• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC -

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC - "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đào Thị Hồng Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 17 - 20

17

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC -

KHOA NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Đào Thị Hồng Phượng*

Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu khoa học (NCKH) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục đại học vì nó không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Đối với giảng viên NCKH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy. Bài viết nghiên cứu thực trạng NCKH của giảng viên bộ môn tiếng Trung Quốc- Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển mạnh hơn.

Từ khóa: đẩy mạnh, nghiên cứu khoa học, bộ môn tiếng Trung, thực trạng, giải pháp

GIỚI THIỆU**

Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo quyết định số 976/QĐ-TCCB ngày 31/12/2007 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đặc biệt là khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Hiện nay Khoa Ngoại ngữ đào tạo các ngành sư phạm và ngôn ngữ các thứ tiếng:

Anh, Trung, Pháp, Nga, Hàn.[1]

Bộ môn tiếng Trung Quốc là một trong năm tổ bộ môn thuộc Khoa Ngoại ngữ. Hiện nay bộ môn có 28 giảng viên (3 giảng viên làm công tác kiêm nhiệm) trong đó có 8 giảng viên có trình độ Tiến sĩ; 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ; 9 giảng viên đang học nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC Thành tựu

Từ khi thành lập đến nay bộ môn tiếng Trung luôn dẫn đầu trong toàn khoa về phong trào NCKH và tự bồi dưỡng.[2] Có được thành tựu như vậy một phần là do trình độ nguồn nhân lực tham gia NCKH ngày càng được nâng cao.

*Tel: 0917 505898, Email: daohongphuong.sfl@tnu.edu.vn

Bảng 1. Trình độ biên chế các năm

0 20 40

2008 2010 2012 2014 2016 2018

Tổng số Cửnhân Thc s Tiến s

Dựa vào số liệu trên cho thấy. Từ khi thành lập năm 2007 bộ môn chỉ có 5 giảng viên trong đó mới chỉ có 2 giảng viên đạt trình độ thạc sỹ. Đến nay số lượng giảng viên đã tăng lên 28, trong đó 100% giảng viên có trình độ Thạc sỹ, 8 giảng viên có trình độ Tiến sỹ, chiếm 28.5%. So sánh với các tổ bộ môn khác trong Khoa tỉ lệ này tương đối cao. Đây là một thuận lợi lớn cho bộ môn trong việc đẩy mạnh hoạt động NCKH.

Trong những năm vừa qua, lãnh đạo bộ môn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc giao lưu, tiếp thu tiến bộ về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước. Do đó bộ môn luôn ủng hộ việc các giảng viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu. Có thể là những khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho giảng viên, cũng có thể là học tập dài hạn theo chương trình NCS tiến

(2)

Đào Thị Hồng Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 17 - 20

18

sỹ... Cụ thể, từ năm 2008 đến nay bộ môn đã cử 17 giảng viên tham gia thi tuyển và xét tuyển đào tạo tiến sỹ tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học có uy tín tại Trung Quốc. Thông qua việc học tập giảng viên không những có cơ hội tiếp cận sâu hơn ngôn ngữ bản địa, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn có cơ hội tiếp thu thành tựu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tân tiến.

Ngoài việc tham gia các khóa học dài hạn, một số giảng viên của bộ môn còn thường xuyên tham gia và báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành quốc gia và quốc tế.

Việc tham gia hội thảo chuyên ngành đã đem lại một diện mạo mới cho môi trường giao lưu, học tập, nghiên cứu của bộ môn. Khi các giảng viên ra nước ngoài tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu mới, tiếp thu gợi ý quý báu của các chuyên gia, trao đổi, học hỏi từ những người bạn đồng nghiệp thì kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu của giảng viên được cải thiện, nâng cao rõ rệt. Trong năm 2016 bộ môn đã tổ chức một hội thảo chuyên ngành có sự tham gia của các chuyên gia ngôn ngữ trong và ngoài nước.

Số lượng các công trình khoa học có thể ứng dụng vào giảng dạy tương đối nhiều. Giai đoạn đầu khi mới thành lập, các đề tài KH&CN mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mang tính chất lý thuyết như nghiên cứu các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cơ bản. Từ năm 2011 trở lại đây khi các giảng viên đã tích lũy được lượng kiến thức khoa học và kinh nghiệm giảng dạy nhất định, các giảng viên đã mạnh dạn đề xuất các đề tài KH&CN sang hướng ứng dụng vào thực tế giảng dạy như: ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến vào giảng dạy các kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết; thiết kế các phần mềm hỗ trợ học tập tiếng Trung giai đoạn sơ cấp;

nghiên cứu và biên soạn giáo trình các môn học dự án theo hướng tiếp cận phát triển…

Đối với các đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp Đại học, cấp cơ sở hầu hết giảng viên trong bộ môn luôn tự giác, nhiệt tình tham gia. Từ khi thành lập đến thời điểm tháng 7 năm 2018 bộ môn đã đạt được một số kết quả về NCKH như ở bảng 2.

Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác NCKH của bộ môn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

Chất lượng một số đề tài chưa cao, thiếu hàm lượng khoa học và công nghệ. Có một số thời điểm do một trong những tiêu chí đánh giá viên chức là phải có công trình khoa học nên các giảng viên ồ ạt tham gia nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở và cấp bộ môn. Điều này dẫn đến chất lượng đề tài không được đảm bảo.

Chiến lược hoạt động khoa học và công nghệ còn dàn trải, chưa có định hướng chủ đạo và những nghiên cứu mang tính chiến lược. Số lượng các bài báo khoa học, đề tài NCKH tương đối nhiều song nội dung và mục tiêu nghiên cứu không tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết phát sinh trong quá trình dạy học.

Nguyên nhân

Do đội ngũ giảng viên tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và giảng dạy. Việc này dẫn đến đa phần giảng viên đều lựa chọn các đề tài nghiên cứu mang tính an toàn như các đề tài nghiên cứu lý thuyết cơ bản; so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Trung- Việt; thông qua ngôn ngữ Hán tìm hiểu văn hóa Trung Quốc…

Bảng 2. Số lượng công trình khoa học

STT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC SỐ LƯỢNG GHI CHÚ

1 Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo 05

2 Đề tài KH&CN cấp Đại học 05

3 Đề tài KH&CN cấp cơ sở 37

4 Bài đăng tạp chí nước ngoài 14

5 Bài đăng tạp chí trong nước 32

6 Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo 52

(3)

Đào Thị Hồng Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 17 - 20

19 Bảng 3. Tỷ lệ độ tuổi

STT ĐỘ TUỔI SỐ LƯỢNG TỶ LỆ GHI CHÚ

1 Trên 40 2 7,2%

2 Từ 30-39 23 82,1%

3 Từ 20-29 03 10,7%

Trong quá trình công tác một số ít giảng viên không có hứng thú với hoạt động NCKH. Số giảng viên này sa đà vào các công việc làm thêm, họ không có tinh thần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Khi được giao nhiệm vụ nghiên cứu họ thực hiện trong tình trạng bị động dẫn đến chất lượng NCKH chưa cao.

Các giảng viên này thường lựa chọn các đề tài nghiên cứu tập thể. Trong quá trình nghiên cứu không có sự kết nối nên nội dung đề tài thiếu tính hệ thống và logic.

Hiện nay 100% các giảng viên trong bộ môn đều phải dạy vượt định mức. Ngoài việc phải hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy giảng viên còn phải kiêm nhiệm rất nhiều công tác khác như: cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm, viết đánh giá chương trình, viết đề cương giáo án các môn học mới, biên soạn giáo trình và bài tập bổ trợ môn học, học tập đáp ứng chuẩn ngoại ngữ và tin học v.v. Các công tác này làm cho quỹ thời gian dành cho NCKH càng thêm hạn hẹp.

Giảng viên trong bộ môn 96,5% là nữ và đều trong độ tuổi thai sản. Việc mang bầu, sinh nở, thai sản làm gián đoạn công tác NCKH, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các công trình NCKH của chị em.

Giải pháp

(1) Nâng cao nhận thức cho các giảng viên về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH ở trường đại học

Hiện nay một số giảng viên trong bộ môn chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác NCKH. Một số ít giảng viên còn cho rằng NCKH là công việc mất nhiều thời gian, công sức và không mang lại hiệu quả về kinh tế. Đây là một nhận định hết sức lệch lạc và sai lầm. Để giải quyết vấn đề này lãnh đạo bộ môn cần quán triệt nhiệm vụ NCKH đối với giảng viên, tuyên truyền về

vai trò quan trọng của NCKH trong việc trau dồi năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân và sự phát triển của nhà trường. Kết quả của NCKH cần phải được xem như một tiêu chí đánh giá về chất lượng chuyên môn của giảng viên.

(2) Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong hoạt động NCKH

Việc xây dựng một quy chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp sẽ là động lực giúp giảng viên hứng thú và nhiệt huyết hơn với công tác NCKH. Để xây dựng được quy chế này bộ môn cần lấy ý kiến từ toàn thể giảng viên.

Hàng năm bộ môn cần tổ chức một hội nghị tổng kết công tác NCKH của bộ môn để tổng kết lại các thành tích cũng như tồn tại về NCKH trong một năm học. Qua buổi tổng kết sẽ tuyên dương và khen thưởng các cá nhân có thành tích nổi bật về NCKH trong năm.

Đối với các giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ về NCKH cũng cần có hình thức kỷ luật phù hợp. Đây là một việc làm cần thiết đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi giảng viên.

(3) Tăng cường các hình thức sinh hoạt khoa học theo nhóm chuyên môn

Giải pháp này thực chất là sự phong phú hóa các hình thức sinh hoạt khoa học, tạo ra nhiều kênh trao đổi thông tin nghiên cứu, học tập lẫn nhau cho các giảng viên. Đây là giải pháp đóng vai trò then chốt để nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của các nghiên cứu. Hiện nay bộ môn có các nhóm chuyên môn như:

nhóm thực hành tiếng; nhóm lý thuyết tiếng;

nhóm phương pháp giảng dạy; nhóm đề án và tiếng Trung chuyên ngành; nhóm ngôn ngữ Hán và văn hóa Trung Quốc. Các giảng viên trong nhóm đều là những người có chung môn học giảng dạy, chung sở thích về lĩnh vực nghiên cứu. Dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng các thành viên trong nhóm có thể trao

(4)

Đào Thị Hồng Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 17 - 20

20

đổi tài liệu, kinh nghiệm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để giúp đỡ nhau cùng tham gia các hoạt động NCKH. Các hoạt động NCKH có thể là viết bài tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; viết bài đăng tạp chí trong nước và quốc tế; hướng dẫn sinh viên NCKH; tham gia đề tài KH&CN cấp đại học, cơ sở; xuất bản sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Việc nghiên cứu theo nhóm chuyên môn sẽ tạo cơ hội và môi trường cho hoạt động NCKH được diễn ra thường xuyên và có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ hàng đầu của một giảng viên. Đối với nhiệm vụ giảng dạy nếu không hoàn thành định mức công việc giảng viên sẽ bị xét không hoàn thành nhiệm vụ. Riêng đối với nhiệm vụ NCKH thì đây vẫn là một nhiệm vụ mang tính “khuyến khích” chứ chưa mang tính chất

“bắt buộc”. Do đó một số giảng viên thường lơ là nhiệm vụ này. Việc đưa ra một biện pháp hay chế tài cụ thể là rất khó vì nó ảnh

hưởng đến tâm lý giảng viên. Một giảng viên phải nghiên cứu trong tình trạng bị động, không thoải mái sẽ không thể cho ra một sản phẩm có chất lượng tốt. Nếu có thể tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giảng viên; có sự khen thưởng động viên xứng đáng và tạo ra được một môi trường nghiên cứu thân thiện sẽ tạo động lực giúp họ hứng thú và nhiệt huyết với nhiệm vụ NCKH hơn. Việc nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu đồng nghĩa với nâng cao chất lượng đào tạo.

Đây chính là cơ sở đưa Khoa ngoại ngữ trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ có chất lượng của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 112/QĐ-KNN ban hành ngày 08/04/2011 về việc công bố sứ mệnh và tầm nhìn Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN

2. Báo cáo kết quả hoạt động NCKH của CBGV Khoa ngoại ngữ giai đoạn 2009-2017. (Tổ QLKH&HTQT)

ABSTRACT

SOLUTIONS TO PROMOTE SCIENTIFIC RESEARCH IN CHINESE DEPARTMENT AT THAI NGUYEN UNIVERSITY SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES

Dao Thi Hong Phuong*

School of Foreign Languages - TNU

Scientific research plays an important role in higher education because it not only contributes to improve the quality of education but also creates new knowledge, new products for the development of humanity. Beside teaching, scientific research is also an important task for lecturers. This research is to study the current status of scientific research in Chinese Department at Thai Nguyen University School of Foreign Languages. Based on the analysis, we will propose some effective solutions in order to promote the development of scientific research activities.

Key words: promotion, scientific research, Chinese Department, fact, solution

Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 05/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018

*Tel: 0917 505898, Email: daohongphuong.sfl@tnu.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

viên năm thứ hai: một nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên 32 Nguyễn Thị Thảo - So sánh kết quả học tập tiếng

CSDL này nhằm cung cấp thông tin có mức độ tin cậy cao cho các hoạt động quản lý khoa học, góp phần minh bạch hóa kết quả nghiên cứu khoa học thuộc

Theo xu hướng đó, ở thành phố Huế cũng không ngoại lệ, với số lượng các Học viện Anh ngữ được mở ra ngày càng nhiều thì việc mỗi Học viện cần thay đổi nội dung giáo trình

Hạn chế thứ nhất: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế

Sự thu hút là cái đánh vào tâm lý của khách hàng đầu tiên khi khách hàng tiếp cận với các kênh truyền thông trực tiếp, nó là sự lôi kéo và làm tiền đề để khách hàng tìm

- Yêu cầu số 1: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa như túi ni lông, bao bì nhựa,… làm cho lượng rác khó phân hủy ngày càng tăng lên, gây ô nhiễm

- Các Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học trong các cơ sở giáo dục; triển khai hiệu quả qua các tài liệu, học liệu giáo dục nâng cao