• Không có kết quả nào được tìm thấy

45 câu trắc nghiệm Chương Ứng dụng Di truyền học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "45 câu trắc nghiệm Chương Ứng dụng Di truyền học"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

45 câu hỏi chương Ứng dụng Di truyền học

Câu 1: Cho các thành tựu sau:

(1)Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của con người;

(2)Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường;

(3)Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia;

(4)Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao;

(5)Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người;

(6)Tạo ra giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây.

Các thành tựu do ứng dụng của kỹ thuật chuyển gen là:

A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (3), (6). C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (3), (5) Câu 2: Kĩ thuật nào tạo ra được biến dị tổ hợp chỉ mang nguồn gen của một loài?

A. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa. B. Cấy chuyển phôi động vật.

C. Kĩ thuật di truyền. D. Lai tế bào xoma khác loài.

Câu 3: Một người bị nhiễm HIV đã đều đặn đi tiêm thuốc ức chế gen phiên mã ngược đúng định kỳ. Giả sử lúc đầu, chưa có virut nào mang đột biến kháng thuốc. Hỏi sau 1 thời gian dài, kết luận nào đúng?

A. Người đó sẽ hết bệnh hoàn toàn.

B. Những virut trong người bệnh nhân không sinh sản được và bị tiêu diệt bởi bạch cầu.

C. Các virut xuất hiện 1 đột biến kháng thuốc và người đó ngày càng bệnh nặng.

D. Các virut không thể tiếp tục sống kí sinh và phải thay đổi vật chủ.

Câu 4: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:

(l) Lấy trứng ra khỏi con vật.

(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.

Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là

A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (3) → (4) → (2) → (1).

C. (2) → (3) → (4) → (2). D. (1) → (4) → (3) → (2).

Câu 5: Trong các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phương pháp nào không tạo được biến dị tổ hợp?

(2)

A. Nuôi cấy hạt phấn.

B. Nuôi cấy tế bào thực vật tạo mô sẹo.

C. Tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị.

D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 6: Trong thực tiễn chọn giống, người ta có thể xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể nhờ sử dụng đột biến

A. đa bội. B. dị đa bội. C. lệch bội. D. tự đa bội.

Câu 7: Hình ảnh sau thể hiện một phương pháp tạo giống ở động vật. Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ này có đặc điểm là:

(1) Có kiểu gen đồng nhất.

(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống mẹ.

(3) Không thể giao phối với nhau.

(4) Có kiểu gen thuần chủng.

Phương án đúng là:

A. 1, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 4. D. 1, 2, 3.

Câu 8: Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:

1. Tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu.

2. Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen

3. Nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.

4. Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào tế bào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.

5. Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.

Thứ tự các bước tiến hành:

A. 1,3,2,4,5 B. 3,2,1,4,5. C. 1,2,3,4,5 D. 2,1,3,4,5 Câu 9: Nhà di truyền hoặc gắn gen người vào plasmit của vi khuẩn để làm gì?

A. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền

B. Sử dụng vi khuẩn này để sản xuất hàng loại mARN từ gen

C. So sánh ADN tìm thấy trên hiện trường gây án với mARN của kẻ tình nghi D. Sử dụng bi khuẩn như nhà máy sản xuất prôtêin.

Câu 10: Cho các biện pháp:

(3)

1- Dung hợp tế bào trần.

2- Cấy truyền phôi.

3- Nhân bản vô tính.

4- Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.

5- Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời kết hợp với chọn lọc.

Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là:

A. 4,5 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,2,3,4,5

Câu 11: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen?

I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.

II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.

III.Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.

IV.Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A. I, III, IV, II B. I, II, III, IV C. II, I, III, IV D. II, I, IV, III.

Câu 12: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều sản phẩm của gen. Kiểu đột biến nào dưới đây không giải thích cho cơ chế gây bệnh ung thư ở trên?

A. Đột biến xảy ra trong vùng điều hòa làm tăng mức độ phiên mã, dịch mã của gen tiền ung thư.

B. Đột biến ở vùng mã hóa của gen tiền ung thư làm thay đổi cấu trúc chức năng của phân tử prôtêin do gen mã hóa.

C. Đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn đưa các gen tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi các promoter hoạt động mạnh hơn làm tăng mức độ biểu hiện của gen.

D. Đột biến lặp đoạn làm xuất hiện nhiều bản sao của gen tiền ung thư làm tăng mức độ biểu hiện của gen.

Câu 13: Cho các phương pháp sau:

1. Lai các dòng thuần các kiểu gen khác nhau.2. Gây đột biến rồi chọn lọc.

3. Cấy truyền phôi. 4. Lai tế bào sinh dưỡng.

5. Nhân bản vô tính ở động vật. 6. Tạo giống sinh vật biến đổi gen.

Trong các phương pháp kể trên có mấy phương pháp tạo giống mới?

A. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 14: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:

A. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

B. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

(4)

C. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 15: Vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có mấy phát biểu đúng?

(1)Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.

(2)Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.

(3)Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.

(4)Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 16: Phương pháp tạo giống được miêu tả trong hình là phương pháp nào?

A. Dung hợp tế bào trần B. Nuôi cấy hạt phấn.

C. Nuôi cấy mô tế bào D. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

Câu 17: Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: Cá thể thứ nhất có kiểu gen AabbDd, cá thể thứ hai có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây:

1- Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

2- Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thể thu được dòng thuần chủng

3- Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdHhMmEe

4- Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

Số phát biểu không đúng là

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 18: Cho các đặc điểm sau:

(1) Đời con có nhiều kiểu gen khác nhau.

(2) Diễn ra tương đối nhanh.

(5)

(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.

Có bao nhiêu đặc điểm chung giữa phương pháp tạo giống bằng lai xa kèm đa bội hóa với phương pháp dung hợp tế bào trần?

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 19: Ở một giống lúa, alen A gây bệnh vàng lùn trội hoàn toàn so với alen a có khả năng kháng bệnh này. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên từ một giống lúa ban đầu có kiểu gen AA, người ta thực hiện các bước sau:

1. Xử lí hạt giống tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.

2. Chọn các cây có khả năng kháng bệnh.

3. Cho các cây nhiễm tác nhân gây bệnh.

4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho thụ phấn để tạo dòng thuần.

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 2, 4 C. 1, 3, 2 D. 1, 2, 4 Câu 20: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:

(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.

(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.

(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.

(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Thứ tự đúng của các bước trên là:

A.

 

3

 

2

 

4

 

5

 

1 . B.

 

4

 

3

 

2

 

5

 

1 .

C.

 

3

 

2

 

4

 

1

 

5 . D.

 

1

 

4

 

3

 

5

 

2 .

Câu 21: Cho các phương pháp tạo giống sau:

1- Cấy truyền phôi; 2-Nhân bản vô tính; 3-Công nghệ gen;

4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm; 5- Dung hợp tế bào trần.

Những phương pháp có thể tạo ra thế hệ con đồng loạt có kiểu gen giống nhau là:

A. 1, 2, 4. B. 1, 2. C. 2, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5.

Câu 22:

Thành tựu tạo giống Phương pháp tạo giống 1. Tạo giống cà chùa có gen làm chín quả

bị bất hoạt. a. Tạo giống lai có ưu thế lai cao.

2. Tạo giống dâu tằm tam bội. b. Tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật.

(6)

3. Tạo cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.

c. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

4. Giống lúa lùn thuần chủng IR8 được tạo ra từ việc lai giống lúa Peta của Inđônêxia với giống lúa lùn Dee-geo woo-gen của Đài Loan

d. Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật.

5. Lợn lai kinh tế được tạo ra từ phép lai

giữa lợn Ỉ và lợn Đại Bạch. e. Tạo giống bằng công nghệ gen.

6. Tạo cừu Dolly. f.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Các thành tựu tương ứng với các phương pháp tạo giống là:

A. 1-e; 2-f; 3-d; 4-c; 5-a; 6-b B. 1-e; 2-f; 3-d; 4-b;5-a;6-c C. 1-f; 2-e; 3-d; 4-c; 5-b; 6-a D. 1-d; 2-f; 3-e; 4-a; 5-b; 6-b

Câu 23: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n 3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

A. 4 3 1 B. 3 1 4 C. 1 3 4 D. 5 1 4 Câu 24: Bảng dưới đây cho biết một số ví dụ về ứng dụng của di truyền học trong chọn giống:

Cột A Cột B

1. Sinh vật chuyển gen

a. Giống lúa lùn có năng suất cao được tạo ra từ giống lúa Peta của Indonexia và giống lúa của Đài Loan

2. Công nghệ tế bào thực vật

b. Trong sinh đôi cùng trứng: hợp tử trong những lần nguyên phân đầu tiên bị tách ra thành nhiều phôi riêng biệt và phát triển thành các cá thể giống nhau

3. Phương pháp gây đột biến c. Giống dâu tằm tứ bội được tạo ra từ giống dâu tằm lưỡng bội

4. Tạo giống dựa trên nguồn biến

dị tổ hợp d. Nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội, sau

(7)

đó xử lý hóa chất tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh

5. Nhân bản vô tính trong tự nhiên e. Cừu sản sinh protein người trong sữa Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?

A. 1-e, 2-d, 3-c, 4-a, 5-b B. 1-b, 2-c, 3-a, 4-e, 5-d C. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d, 5-b D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-e, 5-d

Câu 25: Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?

A. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.B. Tạo giống dựa vào công nghệ gen.

C. Tạo giống bằng công nghệ tế bào. D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Câu 26: Để sản xuất hoocmôn insulin với số lượng lớn nhằm trong điều trị bệnh tiểu đường, người ta sử dụng một plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin để tạo ra ADN tái tổ hợp rồi chuyển vào các tế bào các tế bào vi khuẩn E. coli vốn không có khả năng kháng chất kháng sinh ampixilin. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?

(1) Gen mã hóa insulin có thể được lấy trực tiếp từ tế bào người.

(2) Các vi khuẩn E. coli được nhận ADN tái tổ hợp được xem là sinh vật chuyển gen.

(3) Gen kháng chất kháng sinh được sử dụng nhằm giúp vi khuẩn E. coli tăng sức đề kháng để có thể thu được nhiều sản phẩm hơn.

(4) Phương pháp chuyển gen vào tế bào E. coli là phương pháp biến nạp.

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 27: Để tạo ra thể đột biến ở thực vật có kiểu gen đồng hợp kháng bệnh người ta tiến hành quy trình sau:

(1) Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ rồi gieo hạt mọc thành cây.

(2) Chọn các cây kháng bệnh.

(3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

(4) Cho các cây con kháng bệnh tự thụ để tạo thành dòng thuần chủng.

Thứ tự đúng của các bước trong quy trình là:

A. (1), (4), (2),(3) B. (1),(3),(4),(2) C. (1),(2),(3),(4) D. (1),(3),(2),(4) Câu 28: Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống với dạng ban đầu?

A. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, sau đó dùng hormone sinh trưởng kích thích phát triển thành cây.

(8)

B. Dung hợp tế bào trần để tạo ra tế bào lai, và sử dụng hormone sinh trưởng kích thích thành cây.

C. Sử dụng công nghệ chuyển gen.

D. Nuôi hạt phấn sau đó gây lưỡng bội hóa.

Câu 29: Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:

1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen 2. Thay thế nhân tế bào

3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng

5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen Phương án đúng là:

A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 3 C. 2, 4, 5 D. 3, 4, 5

Câu 30: Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:

1. Tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu.

2. Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen

3. Nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.

4. Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào tế bào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân

5. Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.

Thứ tự các bước tiến hành:

A. 1, 3, 2, 4, 5 B. 3, 2, 1, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 2, 1, 3, 4, 5 Câu 31: Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra:

A. Các sản phẩm sinh học B. Các chủng vi khuẩn E.coli có lợi C. Các phân tử AND tái tổ hợp D. Các sinh vật chuyển gen

Câu 32: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về cá thể được sinh ra bằng phương pháp nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân?

(1) Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.

(2) Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

(3) Được sinh ra từ một tế bào Xoma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

(9)

(4) Có kiểu gen trong nhân giống hệt cá thể cho nhân.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 33: Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là:

A. thao tác trên plasmit. B. kĩ thuật chuyển gen.

C. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. D. thao tác trên gen

Câu 34: Trong các phương án sau đây, có bao nhiêu phương án có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật.

1. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng.

3. Tạo giống nhờ công nghệ gen. 4. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.

5. Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.

Đáp án đúng:

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

Câu 35: Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen bao gồm các bước:

(1) tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu.

(2) chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.

(3) nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.

(4) lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.

(5) chuyển phôi đã phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.

Thứ tự các bước tiến hành là:

A. (2) → (1) → (3) → (4) → (5) B. (3) → (2) → (1) → (4) → (5) C. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) D. (1) → (3) → (2) → (4) → (5) Câu 36: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân là:

A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.

B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

C. Không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.

(10)

Câu 37: Cho các loại giống sau:

(1) giống lúa vàng; (2) dâu tằm tam bội;

(3) pomato; (3) cừu dolly;

(5) vi khuẩn E.coli sản xuất kháng sinh pelixillin; (6) giống táo má hồng;

(7) giống bông kháng sâu; (8) Bò lai Sind;

(9) Nấm có hoạt tính kháng sinh cao gấp 200 lần so với giống gốc;

(10) Cà chua chím chậm.

Có bao nhiêu giống được tạo nên bằng công nghệ gen?

A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 38: Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến?

A. Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chết hoặc không sinh sản được

B. Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinh sản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuần

C. Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vật và hiếm áp dụng với động vật

D. Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biến trong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơn

Câu 39: Cho các thành tựu sau:

(1) Giống bông kháng sâu bệnh (2) Tạo ra cừu Đô ly.

(3) Giống dâu tằm tam bội.

(4) Cừu chuyển gen tổng hợp protein huyết thanh của người.

(5) Giống cà chua có gen làm chín bị bất hoạt.

(6) Giống lúa IR22.

Có bao nhiêu ý đúng về thành tựu của công nghệ gen?

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 40: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô thực vật?

(1) Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống

(11)

(2) Tạo được nhiều biến dị tổ hợp

(3) Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn

(4) Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 41: Cho các đặc điểm sau:

(1) ADN mạch vòng kép. (2) Có chứa gen đánh dấu.

(3) ADN mạch thẳng kép (4) Có trình tự nhận biết của enzim cắt.

(5) Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen?

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 42: Cho các thao tác kĩ thuật sau:

1. Gây nhiễm nấm gây bệnh trên các củ khoai tây được thu thập từ nhiều vùng khác nhau.

2. Lấy tế bào của củ khoai tây không nhiễm bệnh nuôi trồng trong môi trường nuôi cấy.

3. Chọn, tách riêng những củ khoai tây không bị nhiễm bệnh.

4. Kích thích các tế bào soma phát triển thành cây khoai tây trong ống nghiệm.

5. Đưa các cây trong ống nghiệm ra trồng ở vườn ươm.

Thứ tự các thao tác cần thực hiện để tạo giống khoai tây sạch bệnh, có khả năng kháng nấm là:

A. 1   3 2 4 5 B. 1   2 3 4 5. C. 3   1 2 4 5. D. 3   2 1 4 5. Câu 43: Cho các bước sau

(1) Dùng hocmon sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây.

(2) Tạo mô sẹo bằng cách nuôi cấy tế bào lai trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo.

(3) Tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tính in vitro.

(4) Dung hợp các tế bào trần.

(5) Loại bỏ thành tế bào thực vật.

Trình tự đúng trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp lai tế bào con là:

(12)

A. (5), (4), (2), (1), (3) B. (3), (4), (2), (1), (5) C. (3), (4), (5), (1), (2) D. (5), (4), (3), (2), (1)

Câu 44: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với:

A. Thực vật và vi sinh vật B. Động vật và vi sinh vật.

C. Động vật bậc thấp. D. Động vật và thực vật.

Câu 45: Trong nuôi cấy mô ở thực vạt, muốn chồi mọc nhanh và khoẻ, người ta xử lí tỉ lệ các phitohoocmon như sau:

A. Tỉ lệ xitokinin cao hơn auxin B. Tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin.

C. Tỉ lệ xitokinin cao hơn axit abxixic. D. Tỉ lệ axit abxixic cao hơn xitokinin.

ĐÁP ÁN

1. D 2. B 3. D 4. A 5. B 6. C 7. A 8. A 9. D 10. A 11. D 12. B 13. D 14. B 15. D 16. D 17. A 18. D 19. C 20. B 21. A 22. A 23. D 24. A 25. D 26. C 27. D 28. A 29. A 30. A 31. D 32. D 33. C 34. B 35. D 36. A 37. B 38. B 39. A 40. C 41. D 42. A 43. A 44. A 45. A

(13)

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D.

Các thành tựu do ứng dụng của kỹ thuật chuyển gen là:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của con người.

(3) Tạo ra giống bông và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa protein của người.

Câu 2: Đáp án B.

Cấy chuyển phôi chỉ thao tác trên hợp tử do đó sẽ chỉ có nguồn gốc từ 1 loài.

Câu 3: Đáp án D.

Câu A: Người này mới bị nhiễm virut HIV chứ chưa thể khẳng định có bị bệnh hay không do đó ta chưa thể kết luận được như vậy. Mặt khác, HIV là bệnh do virut gây ra, đặc biệt virut này có khả năng sống tiềm tàng rất lâu do đó rất khó để loại bỏ hoàn toàn virut ra khỏi cơ thể  SAI.

Câu B: Virut không sinh sản mà chúng chỉ nhân lên. Ở đây virut có thể ẩn nấp trong chính các tế bào bạch cầu tiềm tàng mà các tế bào miễn dịch của cơ thể không nhận biết và tiêu diệt được  SAI.

Câu C: Khi mà chưa có đột biến kháng thuốc thì người đó đã tiêm thuốc đều đặn đúng định kỳ thì tất cả các virut không có khả năng kháng thuốc đã bị tiêu diệt và không thể nhân lên được nữa, nên bệnh của người này sẽ giảm. Nguy cơ xuất hiện đột biến kháng thuốc là thấp  SAI.

Câu D: Virut do bị ức chế phiên mã ngược nên không thể nhân lên trong tế bào chủ được vì vậy chỉ những virut đột biến thay đổi thụ thể tế bào mới có khả năng nhân lên trong cơ thể tức là thay đổi tế bào đích  ĐÚNG. (Ở đây thuật ngữ dùng chưa thực sự chính xác nhưng chủ yếu muốn nhấn mạnh đến sự biến đổi đặc điểm thích nghi của virut nên ta có thể chấp nhận).

Câu 4: Đáp án A

Các bước tạo động vật chuyển gen:

B1: Lấy trứng ra khỏi con vật.

B2: Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

B3: Tiêm gen cần chuyển vào hợp từ và hợp tử phát triển thành phôi.

B4: Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

Câu 5: Đáp án B

(14)

Câu A: Từ một cơ thể ban đầu có thể cho nhiều loài giao tử mang các kiểu gen khác nhau, do đó sau khi được lưỡng bội hóa thì mỗi kiểu gen sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau và do đó sẽ dẫn đến xuất hiện những kiểu hình khác so với kiểu bố mẹ (biến dị tổ hợp)

Câu B: Từ một tế bào ban đầu qua nguyên phân tạo mô sẹo thì các tế bào con đều giống hệt tế bào ban đầu về kiểu gen do đó có kiểu hình giống nhau tức là không xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu C: Từ các biến dị tổ hợp để chọn lọc ra dòng tế bào phù hợp do đó sẽ có các kiểu hình khác nhau và khác bố mẹ tức là xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu D: Dung hợp tế bào trần giữa 2 loài khác nhau sẽ dẫn đến xuất hiện khẩu hình mới do đó xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 6: Đáp án C.

Trong thực tiễn chọn giống, để xác định vị trí của gen nằm trên NST nào người ta sử dụng đột biến lệch bội. Khi gây đột biến lệch bội làm mất NST mang gen thì sự biểu hiện của tính trạng sẽ thay đổi và khi đó ta nhận biết được chính xác vị trí của gen.

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp được miêu tả trong quá hình chính là phương pháp cấy truyền phôi động vật. Với phương pháp này, các cá thể động vật được sinh ra đều giống nhau hoàn toàn, có kiểu gen đồng nhất, cùng giới tính nên không giao phối được với nhau. Các cá thể động vật được tạo ra có kiểu gen giống nhau nhưng chưa chắc mang kiểu gen thuần chủng.

Vậy 1, 3 đúng.

Chú ý

Cấy truyền phôi: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, người ta tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.

Câu 8: Đáp án A Câu 9: Đáp án D Câu 10: Đáp án A

Dung hợp tế bào trần tạo ra loài có thể mang bộ NST của 2 loài khác xa nhau.

Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau, chỉ khi cá thể đó thuần chủng thì mới tạo ra nhiều cá thể thuần chủng.

Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá, tự thụ phấn là 2 phương pháp tạo dòng thuần chủng.

Câu 11: Đáp án D Câu 12: Đáp án B

(15)

Hiện tượng đột biến gen là do gen tiền ung thư hoạt động quá mạnh tạo ra nhiều sản phẩm của gen, các hiện tượng là gen tăng sản phẩm là do các nguyên nhân trong các đáp án A, C, D.

⇒ B sai

CHÚ Ý: Một số điều cần nắm về đột biến gen tiền ung thư:

- Các gen quy định yếu tố sinh trưởng – các protein tham gia điều hòa quá trình phân bào.

- Bình thường, các gen này chịu sự điều khiển của cơ thể để chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường.

- Khi đột biến, gen này hoạt động mạnh dẫn đến phân bào mạnh hơn dẫn đến khối u tăng sinh quá mức.

- Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư.

- Đây là đột biến gen trội xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền qua sinh sản hữu tính.

Câu 13: Đáp án D

Các phương pháp tạo giống mới: 1, 2, 4, 6

Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính đều tạo các cá thể có kiểu gen giống nhau nên không tạo được giống mới.

Câu 14: Đáp án B

- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.

Ví dụ: cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò chó…

Câu 15: Đáp án D

1. sai, nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ không thể tự nhân lên trong tế bào nhận.

2. sai, không có plasmit, tế bào nhận vẫn phân chia bình thường.

3. sai, plasmit không đưa gen cần chuyển vào vùng nhân tế bào nhận.

Câu 16: Đáp án D Câu 17: Đáp án A

1 đúng, số dòng thuần thu được là 2x1x2 2x2x2 12  2 đúng

3 sai, dung hợp tế bào trần sẽ thu được thể song nhị bội có kiểu gen là AabbDdHhMmEe chứ không phải tứ bội.

4 đúng, lai xa + đa bội hóa sẽ thu được số dòng thuần là: 4 x 8 = 32 Vậy chỉ có 1 phát biểu là không đúng

Câu 18: Đáp án D

Đặc điểm chung của hai phương pháp: 2, 4.

(16)

1 sai vì chỉ có phương pháp lai xa và đa bội hóa cho đời con có nhiều kiểu gen khác nhau.

Ví dụ: Loài A: 2nA = AABb; Loài B: 2nB = CCDD Loài A qua giảm phân tạo ra hai giao tử: nA = AB; Ab.

Loài B qua giảm phân tạo ra giao tử: nB = CD.

Đời con sau lai xa và đa bội hóa sẽ có thể có các kiểu gen: 2nA + 2nB = AABBCCDD hoặc AAbbCCDD.

Phương pháp dung hợp tế bào trần tạo ra thế hệ con mang kiểu gen của cả hai loài ban đầu (AABbCCDD).

2 đúng vì cả hai phương pháp tạo giống này đều diễn ra tương đối nhanh.

3 sai vì chỉ có phương pháp lai xa và đa bội hóa mới tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen. Còn dung hợp tế bào trần tạo ra đời con mang kiểu gen của hai loài ban đầu chẳng hạn AABbCCDD.

4 đúng vì hai phương pháp tạo giống này đều tạo ra thế hệ con mang bộ NST của hai loài bố mẹ.

Câu 19: Đáp án C

- Các bước thực hiện theo thứ tự là 1  3 2.

- Do gen A là trội hoàn toàn so với a, khi tiến hành chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh, chỉ những cây có kiểu gen aa mới thể hiện được tính trạng kháng bệnh.

Cây có kiểu gen aa đã là dòng thuần về tính trạng nói trên nên không cần quá trình tạo dòng thuần (bước 4) nữa.

Câu 20: Đáp án B

* Tạo ADN tái tổ hợp:

- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

- Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính có thể khới nối các đoạn ADN lại với nhau.

- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp.

* Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận:

- Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.

* Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp:

- Để nhận biết được các tế bào vi khuẩn nào nhận được ADN tái tổ hợp thì các nhà khoa học thường sử dụng thể truyền là các gen đánh dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu nhờ đó ta có thể dễ dàng nhận biết được sự có mặt của các ADN tái tổ hợp trong tế bào.

(17)

- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.

- Phân lập dòng tế bào chứa gen đánh dấu.

Câu 21: Đáp án A.

1- Cấy truyền phôi: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, người ta cũng có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.

2- Nhân bản vô tính: Đời con được sinh ra mang đặc điểm do truyền giống hệt nhau và giống với mẹ cho nhân.

4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm: Kĩ thuật này cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều sinh thái nhất định…Tạo ra thế hệ con đồng loạt có kiểu gen giống nhau và giống với mẹ.

5- Dung hợp tế bào bào trần: Sự dung hợp tế bào trần xảy ra giữa các mô của cùng một loài hay của các loài khác nhau, hoặc giữa các chi, bộ và họ để tạo giống mới.

Chú ý: Các tế bào lai có khả năng tái sinh thành cây lai xoma giống như cây lai hữu tính. Lai tế bào xoma đặc biệt có ý nghĩa vì giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được. Không tạo ra thế hệ con đồng nhất về kiểu gen.

Câu 22: Đáp án A Câu 23: Đáp án D

Cơ thể 2n giảm phân bất thường tạo ra giao tử 2n Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính.

Câu 24: Đáp án A Câu 25: Đáp án D

Phương pháp được sử dụng phổ biến trong tạo giống mới vật nuôi và cây trồng là phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Câu 26: Đáp án C (1) đúng.

(2) đúng.

(3) sai: Người ta sử dụng plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin (dấu chuẩn) là để sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli, đem các vi khuẩn E. coli vào nuôi trong môi trường có chất kháng sinh ampixilin thì tế bào E. coli nào không

(18)

nhận được ADN tái tổ hợp sẽ bị chết, từ đó phân lập được dòng E. coli có chứa ADN tái tổ hợp.

(4) đúng: Nếu dùng thể truyền là plasmit thì chuyển gen vào tế bào nhận bằng phương pháp biến nạp (biến dạng màng sinh chất), còn nếu dùng thể truyền là virut thì chuyển gen vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp.

Câu 27: Đáp án D Câu 28: Đáp án A

Để tạo ra cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống dạng ban đầu thì ta sử dụng phương pháp: nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo sau đó sử dụng hormone sinh trưởng kích thích phát triển thành cây

Câu 29: Đáp án A

Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp: 1, 3, 5 Câu 30: Đáp án A

Câu 31: Đáp án D Câu 32: Đáp án D

- Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp nhân bản vô tính, phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhân bản động vật biến đổi gen.

- Cừu nhân bản được tạo ra qua sự kết hợp của tế bào chất của tế bào trứng và nhân của tế bào tuyến vú. Hợp tử được đưa vào cơ thể của con cừu thứ 3 cho mang thai và sinh ra con bình thường. Vì vậy:

+ Cừu sinh ra có kiểu gen trong nhân giống với cá thể cho nhân, các tính trạng do nhân quy định sẽ giống cá thể cho nhân và các tính trạng do gen trong tế bào chất quy định lại giống với cừu cho tế bào trứng.

+ Tuổi thọ của cừu nhân bản thường thấp hơn so với cừu sinh ra bằng phương pháp tự nhiên

 Vậy có 1 ý không đúng là 1.

Câu 33: Đáp án C Câu 34: Đáp án B

Các phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật là:

(2), (3).

Câu 35: Đáp án D

(19)

- Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen bao gồm các bước theo thứ tự là:(1)→(3)→(2)→(4)→(5)

Câu 36: Đáp án A

Phương án A sai vì phôi là hợp tử nên kiểu gen thường không giống mẹ. Các phương án còn lại đều đúng.

Câu 37: Đáp án B

Các giống được tạo bằng công nghệ gen là: (1),(5),(7),(10) (2) được tạo ra nhờ lai giống tứ bội với lưỡng bội

(8) là công nghệ tạo giống có ưu thế lai.

(4) là nhân bản vô tính (công nghệ tế bào) (3) là được tạo bằng công nghệ tế bào.

(6)(9) : công nghệ gây đột biến.

Câu 38: Đáp án B

Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến là B.

Câu 39: Đáp án A

Trong các thành tựu trên, các thành tựu 1, 4, 5 là những thành tựu của công nghệ gen.

(2) là thành tựu của công nghệ tế bào

(3) là thành tựu của phương pháp gây đột biến

(6) là thành tựu của phương pháp lai tạo giống mới dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Câu 40: Đáp án C

Phương pháp nuôi cấy mô - Cách tiến hành:

+ Nuôi cấy tế bào thực vật 2n trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để hình thành mô sẹo.

+ Bổ sung hoocmon kích thích sinh trưởng để phát triển thành cây hoàn chỉnh.

- Ứng dụng: nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu thế lai.

Xét các phát biểu của đề bài:

(20)

Phát biểu 1: Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống. Phát biểu này đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô, chỉ từ 1 mô ban đầu có thể tạo được rất nhiều cơ thể giống nó, do đó sẽ tiết kiệm được diện tích nhân giống.

Phát biểu 2: Tạo được nhiều biến dị tổ hợp. Phát biểu này sai vì ở phương pháp nuôi cấy mô, các cơ thể tạo ra đều có kiểu gen giống nhau và giống với cơ thể ban đầu. Do vậy không tạo ra biến dị tổ hợp.

Phát biểu 3: Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. Phát biểu này đúng.

Phát biểu 4: Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Phát biểu này đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân nhanh các giống quý hiếm từ giống quý hiếm ban đầu.

Vậy các phát biểu 1, 3, 4 đúng.

Câu 41: Đáp án D Câu 42: Đáp án A Câu 43: Đáp án A Câu 44: Đáp án A

Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với thực vật và vi sinh vật, ít áp dụng với động vật vì động vật có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp

Câu 45: Đáp án A

Tương quan giữa Auxin/Xitokinin điều tiết sự phát triển của mô trong nuôi cấy mô thực vật.

- Khi ưu thế nghiêng về auxin, mô callus ra rễ.

- Khi ưu thế nghiêng về xitokinin, chồi xuất hiện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến hình thái của phôi như phôi có nhiều mảnh vụn tế bào, phôi có kích thước các phôi bào không đồng đều, phôi bào đa nhân, phôi có số

Do đó mà các thiết bị tham gia vào mô hình này sẽ được hưởng lợi từ việc mô hình huấn luyện được học từ nh iều nguồn dữ liệu từ khác nhau , giúp đưa ra kết quả,

- Mỗi phôi được tạo thành phát triển thành nhiều con non: Để tăng nhanh số lượng một số loài động vật quý hiếm vốn chỉ đẻ một con trong một lứa, người ta gây đa

Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi → cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau → nhiều con có kiểu gen giống nhau.. *

Thực hiện dưới sự kiểm tra và ghi nhận đủ thông tin quản lí từng phôi.. Định hướng các tế bào TE

Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu theo dõi dọc nào tại Việt Nam, đánh giá hiệu quả các quy trình trữ lạnh thông qua các tiêu chí:tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ

Với thành phần tỉ lệ các hợp chất, điều kiện nuôi cấy như trên, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy thành công dòng tế bào gốc phôi chuột trong

Từ những hạn chế đó, nhằm mong muốn tăng khả năng linh hoạt của việc sử dụng thiết bị điện và giảm được số lượng của các modul phát RF, bài báo đã đưa ra giải pháp