• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 53. Mặt Trăng A/ Câu hỏi đầu bài

Trả lời câu hỏi trang 183 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau?

Trả lời:

- Các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm:

+ Có hôm Trăng tròn.

+ Có hôm Trăng khuyết/ một nửa hình tròn/ hình lưỡi liềm.

+ Có hôm không nhìn thấy trăng.

- Chúng ta nhìn thấy Trăng có hình dạng khác nhau vì:.

+ Mặt Trăng có hình khối cầu.

+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu lại ánh sáng đó xuống Mặt Đất.

+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên vị trí của Mặt Trăng thay đổi sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu trên bề mặt Mặt Trăng khác nhau.

Vì vậy ở đứng ở Trái Đất ta sẽ nhìn thấy những hình dạng khác nhau của Mặt Trăng.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy 1. Mặt Trăng

2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

(2)

Trả lời câu hỏi 1 trang 184 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?

Trả lời:

Trăng nửa đầu tháng Trăng nửa cuối tháng

Giống nhau Đều là Trăng khuyết

Khác nhau Hình ảnh Trăng tròn dần khi tới giữa tháng

Hình ảnh Trăng khuyết dần khi tới cuối tháng

Trả lời câu hỏi 2 trang 184 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

Trả lời:

Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần, vì:

- Chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là hai tuần - Chuyển từ Trăng tròn đến không Trăng là hai tuần.

Tổng lại ta sẽ có từ không Trăng đến không Trăng tiếp theo là 4 tuần và ngược lại từ Trăng tròn đến Trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.

II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

Trả lời câu hỏi phần hoạt động trang 186 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

Trả lời:

Sơ đồ vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

(3)

Trả lời câu hỏi phần em có thể trang 186 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để đoán ngày Âm lịch trong tháng?

Trả lời:

- Nhìn thấy hình dạng Trăng tròn: ta đoán là ngày rằm (giữa tháng).

- Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng tròn dần là ngày đầu nửa tháng - Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng khuyết dần nữa là ngày đầu cuối tháng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang

- Mặt Trăng hình cầu và nó chuyển động quanh Trái Đất nên cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời sau đó là hai tuần chìm trong đêm

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên

Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các

Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời Trả lời câu hỏi trang 188 sgk Khoa học tự nhiên 6:?. Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

- Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự

a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng.. b) -