• Không có kết quả nào được tìm thấy

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài: Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 trang 137 Câu 1 (trang 137 sgk Tiếng Việt 4):

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Trả lời:

a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b. Trước giờ học, các em thường làm gì?

c. Bến cảng như thế nào?

d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

Câu 2 (trang 137 sgk Tiếng Việt 4): Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Trả lời:

- Ai học giỏi nhất lớp?

- Cái gì khiến bạn chú ý?

- Để làm vui lòng cha mẹ em phải làm gì?

Câu 3 (trang 137 sgk Tiếng Việt 4):

Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây.

a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?

b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?

c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?

Trả lời:

Từ nghi vấn

a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không? Có phải - không b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? Phải không

c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à? À

Câu 4 (trang 137 sgk Tiếng Việt 4): Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

Trả lời:

Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3

• Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?

• Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?

• Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?

Câu 5 (trang 137 sgk Tiếng Việt 4):

Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?

a) Bạn có thích chơi diều không?

(2)

b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?

c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?

d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

e) Thử xem ai khéo tay hơn nào?

Trả lời:

Trong năm câu đã cho:

- 2 câu là hai câu hỏi:

a. Bạn có thích chơi diều không?

d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

- 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:

b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.

c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.

e. Thử xem ai khéo tay hơn nào. 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

c/ Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình?. Đặt và trả

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau : Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta phải thường?. xuyên tập thể dục.. Luyện từ

Môû roäng voán töø: töø ngöõ veà thôøi tieát Ñaët vaø traû lôøi caâu hoûi Khi naøo?. Daáu chaám, daáu

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập. 2) M: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.. 3) Em làm theo yêu cầu của bài

- Câu: Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ

Ông dặn ngưòi bán hàng ghi lên băng tang: "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người