• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Môn học: Ngữ văn lớp: 7….

Thời gian thực hiện: 1 tiết (97 ) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.

- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nhận biết được câu chủ động và câu bị động.

+ Giải thích được lí do lựa chọn.

+ Biết đặt câu chủ động và câu bị động.

3.Phẩm chất:

- Chăm học, hoàn thành các bài tập được giao

- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng câu chủ động và bị động đúng hoàn cảnh.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy , Bảng phụ, SGK, SGV.

III. Tiến trình dạy- học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a)Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về câu để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ cá nhân

c) Sản phẩm: Phần kiến thức theo trí nhớ cá nhân HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nhắc lại tất cả những kiểu câu Tiếng Việt em đã được học? Lấy 1 VD về kiểu câu đã học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu - Từng HS chuẩn bị độc lập

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - 1HS báo cáo

+ Câu theo cấu tạo: Câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt

+ Câu theo mục đích nói: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật( tiểu học)

+ Câu do phép biến đổi câu: câu rút gọn - HS lấy một VD

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, cho điểm, dẫn vào bài mới.

=> Để người đọc ( nghe ) hiểu được mục đích của nội dung câu nói – Trong Tiếng Việt có sử dụng 2 kiểu câu : câu chủ động và câu bị động, cùng với mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Câu chủ động là gì và câu bị động là gì ? Mục đích chuyển đổi kiểu câu ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nhiệm vụ 1: Câu chủ động và câu bị động

a)Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động cũng như đặc điểm cơ bản để nhận diện.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ cá nhân theo hệ thống câu hỏi khai thác ngữ liệu.

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

( Gv bổ sung thêm 2 VD)

?Xác định CN của các câu trên ?

? Chủ ngữ câu (a,c) thực hiện hành động gì? Làm chủ hoạt động gì? Hoạt động đó hướng vào ai?

? Ở câu b và d chủ ngữ có thực hiện hoạt động hướng vào người, vật khác không?

Vì sao?

-> câu a,c là câu chủ động, câu b,d là câu bị động.

?Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động ?

-Y/c HS làm BT nhanh( Phiếu học tập theo nhóm bàn)

1. Hoàn thành vào phiếu học tập xác định câu chủ động và câu bị động trong

I. CÂU CHỦ DỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu a. Mọi người / yêu mến em.

CN VN

b. Em / được mọi người yêu mến.

CN VN

a)->Mọi người-> CN : người thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác ( CN là chủ thể của hoạt động)

b. Chủ ngữ không thực hiện hành động hướng vào người, vật khác.

- CN được (bị) hoạt động của người, vật khác hướng vào.

 Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động.

(3)

những câu sau:

Xác định câu chủ động, câu bị động.

a.Người lái đò đẩy thuyền ra xa b. Bắc được nhiều người tin yêu.

c. Đá được chuyển lên xe.

d. Mẹ rửa chân cho em bé.

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.

f. Em bé được mẹ rửa chân cho.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu - Từng HS chuẩn bị độc lập theo yêu cầu GV.

- Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm bàn Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

*Ví dụ:

a. Mọi người / yêu mến em.

CN VN

b. Em / được mọi người yêu mến.

CN VN

c. Con mèo/ vồ con chuột.

CN / VN

d. Con chuột/ bị con mèo vồ.

CN V

a)->Mọi người-> CN : người thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác ( CN là chủ thể của hoạt động)

c) Con mèo -> CN thực hiện hành động "

vồ " hướng vào đối tượng "con chuột".

-> Chủ ngữ làm chủ thể hoạt động =>

hướng vào VN( người hoặc vật)

b,d: Chủ ngữ không thực hiện hành động hướng vào người, vật khác.

- CN được (bị) hoạt động của người, vật khác hướng vào.

 Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động.

* Dự kiến sản phẩm

Xác định câu chủ động, câu bị động.

*Câu chủ động:

- có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.

* Câu bị động: có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

2. Ghi nhớ1: sgk (57 ).

(4)

a.Người lái đò đẩy thuyền ra xa ( CĐ) b. Bắc được nhiều người tin yêu.(BĐ) c. Đá được chuyển lên xe.(BĐ)

d. Mẹ rửa chân cho em bé.(CĐ)

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.(BĐ) f. Em bé được mẹ rửa chân cho.(BĐ) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng phần kiến thức trọng tâm, nhấn mạnh ghi nhớ. Lưu ý: Tham gia cấu tạo câu bị động trong TV thường có các từ được, bị. Tuy nhiên cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được (câu bị động: Nó bị thầy phạt. Nó bị phạt. Nó được khen; câu bình thường: Cơm bị thiu.

Nó được đi bơi.)

Nhiệm vụ 2: Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

a)Mục tiêu: - HS nắm được mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ cá nhân theo hệ thống câu hỏi GV giao

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV treo bảng phụ ghi ví dụ:

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "Vua toán" của lớp từ mấy năm nay...,tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

a, Mọi người yêu mến em.

b, Em được mọi người yêu mến?

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu - Chọn câu b. Em được mọi người yêu mến.

(Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ -thông qua CN em tôi, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về

(5)

? Hãy chọn một trong hai câu sau để điền vào dấu ... Giải thích cho sự lựa chọn của mình?

? Theo em mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu - Từng HS chuẩn bị độc lập theo yêu cầu GV.

- Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm bàn Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

*Ví dụ:

- Chọn câu b. Em được mọi người yêu mến.

(Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ -thông qua CN em tôi, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ-thông qua CN em.) ->Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu, tạo sự liên kết trong đoạn văn 2. Ghi nhớ 2: sgk (58 ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng phần kiến thức trọng tâm.

Thuỷ-thông qua CN em.)

->Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu, tạo sự liên kết trong đoạn văn

2. Ghi nhớ 2: sgk (58 ).

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: - HS biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về câu chủ động, câu bị động để giải quyết các dạng bài tập liên quan.

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.

b) Nội dung: Thực hiện các yêu cầu bài tập SGK c) Sản phẩm: Phần làm bài tập của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Làm bài tập phần luyện tập trong sgk theo hướng dẫn của GV

?Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây ?

III. Luyện tập Bài tập1

*Các câu bị động:

- Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê....dễ thấy

(6)

?Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy ?

?Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện yêu cầu BT theo hướng dẫn của GV

-> đại diện lên bảng làm-> HS nx Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét ý thức làm việc của HS đánh giá và bổ sung, chốt kiến thức cho HS.

- Có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm

-Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất.

*Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.

Bài tập 2: Bảng phụ

a.Tôi dành hầu hết cho em:bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu

b.Tôi đặt con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thuỷ

c. Giặc đốt nhà chị nhiều lầnchỉ sót lại 1 cái hầm như nhiều nhà ở đây

d. Ngài vừa xơi bát yến xong

e.Con mèo nhà tôi bắt được con chuột

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống

b) Nội dung: - Phần nhiệm vụ GV giao, hoạt động cá nhân để thực hiện.

c) Sản phẩm: Phần làm việc của học sinh và kết quả chấm chéo giữa các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS theo 3 nội dung sau( Hoàn thành vào phiếu BT)

1) Đặt 5 câu có CN chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người vật khác

2)Từ 5 câu có CN chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người vật khác em đã đặt hãy chuyển thành 5 câu có CN được hoạt động của người, vật khác hướng tới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu -> và thực hiện yêu cầu vào phiếu học tập.

- Từng HS chuẩn bị độc lập Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Phần Hs làm vào phiếu bài tập

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét ý thức làm việc của HS

- Gv chốt kiến thức toàn bài, thu phiếu học tập.

- GV giao cho các nhóm chấm chéo

* Chuyển giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện

(7)

ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Môn học: Ngữ văn lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số kiến thức liên quan đến đọc hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

- Sự khác nhau căn bản giữa vb nghị luận và vb tự sự, trữ tình.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lưc văn học

+ Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét được về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

+ Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.

+ Biết cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

3.Phẩm chất:

- Chăm học: có ý thức tự giác trong học tập; vận dụng vào thực tế bài làm tập làm văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(8)

- Giáo viên yêu cầu: Những văn bản nghị luận em đã học có điểm gì giống và khác nhau?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên gợi ý cho học sinh Bước 3: Báo cáo kết quả Gọi Hs trình bày trước lớp - Dự kiến sản phẩm:

+ Giống: Sử dụng phép lập luận chứng minh + Khác: Đề tài, nội dung, cách lập luận Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV giới thiệu vào bài học: Để so sánh các văn bản nghị luận chúng ta cùng đi ôn tập lại các văn bản đó.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

Bài học này được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả, có giá trị đối với bất cứ ai.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ1: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7 (câu 1,2 ):

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học theo bảng hệ thống sgk?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện hoạt động nhóm ở nhà hoàn thiện sản phẩm

- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm, nhắc nhở học sinh hoàn thiện sản phẩm trước tiết học

- Dự kiến sản phẩm: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản

*Báo cáo kết quả

Gọi 2 nhóm Hs trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, đưa sản phẩm hoàn chỉnh:

St

t Tên bài Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm

Phương pháp lập luận

Nghệ thuật

(9)

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Chứng minh

Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, hình ảnh so sánh đặc sắc.

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Chứng minh (kết hợp giải thích).

Bố cục

mạch lạc, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bác giản dị trong mọi phương diện:

bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận)

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

4

Ý nghĩa văn

chương

Hoài Thanh

Văn chương

và ý

nghĩa của nó đối với con người

Nguồn gốc của văn chương là ở

tình thương

người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.

Giải thích (kết hợp bình luận)

Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.

2. Các yếu tố cơ bản của thể loại : Thể loại Yếu tố

Truyện Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện Kí Nhân vật, nhân vật kể chuyện

Thơ tự sự Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần, nhịp Thơ trữ

tình

Vần, nhịp

(10)

Tùy bút (Nhân vật), nhân vật kể chuyện Nghị luận Luận đề, luận điểm, luận cứ

Những yếu tố nêu trong câu hỏi này chỉ là 1 phần trong những yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Mặt khác, trong thực tế, mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. Các thể loại cũng có sự thâm nhập lẫn nhau, thậm chí có những thể loại ranh giới giữa 2 thể loại. Sự phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình, nghị luận cũng không thể là tuyệt đối. Trong các thể tự sự cũng không hiếm các yếu tố trữ tình và cả nghị luận nữa. Ngược lại, trong văn nghị luận cũng thường thấy có sử dụng phương thức biểu cảm và có khi cả miêu tả, kể chuyện. Xác định 1 văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được sử dụng trong đó.

HĐ2: So sánh, nhận xét các thể loại văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi:

(a) Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình?

(b)Tại sao tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện hoạt động cặp đôi trao đổi thống nhất nội dung, trình bày trên giấy nháp

- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm, nhắc nhở, gợi ý để học sinh hoàn thiện yêu cầu

- Dự kiến sản phẩm: Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Gọi một số cặp Hs trình bày trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, đưa sản phẩm hoàn chỉnh 3. So sánh, nhận xét các thể loại văn bản:

a. Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình : - Các thể loại tự sự như truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.

- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần. Các thể tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng NT với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hiện tượng thiên nhiên, đồ vật,...

- Khác với các thể loại tự sự, trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ, xác đáng.

b. Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt.

(11)

- Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt. Là văn bản nghị luận vì nó là một luận đề đã được chứng minh (khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian về tự nhiên, xã hội, con người.)

Ví dụ: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, đã hàm chứa : - luận đề: hậu quả của nói dối.

- luận đề trên bao gồm hai luận điểm chính:

+ Đường đi hay tối;

+ Nói dối hay cùng.

Cấu trúc câu C1,V1;C2,V2, đã bao chứa sự lập luận, tranh biện giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động, hoạt động, việc làm, thực tiễn và lời nói, ngôn ngữ, ứng xử.

* Ghi nhớ (sgk)

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv nêu nhiệm vụ:

Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là chính xác 1. Một bài thơ trữ tình

A. Không có cốt truyện và nhân vật (X)

B. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật C. Chỉ biểu hiện trực tiếp của nhân vật, tác giả

D. Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.( X)

2. Trong văn bản nghị luận

A. Không có cốt truyện và nhân vật (X) B. Không có yếu tố miêu tả, tự sự

C. Có thể biểu hiện tình cảm, cảm xúc (X) D. Không sử dụng phương thức biểu cảm Bước 3: Báo cáo kết quả

Gọi một số cặp Hs trình bày trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung

(12)

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Môn học: Ngữ văn lớp: 7….

Thời gian thực hiện: 2 tiết I -Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số kiến thức liên quan đến đọc hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

- Sự khác nhau căn bản giữa vb nghị luận và vb tự sự, trữ tình.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lưc văn học

+ Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét được về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

+ Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.

+ Biết cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

3.Phẩm chất:

- Chăm học: có ý thức tự giác trong học tập; vận dụng vào thực tế bài làm tập làm văn.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy, Bảng phụ, SGK, SGV, TLTK - Phần chuẩn bị của HS

III. Tiến trình dạy- học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(13)

a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Phần kiến thức về văn bản báo cáo và đề nghị của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe câu hỏi-> trả lời độc lập Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hôm nay các em sẽ đi ôn tập lại toàn bộ, hệ thống hóa kiến thức đã học ở học kì 2 để làm tốt bài kiểm tra cuối kì 2.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> GV dẫn dắt từ kiểm tra bài cũ vào bài mới

Hoạt động2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC

* Nhiệm vụ : Hệ thống kiến thức đã học về phần văn bản a)Mục tiêu:

- Nắm chắc được toàn bộ hệ thống kiến thức đã học về văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ hệ thống kiến thức.

c) Sản phẩm: Phần hệ thống kiến thức của HS theo yêu cầu GV.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

1. Định nghĩa về tục ngữ

2. GV chia 3 nhóm HS: mỗi nhóm khái quát lại nghệ thuật và ý nghĩa từng văn bản nghị luận đã học( Sau đó GV cho HS kiểm tra chéo kết quả) HS làm ra giấy nháp

? Gv yêu cầu HS lập sơ đồ các luận điểm chính của 3 văn bản nghị luận đã học:

3. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.

4. Hãy khái quát những thành công của văn bản: Ca Huế trên sông Hương Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* yêu cầu 1,3,4: - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Học sinh:làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến.

- Yêu cầu 2: Hs làm việc theo nhóm

- Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Dự kiến sản phẩm

1.- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :

+ Quy luật của thiên nhiên.

(14)

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

2.a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ chí Minh)

- LĐ1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.

- LĐ2: Lòng yêu nước được biểu hiện trong quá khứ.

- LĐ3: Lòng yêu nước được biểu hiện trong hiện tại cuộc kháng chiến chống Pháp.

- LĐ4: bổn phận của Đảng ta.

b. Đức tính giản dị của Bác Hồ.( Phạm Văn Đồng ) - LĐ1: Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

- LĐ2: Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác( 2 phương diện: lối sống và quan hệ với mọi người; lời nói và bài viết)

c. Ý nghĩa của văn chương.( Hoài Thanh) - LĐ1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương - LĐ2: Nhiệm vụ và công dụng của văn chương.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

* Nhiệm vụ : Hệ thống kiến thức đã học về phần Tiếng Việt a)Mục tiêu:

- Nắm chắc được toàn bộ hệ thống kiến thức đã học về Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ hệ thống kiến thức.

c) Sản phẩm: Phần hệ thống kiến thức của HS theo yêu cầu GV.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nhắc lại các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học?

? Hoàn thành các đơn vị kiến thức vào bảng sau?

Đơn vị kiến thức

Khái niệm, đặc điểm, công dụng

VD

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Học sinh:làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến-> hoàn thành vào phiếu học tập( bảng hệ thống)

- Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức

(15)

* Nhiệm vụ : Hệ thống kiến thức đã học về phần TLV a)Mục tiêu:

- Nắm chắc được toàn bộ hệ thống kiến thức đã học về TLV trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ hệ thống kiến thức.

c) Sản phẩm: Phần hệ thống kiến thức của HS theo yêu cầu GV.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nhắc lại các phép LL cơ bản được học từ đầu HK II?

? Hãy chỉ ra đặc điểm cơ bản của từng phép LL?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Học sinh:làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến-> trình bày miệng

- Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

1.Phép lập luận chứng minh :Lập luận chứng minh: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đúng đắn, chân thực.

- Dẫn chứng cần được sắp xếp theo một trình tự.

- Cần phân tích dẫn chứng.

- Bố cục: +MB: Nêu vấn đề và định hướng c/m.

+ TB:- Chứng minh bằng các lí lẽ, dẫn chứng.

+ KB: Khẳng định lại vấn đề

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: - Học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết bài tập cụ thể

b) Nội dung: Thực hiện các yêu cầu GV giao c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS làm BT sau:

1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a) Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

( Lê Minh Khuê ).

b) Cốm thường có vào mùa nào?

- Mùa thu.

2. Từ đó, hãy chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.

Lập dàn ý cho đề sau:

(16)

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"

Xác định phép LL sử dụng? Em sẽ sử dụng mô hình dàn ý nào cho kiểu bài này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoàn thành vào phiếu BT của các em chuẩn bị-> Làm hoàn thiện-> các em cùng bàn trao đổi chấm chéo theo hướng dẫn của GV

- Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Sản phẩm của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tự tạo lập nội dung ôn tập một cách khoa học.

b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV giao

c) Sản phẩm: Phần tạo lập nội dung ôn tập của HS d) Tổ chức thực hiện

ĐỀ THAM KHẢO Phần I: Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để lũ khỏi cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, anh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: Khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy.

(Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015) Câu 1: Nhận biết

Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn.

Câu 2: Vận dụng

Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? Em hãy đặt một nhan đề phù hợp.

Câu 3: Thông hiểu

Qua nội dung đoạn văn trên, em hãy cho biết anh nhiếp ảnh gia đã nhận được gì và mất gì?

Phần II. Làm văn Câu 1:

Viết đoạn văn chứng minh văn chương luyện những tình cảm sẵn có Câu 2:

(17)

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

ĐỀ 2 Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1.

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2.

Tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên là ai?

Câu 3.

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 4.

Nội dung đoạn trích trên là gì ? Phần II: Làm văn

Câu 1.

Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 4-6 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta.

Câu 2:

Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

GỢI Ý PHẦN TẬP LÀM VĂN ĐỀ 1:

. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: Nếu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực, quyết tâm, lí tưởng của con người trong cuộc sống.

- Dẫn câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim 2. Thân bài

2.1. Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen – nghĩa bóng

=> Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nêu lên một vấn đề: kiên trì sẽ dẫn đến thành công.

2. 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Luận cứ 1

(18)

- Lí lẽ: Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. Kiên trì giúp ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được.

- Dẫn chứng: những người có đức tính kiên trù đều thành công (sắp xếp theo thời gian, theo phạm vi ngoài nước, trong nước; theo các lĩnh vực: đời sống, học tập, lao động, chiến đấu,…)

+ Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi

+ Dẫn chứng 2: Tấm gương bác Hồ + Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí Luận cứ 2:

- Lí lẽ: không có sự kiên trì, ý chí, quyết thể tâm thì không làm được gì, không thể thành công.

- Dẫn chứng Luận cứ 3

- Lí lẽ: những đúc kết xưa nay của nhiều nhiều qua những câu nói tương tự.

- Dẫn chứng: có chí thì nên; không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng … 3. Kết bài

- Nhận xét chung: Câu tục ngữ là một chân lí, có giá trị muôn đời.

- Rút ra bài học: mọi người nên tu dưỡng đức tính kiên trì bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm việc lớn.

ĐỀ 2:

1. Mở bài

– Ông cha ta thường dạy con cháu “rừng vàng, biển bạc” là để đề cao vai trò của rừng đối với đời sống con người đồng thời căn dặn mọi người hãy xem rừng là tài nguyên quý hiếm và bảo vệ, giữ gìn.

– Khi cuộc sống của con người đang đứng trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị tàn phá thì vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn nữa.

2. Thân bài

a. Khẳng định rừng là nhân tố quan trọng

– Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu

+ Rừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khác.

+ Rừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt, rừng ven biển chắn sóng, ngăn cát bay vào làm đất đai bị sa mạc hóa.

+ Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…

– Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khác

+ Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…

+ là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủng.

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người:

+ Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản…

(19)

+ Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng.

+ Rừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì.

+ Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến.

b. Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:

– Diện tích rừng ngày một thu hẹp, theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích rừng tự nhiên là 10 triệu hecta rừng, mức độ che phủ có tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên với sự phong phú của thảm thực, động vật lại không thể phục hồi.

– Nguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên và duyên hải Nam trung bộ. Ý thức người dân chưa cao trong khi chính quyền địa phương xử lí không kiên quyết thậm chí còn tiếp tay cho lâm tặc.

– Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn, đất đai xói mòn, nhiều đồi trọc, sạc lở do mưa bão lớn.

c. Phương pháp bảo vệ rừng

- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.

- Tuyên truyền bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi phá hoại.

- Hạn chế khai thác gỗ, làm ảnh hưởng đến rừng.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng.

– Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

- Đề tài thảo luận là một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nên người nói không chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân mà còn phải nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá

Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

- Nội dung của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc,

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người

Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác.. Chọn một