• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 9, 10, 11 Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế | Giải VBT Lịch sử lớp 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 9, 10, 11 Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế | Giải VBT Lịch sử lớp 5"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Câu 1 trang 9 Vở bài tập Lịch sử 5: Sau khi kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, triều đình nhà Nguyễn có sự chia rẽ thành các phái:

a. Phái chủ hòa, chủ trương thương thuyết với Pháp.

b. Phái chủ chiến, chủ trương tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

- Theo em, Tôn Thất Thuyết thuộc phái nào?

Trả lời:

Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến, chủ trương tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

Câu 2 trang 9 Vở bài tập Lịch sử 5: Hãy sắp xếp các thông tin dưới đây sao cho phù hợp với diễn biến của sự kiện lịch sử bằng cách điền kí hiệu (A, B, C, D) vào ô trống.

A. Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.

B. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

C. Quân Pháp bối rối, ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại rồi tiến vào kinh thành Huế.

D. Giặc Pháp giả vờ mời Tôn Thất Thuyết đến họp để bắt ông.

(2)

Câu 3 trang 9 Vở bài tập Lịch sử 5: Sau khi rời khỏi kinh thành, vua Hàm Nghi đã ban Chiếu Cần vương.

a. Theo em, Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân ta làm gì?

b. Sự hưởng ứng Chiếu Cần vương của nhân dân ta đã trở thành phong trào khởi nghĩa lớn nhất cuối thế kỉ XIX, phong trào này có tên là gì? Bắt đầu từ năm nào?

Trả lời:

a. Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

b. – Phong trào khởi nghĩa lớn nhất cuối thế kỉ XIX là phong trào Cần vương.

- Bắt đầu từ năm 1885.

Câu 4 trang 10 Vở bài tập Lịch sử 5: Em hãy hoàn thành bảng sau:

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo khởi nghĩa

Địa điểm diễn ra khởi nghĩa

Ba Đình

Bãi Sậy

(3)

Hương Khê Trả lời:

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo khởi nghĩa

Địa điểm diễn ra khởi nghĩa

Ba Đình - Phạm Bành

- Đinh Công Tráng

Thanh Hóa

Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật Hưng Yên

Hương Khê Phan Đình Phùng Hà Tĩnh

Câu 5 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 5: Tại sao tên của các nhân vật lãnh đạo khởi nghĩa nêu ở câu 4 được đặt cho nhiều trường học, đường phố?

Trả lời:

Vì các nhân vật đó đều có công với đất nước, họ đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng phong trào Cần vương, cùng nhân dân chống lại giặc ngoại xâm.

Câu 6 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 5: Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Cần vương.

Trả lời:

- Phong trào Cần vương thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân.

- Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi và rộng khắp lúc bấy giờ.

- Là tiền đề cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp và giành thắng lợi sau này.

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 2 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 8: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét gì mới?... + Ở một số

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

☐ Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về. ☐ Hòa hoãn với giặc. Trả lời:.. a) Nhà Tống ráo

Trương Định đã ở lại làm chủ soái, chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân, cùng nhân dân chống thực dân Pháp.. Sau khi băn khoăn, cân nhắc giữa lệnh vua và ý dân ,

Trong sản xuất, các chiến sĩ cũng cùng nhân dân tạo ra nhiều lương thực, của cải vật chất phục vụ cho chiến đấu, góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh về

- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu: : chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc

Giải thích: Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành độc lập, tự chủ (do: ách nô dịch, áp bức, bóc lột của các

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ của người Việt đã bùng nổ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai