn hai trăm bốn mươi lăm

50 00

Hai nghìn tám trăm mười lăm

1500 Năm nghìn

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng.

Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn học sinh còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- GTB – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá 15’

Đọc, viết các số có bốn chữ số - Viết lên bảng số 5247.

- Gọi HS đọc số rồi giáo viên nêu câu hỏi.

+ Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

5247 000 + 200 + 40 + 7

-Tương tự các số khác giáo viên viết số và yêu cầu.

- Học sinh nêu tổng các nghìn trăm chục đơn vị. Sau đó hướng dẫn viết tổng của mỗi số.

3. Hoạt động luyện tập:

Bài 1: cá nhân

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- Học sinh đọc.

- Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm ,4 chục, 7 đơn vị.

* Lưu ý: Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn:

7070 = 7000 +0 + 70 + 0 = 7000 + 70

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ kết quả:

VD: 9731 = 9000 +700 + 30 + 1 6006 = 6000 + 6

4700 = 4000 + 700 (...)

(29)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2 cặp đôi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

Bài 3: cả lớp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.

-Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 4: cặp đôi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- GV cho HS suy nghĩ, giải bài tập sau:

Kho thứ nhất chứa 1000 thùng hàng, kho thứ hai chứa 900 thùng hàng, kho thứ ba chứa 85 thùng hàng. Hỏi cả ba kho chứa tất cả bao nhiêu thùng hàng?

- Học sinh làm bài.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

a) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 b) 9000 + 10 + 5 = 9015 (…)

- hs tham gia chơi: 8555, 8550, 8500 -HS theo dõi các bạn chơi

- Học sinh làm bài.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

1111, 2222, 3333,....

-HS thực hiện:

1000 + 900 + 85 = 1985

VI. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC:

...

...

Tập làm văn

Tiết 17: VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu ) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.

- Hình thành phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm. Biết yêu quý, giữ gìn và tự hào về cảnh đẹp của đất nước ta.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

* BVMT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi chiếu ghi gợi ý, Bức thư hay của HS khóa trước.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(30)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho cả lớp hát

*Kết nối

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập(30’) - Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.

+ Em cần viết thư cho ai?

-> Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn, cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.

+ Nhắc lại cách trình bày một bức thư?

* Khi kể em cần chú ý thể hiện lòng tự hào về cảnh quan môi trường .

- Gv gợi ý:

+ Nhờ đâu em biết về thành thị (hoặc nông thôn)?

+ Cảnh vật ở đó có gì đáng yêu?

+ Em thích nhất điều gì?

- Gọi 1 HS làm bài miệng - Yêu cầu HS cả lớp viết thư.

- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.

- Nhận xét

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng(2’) - Nêu các việc làm để bảo vệ cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương?

- Hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS, chuẩn bị bài sau.

-Cả lớp hát

- 2 HS đọc trước lớp.

Đề bài: Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.

- 2-3 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.

- 1 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.

- Thực hành viết thư.

- 5 HS đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(31)

Phần 1:Giáo dục an toàn giao thông BÀI 5: LÀM QUEN VỚI XE ĐẠP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu tên một số bộ phận xe đạp

- Nêu được một số quy định cần chấp hành của xe đạp .

- Nêu một số hành vi không an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

*Khởi động

-Giáo viên cho học sinh hát

*Kết nối

-Giới thiệu bài.

2. Hoạt động khám phá(30’)

- Tìm hiểu một số bộ phận của xe đạp - GV yêu cầu HS kể tên các bộ phận xe?

- GV nhận xét - bổ sung . - Chuẩn bị để đi xe an tòan

+ Nêu những việc cần làm để chuẩn bị đi xe đạp an toàn ?

- Gv nhận xét.

- Tìm hiểu mốt số quy định cần chấp hành khi tham gia giao thông bằng xe đạp.

+ Yêu cầu thảo luận nhóm 4 và ghi ra bảng phụ.

- GV nhận xét .

- Một số hành vi không an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp + Yêu cầu HS nêu nối tiếp ?

-Cả lớp hát

- Bánh xe, lốp xe, yên xe, khung xe, bàn đạp....

+ Điều chỉnh yên xe phù hợp . + Kiểm tra phanh

+ Kiểm tra hơi xe (lốp) + Trang phục gọn gàng - Các nhóm tìm hiểu

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Ở nơi có biển báo, người điều khiển xe đạp phải đi đúng phần đườngc ủa mình

+ Người đi xe phải đi đúng bên tay phải

+ Khi đi buổi tối phải mặc quần áo sáng màu và có tín hiệu khi sang đường.

- Nhóm khác bổ sung nhận xét

(32)

*Thực hành.

+ Kể tên và nêu công dụng các bộ phận xe đạp.

*Vận dụng.

- Em cùng người thân chuẩn bị đi xe đạp an toàn.

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng(1’)

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về thực hành tốt bài học

- HS nêu: đi buông 2 tay, vác cây, hàng cồng kềnh....

- HS nêu

- HS lắng nghe - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Phần 2: SINH HOẠT TUẦN 17 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hs nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua; có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm.

- Học sinh nắm được nhiệm vụ tuần 18.

- Hs biết cách phòng tránh xâm hại tình dục, phòng tránh xâm hại trên môi trường mạng Internet.

-Hs nhớ Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em, tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em 111.

II. TIẾN HÀNH

A. Ôn định tổ chức (1’) B. Các bước tiến hành (18’)

*) Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần

* Ưu điểm

...

...

...

...

....

* Nhược điểm

...

...

...

...

...

Tuyên

dương: ...

...

Phê bình: ...

(33)

C. Phương hướng tuần 18

- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Học thuộc lòng các cộng, bảng trừ, bảng nhân, chia đã học.

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB, bổ sung đầy đủ nội dung tích hợp.

- Thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ

- Thực hiện tốt nề nếp ăn nghỉ bán trú, đảm bảo VSATTP - Tích cực tham gia các hoạt động giữa giờ, xếp hàng nhanh.

- Thực hiện tốt ngày thứ sáu xanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 2 : Chức năng của từng cơ quan kể trên Dựa vào nội dung đã học hãy cho biết chức năng của các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu và cơ

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

• Cô quan tieâu hoùa goàm coù: mieäng, thöïc quaûn, daï daøy, ruoät non, ruoät giaø vaø caùc tuyeán tieâu hoùa nhö tuyeán nöôùc boït, gan, tuïy..

Kiến thức: Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát sơ đồ

- Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó..

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

- Đưa ra lập luận, xem xét khách quan về tác phẩm, nhân vật hoặc vấn đề được bàn luận, từ đó đánh giá giá trị, vai trò.. Đưa ra nhận xét, đánh giá của bản thân về