• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 33 Ngày thực hiện: 9/5/2022

TOÁN

LUYỆN TẬP TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phấn màu.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút):

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng:

40+ 20 - 10

70 60 -30

+40 50

32 : 8 x

5 20

9 x 9 : 9 9

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn học sinh còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

* Cách tiến hành:

Việc 1. Thực hiện tính giá trị của biểu thức

- Viết bảng: 60 + 35 : 5. - Biểu thức 60 + 35 : 5

(2)

- Yêu cầu thực hiện tính.

- Vậy 2 cách trên cách nào đúng.

- Yêu cầu làm: 86 – 10 x 4 - Nhận xét chữa bài.

- Giáo viên nêu quy tắc tính:

Nếu biểu thức có các phép cộng trừ nhân chia ta thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.

*Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 nắm kĩ được quy tắc để thực hiện tính giả trị của biểu thức

C1: 60 + 35 : 5 = 95 : 5 = 19 C2: 60 + 35 : 5 = 60 + 7

= 67 - Cách 2 thực hiện đúng.

- 2 học sinh nêu lại cách tính.

- Lớp làm nháp.

- 1 học sinh lên bảng làm bài -> chia sẻ.

- 2 học sinh nhắc lại cách tính.

- Nêu quy tắc.

- Một số học sinh nhắc lại quy tắc.

3. HĐ thực hành (15 phút):

Bài 1:

(Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2:

(Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)

- Giáo viên tổ chức trò chơi

“Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 3 : (Cá nhân - Lớp) - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ kết quả:

a) 253 + 10 x 4 = 253 + 40

= 293 (...) b) 30 x 8 + 50 = 240 + 50

= 290 (...)

- Học sinh tham gia chơi.

VD: a) 37 – 5 x 5 = 12 Đ b)180 + 30 : 6 = 35 S (...)

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

(3)

xét vở 1 số em.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

Bài 4 : (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

Số táo của mẹ và chị hái được tất cả là:

60 +35 = 95 (quả) Số táo của mỗi hộp là:

95 : 5 = 19 (quả)

Đáp số: 19 quả táo - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

4. HĐ vân dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Lớp 3A có 17 học sinh nam, 19 học sinh nữ. Số học sinh lớp 3A được chia đều vào 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?

- Suy nghĩ cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

______________________________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CỦNG CỐ VỀ NHÂN HÓA, ĐẶT VÀ TLCH" NHƯ THẾ NÀO?"

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng- cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nhân hóa; đặt và trả lời câu hỏi “như thế nào?”.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

(4)

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào ? để các dòng sau thành câu:

a. Mảnh vườn nhà bà em

...

b. Mùa thu, bầu trời

...

c. Trời mưa, đường làng

...

e. Bức tranh đồng quê

...

Đáp án tham khảo:

a. Mảnh vườn nhà bà em rất xanh tốt.

b. Mùa thu, bầu trời trong xanh.

c. Trời mưa, đường làng rất trơn.

e. Bức tranh đồng quê rất đẹp.

Bài 2. Đọc những dòng thơ sau rồi:

a. Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá.

b. Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật.

Phì phò như bễ Biển mệt thở rung Ngàn con sóng khoẻ Lon ta lon ton

Trả lời: Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá là:

Đáp án:

Phì phò như bễ Biển mệt thở rung Ngàn con sóng khoẻ Lon ta lon ton

Trả lời: Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá là: bễ, biển, sóng.

Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:

a. Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch.

b. Mô - da là một nhạc sĩ thiên tài.

c. Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.

Đáp án:

a. Khi còn bé, Anh-xtanh như thế nào?

b. Mô - da là một nhạc sĩ như thế nào?

c. Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng như thế nào?

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

(5)

________________________________________________

LUYỆN VIẾT MƯA GIÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt ưi/ươi; tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. Phát triển NL tự chủ và tự học, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống ưihoặc ươi : g…… quà ; t…... rau ; cái l…….. ; khung c.… ; cười t….…; lò s...

Đáp án:

gửi quà ; tưới rau ; cái lưỡi ; khung cửi ;

cười tươi; lò sưởi

Bài 2. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch, sau đó viết lời giải câu đố vào chỗ trống:

Còn bé cong như …iếc sừng Lớn lên …òn tựa một vầng sáng …ong

Về già lại hoá sừng cong

Mỗi tháng một vòng quanh …ái đất … ơi.

Là ...

Đáp án:

Còn bé cong như chiếc sừng Lớn lên tròn tựa một vầng sáng trong

Về già lại hoá sừng cong

Mỗi tháng một vòng quanh trái đất chơi.

Là mặt trăng Bài 3. Đặt trên chữ in đậmdấu hỏi hoặc

dấu ngã, sau đó viết lời giải câu đố vào chỗ trống:

Đáp án:

Hai chân giữ chặt thân cây

(6)

Hai chân giư chặt thân cây Mo luôn go go ca ngày tìm sâu.

Là ...

Mỏ luôn gõ gõ cả ngày tìm sâu.

Là chim gõ kiến

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở hs về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

_________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA, ĐẶT VÀ TLCH: VÌ SAO ? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nhân hóa; đặt và trả lời câu hỏi “vì sao?”.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- GV giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ tả đặc điểm và hoạt động của vật như tả người trong đoạn văn sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim…Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít.

Đáp án tham khảo:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim…Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít.

(7)

Ngày hội xuân đấy. Ngày hội xuân đấy.

Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? Trong mỗi câu sau:

a. Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.

b. Trường em nghỉ học vào ngày mai vì có hội khoẻ Phù Đổng.

c. Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập hát.

Đáp án:

a. Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.

b. Trường em nghỉ học vào ngày mai vì có hội khoẻ Phù Đổng.

c. Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập hát.

Bài 3. Chọn các từ ngữ chỉ nguyên nhân ở trong ngoặc (vì bận họp, vì mưa to, vì bài khó) để điền vào chỗ trống cho phù hợp :

a. Lễ phát phần thưởng cuối năm học của trường em phải kết thúc sớm ...

b. Bạn Hoa

không giải được bài tập toán

……… ...

...

c. Cô Ngư không dự trận đấu bong của lớp em với lớp bạn

Đáp án:

a. Lễ phát phần thưởng cuối năm học của trường em phải kết thúc sớm vì mưa to.

b. Bạn Hoa không giải được bài tập toán vì bài khó.

c. Cô Ngư không dự trận đấu bong của lớp em với lớp bạn vì bận họp.

3. Hoạt động vận dụng(3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn

bị bài. - Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

_____________________________________

TNXH

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương - Giúp HS tái hiện phong cảnh của quê hương mình.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng làm chủ bản thân, đảm nhận trách nhiệm thưc hiện bảo vệ môi trường sống.

3. Thái độ: Yêu quý phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

(8)

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các tranh ảnh về phong cảnh quê hương

- Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh về đồng bằng, miền núi, cao nguyên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5 phút) - TBHT tổ chức chơi trò chơi Hộp quà bí mật với nội dung về Bề mặt lục địa

+ Núi và đồi khác nhau như thế nào?

+ Đồng bằng và cao nguyên có gì giống và khác nhau?

=> Kết nối nội dung bài – Kết nối kiến thức

- HS tham gia chơi

* Trả lời:

+ Núi cao hơn đồi, đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải

+ Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn và có sườn dốc - HS ghi bài vào vở

2. Hoạt động khám phá kiến thức (28 phút) Việc1 : Quan sát và thảo luận

- GV giao nhiệm vụ

+ Tổ chức cho hs quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên về cây cối, con vật của quê hương,...

*Chú ý: Khuyến khích HS M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ nội dung học tập

- Gv khen ngợi, kết luận

* Việc 2: Vẽ tranh theo nhóm - GV nêu câu hỏi

+ Các em sống ở miền nào ? + Thi kể tên các cây.

- HDHS có ý thức bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

- Vẽ tranh và tô màu theo gợi ý của giáo viên.

- Bình chọn bài thuyết trình hay nhất, khen, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.

- Nhóm trưởng các nhóm điều khiển các bạn

- Thảo luận theo câu hỏi gợi ý + HS quan sát cây cối xung quanh trường.

+ HS liệt kê những gì các em đã quan sát được từ thực tế.

+ HS liệt kê một số cây cối và con vật ở địa phương.

- Thống nhất KQ

- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày,

- Nhóm khác bổ sung.

- HS trả lời cá nhân - HS thi kể…

- Thực hành vẽ tranh theo nhóm 4

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn

- TBHT điều hành cho lớp chia sẻ nội dung trước lớp

+ Trưng bày sản phẩm theo

(9)

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống.

nhóm.

+ HS lắng nghe-> bổ sung ý kiến.

- HS bình chọn tác phẩm đẹp và bài thuyết trình hay

3. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Hoàn thiện tranh vẽ

- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ môi trương, cảnh đẹp quê hương.

=======================================

Ngày thực hiện: Thứ ba/ 10/5/2022

TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa; bảng phụ ghi nội dung bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Gọi thuyền:

- Cách chơi:

+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai

+ Trưởng trò hô: Thuyền....

(Tên học sinh)

+ Học sinh hô: Thuyền... chở gì?

+ Trưởng trò : Chuyền....chở bài toán 10 x8- 20= ? (....) - Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh cò lúng túng.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

a) 125 – 85 + 80 = 40+ 80 = 120 21 x 2 x 4 = 42 x 4

(10)

- Giáo viên nhận xét chung.

- Nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên cho học sinh làn bài cá nhân.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

=168

b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10 = 90

147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126 - Học sinh nêu.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19 20 x 9 : 2 = 180 : 2 = 90 11 x 8 - 60 = 88 - 60 = 28 12 + 7 x 9 = 12 + 63 = 75

- Học sinh làm cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả:

a) 81 ; 9 + 10 = 9 + 10 = 19

( Các câu khác ... tương tự) 3. HĐ ứng dụng (3 phút)

Củng cố dặn dò (2 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối cột A với cột B cho thích hợp.

A B

48 + 10 : 2 60

9 x 6 : 3 53

13 x 4 – 38 14

75 : 5 x 4 18

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN

---

(11)

LUYỆN VIẾT QUẢ TRĂNG TRÒN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt âc/ât; uôc/uôt; s/x.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống âchoặc ât : a) Cau đứng làm thước

Đo tháng đo ngày

Từng n………, từng n………

Vòng đều thân cây.

b) Giọt m……… đặt vào mắt ngọt lịm Ngọt m……… đặt vào môi thơm lừng

Bầu ong chắc như bầu sữa mẹ Mẹ địu chiều lưng nương.

Đáp án:

a) Cau đứng làm thước Đo tháng đo ngày Từng nấc, từng nấc Vòng đều thân cây.

b) Giọt mật đặt vào mắt ngọt lịm Ngọt mật đặt vào môi thơm lừng Bầu ong chắc như bầu sữa mẹ Mẹ địu chiều lưng nương.

Bài 2. Điền vào chỗ nhiều chấm uôc hoặc uôt:

a) Ngọn đ………… bập bùng cháy trong đêm đông giá b…………

b) Mùa hè, tiếng chim c………… kêu vang vọng s………… ngày.

Đáp án:

a) Ngọn đuốc bập bùng cháy trong đêm đông giá buốt.

b) Mùa hè, tiếng chim cuốc kêu vang vọng suốt ngày.

Bài 3. Điền vào chỗ nhiều chấm shoặc x:

a) Linh ……ay ……ưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày ……ưa.

Đáp án:

a) Linh say sưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa.

(12)

b) Đàn chim gáy ……à ……uống cánh đồng phía ……a.

b) Đàn chim gáy sà xuống cánh đồng phía xa.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở hs về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

______________________________

Ngày thực hiện: Thứ 4/11/5/2022

TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu “ > , < , =”.

- Rèn kĩ năng làm tính nhẩm, áp dụng giải toán trong thực tế.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phấn màu, phiếu HT (BT3).

- HS: Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Tính đúng tính nhanh GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

63 +(20- 10) = ? 20 x 3 - 40=?

(148 – 48) x 2= ? 80 : 8 x 7= ? - Tổng kết trò chơi. Tuyên dương những em làm đúng, làm nhanh. Kết nối kiến thức

- GTB– Ghi đầu bài lên bảng

- HS tham gia chơi, thực hiện trên bảng con

- Lắng nghe

2. HĐ thực hành (27 phút):

Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi - Lớp) - Yêu cầu HS lưu ý cách trình bày.

- Gọi HS nêu lại quy tắc tính giá trị

- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp, ví dụ:

a) 238 –(55 – 35) = 238 – 2 0 = 2018

(13)

của biểu thức trong trường hợp biểu thức có dấu ngoặc đơn.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Lưu ý HS xem kỹ đề bài và áp dụng đúng quy tắc tính.

- Giúp đỡ đối tượng M1

- Gọi HS nêu lại quy tắc tính các biểu thức có dấu ngoặc và biểu thức không có dấu ngoặc.

=> Chốt và lưu ý.

Bài 3 (Cá nhân - Cả lớp)

- Đánh giá, nhận xét phiếu cú HS - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS

Bài 4: (Cả lớp)

- TC trò chơi: Thi xếp đúng – xếp nhanh.

- GV quan sát

=>Tổng kết, tuyên dương Hs có kĩ năng xếp nhanh, khéo, đẹp

175 – ( 30 + 20) = 175 – 50 = 125 (...) - Học sinh làm bài cá nhân.

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp, ví dụ:

a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2 = 442 421 – 200 x 2 = 421 – 400 = 21

- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa 2 biểu thức trong cùng 1 ý (số và phép tính giống nhau; Khác nhau là 1 biêu thức có chứa dấu ngoặc đơn và 1 biểu thức không có dấu ngoặc)

- HS làm ra phiếu. HS M1, M2 làm dòng trên, HS M3, M4 có thể làm cả dòng dưới.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

- Xếp thành hình cái nhà

- Hs sử dụng bộ xếp hình xếp thành hình cái nhà. Thi đua xếp nhanh, đẹp.

- Ai xếp xong thì giơ tay báo cáo với GV 3. HĐ ứng dụng (4 phút) - Nêu lại các quy tắc tính giá trị biểu thức.

- Về nhà thực hiện tính giá trị các biểu thức dựa vào các quy tắc đã học.

- Thực hiện tính các biểu thức có 3 phép tính.

Củng cố dặn dò (1 phút)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

================================================

LUYỆN VIẾT THÁNH GIÓNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; iu/iêu; d/v/gi.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

(14)

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống iuhoặc iêu : Ch…… về nhè nhẹ

Đứng trên lưng trâu Bé thả cánh d……

Lên cao, cao nhé!

Cái nắng đến đậu Nhuộm đỏ cánh d…

Gió nâng cao mãi D… cả buổi chiều

Đáp án:

Chiều về nhè nhẹ Đứng trên lưng trâu Bé thả cánh diều Lên cao, cao nhé!

Cái nắng đến đậu Nhuộm đỏ cánh diều Gió nâng cao mãi Dịu cả buổi chiều Bài 2. Điền vào chỗ nhiều chấm d/v hoặc

gi:

Quạt ...ó rất ...ày Cánh ...iều no ...ó Tiếng nó chơi ...ơi ...iều là hạt cau Phơi trên nong trời.

Đáp án:

Quạt gió rất dày Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời.

Bài 3. Điền vào chỗ nhiều chấm lhoặc n:

tấp ...ập ; thành ...ập ; ...ơ thơ ; cái ...ơ;cái ...ọ ; ngày ...ọ ; thuyền ...an ; hoa ...an ...ong ...anh

Đáp án:

tấp nập ; thành lập ; lơ thơ ; cái nơ; cái lọ ; ngày nọ ; thuyền nan ; hoa lan long lanh.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

(15)

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

___________________________________

Ngày thực hiện: Thứ 5/12/5/2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức .

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích học toán.Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Nội dung bài tập 4 chép sẵn vào bảng phụ . - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.

GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

27 : 9 + 10=? 4+ (36 : 6) =?

45 : 5 x 8 = ? 10 x 2 - 10 = ? 72: 8 +11 =? 40 : 4 x 6 =?

- Nhận xét - Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

3. HĐ thực hành (30 phút)

- HS tham gia chơi, nhẩm nhanh đáp số và thi đua nêu kết quả trước lớp.

- Lắng nghe - Mở SGK

Bài 1: Cá nhân - Cả lớp.

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT

* GV củng cố tính giá trị của biểu thức ở cả ba dạng.

* Cho HS nêu lại 3 quy tắc tính giá trị biểu thức.

Bài 2 (dòng 1): Cá nhân - Cặp đôi – Lớp

- HS làm bài cá nhân

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) 324 – 20 +61 = 304 + 61 = 365 188 + 12 – 50 = 200 – 50 = 150 b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9 = 7 (...) - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trong cặp

(16)

*GV lưu ý một số HS M1 nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.

Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp

*Chú ý giúp đỡ để đối tượng M1+M2 hoàn thành nội dung BT

Bài 4: Trò chơi học tập (Cả lớp)

- Cử 2 đội lên thi nối nhanh.

Bài 5: Cá nhân – Cả lớp + Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán yêu cầu gì ?

+ Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết được gì?

Bài tập chờ: (Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

Bài tập 2 (dòng 2):

Bài tập 3 (dòng 2):

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em

- Báo cáo kết quả trước lớp:

a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56 = 71 (...) - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ trước lớp:

a) 123 x (42 – 40) = 123 x 2 = 246 b) 72 : (2 x 4) = 72 : 8 = 9

- Tham gia chơi “ Nối đúng, nối nhanh”

- Thảo luận nhóm tìm ra cách làm:

Tính giá trị mỗi biểu thức sau đó nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó.

- Đại diện nhóm lên dán kết quả.

+ Có 500 cái bánh Mỗi hộp có: 4 cái Mỗi thùng có: 5 hộp

500 cái bánh xếp:... thùng?

+ Tìm số hộp đựng 800 cái bánh + Tìm số thùng đựng 800 cái bánh - HS làm bài cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải

Số hộp đựng hết 800 cái bánh là:

800 : 4 = 200 ( hộp) Số thùng có tất cả là:

200 : 5 = 40 ( thùng) Đáp số : 40 thùng - HS tự hoàn thành và báo cáo khi hoàn thành.

3. HĐ vận dụng (1 phút): - Về nhà thực hiện tính giá trị các biểu thức dựa vào các quy tắc đã học.

- Thực hiện tính các biểu thức có 3 - 4 phép tính.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=========================================================

CHÍNH TẢ TRÁCH MÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(17)

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt r/d/gi; tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống r/dhoặc gi : Khung tre ……ấy trắng

Bố phất nên ……iều

……iều chao cánh nắng Lên cùng ...ó ……eo.

Đáp án:

Khung tre giấy trắng Bố phất nên diều Diều chao cánh nắng Lên cùng gió reo.

Bài 2. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi giải câu đố :

……ân đen, mình ……ắng Đứng nắng giữa đồng Làm bạn nhà nông Thích mò tôm cá.

Là con ………

Đáp án:

Chân đen, mình trắng Đứng nắng giữa đồng Làm bạn nhà nông Thích mò tôm cá.

Là con cò Bài 3. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã thích

hợp vào các chữ in đậm rồi giải câu đố : Cái gì hai lươi không răng

Mà nhai giấy vai băng băng lạ kì ? Là cái ………

Cái gì hai lưỡi không răng Mà nhai giấy vải băng băng lạ kì ?

Là cái kéo

c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài. - Các nhóm trình bày.

(18)

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

_______________________________

TẬP ĐỌC

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

b) “Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa.

Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và

(19)

bảo: Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Rừng phách có màu gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Đỏ tươi.

B. Vàng.

C. Trắng tinh.

Bài 2.Những câu nào dưới đây nói lên ý nghĩa của câu chuyện? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : A. Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra./ Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

B. Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

C. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. B. Bài 2. C.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

Nhận xét tiết học. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

(20)

...

...

...

________________________

TNXH

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại tên con vật và đặc điểm của các con vật thuộc nhóm côn trùng, tôm, cua, cá, chim và thú

- Kể về các loài cây có một trong các dặc điểm : thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ phụ, rễ chùm, rễ củ. Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống kiến thức, kĩ năng kể, kĩ năng bảo vệ môi trường

- HS biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ động vật, cây trồng có ích, tiêu diệt động vật có hại. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Phiếu học tập

- Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh các loài cây (vật thật) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Kết nối nội dung bài học – Ghi bài lên bảng.

- TBHT điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

- Mở SGK, ghi bài 2.Hoạt động khám phá kiến thức (30 phút)

Việc 3: Làm việc nhóm 2 – Lớp

- GV phát phiếu học tập có kẻ bảng (như trang 133 SGK) cho HS

- Gv nhận xét, khen HS làm việc tốt, sáng tạo.

* Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1+ M2 hoàn thành YC của bài học.

- HS hoàn thành bảng theo hướng dẫn

- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp:

Tên nhóm

ĐV

Tên con vật

Đặc điểm Côn

trùng

Muỗi, ruồi, gián,...

Không xương sống, có 6 chân, chân phân đốt, đa số có cánh

Tôm, cua

Tôm hùm, cua biển, cua

đồng,...

Không có xương sống, cơ thể được bao bởi vỏ cứng, nhiều chân phân đốt

Cá Cá vàng, cá quả, cá mập,...

Có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, có vảy, có vây Chim Đại bàng,

hoạ mi, đà điểu,...

Có xương sống, có lông vũ, có mỏ, hai cánh và chân.

(21)

Việc 4: Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng

- GV cho HS quan sát một số loài cây

Bước 1: GV chia lớp thành một số nhóm.

+ GV chia bảng thành các cột tương ứng số nhóm.

Bước 2: GV gợi ý: Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,…), rễ cọc (hoặc rễ chùm,…), ”

+ Lưu ý : mỗi HS trong nhóm chỉ được ghi một tên cây và khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết.

Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi (mỗi lượt chơi GV nói một đặc điểm của cây).

*Chú ý:

+Từng nhóm HS cử đại diện lên rút thăm.

+ HS trong nhóm thực hiện theo nội dung ghi trong phiếu.

+ HS các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời hoặc phần biểu diễn của nhóm bạn.

+ GV nhận xét và khen thưởng những nhóm trả lời hoặc biểu diễn nhanh, đúng và đủ.

* Một số nội dung gợi ý để GV lựa chọn :

+ Kể và Mặt Trời.

+ Kể về Trái Đất.

+ Biểu diễn trò chơi: “Trái Đất quay”.

+ Biểu diễn trò chơi : “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”.

Thú Trâu, bò, hổ, dê,...

Có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.

- HS QS nhận nhiệm vụ

- HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên câu có thân mọc đứng, rễ cọc,…

+…

- HS tiến hành chơi. Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.

- Lắng nghe và ghi nhớ (thực hiện)

* Đáp án dự kiến:

+ Thân đứng: bàng, phượng,...

+ Thân leo: bầu, bí, dưa,..

+ Thân bò: rau má, cỏ bợ,...

+ Rễ cọc: bưởi, nhãn,..

+ Rễ chùm: lúa, ngô, hành,...

+ Rễ phụ: đa, si,...

+ Rễ củ: su hào, cà rốt, khoai

+ HS gắp thăm -> học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra phiếu HT.

-> chia sẻ -> thống nhất KQ trong nhóm + Nhóm trưởng điều khiển. -> chia sẻ ý kiến + Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Lắng nghe, ghi nhớ…

(22)

+ Thực hành biểu diễn ngày và đêm trên Trái Đất.

3. Hoạt động ứng dụng(1 phút)

Củng cố dặn dò (1 phút)

- Bảo vệ và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường, diệt các con vật có hại

- Ghi chép sổ tay những kiến thức quan trọng trong chương trình TN – XH lớp 3

...

ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN

=======================================

Ngày thực hiện: Thứ 6/13/2022

TẬP ĐỌC

NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN - ĐÔI BẠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.”

b) “Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê.

Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn - Nêu lại cách đọc diễn cảm.

(23)

cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất nói lên đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên trong đoạn văn trên :

A. Cao và rộng.

B. Chắc và cao.

C. Chắc và hẹp.

Bài 2. Trong đoạn văn b, thành phố khác ở quê thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Ánh điện sáng choang, nhà cửa san sát.

B. Xe cộ qua lại nườm nượp.

C. Cả 2 ý trên.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. B. Bài 2. C.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

________________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng). Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

- Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

II.ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC

(24)

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm và 4 dm.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Giáo viên đưa ra yêu cầu:

+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào?

+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông? (…)

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- GTB – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

*Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật:

- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:

2dm

M N

3 dm 4dm Q P 5dm

- Yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

-> Giáo viên chốt kết quả đúng.

- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng.

4dm 3dm

- Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật.

- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng.

- Từ đó hướng dẫn học sinh đưa về phép tính:

(4 + 3) x 2 = 14 (dm)

+ Muốn tính chu vi hình chữ

- Quan sát hình vẽ.

- Học sinh tự tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

- Học sinh chia sẻ kết quả, lớp bổ sung.

2 + 3 + 5 + 4 = 14 ( dm )

- Tiếp tục quan sát và tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Học sinh tự tính chu vi hình chữ nhật.

- 2 em chia sẻ kết quả, lớp nhận xét bổ sung.

4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm) - Theo dõi giáo viên hướng dẫn.

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị

(25)

nhật ta làm thế nào?

- Ghi quy tắc lên bảng.

- Cho học sinh học thuộc quy tắc.

- Giáo viên quy ước cho học sinh.

Chu vi: P Chiều dài là: a Chiều rộng là: b

=> P = (a + b) x 2

đo) rồi nhân với 2.

- Học thuộc quy tắc.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (15 phút):

Bài 1:

(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

*Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

=> P = (a + b) x 2

Bài 3: (Nhóm đôi – Cả lớp) - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.

- Gọi 4 học sinh dán phiếu ->

chia sẻ cách làm.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Học sinh trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) Chu vi hình chữ nhật đó là:

(10 + 5) x 2 = 30 (cm) b) Đổi 2dm = 20 cm

Chu vi hình chữ nhật đó là:

(20 + 13) x 2 = 66 (cm) Đáp số: a) 30cm b) 66cm - Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

(35 + 20) x 2 = 110 (m) Đáp số: 110m

- Học sinh thực hiện nhóm đôi theo yêu cầu (phiếu học tập).

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Chu vi của HCN ABCD là:

(63 + 31 ) x 2 = 188 (m) Chu vi của HCN ABCD là:

(26)

*GV củng cố các bước giải bài toán:

+ Tính chu vi hình chữ nhật.

+ So sánh số đo chu vi của hai hình đó.

(54 + 40) x 2 =188 (m)

Vậy chu vi của hai hình chữ nhật bằng nhau

4. HĐ vận dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Vẽ một hình chữ nhật bất kì rồi tính chu vi của hình chữ nhật đó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

========================================================

TẬP LÀM VĂN

KỂ, VIẾT LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về kể lại buổi đầu đi học.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

Bài 1. “Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.”

(27)

Đoạn văn trên là phần nào ?

A. Giới thiệu buổi đầu tiên đi học.

B. Kể lại những kỉ niệm trong buổi đầu tiên đi học.

C. Kết thúc chuyện kể về buổi đầu đi học.

Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về buổi đầu em đi học dựa vào gợi ý sau :

- Em đến trường lần đầu vào buổi sáng hay buổi chiều?

- Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi?

- Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì?

- Buổi đầu đi học, điều gì làm em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ?

- Lúc đó, em mong muốn điều gì?

...

Tham khảo:

Nhớ lại buổi đầu tiên đi học, lòng em lại bồi hồi, náo nức. Buổi sáng hôm ấy, mẹ em bận đi công tác nên bố đưa em tới trường. Tới cửa trường, bố dừng lại mua cho em một quả bóng bay và lá cờ đỏ sao vàng trông rất đẹp. Bố đưa em vào tận sân trường, đến chỗ cô giáo đang tập trung các bạn học sinh lớp một. Lúc đầu em còn bỡ ngỡ nhưng khi nhìn thấy mấy bạn cùng phố đã quen biết, em mừng quá chạy lại chuyện trò tíu tít. ...

Bài 3. “Ngày đầu tiên đi học Em nước mắt nhật nhoà Cô vỗ về an ủi

Chao ôi sao thiết tha…”

(Nguyễn Ngọc Thiện) Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỉ niệm khó quyên. Hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

____________________________________

BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP KĨ NĂNG LÀM VĂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết đoạn văn kể chuyện.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

(28)

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- GV giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nói về một người bạn mà em quý mến.

* Gợi ý :

- Người bạn đó là ai ? Học ở lớp nào ? Trường nào ?

- Người bạn đó có điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động hoặc tính tình) ? - Tình cảm của em đối với bạn như thế nào ?

Tham khảo:

Quân là bạn thân cùng học lớp 3B với tôi. Quân có dáng người cao nhưng hơi gầy. Vậy mà cậu ấy lại rất mê đá bóng.

Cứ ra sân chơi bóng, cậu ấy lại chạy nhanh thoăn thoắt ít ai rượt đuổi kịp.

Quân có tính nết sôi nổi, dễ mến, dễ gần.

Chẳng cứ gì tôi, các bạn trong lớp đều yêu quý Quân và tự hào về “người cầu thủ tài ba” ấy.

Bài 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một việc em đã từng giúp đỡ một người thân trong gia đình hoặc giúp đỡ một người bạn của em.

* Gợi ý :

- Việc em đã làm diễn ra vào lúc nào ? Ở đâu ?

- Em đã làm việc đó như thế nào ?

- Kết quả hoặc ý nghĩa của việc đó là gì ?

...

...

Tham khảo:

Hôm qua ngoài trời mua to lắm, em đi qua đoạn đường dốc, trơn, lầy lội, thì thấy một bác "bị tàn tật" đi qua môt đoan đường đó. Thấy vậy, em vội chạy tới đẩy chiếc xe lăn 4 bánh qua đoạn lầy.

lên chỗ đường đã được bê tông bao phủ, đường rất bằng rất dễ đi và đó cũng là chỗ rẽ vào trường em. Nên khi nghe tiếng trống trường vang lên, em vội chia tay với chú và chạy nhanh đến trường.

Em rất hãnh diện về việc làm của mình sáng qua.

Bài 3.Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về bố (mẹ hoặc người thân) của em.

* Gợi ý :

- Bố (mẹ hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi ?

- Bố (mẹ hoặc người thân) của em làm

Tham khảo:

Bà nội của tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Bà ở nhà giúp bố mẹ tôi một vài công việc trong gia đình. Bà nội rất yêu quý hai anh em tôi. Thỉnh thoảng bà dắt hai anh em đi chơi ở vườn hoa và kể nhiều chuyện rất hay. Mỗi khi tôi

(29)

nghề gì?

- Bố (mẹ hoặc người thân) có điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động, tính tình…) ?

- Bố (mẹ hoặc người thân) yêu quý, chăm sóc em ra sao ? Tình cảm của em đối với bố (mẹ hoặc người thân) như thế nào ?

được điểm mười, bà lại khen : "Cháu làm cho cả nhà ta vui lắm đó!".

Tôi rất yêu quý bà nội. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi, được thật nhiều điểmmười để hôm nào bà cũng vui.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn

bị bài. - Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

_______________________________________

(30)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)..

[r]

She’s listening

3/ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày..

Đồng Xuân Lan.. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về đất nước ta?. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên đất nước ta đang trên đà

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

Tuy nhiên, các kết quả của “Dự án Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” và bảng “Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và