• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/10/2019

LỰC ĐÀN HỒI

I. MỤC TIÊU 1 . Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận biết được hiện tượng biến dạng đàn hồi và nắm được đặc điểm của độ biến dạng .

- Hiểu rõ lực đàn hồi và đặc điểm của nó 2. Kỹ năng:

- Có kĩ năng làm TN để rút ra được kết luận về biến dạng đàn hồi và độ biến dạng của lò xo phụ thuộc vào yếu tố nào ?

- Có tư duy lôgic để biết được phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi và đặc điểm của nó

3 .Thái độ:

Trung thực, cẩn thận , có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.Có thái độ học tập đúng và lòng say mê khoa học.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K3, K4.

- Năng lực về phương pháp: P1, P3, P5, P6, P8, P9.

- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8.

- Năng lực cá thể: C1, C2.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1. Muốn xem dây cao su và một lò xo co dãn có tính chất nào giống nhau ta làm thế nào?

2 . Nêu cách làm TN để nghiên cứu đặc điểm biến dạng của một lò xo . 3 . Thế nào là biến dạng đàn hồi ? nêu một số vật có tính chất đàn hồi . 4 . Độ biến dạng là gì?

5 . Thế nào là lực đàn hồi ? 6 . Lực đàn hồi có đặc điểm gì ?

7 .Trả lời các câu hỏi và làm TN với các câu hỏi C2, C3, C4, C5, C6.

III. ĐÁNH GIÁ

- Trả lời tốt được các câu hỏi từ C1 đến C6 trong SGK và các câu hỏi GV đưa ra

- Có kĩ năng làm TN theo yêu cầu và tính toán tương đối chính xác . - Lấy được nhiều ví dụ trong thực tế.

- Học sinh tỏ ra yêu thích môn học.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Cả lớp: phóng to hình 9.2 / SGK, để giới thiệu dụng cụ

- Mỗi nhóm HS: Một giá đỡ thí nghiệm, một thước kẹp, 1 lò xo, 3 quả nặng . V. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Luyện tập và thực hành.

Tiết 9

(2)

- Hợp tác trong nhóm nhỏ. - Giảng giải và thuyết trình.

2. Kỹ thuật

- Kỹ thuật giao nhiệm vụ.

- Kỹ thuật chia nhóm.

- Kỹ thuật đặt câu hỏi.

- Kỹ thuật trình bày 1 phút.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: Ổn định tổ chức (1phút )

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh

vắng.

- Ổn định trật tự lớp...

Lớp trưởng báo cáo sĩ số

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề

- Mục đích : Kiểm tra kiến thức cơ bản, tạo tình huống có vấn đề cho bài mới , giúp HS có hứng thú, yêu thích bộ môn.

-Thời gian: (5 phút)

- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại , nêu vấn đề.

- Phương tiện, tư liệu: SGK

1.Kiểm tra: Trọng lực là gì ? trọng lực có phương và chiều như thế nào ? Nêu một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất .

Một HS trả lời theo yêu cầu của GV, các HS khác theo dõi câu trả lời của bạn để nêu nhận xét.

2. Tổ chức hoạt động học tập - Làm TN nhanh và đặt ra tình huống - Một dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau . Muốn biết chúng ta nghiên cứu bài “ Lực đàn hồi

- HS quan sát, có thể dự đoán

Hoạt động 3: Biến dạng đàn hồi . Độ biến dạng - Mục đích : HS làm TN rút ra kết luận

-Thời gian: (17 phút)

- Phương pháp: quan sát, làm TN ghi kết quả rút ra kết luận . - Phương tiện ,tư liệu: dụng cụ TN, bảng kết quả, SGK.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Sự biến dạng của lo xo có đặc điểm

gì?

- Hướng dẫn mục đích yêu cầu làm TN để HS nắm được, để tiến hành làm

- Phát dụng cụ TN cho các nhóm - Yêu cầu HS làm TN theo nhóm, ghi

2. Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng a)Biến dạng của một lò xo :

* Thí nghiệm

- HS các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm

- HS treo lò xo tiến hành đo chiều dài tự nhiên l0 ghi Kq vào bảng 9.1

- Móc một quả nặng 50g đo l1 ghi Kq

(3)

Kq, thảo luận và rút ra kết luận .

Nhóm trưởng đại diện phát biểu kết luận của nhóm

- Những vật có đặc điểm biến dạng đàn hồi gọi là vật có tính chất đàn hồi .

- Yêu cầu HS làm TN treo 2,3 quả nặng đo chiều của lo xo và ghi Kq vào bảng .

- Cho HS đọc và làm câu C2 . - Độ biến dạng là gì ?

vào ô tương ứng .

- Bỏ quả nặng ra đo lại chiều dài của lo xo và so sánh với chiều dài tự nhiên của nó .

- Rút ra kết luận C1 ( SGK ) (1) dãn ra (2) tăng lên (3) bằng

b) Độ biến dạng của lò xo.

- HS làm TN treo 2, 3 quả nặng, đo chiều dài l2, l3 , ghi Kq vào bảng - C2 HS tính Kq độ biến dạng của lo xo .

- Độ biến dạng của lo xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lo xo ( l- l0 )

Hoạt động 4: Lực đàn hồi và đặc điểm của nó

- Mục đích: để HS nắm được Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.

-Thời gian: (14 phút)

- Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, hoạt động nhóm.

- Phương tiện, tư liệu, SGK,

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Lực đàn hồi là gì?

- Lưc đàn hồi cân bằng với lực nào ?

- Lực đàn hồi có cường độ bằng cường độ của lực nào

- Phương và chiều của lực đàn hồi như thế nào ?

- Yêu cầu HS làm bài C4 vào vở bài tập .

- Lực đàn hồi có đặc điểm gì?

1. Lực đàn hòi

- Lực đàn hồi ? Khi lo xo bị nén hoặc kéo dãn thì nó tác dụng một lực đàn hồi lên vật tiếp xúc với nó

- C3: HS thảo luận, phân tích .Khi quả nặng bị tác dụng lực mà vẫn đứng yên thì lực đàn hồi của lo xo cân bằng với trọng lực .

- Cường độ của lực đàn hồi của lo xo cân bằng với cường độ của trọng lực .

- Có cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực .

2 . Đặc điểm của lực đàn hồi - HS đọc và làm câu C4 ( cả lớp ) - Lực đàn hồi có đặc điểm gì?

+ Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng

Hoạt động 5: Vận dụng

- Mục đích: Căn cứ vào kết quả TN bảng 9.1 làm bài tập C5 .Vận dụng kiến thức vừa học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế câu C6.

(4)

-Thời gian: (5 phút) - Phương pháp : Vấn đáp

- Phương tiện , tư liệu: Vở bài tập, SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -GV: hướng dẫn HS thảo luận, làm

câu hỏi phần vận dụng C5, C6.

Vận dụng:

- Thảo luận câu hỏi làm vở bài tập C5: (1) Tăng gấp đôi

(2) Tăng gấp ba

C6 : Dây cao su và lò xo .Cùng có tính chất đàn hồi .

Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà ( 3 phút)

- Mục đích: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài và hướng dẫn về nhà.

-Thời gian: (3 phút)

- Phương pháp: sử dụng sơ đồ tư duy và ghi chép - Phương tiện, tư liệu: SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Củng cố: gọi học sinh đọc phần ghi

nhớ .

- Về nhà: Học nội dung của bài theo từng phần và ghi nhớ .

- Làm các bài tập trong vở bài tập . - Đọc tìm hiểu thêm phần có thể em chưa biết .

- Đọc phần ghi nhớ trang 32/ SGK

- Ghi chép

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.SGK Vật lý 6.

2.Vở BT Vật lý 6

3.Sách giáo viên Vật lý 6 VII. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lớp chim đa dạng được thể hiện qua những đặc điểm: Số lượng loài, môi trường sống, kích thước cơ thể... Dựa vào kiểu di chuyển có thể chia

Lược đồ sông ngòi để nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông ở nước ta như sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Cả, sông

Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng kit Globin Strip ssay để xác định đột biến gen globin cho 3 nhóm đối tượng có khả năng mang gen bệnh

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do

Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.. Độ biến dạng tăng thì lực đàn

Trong nghiên cứu này, để dự đoán hiện tượng đàn hồi sau biến dạng dẻo khi tạo hình biên dạng chữ U cho vật liệu tấm có độ bền cao DP590, ba mô hình hóa bền vật liệu:

Vật đàn hồi là vật sẽ lấy lại hình dạng ban đầu của nó khi lực gây ra biến dạng đàn hồi ngừng tác dụng.. - Lò xo sinh ra lực khi bị biến dạng tác dụng vào quả nặng,

Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng C.. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi