• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

NS: 2/11/2018

NG: Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2018

TOÁN

TIẾT 41: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.

- Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản

2. Kỹ năng

- Dùng ê ke vẽ và kiểm tra góc vuông.

3. Thái độ

- Yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ê ke (Gv và h/s)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Bài cũ (3’): Kiểm tra dụng cụ của h/s.

2.Bài mới: gtb

1. Giới thiệu về góc (5’).

- Gv cho h/s qs’ mô hình đồng hồ:

+ 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc , góc thường.

? Góc gồm có mấy cạnh? Các cạnh đó được vẽ như thế nào? Góc tạo bởi mấy đỉnh.

- Gv vẽ hình trên bảng mô tả và h/s cách vẽ 1 góc.

2.Giới thiệu góc vuông, góc không vuông (10’).

- Gv vẽ góc vuông và giới thiệu: Đây là góc vuông:

+ Đỉnh O; cạnh OB; OA.

- Gv vẽ góc đỉnh p; cạnh PM, ED là các góc ko vuông.

3.Giới thiệu Êke (5’)

- Hs quan sát êke- Nêu cấu tạo và tác dụng.

- Gv hướng dẫn h/s cách kiểm tra góc vuông.

- Cách vẽ góc vuông bằng ê ke 4. Thực hành (15’)

+ Bài tập 1. Dùng ê ke để nhận biết góc vuông, hình vuông.

- Gv vẽ hình lên bảng

- Hs quan sát

- Hs đọc các giờ tạo thành góc vuông.

- Hs quan sát.

- Kiểm tra góc vuông.

- Vẽ góc vuông.

- 2h/s lên bảng thực hành.

- Hs đọc yêu cầu.

- 2, 3 h/s lên bảng.

(2)

- Gọi h/s lên bảng kiểm tra.

- Lớp nhận xét số góc vuông và cách kiểm tra.

+ Bài tập 2. Dùng ê ke vẽ góc vuông.

- Hs nêu cách vẽ.

- 2 h/s lên bảng vẽ.

- Lớp nhận xét.

+ Bài 3. Viết vào chỗ chấm.

- Gv hướng dẫn h/s kiểm tra góc vuông bằng ê ke.

- Hs làm bài vào vở.

+ Bài 4. Nhận biết góc vuông và góc không vuông trong hình tứ giác.

- Dùng ê ke kiểm tra xác định góc vuông.

- Gv vẽ hình lên bảng

- Hs nêu các góc vuông, góc ko vuông.

+ Bài 5. Hs nêu miệng kết quả.

Kiểm tra bằng êke

- Hs đọc các góc vuông.

- Góc B; D vuông.

- Góc A; C không vuông.

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Gv chốt kiến thức cơ bản.

VN dùng ê ke vẽ và kiểm tra góc vuông.

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 25 + 26: ÔN TẬP TIẾT 1 + 2 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kiểm tra lấy điểm đọc

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: h/s đọc thông qua các bài tập đọc trong 8 tuần đầu lớp 3 và bài đọc thêm.

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Đọc bài “ Khi mẹ vắng nhà”.

- Ôn tập cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận trong kiểu câu: Ai là gì?

- Nhớ và kể lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến 1 câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- Nhận biết mẫu câu và biết đặt câu theo mẫu 3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.

- Bảng phụ viết sẵn BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ: kết hợp khi đọc 2. Bài mới: gtb.

(3)

TIẾT 1 1.Kiểm tra đọc (7- 9 em)

- Gv gọi theo nhóm lên bốc thăm bài đọc.

- Từng h/s đọc bài theo phiếu đã ghi trên thăm+ trả lời câu hỏi nội dung bài tập đọc.

- Gv đánh giá cho điểm từng hs.

2. Hướng dẫn h/s làm bài tập + Bài tập 2

- Hs đọc yêu cầu

- Gv treo bảng phụ viết sẵn 3 câu văn lên.

- Gv hướng dẫn h/s làm mẫu câu 1.

? Tìm hình ảnh so sánh trong câu - Hồ như một chiếc gương.

- Hs làm vào vở BT.

- 2 h/s lên bảng làm 2 câu còn lại.

- Lớp và gv nhận xét chốt lời giải đúng.

+ Bài 3

- Hs đọc yêu cầu- Gv giải thích rõ yêu cầu.

- Hs làm vào vở BT

- 2 em lên bảng thi viết nhanh

- Cả lớp và gv nhận xét chốt lời giải đúng - 2, 3 h/s đọc lại các câu đã hoànchỉnh.

TIẾT 2 + Bài tập 1

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Gv giải thích rõ yêu cầu.

? những câu đó thuộc mẫu câu nào?

- Hs làm nhẩm miệng.

- Nhiều h/s tiếp nối nhau nêu câu hỏi.

- 1 h/s nêu câu hỏi- 1 h/s trả lời.

- Thi nối tiếp.

+ Bài 2. Hs đọc yêu cầu - Gv giải thích

? Kể tên các câu chuyện đã học.

- Gv ghi nhanh lên bảng.

- Hs chọn 1 trong các câu chuyện trên để kể.

- Hs thi kể.

- Lớp bình chọn bạn kể hay.

- Gv nhận xét cho điểm.

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét VN ôn bài học thuộc lòng.

- 5 em lên bốc 1 lượt - chuẩn bị 2 phút

- Hs lên đọc + trả lời câu hỏi.

- 2 h/s đọc - lớp đọc thầm

- 1 h/s làm mẫu(gạch 2 từ chỉ sự vật được so sánh với nhau)

- Hs thi làm bài nhanh.

- 2 h/s đọc - Hs lên bảng.

- Hs đọc+ trả lời câu hỏi.

- 2 h/s đọc- lớp đọc thầm.

- Hs trả lời a, Ai là hội viên.

b, Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?

- Hs kể những câu chuyện đã học ở tuần 8.

(4)

NS: 3/11/2018

NG: Thứ 3 ngày 6 tháng 11 năm 2018

...

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 9: CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN ( T’1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi động viên, giúp đỡ bạn có chuyện buồn.

- ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, hỗ trợ giúp đỡ khi khó khăn.

2. kỹ năng

- Luôn biết lắng nghe ý kiến của bạn.

3. Thái độ

- Biết thể hiện sự cảm thông chia sẻ khi bạn vui, buồn.

* QTE : Quyền tự do kết giao bạn bè, được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn. Học sinh phải có bổn phận với bạn bè xung quanh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DUC TRONG BÀI - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, khi bạn vui,buồn.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Vở Đạo đức.

- Tranh minh họa.

- Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: ( 3’) Kể 1 số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em.

2. Bài mới: gtb.

*Khởi động: cả lớp hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” .

? Bài hát nói lên điều gì?

* HĐ1(10’): Thảo luận phân tích đóng vai.

- Gv y/c: h/s quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung.

- Gv nêu từng tình huống: SBT.

- Gv chia nhóm thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả.

- Gv giúp h/s phân tích các tình huống chọn cách ứng xử tốt nhất.

-> Kết luận: SHD T49

* HĐ2 (10’): Đóng vai

- Gv chia nhóm- nêu nội dung từng nhóm phải chuẩn bị- phân công cho từng bạn đảm nhận vai diễn.

- 2 em 1 nhóm quan sát nói về nội dung bức tranh.

- thảo luận các tình huống được giao.

- Các nhóm chuẩn bị kịch bản- phân công đóng vai.

- Thảo luận nhóm.

(5)

- Các nhóm làm việc.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Cả lớp nhận xét sự sáng tạo của các nhóm. Bình chọn nhóm làm tốt nhất.

KLuận: SHD T50

* HĐ3 (10’): Bày tỏ thái độ.

- Hs đọc các ý kiến suy nghĩ chọn cách giải quyết.

- Hs giơ thẻ bày tỏ thái độ.

+ Màu đỏ tán thành + Màu xanh ko tán thành + Màu trắng lưỡng lự - Gv đọc- h/s giơ thẻ.

KL: các ý kiến a, b, c, d, đ, e là đúng;

ý kiến b là sai.

- Các nhóm lên trình diễn.

- Hs bày tỏ thái độ.

- Hs giơ thẻ và giải thích lí do.

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét

? Trẻ em có những quyền gì?

VN thực hành.

...

TOÁN

TIẾT 42: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết cách dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông.

- Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông.

2. Kỹ năng

- Dùng ê ke vẽ và kiểm tra góc vuông.

3. Thái độ

- Yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Ê- ke.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: (3’) 2 h/s lên vẽ góc vuông.

2 h/s lên kiểm tra góc vuông.

2. Bài mới: gtb.

+ Bài1 (8’). Dùng Ê- ke vẽ góc vuông - Gv hướng dẫn h/s cách đặt ê ke: Đặt góc vuông của ê ke trùng với đỉnh O của cạnh OB. Từ O kéo dài về bên phải theo đường kẻ ngang ta được góc vuông đỉnh O cạnh OB, OA.

- Gv gọi 2 h/s lên bảng vẽ- lớp làm vở BT.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc.

- Hs vẽ trên vở.

(6)

+ Bài 2 (8’). Số?

- Gv nhắc lại cách kiểm tra góc vuông bằng ê ke.

- Hs làm bài cá nhân.

- Lớp nhận xét và kiểm tra lại.

- Lớp đổi chéo vở kiểm tra.

+ Bài 3 (6’). Nối 2 miếng bìa để có 1 góc vuông.

- Hs nêu miệng kết quả.

- Hs có thể lên bảng ghép 2 miếng lại.

+ Bài 4 (7’). Thực hành - Hs thực hành cá nhân.

- Hs đếm số góc vuông.

- Hs lên bảng kiểm tra.

- có 3 góc vuông.

- có 2 góc vuông.

- có 8 góc vuông.

- nối 1 với 3.

- nối 2 với 4.

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét VN tập vẽ góc vuông bằng ê ke.

………

CHÍNH TẢ

TIẾT 17: ÔN TẬP (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc.

- Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu Ai là gì?

- Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã) theo mẫu.

2.Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- Nhận biết mẫu câu và biết đặt câu theo mẫu 3.Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu bốc thăm tên các bài TĐ.

- Bốn băng giấy BT2.

- Bản phô tô đơn in sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:

2. Bài mới: gtb

1. Kiểm tra đọc (8 em) (15’)

- Hs lên bốc thăm- về chuẩn bị 2 phút- lên đọc + trả lời câu hỏi về nội dung.

- Hs đọc lần lượt.

- Gv nhận xét cho điểm.

2.Hướng dẫn h/s làm bài tập (20’) + Bài tập 2

- Gv nêu yêu cầu bài tập: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?

? Mẫu câu ai là gì có đặc điểm gì?

- 5 em 1 nhóm lên bốc thăm.

- Hs đọc trước lớp.

- 2 h/s đọc.

- Hs nêu.

(7)

- Hs làm vở bài tập.

- Gv tổ chức cho h/s chơi trò chơi:

+ Mỗi đội 3 em. Mỗi em đặt 1 câu tiếp sức.

- Lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.

+ Bài 3. Điền vào tờ đơn.

- 2 em đọc y/c

- Gv giải thích hd hs cách điền.

- Hs làm bài cá nhân.

- 3, 4 h/s đọc tờ đơn hoàn chỉnh.

- Gv nhận xét cho điểm.

- 2 nhóm chơi.

- Lớp đọc thầm.

- Lớp làm bài.

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét

...

NS: 4/11/2018

NG: Thứ 4 ngày 7 tháng 11 năm 2018

TOÁN

TIẾT 43: ĐỀ-CA-MÉT; HÉC-TÔ-MÉT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét; héc-tô-mét. Nắm được quan hệ giữa dề- ca-mét và héc-tô-mét.

- Biết đổi từ đề-ca-mét; héc-tô-mét ra mét.

2. Kỹ năng

- Đổi chính xác đơn vị đo độ dài.

3. Thái độ

- Luôn ý thức giữ gìn sách vở sạch sẽ, trình bày khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ (3’): 2 h/s lên bảng vẽ góc vuông và góc không vuông.

- 1 h/s kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

1. Giúp h/s nêu lại tên các đơn vị đo độ dài đã học ở lớp 2 (5’)

2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (10’):

* đề-ca-mét; héc-tô-mét

- Đề-ca-mét: là 1 đơn vị đo độ dài - Viết tắt là: dam

- Đề-ca-mét là đơn vị liền kề lớn hơn m vậy em thử đoán xem 1 dam bằng ? m 1 dam = 10m

* Gv hướng dẫn tương tự héc-tô-mét 1 hm = 10 dam

- km…,…, m, dm, cm, mm.

- 1, 2 h/s nhắc lại.

- Hs đọc.

- Hs đọc nhiều lần.

(8)

1 hm = 100 m 2. Thực hành (20’) + Bài 1. Số? (4’) - Hs làm vào vở BT.

- 2 em lên bảng chữa.

- Lớp nhận xét sửa sai

- 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- 2, 3 em đọc kết quả.

- Cả lớp đọc.

+ Bài 2. Viết số thích hợp (5’) - Hs đọc yêu cầu cả mẫu.

- Gv giải thích mẫu.

- Hs làm bài vào vở.

- Gv tổ chức trò chơi: 2 đội chơi: mỗi đội 6 bạn, mỗi bạn được viết kết quả một phép tính sau đó về cuối hàng.

- Hs chơi.

- Lớp và giáo viên nhận xét đội thắng thua.

- 2 em đọc lại kết quả.

+ Bài 3. Tính (mẫu) (5’) - Gv hướng dẫn mẫu.

- Hs làm bài vào vở - 2 h/s lên bảng chữa - Lớp nhận xét

-> Cộng như đối với số tự nhiên - GVNX

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Hs nêu kiến thức đã học.

VN làm bài tập

- Hs đọc.

- 1 hs đọc.

1 hm = 100 m 1 dam = 10 m 1 hm = 10 dam 1 km = 1000 m 1 m = 10 dm 1 m = 100 cm 1 cm = 10 mm 1 m = 1000 mm - 2 em đọc.

- chơi trò chơi tiếp sức.

7 dam = 70 m 6 dam = 60 m 8 dam = 90 m 7hm = 700 m - Hs đọc

25 dam + 50 dam =75 dam 8dam +12 dam = 20 dam 36 hm + 18 hm = 54 hm 24hm- 10 hm = 14 hm

...

TẬP ĐỌC

TIẾT 27: ÔN TẬP (TIẾT4) I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.

- Ôn cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai làm gì?

- Nghe- viết chính xác đoạn văn “ gió heo may”

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- Nhận biết mẫu câu và biết đặt câu theo mẫu - Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ viết.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gìn sách vở

(9)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.

- Bảng chép sẵn 2 câu ở BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:

2. Bài mới: gtb

1.Kiểm tra đọc (9 em) (10’) - Hs bốc thăm bài đọc.

- Từng học sinh đọc và trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Hướng dẫn h/s làm bài tập.

+ Bài tập 2 (10’). Hs đọc yêu cầu

? 2 câu trên được cấu tạo theo mẫu câu nào?

- Hs làm vào vở BT.

- Hs nối tiếp nhâu nêu câu hỏi và trả lời.

? Câu hỏi “làm gì” trả lời cho bộ phận chính thứ mấy?

? Câu hỏi Ai trả lời cho bộ phận chính thứ mấy?

+ Bài tập 3 (10’).

- Gv đọc đoạn viết.

- Hs tự nêu những từ khó viết.

- Gv đọc học sinh viết bài.

- Gv chấm 5- 7 bài.

- Nhận xét.

- Hs bốc thăm về chuẩn bị.

- 2 em đọc.

- Ai làm gì?

a, ở câu lạc bộ các em làm gì?

b, Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?

- 1 em đọc lại.

- Hs viết bài.

3. Củng cố - Dặn dò (3’): Nhận xét VN ôn lại các bài tập đọc.

...

TẬP VIẾT

TIẾT 9: ÔN TẬP TIẾT 5 I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ, văn có yêu cầu học thuộc lòng (từ t1-t8).

- Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.

- Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- Nhận biết mẫu câu và biết đặt câu theo mẫu 3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gìn sách vở và yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 9 phiếu ghi tên 9 bài học thuộc lòng.

(10)

- Bảng lớp chép bài văn của BT2.

- 3, 4 tờ giấy trắng khổ A4 cho hs làm BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ (3’): 2 h/s lên bảng đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

2. Bài mới: gtb

1. Kiểm tra học thuộc lòng (9 em) (12’) - Gv gọi h/s lên bốc thăm bài.

- Chuẩn bị bài (2’)

- Hs lên đọc thuộc bài đã ghi trên phiếu+ trả lời câu hỏi về nội dung.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Hướng dẫn h/s làm bài tập (20’) + Bài 2. Hs đọc yêu cầu

- Gv treo bảng phụ

- Hs chọn từ thích hợp thay cho từ in đậm đứng trước.

- Lớp TĐ làm bài vào vở.

- Hs lên bảng điền.

- Lớp nhận xét chữa bài - gt’ vì sao.

+ Bài 3. Hs đọc yêu cầu

? Mẫu câu Ai làm gì? có đặc điểm gì?

- Hs làm bài vào vở BT.

* Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi đội 5 bạn, mỗi bạn đặt 1 câu.

- Hs chơi.

- Lớp nhận xét phân đội thắng thua.

- Lần 1: 5 em lên bốc.

- Hs lên trình bày.

- 2 h/s đọc.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Làm vở BT.

- 2 h/s đọc.

- 1 h/s nêu.

- Làm vở BT.

- Trò chơi thi đặt câu.

3. Củng cố-Dặn dò (3’): 1 h/s nhắc lại.

Kiến thức cần ghi nhớ.

...

NS: 5/11/2018

NG: Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2018

TOÁN

TIẾT 44: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI.

I. MỤC TIÊU 1. Kiên thức

- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn từ lớn đến nhỏ.

- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng 2. Kỹ năng

- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo độ dài.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một bảng kẻ sẵn các dòng cột như khung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(11)

1. Bài cũ (3’): 2 h/s lên bảng: 1hm = … m; 10 dam = …hm 2. Bài mới: gtb

1.Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài(13’)

? Lấy đơn vị trung tâm là m hãy kể các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn m và lớn hơn m.

- Gv ghi vào các cột đã kẻ sẵn.

- Hs đọc 2, 3 lượt các đơn vị từ lớn đến nhỏ.

- Gv hướng dẫn h/s nêu lần lượt quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau.

? 2 đơn vị đo độ dài liền kề gấp, kém bao nhiêu lần.

2. Thực hành (20’) + Bài 1. Số

- Hs tự làm bài vào vở.

- 2 h/s lên bảng chữa.

- Lớp nhận xét chữa bài.

- 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần.

+ Bài 2. Số?

- Hs tự làm bài.

- Tổ chức chữa bài dưới hình thức trò chơi.

- Lớp nhận xét phân đội thắng thua.

? Muốn đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ hơn ta làm thế nào?

+ Bài 3. Tính(mẫu)

- Hs đọc yêu cầu - đọc cả mẫu.

- Gv giải thích mẫu.

- Hs làm vào vở- 2 em lên bảng.

- Lớp nhận xét chữa bài -> nhân chia như số tự nhiên

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét VN làm bài: Sgk

- m, dm, cm, mm - dam, hn, km.

- Hs đọc 2, 3 lần 1m = 10 dm 1cm = 10 mm 1dam = 10 m 1 km = 10 hm 1dm = 10 cm.

1km = 1000 m 1 hm = 100 m 1 dam = 10 m 1 hm = 10 dam

8 dam =80 m 7 hm = 700 m 9 hm = 900 m 8m = 80dm - 2, 3 h/s nhắc lại - 2 em đọc

25 dam x 2 = 50 dam.

15 km x 4 = 70 km.

36h m : 3 = 12 hm.

70 km : 7 =10k m.

………..

LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 9: ÔN TẬP TIẾT 6 I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.

- Luyện tập củng cố vốn từ: Chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật.

- Ôn luyện về dấu phẩy (ngăn cách các bộ phận trạng ngữ trong câu, các thành phần đồng chức)

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- Dùng dấu phẩy đúng trong câu.

(12)

3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gìn sách vở II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 9 phiếu ghi tên các bài thơ văn học thuộc lòng.

- 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 2.

- hoa huệ, hoa cúc, bông hang, viôlét.

- Bảng lớp viết sẵn câu văn Bt3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ:

2. Bài mới:

1. Kiểm tra đọc thuộc lòng (9 em) - Gv gọi h/s lên bốc thăm.

- Hs đọc thuộc lòng+ trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Hs làm bài tập + Bài tập 2

- Hs đọc yêu cầu- Gv treo bảng phụ - Gv giải thích yêu cầu của bài.

- Gv cho h/s quan sát các bông hoa.

- Lớp làm bài vào vở BT.

- 2 h/s lên bảng thi làm bài nhanh.

- Lớp nhận xét bạn thắng cuộc.

-> các từ : vàng tươi, trắng tinh, đỏ thắm…bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật.

+ Bài 3. Hs đọc- Gv giải thích và hướng dẫn h/s cách làm.

- Lớp làm vào vở BT.

- 1 h/s lên bảng chữa.

- Lớp nhận xét- chốt lời giải đúng.

? Dấu phẩy dùng để làm gì?

? Khi đọc gặp dấu phẩy ta đọc như thế nào?

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét VN hoàn chỉnh bài

-GVVVNX

- 5 em 1 lượt lên bốc thăm.

- 2 h/s đọc.

- Hs quan sát.

- Làm vở BT cá nhân.

- 2 em lên bảng.

- Hs đọc các câu đã hoàn chỉnh.

- 2 em đọc.

- Hs làm vở- 1 em lên bảng.

- Hs đọc.

……….

CHÍNH TẢ

TIẾT 18: ÔN TẬP TIẾT 7 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.

- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

(13)

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 9 phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng.

- 1 tờ phiếu phô tô ô chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ.

2. Bài mới: gtb.

1. Kiểm tra học thuộc lòng (15’) - Số h/s còn lại.

- Hs bốc thăm bài đọc+ trả lời câu hỏi.

2.Bài tập: Giải ô chữ (20’)

- Hs đọc yêu cầu; đọc mẫu- Gv giải thích mẫu h/s, hướng dẫn cách làm.

- Lớp làm bài cá nhân.

- Gv phát cho 2 nhóm thi điền nhanh điền đúng- dán nhanh lên bảng.

- Lớp và Gv nhận xét chọn đội thắng cuộc.

- Hs đọc các từ trong ô chữ.

- Gv ghi bảng.

? Những từ vừa tìm được thuộc chủ điểm gì?

- Hs đọc thuộc lòng.

- 2 h/s đọc.

- chia 2 nhóm thi đua.

- Hs đọc các từ trong ô chữ.

3. Củng cố - Dặn dò (3’): Nhận xét VN hoàn thành bài tập.

……….

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.

TIẾT 17: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE.

I. MỤC TIÊU 1. Kiên thức

+ Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.

+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.

+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.

2. Kỹ năng

- Phát hiện các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Các hình Sgk trang 36.

- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi.

- Giấy khổ A0, bút vẽ.

(14)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ:

2. Bài mới:

* HĐ1 (15’). Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

- Ôn kiến thức về: cấu tạo và chức năng của cơ quan trong cơ thể?

- Gv chia 3 tổ (3 đội chơi)

- Mỗi tổ cử 1 đội trưởng cầm còi.

- Sau khi Gv đặt câu hỏi xong đội nào bấm còi trước đội đó có quyền trả lời.

- Nếu đội trả lời ko đúng đội khác có quyền trả lời thay và được ghi điểm.

+ Kết thúc trò chơi - gv tuyên bố đội nhất, nhì, ba.

+ Hệ thống câu hỏi:

1.Hãy nêu cấu tạo của cơ quan hô hấp?

2. Cơ quan hô hấp có chức năng gì?

3. Những nơi nào có không khí trong lành?

4. Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

5. Tim có nhiệm vụ gì?

6. Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ gì?

7. Hãy nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh?

8. Cơ quan nào là trung tâm điều khiển mỗi hoạt động của cơ thể?

9. Hoạt động ghi nhớ do bộ phận nào đảm nhận?

* HĐ2. Vẽ tranh (15- 20’)

- Gv nêu nhiệm vụ: Vẽ những việc nên làm và ko nên làm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Gv y/c h/s vẽ theo nhóm.

- Hs vẽ vào giấy A0.

- Nhóm nào xong trước lên dán- thuyết minh tranh của nhóm mình.

- Gv nhận xét đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò (3’): Nhận xét

- Hs chơi trò chơi.

- 3 đội chơi thi đua.

- Hs nhận xét đội thắng thua.

- Hoạt động nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Hs lĩnh hội nhiệm vụ.

- 4 em 1 nhóm.

- Hs vẽ.

……….

NS: 6/11/2018

NG: Thứ 6 ngày 9 tháng 11 năm 2018

TOÁN

TIẾT 45: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(15)

- Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo. Biết đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài 1 tên đơn vị.

- Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài.

- Củng cố cách so sánh các số đo độ dài.

2. Kỹ năng

- Đọc viết số thành thạo số đo độ dài.

- So sánh các đơn vị đo độ dài 3. Thái độ

- Giữ gìn sách vở và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ (3’): 2 h/s lên bảng- lớp đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài 4 cm = ? mm 1 m = ? mm

5 hm = ? m 1 km = ? m - Lớp nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

+ Bài1 Viết số thích hợp (10’)

- Hs nhận xét: các số cần đổi có mấy đơn vị đo? Đổi ra số có mấy đơn vị đo?

- Gv hướng dẫn h/s làm mẫu.

- Hs làm vào vở.

- 2, 3 h/s lên bảng.

- Lớp nhận xét chữa bài.

? Muốn đổi từ 2 đơn vị đo ra số có 1 đơn vị đo ta làm thế nào?

+ Bài 2. tính (7’).

- Gv hướng dẫn h/s cộng trừ, nhân chia như số tự nhiên.

- Lớp làm vào vở - 2 h/s lên bảng.

- Lớp nhận xét- đổi chéo vở.

+ Bài 3 (5’).>=<

Đọc yêu cầu GVhd hs làm . - Hs làm vào vở.

- 1 em lên bảng .

- Lớp nhận xét kết quả.

3. Củng cố - Dặn dò (3’): Nhận xét VN làm bài tập

- Hs đọc yêu cầu.

4m 5 cm = 400 cm+ 5 cm = 405 cm.

3m 2dm = 32 dm 4m 7dm =47 dm 9m 3 cm = 903cm 9m 3 dm = 90 dm - Hs nêu cách đổi.

- 8 dam+5 dam = 13 dam 57 hm- 28 hm = 29 hm 12 km x 4 = 48 km 27mm : 3= 9mm

6m 3cm <7m 6m3cm>6m 6m 3cm <630cm 6m 3cm = 603cm ...

TẬP LÀM VĂN TIẾT 9: KIỂM TRA VIẾT I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Kiểm tra kĩ năng đọc, đọc hiểu, viết của h/s.

- Giáo dục ý thức tự giác và nghiêm túc.

(16)

2. Kỹ năng

- Đọc to đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện sắc thái của bài.

- rèn kỹ nang viết 1 đoạn văn.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ: giấy kiểm tra.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Chính tả: Bài: Tiếng ru (2 khổ thơ đầu) 2. Đọc hiểu: Bài Sgk tiết 9

3. Tập làm văn: Kể về người hàng xóm Biểu điểm: Chính tả: 5 điểm

Tập làm văn: 5 điểm Đọc hiểu: 5 điểm

Đọc thành tiếng: 5 điểm.

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 18: ÔN TẬP- KIỂM TRA I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Giúp h/s củng cố và hệ thống hóa kiến thức về:

+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.

- Vẽ tranh vận động mọi người sốn lành mạnh không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy.

2. Kỹ năng

- Phát hiện các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi để h/s trả lời.

- Giấy khổ A0, bút vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ (3’): Hãy nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn, cơ quan thần kinh.

2. Bài mới:gtb..

* Gv hướng dẫn h/s ôn tập

* HĐ1 (12’). Trả lời câu hỏi:

- Gv chia nhóm thảo luận các câu hỏi:

1.Bạn hay làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?

2. Để bảo vệ tim mạch các em cần làm gì?

3. Cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan bài tiết?

4.Em cần làm gì để cơ quan thần kinh không bị tổn thương.

- Nhóm 4- bốc thăm thảo luận theo câu hỏi. Thư kí của nhóm ghi ý kiến trả lời.

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện để báo

(17)

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gv nhận xét cho điểm từng h/s sau khi đã trả lời xong.

* HĐ2 (18’). Vẽ tranh

- Mỗi nhóm chọn 1 nội dung vẽ tranh cổ động: không hút thuốc lá, không uống rượu, không tiêm chích.

- Các nhóm tiến hành vẽ : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình vẽ.

- Các nhóm làm xong dán lên bảng. Nhóm trưởng lên thuyết minh.

- Gv đánh giá nhận xét cho điểm

cáo.

- Mỗi nhóm tự chọn 1 nội dung.

- Hs thực hành.

- Hs trưng bày sản phẩm.

3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét VN ôn tập các nội dung trên.

...

KỸ NĂNG SỐNG - SINH HOẠT A. KỸ NĂNG SỐNG ( 20')

CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ. ( TIẾT 2) I.MỤC TIÊU:

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh.

- Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học.

- Bài tập cần làm: Bài 3,4.

II. ĐỒ DÙNG.

- Tranh trong SGK.

- 1 chiếc áo để thực hành ở hoạt động 1.

- Phiếu bài tập cho hoạt động 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1.Kiểm tra bài cũ

- Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình?

- Em đã thực hiện việc đó như thế nào?

2.Bài mới

a) Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv hướng dẫn Hs làm

- Yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi

- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .

- 2Hs trả lời

- Hs đọc: Em hãy đánh số vào các bức tranh theo đúng thứ tự các bước gặp áo.

- Hs thảo luận tìm các bước gặp áo

(18)

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv cho Hs thực hành gặp áo theo các bước vừa tìm

* Liên hệ

+ Ở nhà em có tự gặp quần áo không?

+ Em gặp như thế nào?

* Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của bản thân trong cuộc sống.

a) Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Gọi Hs đọc tình huống ở bài tập 4

+ Tình huống yêu cầu gì?

- Gv cùng Hs thảo luận tình huống - Cho Hs làm trên phiếu bài tập

- Gọi Hs nêu ý kiến trước lớp - Gv nhận xét đưa ra kết quả đúng + Em đã bao giờ đi du lịch chưa?

+ Khi đi thường chuẩn bị những gì?

+ Em là người chuẩn bị hay bố mẹ em chuẩn bị?

* Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho bản thân.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại nội dung bài học - Dặn chuẩn bị bài sau

- 3-5 nhóm lên trình bày

- Lớp nhận xét, đưa ra các bước gặp áo đúng: + Bước 1- hình 3

+ Bước 2- hình 1 + Bước 3- hình 2

- Một số Hs lên thực hành trước lớp - Hs tự liên hệ

- Hs đọc tình huống: Em được mẹ giao chuẩn bị ba lô đồ dùng cá nhân cho 2 ngày đi nghỉ hè ở biển . Mẹ nói cả gia đình sẽ ở khách sạn.

- 2 Hs nêu

- Hs làm trên phiếu bài tập

Em sẽ chọn những đồ vật nào để mang theo? (Hãy đánh dấu + vào những tên đồ vật mà em chọn)

Bàn chải đánh răng Kem đánh răng

Áo, mũ, kính bơi Áo khoắc ấm

Khăn tắm Mũ rộng vành

Xà phòng tắm, gội Truyện Chăn màn 5 kg táo Thuốc nhỏ mắt, mũi

- Một số hs nêu

- Lớp nhận xét, bổ sung - Hs tự liên hệ

- Hs nhắc lại

B. SINH HOẠT TUẦN 9 ( 20')

(19)

I, MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được yêu nhược điểm của bản thân cũng như của các thành viên trong lớp từ đó có hướng khắc phục

II. Gv đánh giá các hoạt động tuần 9

-Vẫn còn hiện tượng Hs quyên vở Tiếng anh.

- Tình trạng học sinh lười học các môn học thuộc diễn ra phổ biến -Nhiều h/s có tiến bộ về chữ viết: Nga, Nhung, Đạt...

- Các giờ thể dục giữa giờ có chuyển biến tốt - Trong lớp vẫn còn h/s xé giấy bừa bãi.

- Ý thức giữ vệ sinh chưa cao, chưa tự giác - Trong lớp còn trầm

- Khả năng diễn đạt chưa tốt - Bài làm ở nhà có chuyển biến - Tổ chức tết trung thu vui vẻ.

III. Kế hoạch tuần tới

- Chấm dứt hiện tượng đi học muộn

- Không ăn quà vặt, không đem đồ chơi tới lớp - Soạn sách vở đầy đủ

- Học thuộc các bài thuộc lòng, TNXH - Rèn chữ viết cách trình bày.

- Ôn bài đầu giờ có hiệu quả

- Phát động phong trào Thi viết khẩu hiệu an toàn giao thông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp..

- Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn - Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ

- Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó..

- Để giúp các em nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn... Sau khi chơi GV viên hỏi : - Hãy so sánh nhịp tim khi vận

1.Kiến thức: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Biết được tại sao không nên luyện tập và

1.Kiến thức: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.. Biết được tại sao không nên luyện tập và

- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín.. ngưỡng, sung bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể

- Chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ về các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và các yêu cầu