• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2018 Tuần 25 Ngày giảng: . .2018 Tiết 93

CHIẾU DỜI ĐÔ

( Lý Công Uẩn)

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Kiến thức chung:

+ Chiếu: Thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

+ Sự phát trienr của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

+ ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

- Kiến thức trọng tâm: Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

+ Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

- Kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: Trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất.

+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản.

+ Xác định giá trị bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh đất nước , dân tộc.

3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức học tập.

* GD niềm tự hào dân tộc, truyền thống tự lực tự cường, tầm nhìn chiến lược của vị vua anh minh

4. Năng lực : Nêu vấn đê, giao tiếp, thưởng thức văn học B. Chuẩn bị : GV: Giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. Phương pháp/KT dạy học:

- PP:Đàm thoại, giảng bình, phân tích, nêu vấn đề.

- KT:Giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, trình bày 1 phút D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )

? Đọc thuộc lòng bản phiên âm chữ Hán và bản dich thơ bài Đi đường. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?

3.Bài mới: Gv dẫn vào bài: ( 1’)

Chùa Một Cột-công trình kiến trúc nổi tiếng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời nhà Lí. Ngày nay HN luôn là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Đó là thành phố duy nhất của khu vực Đông Nam á-Thái Bình Dương được Hội đồng liên hợp

(2)

quốc trao tặng giải thưởng UNESCO- thành phố vì hoà bình. Hà Nội xưa kia là thành phố Thăng Long. Vậy ai là người đặt tên và thành Thăng Long có từ bao giờ? Vì sao lại chọn vùng đất thiêng đó để định đô. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu những điề thú vị đó.

Hoạt động 1. ( 5’)

- Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm - PP/KT : nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi và trả lời, - Hình thức : cá nhân

? Nêu hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn và hoàn cảnh ra đời bài chiếu ?

- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay) ra thành Đại La sau đổi tên là Thăng Long tức rồng bay lên thể hiện thế phát triển đi lên của Đại Việt.

I.Giới thiệu chung

1. Tác giả: Lí Công Uẩn (974 – 1028), tức Lý Thái Tổ vị - vua khai sáng triều Lí

- Là vị vua anh minh, nhân ái, có chí lớn và lập nhiều chiến công.

2. Tác phẩm:

- Chiếu dời đô ra đời năm 1010.

được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn với sự kiện lịch sử trọng đại : thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.

Hoạt động 2. ( 27’)

- Mục tiêu: HS nắm được thể loại, bố cục, nội dung văn bản

- PP/KT : nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi và trả lời,, phân tích, giảng bình, chí nhóm

- Hình thức : cá nhân, nhóm

- Gv hướng dẫn cách đọc giọng điệu chung trang trọng, mạch lạc, rõ ràng, cần chú ý nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành.

VD: “Trẫm rất đau xót…”

? Gọi h/s đọc? Nhận xét?

? Yêu cầu h/s đọc thầm chú thích

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể chiếu nói chung và đặc điểm riêng của bài Chiếu rời đô?

- Chiếu: có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu, hoặc văn xuôi ( biền: là hai con ngựa kéo xe sóng đôi; ngẫu: là từng cặp) tức là những cặp câu cân xứng với nhau. VD: “đã đúng ngôi nam bắc đông tây;

- Đặc điểm riêng: đây là văn bản viết bằng văn

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Đọc và tìm hiểu chú thích:

2.Thể loại : Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

(3)

xuôi có xen các câu văn biền ngẫu.

->Chiếu, hịch, cáo nói chung là những văn bản chính luận thường là mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi thông báo từ trên ban xuống

? VB nêu bật chủ đề gì ?

Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La của tg’.

? Nhận xét về bố cục văn bản?

- Chia làm 3 đoạn:

Đ1: Từ đầu đến Không thể không dời đổi: Phân tích những tiền đề cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.

Đ2: Huống gì đến muôn đời: Những lí do để chọn thành đại la là kinh đô mới.

Đ3: phần còn lại .

? Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học?

- Kiểu văn nghị luận.

? Vấn đề đó được trình bày thành mấy luận điểm?

- 2 luận điểm:

+ Vì sao phải dời đô?

+ Vì sao thành Đại La là kinh đô bậc nhất?.

? Tác giả có vai trò gì trong bài chiếu này?

3. Bố cục: (3 đoạn)

Gọi h/s đọc “từ đầu…phồn vinh”.

? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết qủa ntn?

- Thời nhà Thương 5 lần dời đo, - Nhà Chu 3 lần dời đô

* Mục đích: Đóng đô nơi trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kê muôn đời cho con cháu.

-> Kết quả: xây dựng vương triều phồn thịnh.

? Theo em cách suy luận ấy có tác dụng ntn ? ( ->Trong lí luận của tác giả đã hội tụ ba điều kiện thiên thời địa lợi nhân hoà có tác dụng đánh vào lòng người. Muốn thuyết phục được người nghe cần phải có lí lẽ dẫn chứng rõ ràng, ở đây tác giả đã viện dẫn lịch sử Trung Quốc làm tiền đề. Đạt

4. Phân tích.

a. Lí do phải dời đô

(4)

vào thời kì ấy cũng là lẽ tự nhiên. Vì trong tâm lí người xưa thường lấy Trung Quốc – một láng giềng khổng lồ của chúng ta làm hình mẫu. Đó là cách lập luận thường gặp trong văn học cổ VD trong “Hịch tướng sĩ; Bình Ngô Đại Cáo”. Đó là cách đánh vào nhân tâm phù hợp tâm lí người nghe. Điều này chứng tỏ LCU đã rất sáng suốt ngay từ những lập luận đầu tiên ).

? Bằng những hiểu biết về lịch sử triều Đinh, Lê em có suy nghĩ gì về lời phê phán trên của Lí Công Uẩn ?

- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày ( Cần nhìn nhận công bằng hơn với hai triều đại này vì thực ra khi đó thế và lực của triều Đinh, Lê chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng để phòng thủ tốt cần phải dựa vào địa thế hiểm trở của vùng núi Hoa Lư để chống giặc ngoại xâm ).

? Em nhận xét gì về câu Trẫm rất.. dời đổi ?

( Như vậy để thuyết phục người nghe tác giả không chỉ có cái lí bên ngoài mà còn kết hợp cả lôgíc bên trong đó là tấm lòng riêng, tình cảm riêng của tác giả. Sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình tạo nên vẻ đẹp lung linh cho ngôn ngữ lập luận của văn nghị luận vốn rất khô khan ).

? Em hiểu gì về lời khẳng định Không thể dời đô?

( Là kiểu câu phủ định nó ngầm một ýý quyết đoán. Nhất định phải dời đô, không thể thay đổi.

Phủ định một điều phủ định ấy chính là sự khẳng định. Đó là chân lí của tư duy. Đây là một quyết định cực kì quan trọng đối với một dân tộc ).

? Em nhận xét gì về lời văn thể hiện trong luận điểm hai ?

- Cùng với lí lẽ sát thực, rõ ràng tác giả đan xen những câu văn biểu cảm lời văn tác động mạnh đến tình cảm người nghe, người đọc làm tăng sức thuyết phục về sự cần thiết phải dời đô.

- Nêu sử sách làm tiền đề, soi sử sách vào tình hình thực tế để phê phán hai nhà Đinh, Lê, tác giả khẳng định dời đô không có gì là khác thường, trái quy luật mà là việc làm cần thiết để xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

? Gọi h/s đọc phần còn lại của văn bản? (giọng tự hào, phấn chấn hơn).

? Lợi thế của thành Đại La được khẳng định trên những phương diện nào?

b. Lí do thành Đại được chọn là kinh đô của nước Đại Việt

(5)

*Lợi thế của thành Đại La.

- Vị trí địa lí.

+ Nơi trung tâm trời đất, + Thế rồng cuộn hổ ngồi,

+ ‘Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

+ Vị thế chính trị, văn hóa:

là đầu mối giao lưu, chốn hội tụ của 4 phương là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”

? Theo em, n~ lời tuyên đoán trên Đại La có đủ ĐK để trở thành kinh đô k0 ? (đủ đk)

? Em có NX gì về cách lập luận của tác giả ?

? Chứng cớ đưa ra có sức thuyết phục ntn?

Có tác dụng gì ?

=> Chứng cớ có sức thuyết phục: Khát vọng thống nhất đất nước, hy vọng về sự vững bền của quốc gia về 1 đất nước vững mạnh.

- Thành Đại La có đầy đủ điều kiện thuận lợi về vị thế địa lí, chính trị, văn hóa để trở thành kinh đô của đất nước.

Kết thúc bài chiếu LCU k0 ra lệnh mà đặt câu hỏi.

? Em nhận xét gì về cách kết thúc bài Chiếu dời đô?

Kết thúc chuyển từ đơn thoại sang đối thoại thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa đức vua và bề tôi.

-> Đây là cách kết thúc hết sức lạ trong một bài chiếu. Nó không còn là lời mệnh lệnh có tính chất cưỡng chế mà là hỏi ýý kiến để đặt ra sự lựa chọn.

Như vậy LCU đã vượt lên những ràng buộc, quy định xã hội lúc bấy giờ để thể hiện một tinh thần dân chủ đáng quýý. Nó khiến cho bài chiếu không còn là những lí lẽ khô khan mà đầy tâm huyết và dân chủ .

? Quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên cho em hiểu gì về đức vua Lí Thái Tổ?

( Một con người có tầm nhìn chiến lược, có quyết định sáng suốt biết nhìn xa trông rộng, có ýý chí hoài bão lớn lao, có ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc.

- GV: Việc làm đó có tác dụng tạo tiền đề cho sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc, điều đó

c. Lời tuyên bố của Lý Công Uẩn

(6)

được lịch sử chứng minh với 8 đời vua nhà Lí( Lí Bát Đế ), phát triển rực rỡ thịnh vượng với hội tao đàn, đời sống ấm no hạnh phúc. Cho đến ngày nay không phải ngẫu nhiên chúng ta tiến hành kỉ niệm 990 năm tiến tới 1000 nămThăng Long Hà Nội.

Song cơ bản ẩn đằng sau đó là một tâm hồn lớn.

Nếu không có tâm huyết, không có tâm hồn không bao giờ có khát khao dời đô. Tự đặt mình vào một vị thế mới chứng tỏ một hoài bão rất lớn, một ý thức trách nhiệm rất cao nghĩ đến tương lai một dân tộc. Chính vì vậy nâng Chiếu dời đô lên một tầm cao mới. Nó không chỉ là một quyết định khô khan, ban bố, mệnh lệnh mà là tiếng nói đầy tâm huyết của một tấm lòng yêu nước.

=> Hình ảnh thành Thăng Long, chùa Một Cột thủ đô HN phát triển rực rỡ là những minh chứng hùng hồn cho quyết định sáng suốt của LCU.

? ở luận điểm này để đạt được mục đích tác giả đã chọn hình thức diễn đạt ntn? Tác dụng ntn ?

? Nhắc lại mục đích LCU viết bài Chiếu dời đôđể làm gì?

Thuyết phục người nghe về việc có tính chất cực kì to lơn: dời đô.

? Để đạt được mục đích ấy tác giả chọn cho mình cách lập luận ntn?

Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.

Bước đầu nêu sử sách làm tiền đề, sau soi sáng tiền đề vào thực tế và cuối cùng đi tới kết luận. Trong đó đặc biệt có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình làm tăng sức thuyết phục.

? Từ đó em học tập được những gì khi viết văn nghị luận? (h/s tự bộc lộ)

? Thông qua việc dời đô của LCU cho em hiểu gì về khát vọng của tác giả nói riêng và dân tộc ta nói chung? Vì sao em khẳng định như vậy?

Việc dời đô chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân

Khẳng định ý chí dời đô, thể hiện sự tin tưởng ở quyết định dời đô của mình.

(7)

dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập, tự cường .

Hoạt động 3 ( 8’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- PP/KT: vận dụng, thực hành, kĩ thuật động não

- Hình thức thực hiện: cá nhân

? Đặc điểm NT nổi bật của áng văn chính luận Chiếu dời đô.

? Nội dung, ý nghĩa văn bản ?

- H/s đọc ghi nhớ trong sgk.

III.Tổng kết.

1. Nghệ thuật.

- Kết cấu chặt chẽ: thể hiện ở bố cục của bài văn.

- Lập luận: giàu sức thuyết phục kết hợp giữa lí lẽ dẫn chứng xác thực với cảm xúc

- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy ngẫm.

- Ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại.

2. Nội dung:

- Thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn và cũng là của nhân dân ta ở một thời kì lịch sử.

c. Ghi nhớ/sgk

? Đọc chiếu dời đô, em hiểu khát vọng nào của vua và dt trước đây được phản ánh trong VB này ? (h/s tự bộc lộ)

? Chứng minh bài chiếu có kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục.

IV. Luyện tập.

4. Củng cố: ( 2’ )

- Trình bày nội dung,ý nghĩa của văn bản?

5. Hướng dẫn về nhà: ( 1’)

- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học

- Viết đoạn văn thuyết minh về tượng đài Lí Thái Tổ hoặc chùa Một Cột.

- Soạn bài : Hịch tướng sĩ

? Bài Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào?

? Nêu hiểu biết của em về thể hịch trên các phương diện: hình thức, mục đích, tác động?

? Bố cục của bài hịch gồm có mấy phần?

? Hình ảnh kẻ thù được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?

(8)

? Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ kẻ thù?

? Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ, hành động ntn?

? Vị chủ tướng nói lên lòng mình sẽ có tác động ra sao đối với tướng sĩ ?

? Sai lầm của các tướng sĩ được nhắc tới trên các phương diện nào? Tác giả đã khuyên răn tướng sĩ điều gì ?

? Qua đó tác giả khuyên răn tướng sĩ điều gì?

? Hãy khái quát NT lập luận của bài Hịch tướng sĩ?

? Em cảm nhận được những điều sâu sắc gì từ nội dung bài hịch?

V.RKN :

...

...

...

...

Ngày soạn: . . 2018 Tiết 94 Ngày giảng: .2.2018 CÂU PHỦ ĐỊNH

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Kiến thức chung: Học sinh nắm được đ.đ hình thức và chức năng của câu phủ định.

- Kiến thức trọng tâm: đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.

+ Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu phủ định theo mục đích giao tiếp cụ thể.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đ.đ , cách sử dụng câu phủ định.

3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức học tập, nhận diện và sử dụng được câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.

* Tích hợp GD : tình yêu Tiếng Việt, yêu tiếng nói dân tộc thông qua câu phủ định + Có trách nhiệm giữ gìn phát huy tiếng nói dân tộc, sử dụng câu phù hợp

4.

Năng lực : Phát triển năng lực hợp tác ,giải quyết vấn đề B. Chuẩn bị : GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ

HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp/KT dạy học:

- PP:Đàm thoại, phân tích, quy nạp, nêu vấn đề.

(9)

- KT : Hỏi và trả lời, động não, chia nhóm D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.ổn định tổ chức: ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) ? Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật?

Nêu ví dụ?

3.Bài mới: Gv dẫn vào bài( 1’)

Câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó là gì khác so với các kiểu câu đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 1. ( 15’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được đặc điểm hình thức, chức năng câu phủ định.

- PP/KT: Hỏi và trả lời, kĩ thuật trình bày 1 phút - Hình thức thực hiện: cá nhân

- Gv chiếu VD . Gọi h/s đọc.

? Các câu (b,c,d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?

- Các câu (b,c,d) khác với câu (a) ở các từ: không, chưa, chẳng .

? Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?

Câu (a) dùng để khẳng định việc Nam đi Huế là có thể diễn ra.

Câu (b,c,d) phủ định việc đó sẽ không diễn ra.

? Đọc VD 2 trên bảng phụ?

? Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định ?

Không phải nó trần trẫn như cái đòn càn.

Đâu có: Nó bè bè như cái quạt thóc

? Mục đích sử dụng các từ phủ định của mấy ông thầy bói là gì ?

(- Không phải: bác bỏ nhận định của ông thầy bói sừ vòi.

- Đâu có: Trực tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sừ ngà và gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi ).

? Vậy câu phủ định là gì? có những chức năng gì?

Tóm lại:

Những câu như ví dụ 1 gọi là phủ định miêu tả, như

I. Đặc điểm hình thức và chức năng:

1. Khảo sát, PT ngữ liệu:

VD1

- Những câu (b,c,d) chứa từ phủ định ( không, chưa, chẳng) =>

phủ định việc đi Huế của Nam

=> câu phủ định miêu tả.

VD2

- Các câu Không phải. Đâu có!

nhằm phản bác một ýý kiến, một nhận định của người đối thoại.

=> câu phủ định bác bỏ.

2. Ghi nhớ SGK/ 53

(10)

ví dụ 2 gọi là phủ định bác bỏ.

? Câu phủ định là câu ntn? Có đ2, h` thức, chức năng gì ?

- Hs đọc ghi nhớ.

Hoạt động 2. ( 20’) - Mục tiêu : Hs vận

dụng làm bài tập - PP/KT: thực hành,

thảo luận, kĩ thuật động não, chia nhóm

- Hình thức thực hiện: nhóm xác định các câu phủ định bác bỏ?

? Đọc VD. Những câu trên có phải là phủ định không? Vì sao?

? Đặt câu không có từ ngữ phủ định mà có ýý nghĩa tương đương với câu trên?

? Nếu thay từ phủ định

“không”bằng “chưa”thì viết lại câu ntn? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với những câu chuyện không?

? Các câu ở bài tập 4 có phải là câu phủ định không? Dùng để làm gì? Đặt câu có ý nghĩa tương đương ?

Cho h/s thảo luận nhóm.

II. Luyện tập.

1.

Bài tập 1/53.

* Những câu phủ định bác bỏ:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

- Không, chúng con không đói nữa đâu.

Vì: + câu1: Câu này bác bỏ điều mà lão Hạc dằn vặt, đau khổ ...

+ Câu 2: câu này bác bỏ điều mà cái Tí cho rằng mà mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em chúng nó đói quá.

2. Bài tập 2/ 53.

- Tất cả 3 câu a, b, c là câu phủ định vì nó chứa các từ phủ định: không, chẳng.

Nhưng vì nó kết hợp với các từ phủ định nên gọi là câu khẳng định.

=> Các câu khẳng định với sắc thái mạnh và có sức thuyết phục cao.

- Những câu có ý nghĩa tương đương:

VD: a. câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.

3. Bài tập 3/54.

- Viết lại: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. (Bỏ “nữa”).

- ý thay đổi và: Không dậy có ý nghĩa là vĩnh viễn không dậy được (phủ định tuyệt đối). Còn chưa có nghĩa là sau đó có thể dậy được (Phủ định tương đối)

- Trong chuyện Dế Choắt chết nên câu văn Tô Hoài sử dụng là thích hợp và không cần phải viết lại.

4 .Bài tập 4/54.

- các ví dụ SGK không phải là câu phủ định a, b là hai câu trần thuật

c, d là hai câu nghi vấn

nhưng cũng được dùng với ý phủ định (Phủ định bác bỏ ý kiến, nhận định trước đó)

- Đẹp gì mà đẹp gì mà đẹp! Dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp.

- Làm gì có chuyện đó! Dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo hoặc nhận định, đánh giá.

(11)

Những câu còn lại HS tự làm.

GV nhận xét.

Bài tập 5

- Từ quên không phải là từ ngữ phủ định ( quên là không nghĩ đến, không quan tâm đến)

4.Củng cố: ( 2’ )

Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?

5.Dặn dò: ( 3’ )

- Nắm vững nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập

- HS làm bài và học bài, chuẩn bị phần Tập làm văn chương trình địa phương.

- Đọc và chuẩn bị chủ đề : Hành động nói - Trả lời các câu hỏi trong SGK

- Nhóm 1: Khái niệm, các kiểu hành động nói - Nhóm 2: Cách thực hiện hành động nói

- Nhóm 3: Lấy 5VD về các kiểu hành động nói V.RKN:

...

...

...

...

Ngày soạn: .2.2018 Tiết 95-96 Ngày giảng: . 2. 2018

HỊCH TƯỚNG SĨ

(Trần Quốc Tuấn ) A.Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Kiến thức chung:

+ Sơ giản về thể hịch.

+ Hoàn cảnh lịch sử liên quan tới sự ra đời của bài “hịch tướng sĩ”.

+ Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

+ Đặc điểm văn chính luận ở “Hịch tướng sĩ”.

- Kiến thức trọng tâm: Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Đọc - hiểu một văn bản theo thể hịch.

+ Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai.

+ Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

- Kĩ năng sống:

+ Giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.

(12)

+ Xác định giá trị bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.

+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích kết cấu, nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài hịch.

3. Thái độ: GD HS lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc 4. Năng lực : đọc hiểu, tư duy sáng tạo

B. Chuẩn bị : GV: Giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. Phương pháp/KT dạy học:

Đàm thoại, giảng bình, phân tích, nêu vấn đề.

Động não, chia nhóm, mảnh ghép D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.

.ổn định tổ chức: ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) ? Vì sao nói, với Thiên đô chiếu, Lí Công Uẩn xứng đáng là một vị minh Quân nhìn xa trông rộng?

3.Bài mới: ( 1’) GV dẫn vào bài: Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệtxuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ( 1285, 1288 ).

Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược. Trần Quốc Tuấn còn là tác giả của bài hịch lừng danh Hịch tướng sĩ.

Hoạt động 1. ( 5’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- PP/KT: vấn đáp, kĩ thuật trình bày 1 phút - Hình thức thực hiện: cá nhân

- HS đọc dấu sao phần chú thích:

? Nêu hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?

Tướng Hưng Đạo Vương. Là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn.

- Là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mông -Nguyên lần 2 (1285) và lần 3 ( 1287-1288).

? Bài Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Kích động lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ đời Trần

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: T.Q.Tuấn (1231 – 1300 ) là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.

2. Tác phẩm: Bài ‘Hịch tướng sĩ’ viết để kêu gọi tướng sĩ học Binh thư yếu lược sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).

Hoạt động 2. ( 30’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được thể loại, bố cục, tấm lòng tác giả, tội ác của giặc…

- PP/KT: phân tích, giảng bình, đặt câu hỏi, kĩ thuật

II. Đọc, tìm hiểu văn bản:

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

2. Tìm hiểu thể loại hịch

(13)

động não, chia nhóm

- Hình thức thực hiện: học theo tình huống, nhóm

? Gv đọc trước. Gọi h/s thay nhau đọc tiếp?

Giọng đọc hùng hồn, tha thiết.

- HS đọc chú thích trong sgk.

? Nêu hiểu biết của em về thể hịch trên các phương diện: hình thức, mục đích, tác động?

Hịch là thể văn nghị luận thời xưa. Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh, phong trào dùng hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe -> Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.

? Bố cục của bài hịch gồm có mấy phần?

- Đoạn 1: từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt’: nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2: Tiếp đến “cũng vui lòng”: lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3: Tiếp đến “Không phỏng có được không?”

Phân tích đúng sai

- Đoạn 4: Còn lại. Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu .

- Gv: Bài hịch được viết chủ yếu bằng văn biền ngẫu, ngôn ngữ không nặng về khoa trương mà gần gũi, thân tình. Điều này phù hợp với đối tượng và mục đích của bài hịch. Đối tượng là quân ta, là ta nói với ta, còn mục đích là đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc, thái độ thờ ơ trước vận mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ.

- là thể văn chính luận trung đại do vua chúa, tướng lĩnh viết dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.

3. Bố cục: (4 phần)

? Dựa vào chú thích hãy cho biết những nhân vật được nêu gương có địa vị xã hội ntn?

- nêu gương các trung thần nghĩa sĩ hy sinh vì chủ, vì nước.

+ Các tướng: Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột

4. Phân tích.

a) Nêu gương trung thần nghĩa sĩ

(14)

Lang, Xích Tu Tư.

+ Gia thần: Dự Nhượng, Kính Đức.

+Người làm quan nhỏ: Thân Khoái

? Những người này địa vị xã hội khác nhau, nhưng có một điểm chung là gì?

- Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ nguy hiểm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

? Vì sao tác giả lại nêu gương những trung thần nghĩa sĩ Trung Quốc, trong đó có cả Côt Đãi Ngột Lang?

- Vì văn hoá Việt Nam gắn liền với Trung Quốc. Điều đặc biệt là tác giả nêu gương một tên tác giả Nguyên Mông là kẻ thù của đất nước

? Mục đích của việc nêu dẫn chứng đó là gì?

- Nêu gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ, vì nước làm nổi bật tinh thần nghĩa sĩ quên mình vì vua, vì nước

? Qua phần đầu ta hiểu gì về tác giả?

Tác giả đưa ra những gương sáng về lòng trung quân ái quốc với mục đích khích lệ lòng yêu nước, trung quân của tướng sĩ thời trần

? Theo em, cách suy luận có tác dụng gì ?

=> Dẫn chứng xác thực ,câu cảm thán :Nêu gương sáng trong ls để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ đời Trần.

- Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ lòng trung quân ái quốc, ý chí lập công, lưu danh sử sách.

- Gv: Việc nêu gương viện dẫn sử sách Trung Hoa là một thói quen truyền thống của các nhà nho, nhà văn Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Hán.

Huống chi … về sau: Yêu cầu HS đọc với giọng căm giận, đau xót uất ức.

? Thời loạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói tới ở đây thuộc về thời kỳ ls nào của nước ta ?

thời Trần, q. Mông – Ng lăm le XL nước ta.

? Hình ảnh kẻ thù được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?

? Từ đó, kẻ thù của dt ta hiện ra ntn?

là lũ bạo ngược, vô đạo, tham lam

- đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

- Tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, thu vàng bạc... thật

b) Tội ác của giặc và nỗi lòng tác giả.

* Tội ác của giặc:

(15)

khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

? Em có NX gì về thái độ người viết trong đoạn này ? Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù, đau xót chođất nước

? Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ kẻ thù?

- Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm: nghêng ngang, uốn lưỡi, đem thân dê chó ..

? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

Bằng những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, giọng văn mỉa mai, châm biếm tác giả đã làm nổi bật sự bạo ngược tham lam của kẻ thù khêu gợi cảm xúc căm phẫn và nỗi nhục mất nước.

- Gv: Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục của người dân khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Năm 1277, Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ ThiênTrường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu; vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp. Xuân nằm khểnh không dậy. Rõ ràng thái độ bạo ngược, nghênh ngang.

? Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ, hành động ntn?

? Vị chủ tướng nói lên lòng mình sẽ có tác động ra sao đối với tướng sĩ ?

- Khẳng định tác giả là một tấm gương yêu nước bất khất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.

? Trình bày cảm xúc của em khi đọc đoạn văn này?

- HS Tự trình bày.

? Giọng điệu của tác giả ntn? ( thống thiết,t/c’)

? Cách cấu tạo đv như trên có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng con người ?

Cực tả niềm uất hận trào dâng, trong lòng khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, người nghe. Nguồn gốc lòng căm thù ở đây xuất phát từ lòng yêu nước tha thiết của TG

? Để diễn tả nỗi căm thù ấy TG đã sử dụng NT gì? T.

dụng?

Sử dụng các động từ mạnh chỉ trạng thái tâm lí và hành động quên ăn, vỗ gối; xả thịt, lột da, nuốt, uống => Diễn tả niềm uất hận trào dâng trong lòng .

- GV: Câu văn chính luận đã khác họa sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn. Vì nghĩa lớn

* Nỗi lòng tác giả

Trực tiếp bày tỏ niềm uất

(16)

mà coi thường xương tan thịt nát. T.Q.Tuấn là một tấm gương yêu nước bất khuất đối với tướng sĩ.

* Củng cố: (2’) : Việc nêu gương các trung thần nghĩa sĩ nhằm mục đích gì ?

* HDVN : (1’) Đọc thuộc đoạn Huống chi…vui lòng

hận trào dâng trong lòng và thái độ sẵn sáng hi sinh rửa nhục, tác giả đã nêu gương sáng về lòng yêu nước.

Tiết 2

* Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Đọc thuộc lòng đoạn Huống chi...vui lòng.

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?

* Bài mới:

Hoạt động 2. ( 30’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được thể loại, bố cục, tấm lòng tác giả, tội ác của giặc…

- PP/KT: phân tích, giảng bình, đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, chia nhóm

- Hình thức thực hiện: học theo tình huống, nhóm Đọc thầm đoạn: “Các ngươi..muốn vui vẻ phỏng có được không ?”.

? Kể những tình cảm, ân tình của chủ tướng dành cho tỳ tướng của mình như thế nào, dùng để làm gì ?

- K0 có áo thì ta cho áo.

- K0 có ăn thì ta cho cơm.

- Quan nhỏ thì ta thăng chức - Lương ít thì ta cấp bổng.

- Đi thuỷ thì ta cho thuyền - Đi bộ thì ta cho ngựa

- Trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết.

? ĐVnày liên kết các câu văn có cấu tạo đặc biệt ntn?

Các câu có hai vế song hành đối xứng gọi là câu văn biền ngẫu.

? Việc dùng các câu văn này có tác dụng gì trong việc diễn tả mối quan hệ chủ tướng?

- Mối quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ.

Quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, còn quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh .

? Mục đích sử dụng câu văn biền ngẫu có tác dụng gì?

=> Câu văn biền ngẫu,có kết cấu lặp đi lặp lại: mqh gắn bó khăng khít k0 tách rời giữa chủ tướng với các tướng sĩ của mình trên phương diện vật chất tinh thần

c. Tâm tình của chủ tướng đối với tướng sĩ và thái độ phê phán đối với tướng sĩ.

* Tâm tình của chủ tướng

- Khơi gợi mối ân tình chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

(17)

? Sai lầm của các tướng sĩ được nhắc tới trên các phương diện nào? Tác giả đã khuyên răn tướng sĩ điều gì ?

- Thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước:

+ Nhìn chủ nhục mà k0 biết lo.

+ Thấy nước nhục mà k0 biết thẹn

- Ham thú vui tầm thường, nhỏ nhặt: lấy việc chọi gà làm vui... mê tiếng hát

-> Phê phán những biểu hiện sai lầm trong hàng ngũ tướng sĩ. Quên danh dự và bổn phận, cầu hưởng lạc.

? Hậu quả của việc cầu an , hưởng lạc ntn?

- Cựa gà trống k0 thể đâm thủng áo giáp, tiéng hát hay k0 thể làm cho giặc điếc tai.

- Thái ấp k0 còn-> tướng sĩ mất hết sinh lực, tâm trí đánh giặc dẫn đến nước mất nhà tan.

? Lời văn trên đã bộc lộ thái độ nào của tác giả ?

-> Phê phán dứt khoát, rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ.

? Qua đó tác giả khuyên răn tướng sĩ điều gì?

- Biết lo xa, nên nhớ câu: ‘Đặt mồi lửa vào giữa đống củi’là nguy cơ.. làm răn sợ.

+ Huấn luyện quân sĩ , tập dược cung tên.

- Chống đựơc giặc ngoại xâm: Có thể bêu được đầu Hốt Tắt liệt, làm rữa thịt Vân Nam Vương.

- Còn nước còn nhà: Thái ấp còn mãi, tên họ các ngươi cũng được sử sách lưu thơm.

? Lợi ích của n~ lời khuyên đó được khẳng định ntn ?

? Việc T.Q. Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm có chung ý gì?

Vừa nghiêm khắc răn đe để tướng sĩ nhận ra sai lầm, khẳng định lại mình bằng những việc làm thiết thực.

Vừa ân cần chỉ bảo (những việc nên làm) => Tất cả đều xuất phát từ mục đích quyết chiến thắng kẻ thù.

? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này?

=> - Sử dụng câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng.NT so sánh, điệp ngữ điệp ýýý tăng tiến, liệt kê: Cách nói vừa nghiêm khắc răn đe để tướng sĩ nhận ra sai lầm, khẳng định lại mình bằng những việc làm thiết thực

*. Phê phán lối sống sai lầm của tướng sĩ.

Bằng giọng điệu vừa nghiêm khắc răn đe vừa chân thành tình cảm, tác giả đã phê phán những sai lầm trong thái độ và hành động để tướng sĩ nhận ra và khẳng định lại mình bằng những việc làm thiết thực, khích lệ ở tướng sĩ lòng tự trọng.

(18)

? Đọc đoạn kết?

Giọng đanh thép, dứt khoát

? Đưa ra chủ trương mệnh lệnh một cách ngắn gọn tác giả tiếp tục lập luận ntn để thuyết phục quân sĩ?

-> T.Q.Tuấn vạch rõ ranh giới hai con đường chính và tà; sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Chỉ có thể chọn một hoặc địch hoặc ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc.

? Thái độ của tác giả ntn ?

=> Thái độ dứt khoát, cương quyết này rất cần thiết có tác dụng thanh toán lối sống cá nhân, ngại khó, ngại khổ trong hàng ngũ tướng sĩ; động viên kẻ do dự, nhút nhát nhập vào hàng ngũ quyết chiến quyết thắng

? Câu kết bài hịch có gì đặc biệt? Đưa vào bài văn nghị luận có thích hợp không? Vì sao?

Câu cuối cùng trở về với giọng tâm tình tâm sự của vị chủ tướng hết lòng vì vua vì nước -> Làm giảm đi tính chất cứng nhắc trong lời nói của chủ tướng.

d. Nêu nhiệm vụ cấp bách.

Bằng giọng điệu đanh thép, dứt khoát , tác giả vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính tà nhằm khích lệ cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù.

Hoạt động 3. ( 5’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- PP/KT: vận dụng, thực hành, kĩ thuật động não - Hình thức thực hiện: cá nhân

? Hãy khái quát NT lập luận của bài Hịch tướng sĩ?

? Em cảm nhận được những điều sâu sắc gì từ nội dung bài hịch?

? So sánh điểm giống và khác nhau giữa thể chiếu và hịch ?

- Giống nhau: Cùng một loại văn ban bố công khai, cũng là văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, viết bằng văn xuôi và văn biền ngẫu.

- Khác nhau: + Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh.

+ Hịch : cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi khích lệ tinh thần, tình cảm.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật.

- Kết cấu chặt chẽ

- Lập luận thuyết phục kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

- Sử dụng phép lập luận linh hoạt

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Giọng điệu phong phú thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành.

2.Nội dung

- Thể hiện tinh thân yêu nước nồng nàn của tác gả và cũng là của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

c. Ghi nhớ sgk/61 IV. Luyện tập

(19)

4.Củng cố: ( 3’ )

Gv yêu cầu 1 Hs hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

5.Hướng dẫn về nhà : ( 2’ ) - HS học bài và làm bài tập.

- Nắm vững nội dung bài học

- Soạn trước bài : Nước Đại Việt ta

- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

? Xác định thể loại, bố cục, nội dung từng phần

? Em hiểu nhân nghĩa, yên dân, điếu phạt ở đây ntn?

? Qua câu đầu, em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu của Nho giáo, chỗ nào là sáng tạo phát triển của ông?

? Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc trong đoạn trích là sự tiếp nối và phát triền ý thức dân tộc ở bài Sông núi nước Nam ? ý kiến của em nh thế nào?

? Vậy quan niệm về Tổ quốc và chân lý về ĐL DT Đại Việt ntn?

? Tác giả dựa trên những chứng cớ nào để khẳng định nền độc lập DT đời nào cũng có? Tính thuyết phục?

? Qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của tác giả?

? Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi đã thể hiện bước tiến và tầm cao tư tưởng khi quan niệm: văn hiến là yếu tố cơ bản nhất,là hạt nhân để xác định dân tộc

? Nêu các biện pháp NT sử dụng trong VB ?

? ý nghĩa của VB ? V.RKN:

...

...

...

...

...

(20)

Ngày soạn: 10.2.2014 Tuần 26 Ngày giảng: .2.2014 Tiết 97

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tập làm văn ) A. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Tiếp tục tìm hiểu và giới thiệu về di tích, danh lam thắng cảnh quê hương.

- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa phương.

2. Về kĩ năng:

Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu ...về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh quê hương.

- Kĩ năng tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

3. Tư tưởng:

- Thể hiện niềm tự hào và có ý thức giữ gìn bảo vệ danh lam thắng cảnh quê hương

B. Chuẩn bị: GV : Giáo án. Tài liệu ngữ văn địa phương

HS: Chuẩn bị một bài viết về di tích, danh lam thắng cảnh địa phương

C. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.ổn định tổ chức: ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (2’) Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3.Bài mới:

Hoạt động 1 ( 20’) pp vấn đáp, thuyết trình

? Văn bản Khu di tích Yên Tử trình

I. Tìm hiểu văn bản Khu di tích Yên Tử và Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng - Trình tự giới thiệu khu di tích Yên Tử : + Khái quát vị trí địa lí

(21)

bày theo trình tự nào ?

- GV yêu cầu HS xác định các đoạn văn và nêu nội dung chính của từng đoạn

? Cách giới thiệu ấy khác với cách giới thiệu Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng?

+ Trình tự hệ thống chùa từ thấp đến cao + Giới thiệu chùa Đồng

+ Giới thiệu vè đẹp hài hòa giữa TN và các di tích tháp

+ Giới thiệu sự hình thành trung tâm phật giáo tại Yên Tử.

- Trình tự giới thiệu cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng bao gồm 6 di tích, mỗi di tích được giới thiệu riêng về vị trí địa lí, đặc điểm cơ bản, lễ hội

Hoạt động 2 ( 20’) PP thuyết trình - Gv yêu cầu 1 HS trình bày dàn bài thuyết minh của mình.

HS nhận xét về trình tự dàn bài

- GV cho HS các nhóm lên bảng trình bày bài viết của mình

HS nhận xét bổ sung cho phần thuyết minh của bạn

- GV đánh giá, nhận xét chung về nội dung và cách trình bày của từng nhóm. Rút kinh nghiệm cho học sinh.

II. Luyện tập

4.Củng cố: ( 1’ ) Qua bài học em có thêm nhận thức mới mẻ gì về quê hương mình ?

5.Dặn dò: ( 1’ )- Chuẩn bị bài : Hành động nói V.RKN:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối.. quan hệ xã hội, góp phân thúc đẩy xã hội ổn định