• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2 5

Ngày soạn: 08/03/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 03 năm 2019(5A) KHOA HỌC

TIẾT49: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thực hành.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữa gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng nhựa khác…

- Tranh ảnh sưu tầm được về sử dụng nguồn năng lượng trong cuộc sống.

- Hình trang 101,102 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Cần làm gì để tránh bị điện giật?

-Tại sao phải sử dụng điện 1 cách hợp lí?

- Nhận xét - TD 2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 . Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.

* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một vật liệu và sự biến đổi hoá học.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.

- GV hướng dẫn và phổ biến cách và luật chơi theo nhóm.

Bước 2 : Tiến hành chơi.

Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 101, 102 SGK

Trọng tài xem đội nào giơ nhiều thẻ đúng và nhanh nhất thì đánh dấu.

HĐ3: Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nắm bắt được điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học trong

- Một số HS nêu.

- Nhóm trưởng nhận nhóm và chuẩn bị thẻ từ.

- Nhóm trưởng điều khiển thực hành.

- Dưới đây là đáp án.

Câu 1- d Câu 4 - b

Câu 2 – b Câu 5 – b

Câu 3- c Câu 6 – c.

- HS thảo luận theo cặp , đại diện trả lời.

(2)

từng trường hợp.

3. Củng cố dặn dò.(5’)

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương một số em có ý thức học tập tốt.

- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập vật chất và năng lượng ( tiếp theo)

A) Nhiệt độ bình thường.

B) Nhiệt độ cao.

C) Nhiệt độ bình thường.

D) Nhiệt độ bình thường.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 10/03/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 03 năm 2019(5B) Thứ sáu ngày 15 tháng 03 năm 2019(5A,5C)

KĨ THUẬT

LẮP XE BEN (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.

- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.

2 .Kĩ năng

- HS lắp được xe ben theo mẫu xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.

3. Thái độ

- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.

II.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: ( 5p)

- Gọi 2 hs lên bảng trả lời:

- Em hãy nêu các bước lắp xe ben ?

- Nhận xét, bổ sung.

- Các bước lắp xe ben:

+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.

+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.

(3)

2. Bài mới. ( 30p)

- Giới thiệu bài:nêu mục đích của bài học - ghi đầu bài.

HĐ 1: HS thực hành lắp xe ben.

a) Chọn các chi tiết.

- Hướng dẫn hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.

- Kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.

b) Lắp từng bộ phận.

* Gọi 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk.

+ Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.

- Cho hs thực hành lắp ráp xe.

* GV quan sát nhắc nhở:

+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 - SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài + Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết trước.

+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số phòng hãm cho mỗi trục.

* Theo dõi uốn nắn kịp thời những hs làm sai hoặc còn lúng túng.

c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK) - Lưu ý hướng dẫn hs:

*Lắp ca bin:

+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.

+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.

+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.

- Nhắc hs khi lắp xong cần:

- Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.

HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm.

- Cho hs tưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Gọi hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.

- Gọi 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để

- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.

- 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk, cả lớp theo dõi nhớ lại các bước lắp.

- Hs quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.

- Hs thực hành lắp ráp xe theo các bước ở sgk.

- Chú ý lắp ca bin như gv hướng dẫn.

- Hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK)

- 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.

(4)

đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ.

- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs.

- Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.

3. Củng cố, dặn dò( 2p)

- Gọi hs nêu các bước lắp xe ben ?

- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau những em làm chưa xong tiếp tục học tiếp, những em đã lắp xong tiết sau lắp cho thành thạo hơn.

- Nhận xét tiết học.

--- Ngày soạn:04/03/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 03 năm 2019(5A) ĐỊA LÍ

CHÂU PHI I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.

+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu : + Địa hình chủ yếu là cao nguyên.

+ Khí hậu nóng và khô.

+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Phi.

2. Kĩ năng

- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ, lược đồ.

3. Thái độ

- Hs có ý thức tìm hiểu về Châu Phi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.

- Các hình minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài ôn tập.

+ Em hãy nêu những nét chính về châu Á.

+ Em hãy nêu những nét chính về châu Âu.

2. Bài mới ( 30p)

- Vài hs trả lời, lớp nhận xét

(5)

- Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về châu Phi. Các em hãy cùng chú ý học bài để tìm ra các đặc điểm về vị trí và tự nhiên châu Phi, so sámh để xem có gì giống và khác so với các châu lục đã học.

Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.

- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:

- Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất?

- Châu Phi giáp các châu lục, biển và Đại dương nào?*

- Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?

- GV yêu cầu HS trình bày kêt quả làm việc trước lớp.

- GV theo dõi, nhận xét kết quả làm việc của HS và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục và hỏi :

+ Em hãy tìm số đo diện tích của châu Phi?

+ So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác?

- GV gọi HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.

- GV chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh, sau đó kết luận:

* Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, qua đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ. Châu Phi có diện tích là 30

- Lắng nghe

- HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi:

- Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam.

- Châu Phi giáp các châu lục và Đại dương sau:

+ Phía bắc : Giáp với biển Địa Trung Hải.

+ Phía đông bắc, đông và đông nam:

Giáp với Ấn độ Dương.

+ Phía tây và tây nam: Giáp với Đại Tây Dương.

- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi- lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường xích đạo.

- HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục và TLCH :

+ Diện tích của châu Phi là 30 triệu km2

+ Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu.

(6)

triệu km2, đứng thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ.

*Hoạt động 2 : Địa hình châu Phi .

- Cho HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:

+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?

+ Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi?

+ Kể tên các cao nguyên của châu Phi ?

+ Kể tên, chỉ và nêu vị trí các con sông lớn của châu Phi?

+ Kể tên các hồ lớn của châu Phi? GV gọi HS trình bày trước lớp. Sau đó, GV nhận xét và kết luận:

Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.

* Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành nội dung sau:

- HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:

+ Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.

+ Các bồn địa của châu Phi là: Bồn địa Sát, bồn địa Nin thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.

+ Các cao nguyên của châu Phi là:

cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên Đông Phi.

+ Các con sông lớn của châu Phi là:

sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn- gô, sông Dăm-be-di.

+ Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a

- HS đọc thông tin SGK ,làm việc theo nhóm, để hoàn thành nội dung sau vào VBT, 1 nhóm làm trên bảng lớp:

Cảnh thiên nhiên châu Phi

Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, động thực

vật Phân bổ

Hoang mạc Xa-ha-ra

- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới - Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.

- Thực vật và động vật nghèo nàn.

Vùng Bắc Phi

Rừng rậm nhiệt đới

- Có nhiều mưa.

- Có các con sông lớn, hồ nước lớn.

- Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú.

Vùng ven biển, bồn Địa Côn-gô.

Xa-van

- Có ít mưa.

- Có một vài con sông nhỏ.

- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm.

- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.

Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha- ra. Cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-la-ha-ri

- GV gọi nhóm làm trên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV sửa chữa câu trả lời cho HS .

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK để

-HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:

(7)

trả lời câu hỏi:

+ Vì sao hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?

+ Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?

- GV sửa chữa câu trả cho HS, sau đó tổng kết:

* Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy là vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả động vật và thực vật đều khó phát triển.

3. Củng cố, dặn dò ( 5p)

- GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.

- GV nhận xét, khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.

+ Vì hoang mạc có khí hậu nóng khô nhất thế giới, sông ngòi không có nước, cây cối, động vật không phát triển được.

+ Vì xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển, làm thức ăn cho động vật ăn cỏ vì thế động vật ăn cỏ phát triển.

- HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha- ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.

--- Ngày soạn :12/03/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 03 năm 2019(5A) KHOA HỌC

TIẾT 50: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thực hành.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữs gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

-Tranh ảnh sưu tầm được về sử dụng nguồn năng lượng trong cuộc sống.

- Hình trang 102 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho VD.

- Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra ở nhiệt độ ntn?

- Một số HS nêu.

(8)

- Nhận xét - TD 2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 .Quan sát và trả lời câu hỏi.

* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.

* Cách tiến hành.

Gv y/c HS quan sát các hình trang 102 SGK và trả lời các câu hỏi.

- Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?

- Gv nhận xét, kết luận .

HĐ 3: Trò chơi: " Thi kể tên các dụng cụ , máy móc sử dụng điện "

* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.

* Cách tiến hành.

- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức "Tiếp sức "

- GV phổ biến luật chơi cách chơi.

Mỗi nhóm cử 4 bạn đứng xếp hàng1, khi Gv hô bắt đầu , HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống đến bạn tiếp theo cho đến hết thời gian quy định.Nhóm nào viết được nhiều và đúng thì thắng cuộc.

3. Củng cố dặn dò.(5’)

-Vì sao phải tiết kiệm điện, tiết kiệm chất đốt?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương một số em có ý thức học tập tốt.Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau:

Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

.

- HS quan sát và thảo luận theo cặp, đại diện phát biểu ý kiến., các nhóm khác nhận xét bổ sung.

-3 nhóm tham gia chơi., 2- 3 em làm trọng tài.

Các dụng cụ máy móc sử dụng năng lượng điện có thể là: Ti vi, đầu đĩa, tủ lạnh, máy điều hoà, máy xay sinh tố…

--- Ngày soạn :12/03/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 03 năm 2019(5A) LỊCH SỬ

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết được cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.

+ Tết Mậu Thân (1968) quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

(9)

+ Cuộc chến đấu tại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương, tìm hiểu lịch sử nước nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) (cần sưu tầm ảnh ở địa phương).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5p)

- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi; sau đó nhận xét và ghi điểm từng HS:

+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?

+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?

+ Kể về một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn ?

2. Dạy bài mới: (30p)

- Giới thiệu bài : Vào Tết Mậu Thân năm 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này.

Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :

*Hoạt động 1 : Sự kiện lích sử tết mậu than năm 1968

GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:

- Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?

- Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968?

- GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965- 1968 : Mĩ ồ ạt đưa quân

3 HS lên bảng trả lời câu hỏi

-Lắng nghe

- Đọc sgk trả lời câu hỏi:

- Đêm 30 Tết Mậu Thân, khi mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì các địa điểm bí mật trong thành phố Sài Gòn, các chiến sĩ quân giải phóng lặng lẽ xuất kích, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết …, quân ta đánh vào sứ quán Mĩ, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, tổng nha Cảnh sát, Bộ tư lệnh hải quân ,… cuộc tiến công quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch.

- Hs đọc thông tin SGK và thuật lại

(10)

vào miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là chiến thắng to lớn của Cách mạng miền Nam, tạo ra những chuyển biến mới.

- Cho HS làm việc theo nhóm

+ Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968?

- Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn ?

*Hoạt động4 : Ýnghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

- Cho hs thảo luận nhóm và nêu:

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân năm 1968 có ý nghĩa như thế nào?

- Hướng dẫn HS thảo luận về thời điểm, cách đánh, tinh thần của quân ta, từ đó rút ra nhận định :

+ Ta tấn công địch khắp Miền Nam, làm cho địch hoang mang ; lo sợ .

+ Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

3. Củng cố

- GV tổng kết bài : Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn, cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu kẻ thù. Trận công phá vào tòa đại sứ Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng

- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời :

+ Bất ngờ : Tấn công vào đêm Giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn.

+ Đồng loạt : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự.

- Trận đánh của quân giải phóng vào sứ quán Mĩ đã làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng … khiến cho sứ quán Mĩ bị tê liệt .

- Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Ý nghĩa : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là một cuộc tập kích chiến lược, một thắng lợi có ý nghĩa lớn, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, những sự choáng váng, làm cho thế chiến lược của Mĩ bị đảo lộn, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại hội nghị Pa-ri, chuyển “chiến tranh cục bộ “sang

“VN hoá chiến tranh”.

(11)

lợi hoàn toàn.

- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau : Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phía đông nam có khí hậu mang tính chất lục địa; thảm thực vật chủ yếu là Thảo nguyên ôn đới; nhóm đất chính là Đất đen thảo nguyên ôn đới.. + Phía nam có khí hậu

- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.. + Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp (ĐB. Tây Xi-bia

Trả lời câu hỏi trang 132 SGK Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu

+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:.. + Tạo điều kiện cho châu Á phát triển

+ Châu Phi có dạng hình khối với diện tích rộng lớn, đường bờ biển ít bị cắt xẻ nên sự ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong lục địa.. + Ven bờ có các dòng biển lạnh

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

_Nằm sát hai bên chí tuyến trong vùng khí áp cao và ít mưa của