• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cách phòng các bệnh về đường tiêu hóa

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cách phòng các bệnh về đường tiêu hóa"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

7 cách đơn giản, hiệu quả phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa

30

Th1

Bệnh đường tiêu hóa rất dễ xảy ra và có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống và cả những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh hay gặp nhất ở người già và trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, và thường phải dùng các loại thuốc Tây để điều trị. Từ những nguyên nhân này lâu ngày làm cho hệ tiêu hóa bị suy yếu khiến vi khuẩn có hại dễ xâm nhập, gây nên các bệnh về đường ruột. Đừng để đến lúc bác sĩ xác nhận rằng bạn đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa nghiêm trọng thì mới cuống cuồng tìm cách chữa trị. Cách phòng các bệnh về đường tiêu hóa không quá khó và bạn có thể thực hiện hàng ngày như: ăn uống đúng giờ, uống đủ nước, vận động tập luyện thể dục thể thao….

Cách phòng các bệnh về đường tiêu hóa

1. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Như thế nào là một thực đơn ăn uống lành mạnh? Cách để phòng các bệnh về đường tiêu hóa đơn giản nhất chính là: lựa chọn cho mình các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng tự nhiên như rau củ quả. Hạn chế các loại thịt đỏ, tránh các loại thức ăn công nghiệp, chứa nhiều hóa chất và đường tinh luyện như: thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm đông lạnh quá lâu, chế biến mất vệ sinh…

Bổ sung thêm chất xơ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh khác. Bên cạnh đó, các loại rau xanh còn có tính kiềm, duy trì tính kiềm yếu cho đường ruột, loại bỏ máu độc. Tốt nhất cho hệ tiêu hóa và sức khỏe có thể kể đến rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: đây là dưỡng chất cần thiết cho sự tái tạo của tế bào miễn dịch, những loại thực phẩm giàu kẽm giúp giảm tần suất và độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng. Kẽm có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng…

Ngoài ra, ở thực đơn hàng ngày, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại gia vị như tỏi, mật ong hoặc các loại thức ăn lên men chứa lợi khuẩn như sữa chua… chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống lại virus gây bệnh truyền nhiễm, điều hòa chức năng tiêu hóa, cân bằng môi trường axit – kiềm trong đường ruột…

(2)

Xem thêm: Bệnh đại tràng kiêng ăn gì để không bị tái phát?

2. Ăn đúng cách – Cách phòng các bệnh về đường tiêu hóa đơn giản nhất

Ăn như thế nào là đúng cách để giúp phòng các bệnh về đường tiêu hóa?

Nguyên tắc đầu tiên là phải ăn đúng bữa, bữa sáng không nên ăn sau 9h và bữa tối nên ăn trước 21h.

Bên cạnh việc ăn đúng bữa, bạn cũng cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ. Khi nhai càng lâu thì nước bọt tiết ra càng nhiều. Nước bọt đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa một phần thức ăn trong miệng và giúp trộn thức ăn ở dạ dày trước khi chuyển vào ruột non một cách trơn tru.

Tập trung khi ăn, nếu không tập trung chú ý vào bữa ăn, bạn rất dễ ăn quá nhiều và quá nhanh, điều này có thể dẫn đến đầy hơi hoặc khó tiêu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhai chậm và thưởng thức bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

(3)

Đừng quên tắt tivi và cất điện thoại cũng như các thiết bị di động khi ăn để có thể tập trung ăn và bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ cho dạ dày làm việc tốt hơn, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa.

3. Uống đủ lượng nước cần thiết

Một trong những cách để phòng các bệnh về đường tiêu hóa là cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước là một nguyên nhân phổ biến của chứng táo bón. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng này. Trong điều kiện thời tiết nóng bức hoặc người tập luyện thể dục – thể thao thì cần bổ sung một lượng nước nhiều hơn thế.

Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể cung cấp chất lỏng cho cơ thể bằng các loại trà thảo mộc và các loại đồ uống khác không chứa cafein.

Một cách khác để đáp ứng đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là ăn các loại trái cây và rau quả nhiều nước. Ví dụ như dưa chuột, bí xanh, cần tây, cà chua, dâu, bưởi và đào…

4. Tăng cường vận động thể chất, chơi thể thao thường xuyên

Tăng cường tập thể dục thể thao và vận động thể chất thường xuyên, phù hợp với sức khỏe sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Giúp thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế được nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa…

Cụ thể, việc tham gia các môn thể thao hoặc tập luyện thể dục vừa phải như đạp xe và chạy bộ, đi bộ nhẹ nhàng vừa có thể giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng. đồng thời khiến thời gian vận chuyển đường ruột tăng lên gần 30%. Mặt khác, mỗi ngày đi bộ 30 phút sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính. Ngoài ra, tập thể dục còn có khả năng chống viêm nhờ khả năng làm giảm các hợp chất gây viêm trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm ruột.

(4)

5. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress

Giữa ruột và não luôn có mối liên kết phức tạp. Căng thẳng, lo lắng, stress quá nhiều có thể gây hại cho ruột và sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Những tiêu cực ở não cũng sẽ tác động xấu đến ruột. Khi não ở trạng thái quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon khiến cho máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa.

Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích.

Kiểm soát căng thẳng bằng những bài tập yoga hoặc ngồi thiền. Đây là những phương pháp đã được chứng minh vừa giúp thư giãn đầu óc, thoải mái tư duy, vừa có tác dụng cải thiện các triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và các bệnh rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn nên thường xuyên giữ tinh thần thoải mái, vô tư, thư giãn… để cơ thể tiết ra hormone có lợi cho hệ tiêu hóa.

Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đơn giản nhất

6. Từ bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu như: Uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá những tác nhân gây hại rất lớn cho hệ tiêu hóa.

(5)

Hút thuốc: Thói quen xấu này cũng có liên quan đến loét dạ dày, khiến tình trạng viêm loét đại tràng hay ung thư đường tiêu hóa diễn tiến nặng hơn.

Uống rượu: Rượu làm tăng axit trong dạ dày dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày. Uống quá nhiều rượu còn gây xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột, và tổn hại đến vi khuẩn đường ruột có lợi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

GDKNS : Biết sự nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tiêu hóa và biết trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm , với gia đình và cộng đồng về cách phòng tránh bệnh

Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.. * BVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng bệnh và vận

Một số hình ảnh minh họa về việc dễ lây bệnh qua đường tiêu hóa... Một số hình ảnh minh họa về việc dễ lây bệnh qua đường

GDKNS : Biết sự nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tiêu hóa và biết trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm , với gia đình và cộng đồng về cách phòng

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn và uống, vận chuyển

Cã thÓ l©y lan nhanh thµnh dÞch, cã thÓ g©y chÕt ng êi. C ChØ nguy hiÓm víi ng êi

BIỂN ĐÔNG TRONG TƢƠNG LAI Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với nhiều nƣớc xung quanh khu vực biển Đông và theo cái cách mà Trung Quốc thiết lập và thực thi

- Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt rèn luyện thân thể hằng ngày để không bị các bệnh nêu trên... Quan sát