• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 25/12/2013 Ngày giảng : 28/12/2013

Tiết 75 – Tập làm văn

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết: giúp h/s hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

- Mức độ thông hiểu: giúp h/s nắm được khái niệm văn bản nghị luận, những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

- Mức độ vận dụng: giúp h/s bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc hiểu văn bản.

2. Kỹ năng :

* Kĩ năng bài dạy:

- Nhận diện văn bản nghị luận.

* Kĩ năng sống:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc.

B.Chuẩn bị

- GV : Một số văn bản nghị luận, SGK, SGV, bài soạn.

- HS : N/c bài trước.

C. Phương pháp

- Phát vấn câu hỏi, thảo luận, giảng

- Phân tích các tình huống giao tiếp để hiểu vai trò và cách tạo lập văn bản nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp.

- Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận.

- Thực hành viết tích cực: tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn nghị luận đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.

D. Tiến trình giờ dạy

I- Ổn định tổ chức (1’) II- Kiểm tra bài cũ (5’)

?) Thế nào là văn bản biểu cảm?

* YCTL: Văn bểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

(2)

III- Bài mới: 35 ’:

GV giới thiệu bài mới(1’): Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì ? khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? Tiết học này, sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1:(13’) PP vấn đáp, quy nạp, KT động não.

?) Trong cuộc sống em có thường gặp các vấn đề như kiểu câu hỏi:

- Vì sao em đi học?

- Vì sao con người cần có bạn bè?

- Vì sao em thích đọc sách?

- Thế nào là sống đẹp? Nếp sống văn minh là gì?

+HS: Đó là những câu hỏi mà ta vẫn thường bắt gặp trong đời sống .

+ GV: Đó là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến ta phải bận tâm và cần giải quyết.

? Hãy nêu thêm các câu hỏi về vấn đề tương tự ? + Muốn sống cho đẹp ta phải làm gì ?

+ Vì sao hút thuốc lá là có hại ?

GV: Vấn đề cần giải quyết : bàn bạc để tìm ra hành động đúng đắn tạo nên lối sống đẹp.

- Dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc người nghe về tác hại của thuốc lá -> vấn đề cần giải quyết : thuyết phục mọi người hạn chế , xóa bỏ thói quen hút thuốc lá .

=> Để trả lời được những câu hỏi đó người viết cần phải vận dụng vốn kiến thức, vốn sống của mình lại phải biết cách lập luận, lí lẽ, nêu những dẫn chứng xác thực khiến người đọc, người nghe hiểu rõ, đồng tình và tin tưởng.

? Gặp lại các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản ì Gặp lại các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Vì sao?

- Trả lời những câu hỏi đó bằng thể văn nghị luận , dùng lí lẽ để phân tích bàn bạc , đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra .

Vì các kiểu văn bản đã học chỉ có tác dụng hỗ trợ, làm cho lập luận thêm sắc bén, thêm sức thuyết phục, chứ không

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

a. Nhu cầu nghị luận

(3)

phải là lý lẽ để đáp ứng yêu cầu trả lời câu hỏi.

GV: Kể chuyện và miêu tả đều không thích hợp với việc trả lời hoặc giải quyết các vấn đề trên. Văn biểu cảm cũng chỉ thể giúp ích phần nào. Vì tự sự là thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể - hình ảnh, vẫn chưa thể có sức khái quát, chưa có khả năng thuyết phục người đọc, người nghe. Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật... cũng tương tự như trên. Văn biểu cảm, đánh giá cũng đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, là tâm trạng mang tính chủ quan và cảm tính cho nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề trên một cách thấu đáo.

? Hàng ngày, trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường giặp những kiểu văn nào ?

- Bài xã luận, phát biểu cảm nghĩ, các ý kiến trong cuộc họp...

? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết ? -Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ 02/9/1945 -Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác 23/9.

- Các bài khác trên báo, truyền hình …

GV: Như vậy văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong cuộc sống.

? Như vậy dùng văn nghị luận để làm gì ?

- Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó .

- Văn nghị luận là một thể văn dùng lí lẽ phân tích , , giải quyết vấn đề .

?Vậy khi nào thì có nhu cầu nghị luận ?

- Trong đời sống, ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, lời phát biểu trên báo chí ...,các bài xã luận..., các bài bình luận, phê bình.

- Nghị luận là kiểu văn dùng để giải thích vấn đề một cách thuyết phục, để người nghe hiểu rõ vấn đề người viết muốn nói .

- Khi muốn xác lập cho người khác một tư tưởng quan điểm nào đó thì có nhu cầu nghị luận .

(4)

* Hoạt động 2:(21’) PP vấn đáp, quy nạp, KT động não.

- GV yêu cầu học sinh đọc văn bản “Chống nạn thất học”

?) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?

? Để thực hiện mục đích ấy, bài văn viết nêu ra những ý kiến nào ?

- Nhân dân phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước  muốn vậy phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ giúp đồng bào thoát khỏi cảnh mù chữ.

?Những ý đó được diễn đạt thành những luận điểm nào?

Tìm các câu văn mang luận điểm đó ?

- Luận điểm 1: Sự cần thiết phải nâng cao dân trí:

+ Câu văn thể hiện: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.

- Luận điểm 2: Kêu gọi mọi ngừời cùng tham gia chống nạn thất học

+Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình , phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết cần phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ .

? Câu luận điểm có đặc điểm gì ?

- Câu luận điểm khẳng định một ý kiến, một tư tưởng, quan điểm.

? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào ? Hãy liệt kê lý lẽ ấy ?

Gợi ý :

- Vì sao nhân dân ta phải biết đọc, biết viết ?

- Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không ? Thực hiện được bằng cách nào ?

b. Thế nào là văn bản nghị luận?

* Văn bản “Chống nạn thất học”

- Mục đích : Kêu gọi thuyết phục nhân dân chống nạn thất học (giết giặc dốt) là một trong 3 loại giặc sau CM T8 ( giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) - Đối tượng: toàn dân VN.

- Đưa ra những luận điểm khẳng định một ý kiến, một tư tưởng hoặc một quan điểm.

(5)

Luận điểm Lí lẽ Dẫn chứng 1. Sự cần

thiết phải nâng cao dân trí:

+ Xưa,dân ta thất học là do chính sách ngu dân của Pháp.

+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ thì đất nước không tiến bộ được.

+Nay, muốn xây dựng nước nhà, mọi người dân đều phải cấp tốc nâng cao dân trí

+ Thực dân Pháp hạn chế mở trường học, không muốn dân ta biết chữ để dễ bề cai trị.

+.Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm

2. Kêu gọi mọi ngừời cùng tham gia chống nạn thất học

+ Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.

+ Người chưa biết chữ cần gắng sức mà học cho biết + Phụ nữ càng cần phải học .

+ Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp đồng bào thất học trong những năm qua

+ Vợ chưa biết - chồng bảo, em chưa biết - anh bảo, cha mẹ không biết - con bảo, người ăn người làm không biết - chủ nhà bảo, các nhà giàu có - mở lớp học dạy người không biết chữ...

?Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?

- Không . Vì , không có những lập luận sắc bén, thuyết phục để giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống.

?) Những tư tưởng quan điểm mà bài văn có giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống không?

- Có -> văn bản mới có ý nghĩa - Vấn đề trong văn nghị luận đưa ra phải đề cập tới cuộc sống,

(6)

? Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng , quan đểm nào ?

=> Bằng mọi cách phải chống lại nạn thất học để xây dựng nước nhà giúp cho đất nước tiến bộ , phát triển .

? Lí lẽ, dẫn chứng Bác đưa ra thuyết phục ở chỗ nào ? - Luận điểm rõ ràng , lí lẽ , dẫn chứng thuyết phục.

GV: Khi trình bày một tư tưởng quan điểm nào đó , ta dùng văn nghị luận là thích hợp nhất . Vì thể loại này đã vận dụng những lí lẽ để trình bày những tư tưởng , quan điểm của người viết, đưa ra những dẫn chứng để minh họa nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề có thật trong thực tế cuộc sống . Lí lẽ phải sắc bén, vững chắc , dẫn chứng phải tiêu biểu thuyết phục thì mới giải quyết được vấn đề.

?Vậy đặc điểm chung của văn nghị luận là gì ? Mục đích của văn nghị luận là gì ?

?Vậy , những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới điều gì ?

- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ. GV chốt kiến thức vừa học

xã hội.

- Luận điểm rõ ràng , lí lẽ , dẫn chứng thuyết phục.

- Tư tưởng , quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa .

2. Ghi nhớ : sgk(9) IV. Củng cố:(1’)

? Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

? Thế nào là văn bản nghị luận?

V. Hướng dẫn về nhà:(3’)

- Xem và làm trước các bài tập trong SGK trang 9,10,11giờ sau giải các bài tập ấy.

E. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

(7)

Ngày soạn : 27/12/2013 Ngày giảng : 30/12/2013

Tiết 76– Tập làm văn

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN ( tiết 2)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết: giúp h/s hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

- Mức độ thông hiểu: giúp h/s nắm được khái niệm văn bản nghị luận, những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

- Mức độ vận dụng: giúp h/s bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc hiểu văn bản.

2. Kỹ năng :

* Kĩ năng bài dạy:

- Nhận diện văn bản nghị luận.

* Kĩ năng sống:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc.

B.Chuẩn bị

- GV : Một số văn bản nghị luận, SGK, SGV, bài soạn.

- HS : N/c bài trước.

C. Phương pháp

- Phát vấn câu hỏi, thảo luận, giảng

- Phân tích các tình huống giao tiếp để hiểu vai trò và cách tạo lập văn bản nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp.

- Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận.

- Thực hành viết tích cực: tạo lập bài văn nghị luận, nhận xét về cách viết bài văn nghị luận đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.

D. Tiến trình giờ dạy

I- Ổn định tổ chức (1’) II- Kiểm tra bài cũ (5’)

? Đặc điểm chung của văn nghị luận là gì ? Mục đích của văn nghị luận là gì ?

?Những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới điều gì ?

* YCTL: HS trả lời theo phần ghi nhớ SGK/9

(8)

III- Bài mới: 35 ’:

VG giới thiệu bài mới (1’): Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. Tiết học ngày hôm nay chúng ta đi giải quyết các bài tập để khắc sâu kiến thức

* Hoạt động 1 : (18’) PP vấn đáp, quy nạp, KT động não.

- Gọi 2 HS đọc văn bản

?) Đây có phải là văn bản nghị luận không? Tại sao?

?) Trong văn bản tác giả đã đề xuất ý kiến gì? Câu văn nào thể hiện? Tìm lí lẽ và dẫn chứng

?) Mục đích của tác giả là gì?

?) Bài văn giải quyết vấn đề có trong thực tế không? Vì sao?

- Thực tế nước ta: đô thị, thành phố, thị trấn đang diễn ra nhiều thói quen xấu...

?) Nhân dân ta đã làm gì để sửa thói quen xấu? Ở trường, lớp em làm gì?

- Nhân dân: xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.

II. Luyện tập

Bài 1(9): Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội

a. - Là văn nghị luận vì tác giả đã nêu ý kiến của mình nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm là cần tạo ra một thói quen tốt trong đời và xã hội.

 Vấn đề cân giải quyết : xóa bỏ thói quen xấu, hình thành thói quen tốt trong xã hội .

b)

* Các ý kiến

- Phân biệt thói quen tốt và xấu

- Tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu

* Lí lẽ

- Có thói quen tốt và thói quen xấu - Thói quen đã thành tệ nạn

- Tạo thói quen tốt là rất khó - Nhiễm thói quen xấu là dễ - Dẫn chứng :

+ Thói quen tốt: luôn dạy sớm...đọc sách

+ Thói quen xấu:....

c) Mục đích

- Nhắc nhở mọi người + Bỏ thói xấu

+ Hình thành thói quen tốt

(9)

- Trường, lớp: Nói lời hay, làm việc tốt

Cử chỉ văn minh, lịch sự

- Yêu cầu HS xác định bố cục

Bài 2(10) a. Mở bài .

Giới thiệu thói quen tốt , xấu của con người.

b. Thân bài .

Những thói quen xấu cần loại bỏ c. Kết bài .

Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện thói quen tốt

* Hoạt động 2: (16’) PP vấn đáp, quy nạp, KT động não.

- Gọi 1 HS đọc văn bản

- Yêu cầu thảo luận nhóm (Mỗi bàn một nhóm)

- Là văn bản nghị luận vì + Kể chuyện để nghị luận

Bài 4: Hai biển hồ

- Là văn bản nghị luận: Bàn về cách sống

+ Kể về 2 cái biển hồ: Biển chết và Biển Galilê

=> Bày tỏ về 2 cách sống:+ Thu mình, không chia sẻ, không hòa nhập -> chết dần

+ Cuộc sống sẻ chia, hòa nhập tràn ngập niềm vui.

IV. Củng cố:(1’)

? Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

? Thế nào là văn bản nghị luận?

V. Hướng dẫn về nhà:(3’)

- Học bài, sưu tầm thêm các văn bản nghị luận để học - Soạn: Tục ngữ về con người và xã hội

+ Nắm được nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

+ Đặc điểm hình thức tục ngữ về con người và xã hội.

E. Rút kinh nghiệm

...………

...………

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập - Nêu các dạng toán về đồ thị hàm số.. - Yêu cầu HS trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Cây bèo tấm. + Hình ảnh một số cây hạt kín phổ biến tại địa phương. - GV hướng dẫn HS kết hợp với các cây nêu được ở phần mở đầu, từ đó

Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những việc làm vì cộng đồng và nêu cảm xúc, suy nghĩ thì thực hiện việc làm đó.. Sản phẩm: Câu trả

* GV kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua bài tập 1 : Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để

Kiến thức: Nêu được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông, vận dụng định lí Pytago để chứng minh trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông của hai tam giác

- Bằng cách vào đề trực tiếp, cách lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và đưa ra những chứng cứ xác thực, tác giả đã thu hút người đọc về sức mạnh ghê gớm

Bài làm của học sinh có cách lập luận chặt chẽ và thuyết phục, dẫn chứng chân thực; bài viết gây ấn tượng, hấp dẫn với người đọc, người nghe. HS biết linh hoạt trong

* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu lại bài học ( Đặc điểm, tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp, sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và