• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 48, 49, 50 Bài 22: Đường Trường Sơn | Giải VBT Lịch sử lớp 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 48, 49, 50 Bài 22: Đường Trường Sơn | Giải VBT Lịch sử lớp 5"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22. Đường Trường Sơn

Câu 1 trang 48 Vở bài tập Lịch sử 5

:

Đây là con đường huyền thoại

Điền thêm thông tin vào các câu sau:

- Được Trung ương Đảng, Bác Hồ quyết định mở vào năm:

- Với tên gọi:

- Tên gọi như vậy thể hiện ý chí:

Trả lời:

- Được Trung ương Đảng, Bác Hồ quyết định mở vào năm: 1959.

- Với tên gọi: Đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).

- Tên gọi như vậy thể hiện ý chí: độc lập, tự do và thống nhất tổ quốc.

Câu 2 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 5: Đánh dấu × vào ☐ trước ý sai.

(2)

Đường Trường Sơn có tên gọi khác là:

☐ Đường Hồ Chí Minh

☐ Đường Hồ Chí Minh trên biển.

☐ Đường 5 59.

Trả lời:

☒ Đường 5 59.

Câu 3 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 5: Đánh dấu × vào ☐ trước ý đúng.

Mục đích của việc mở đường Trường Sơn là:

☐ Để mở đường thông thương sang Lào và Cam-pu-chia.

☐ Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.

☐ Cả hai ý trên.

Trả lời:

☒ Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.

Câu 4 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 5: Qua lời kể của anh Nguyễn Viết Sinh (đoạn dẫn trong sách giáo khoa), em hãy cho biết một số khó khăn, gian khổ mà bộ đội và thanh niên xung phong đã trải qua trên đường Trường Sơn.

Trả lời:

- Bộ đội và thanh niên xung phong đã gùi gạo và xăng trên lưng (người nào cũng 40-50kg) đi luồn lách qua rừng núi, dùng bè mảng vượt qua sông sâu.

(3)

- Để tránh sự rình rập và kiểm soát của địch, có những lúc vượt qua đường cái, bộ đội còn phải chui qua cống hoặc trải ni lông trên mặt đường rồi vượt qua, không để lại dấu vết gì.

Câu 5 trang 50 Vở bài tập Lịch sử 5: Quan sát hình dưới đây:

Một góc nghĩa trang Trường Sơn

Nêu cảm nghĩ của em về sự biết ơn những người anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Trả lời:

Cứ mỗi giờ, mỗi phút trôi qua lại có người phải hi sinh vì chiến tranh. Có như vậy mới thấy chiến tranh ác liệt, mới thấy các chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do cho dân tộc nhiều đến thế nào. Những anh hùng ấy dù vô danh hay hữu danh đều rất đáng khâm phục và tự hào. Thông qua hình ảnh trên cho thấy lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người đi trước, trân trọng những thành quả mà họ dùng

(4)

xương máu để đổi lấy. Thế hệ trẻ ngày nay cũng cần thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ bằng cách học tập thật tốt, tiếp nối truyền thống chiến đấu quên mình bằng cách “chiến đấu dũng cảm” trong thời bình để xây dựng và bảo vệ độc lập vững bền.

Câu 6 trang 50 Vở bài tập Lịch sử 5: Em hãy ghi lại một đoạn lời bài hát hoặc bài thơ nói về đường Trường Sơn hay chiến sĩ Trường Sơn mà em biết.

Trả lời:

*Bài thơ:

“Không thể tin là em đã qua Nơi túi bom bay mù bụi đỏ

Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ Trời lô nhô thân gỗ cưa ngang”.

(“Niềm tin có thật” – Phạm Tiến Duật)

“Sâu thẳm những lối mòn chỉ vừa đặt bàn chân Sâu thẳm những mùa mưa dai dẳng

Sâu thẳm khát khao đếm từng giọt nắng Sâu thẳm những gì là thử thách hy sinh”

(Và những cánh rừng – Ngô Thế Oanh)

*Bài hát:

“Ơi cô gái Trường Sơn Bao đêm em đi mở đường Cho từng chuyến xe anh qua Vang giọng hát em ngân xa”

(“Đường Trường Sơn xa anh qua” – Văn Dung)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các câu tục ngữ trên được giải thích như sau:.. - Thẳng như ruột ngựa: Tính tình thẳng thắn, không lươn lẹo. - Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù có nghèo khổ, khó khăn hay

M: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch.. d) Địa điểm tham quan du lịch. b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt

☐ Dạy người ta phải tranh giành, không nhường nhịn đồng loại. ☐ Dạy người ta phải giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật. ☐ Dạy người ta thờ

Câu 3 trang 23 Vở bài tập Lịch sử 4: Hãy nêu việc làm để chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước.. - Chức quan trông coi

Lý Công Uẩn: lập nên nhà Lý; đổi tên nước là Đại Việt; dời kinh đô ra Thăng Long Lý Thường Kiệt: chỉ huy kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần hai. Trần Hưng

Câu 2 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 5: Biện pháp nào dưới đây được Bác Hồ lãnh đạo nhân dân ta thực hiện để chống “giặc đói”.. Lập hũ

Câu 3 trang 40 SGK Lịch Sử 6: Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà

Câu hỏi trang 55 SGK Lịch Sử 6: Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.. CÂU HỎI