• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử lớp 5 Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước | Giải VBT Lịch sử lớp 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử lớp 5 Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước | Giải VBT Lịch sử lớp 5"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Câu 1 trang 15 Vở bài tập Lịch sử 5

:

Viết một đoạn văn về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Câu 2 trang 15 Vở bài tập Lịch sử 5: Em hãy giải thích tại sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó là vì: dựa vào Nhật và Pháp để cứu nước là điều không thể thực hiện được, vì Nhật và Pháp là hai nước chủ nghĩa đế quốc, cả hai đều muốn xâm lược Việt Nam

Câu 3 trang 15 Vở bài tập Lịch sử 5: Em thích nhất câu nói nào trong đoạn đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành và Tư Lê tại Sài Gòn? Giải thích vì sao em lại chọn câu đó?

Trả lời:

Em thích nhất câu nói: “- Đây, tiền đây – anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói – chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.”

(2)

Em thích và chọn câu nói này vì: đó là hành động yêu nước không ngại khó khăn, gian khổ, quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi kẻ thù xâm lược của Nguyễn Tất Thành.

Câu 4 trang 16 Vở bài tập Lịch sử 5: Các hình sau đây gợi cho em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào?

Hình 1. Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX

(3)

Hình 2. Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin (đầu thế kỉ XX) Trả lời:

Hình 1. Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX – nơi Nguyễn Tất Thành xuất phát ra đi tìm đường cứu nước.

Hình 2. Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin (đầu thế kỉ XX) – con tàu mà Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba (làm phụ bếp trên tàu) rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Câu 5 trang 16 Vở bài tập Lịch sử 5: Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước.

Trả lời:

Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, bôn ba mọi vùng đất, tài sản duy nhất và quý báu nhất của Bác lúc đó là hai bàn tay, đôi mắt và con tim, khối óc. Đôi bàn tay Người không bao giờ từ chối một công việc khó khăn nào, dù là cào tuyết dưới

(4)

trời đông giá lạnh hay vét bùn, bán báo, vẽ thuê, chụp ảnh…để kiếm sống và hoạt động cách mạng.

Câu 6 trang 17 Vở bài tập Lịch sử 5: Nêu tên và chép lại một đoạn lời bài hát hoặc bài thơ nói về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Trả lời:

Bài thơ: Người đi tìm hình của nước - Tác giả Chế Lan Viên

(Trích)

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 5: Biện pháp nào dưới đây được Bác Hồ lãnh đạo nhân dân ta thực hiện để chống “giặc đói”.. Lập hũ

Nhà máy Cơ khí Hà Nội lại được vinh dự đón Bác Hồ về thăm nhiều lần vì nhà máy luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây và

Câu 4 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 5: Qua lời kể của anh Nguyễn Viết Sinh (đoạn dẫn trong sách giáo khoa), em hãy cho biết một số khó khăn, gian khổ mà bộ đội và

- Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: đất nước đang khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ nhưng đều không thu được

Ông đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng,

Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.. Nguyễn Tất Thành khâm

Bài 1 trang 30 SGK Lịch sử 5: Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.. Sau đó thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt