• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

- Trái Đất được bao bọc bởi lớp không khí dày hàng ngàn kilomét.

Lớp không khí này được gọi là khí quyển.

- Do không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.

 Thí nghiệm của Ghê – rích thực hiện vào năm 1865.

Ông dùng hai bán cầu ghép khít vào nhau rồi rút hết không khí bên trong ra. Hình vẽ ở dưới là hai đàn ngựa, mỗi đàn 8 con không kéo nổi hai bán cầu tách ra.

=> Nguyên nhân là do khi rút hết không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng không

=> vỏ quả cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào với nhau.

(2)

2. Độ lớn của áp suất khi quyển

- Để đo áp suất khí quyển, người ta dùng ống Tô-ri-xe-li.

Lấy một ống thủy tinh, một đầu kín dài khoảng 1m đổ đầy thủy ngân vào.

Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược ống xuống.

Sau đó, nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thủy ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra, thủy ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng h nào đó tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu (hình vẽ).

- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là milimét thủy ngân (mmHg).

- Ngoài ra còn dùng một số đơn vị khác: át mốt phe (atm), paxcan (Pa), torr (Torr)…

1 atm = 101325 Pa

1 Torr = 1 mmHg = 133,3 Pa

(3)

1 cmHg = 10 mmHg = 1333 Pa

1 atm = 760 Torr = 760 mmHg = 76 cmHg.

- Thông thường áp suất khí quyển ở sát mặt nước biển là 1 atm.

- Ở nơi có độ cao ngang mực nước biển áp suất khí quyển vào khoảng 760mmHg (khoảng 100 000Pa)

- Áp suất khí quyển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, gió, độ cao…

- Càng lên cao không khí càng loãng nênáp suất khí quyển càng giảm, càng xuống thấp thì áp suất khí quyển càng tăng.

3. Bài tập vận dụng:

 VD1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Hãy giải thích tại sao?

- Khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài.

=> vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.

 VD2: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước như hình vẽ.

a) Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?

Do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.

b) Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên ống ra thì xảy ra hiện tượng gì?

Giải thích tại sao?

- Nếu bỏ ngón tay bịt đầu ống ra thì phần không khí phía trên cột nước trong ống thông với khí quyển

=> áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước sẽ lớn hơn áp suất khí quyển làm cho nước chảy ra khỏi ống.

(4)

 VD3: Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài được hay không? Vì sao?

=> áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta thấy, tác dụng của áp lực ở trường hợp (1) nhỏ hơn trường hợp (2) vì cùng diện tích bị ép, áp lực của hai khối kim loại lớn hơn áp lực của một khối kim

Khi tăng nhiệt độ khí trong bình thì áp suất tăng, giọt thủy ngân dịch chuyển ra ngoài cho đến khi áp suất cân bằng với áp suất khí quyển

Sử dụng chất nổ (mìn) để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn đến các sinh vật khác sống

Câu 1: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển, lực đẩy Archimedes.. Câu 2: Một người tài xế lái một chiếc

Cần xản suất một vỏ hộp sữa hình trụ có thể tích V cho trước để tiết kiệm vật liệu nhất thì bán kính đáy của vỏ hộp sữa bằng.. Cho

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày các kết quả về việc sử dụng nguồn plasma DBD (Dielectric Barrier Discharge) ở áp suất khí quyển để

- Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.. Tầng Đối lưu Bình lưu Các tầng

Dưới tác động của ttm g lực tàu, túi khí bị biến dạng, trong quá trình biến dạng nhiệt độ trong túi khí xem như không thay đổi Do vậy có thể áp dụng phưong trình đẳng nhiệt cho khối