• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 68,69

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hướng dẫn học sinh ôn tập (bài kiểm tra cuối kì 1 nhằm đánh giá một cách toàn diện những kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn của từng HS theo tinh thần tích hợp cả 3 phần: Văn, tiếng việt, tập làm văn trong một bài viết.

- Học sinh phải liên hệ, vận dung những kiến thức đã học.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Có kĩ năng nhận biết , vận dụng kiến thức - có kĩ năng xây dựng văn bản biểu cảm.

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp 3 phân môn trong bài kiểm tra học kì Ngữ văn.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo

- Năng lực tự quản bản thân..

II. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

1. Giáo viên:- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án

2. Học sinh:- Ôn tập khái niệm, cách làm văn biểu cảm. Chuẩn bị nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận:

- Kĩ thuật trình bày một phút:

- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

PHẦN I: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1) PHẦN VĂN BẢN: Các văn bản trọng tâm: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảnh khuya, Tiếng gà trưa.

- Tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác,

- Thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản(đoạn văn).

- Các hình cảnh chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa.

- Cảm nhận về chi tiết, nhân vật trong văn bản.

(2)

- Thông điệp của tác giả qua chi tiết/ đoạn văn….trong văn bản.

2) PHẦN TIẾNG VIỆT: Từ ghép, từ láy, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, điệp ngữ.

- Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

- Hiểu ý nghĩa, đặt câu.

- Viết được đoạn văn.

3) PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm - Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.

PHẦN II: BÀI TẬP THAM KHẢO a. Đọc hiểu

ĐỀ SỐ 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ...

a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

c. Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai?

d. Chỉ ra từ láy, từ ghép, được sử dụng trong đoạn văn trên?

e. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

ĐỀ SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, …bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2. Trong đoạn văn, người mẹ mong muốn điều gì?

Câu 3. Tìm ba câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về thầy cô, bạn bè và mái trường.

Câu 4. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em

(3)

có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một của em.

ĐỀ SỐ 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp quan hệ từ. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ mà em đã sử dụng trong đoạn văn.

II. Tạo Lập Văn Bản

* Viết đoạn văn

Đề 1. Cảm nhận về vai trò của nhà trường.

Gợi ý:

+ Trường học là một thế giới kì diệu về mọi mặt.

+ Trường học đêm đến cho con người tri thức khoa học.

+ Trường học dậy những bài học về đạo lí làm người.

+ Trường học là nơi lan tỏa tình cảm thầy trò, bạn bè.

+ Nhờ quá trình học tập tại trường học con người mới trưởng thành và trở thành người có ích.

Đề 2. Cảm nhận về vai trò của gia đình.

Gợi ý:

(4)

+ Là nơi ta được sinh ra, lớn lên và trải qua các giai đoạn của cuộc đời.

+ Là nơi nương tựa, che chở, bến đỗ của mỗi người.

+ Là nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người.

+ Là nơi hình thành nhân cách của mỗi thành viên.

* Tập làm văn

Đề 1. Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Đề 2. Cảm nhận về tình cảm bà cháu qua bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

DÀN Ý

Đề 1: Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu được cảm nhận chung về tác phẩm.

- Trích dẫn được bài thơ.

2. Thân bài:

* Khái quát về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ viết tại chiến khu Việt Bắc, năm 1947 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

* Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu:

- Cảnh đêm núi rừng Việt Bắc đặc sắc.

- Âm thanh tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng được so sánh như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào đầy ấm áp trong đêm khuya.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu.

- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa.

- Cảnh vật, thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ, gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

* Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng:

- Hình ảnh Bác không ngủ:

+ Bởi thiên nhiên quá đẹp.

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc.

- Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc . Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

- Hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

* Nêu được cảm nhận về những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ (thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ…)

3. Kết bài:

Nêu ấn tượng chung về giá trị của tác phẩm.

(5)

Đề 2. Cảm nhận về tình cảm bà cháu qua bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

1. Mở bài: Giới thiệu Tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng Gà trưa.

Nêu được ấn tượng về tình cảm bà cháu triong bài.

2. Thân bài: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa

* Những kỉ niệm đẹp về tình bà cháu:

- Trên đường đi hành quân, nghe tiếng gà gáy, người chiến sĩ nhớ đến người bà của mình.

- Những niêm vui nhỏ bé của cậu bé khi còn trẻ con.

* Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng về tình bà cháu:

- Hình ảnh người bà đã đi cùng với người chiến sĩ trên đường hành quân - Những kỉ niệm đẹp tiếp sức cho tâm hồn và quyết tâm của người chiến sĩ

- Tâm hồn trong sáng của người cháu va tấm lòng đầy ắp yêu thương của người bà dành cho cháu

- Tình cảm bà cháu đầy đẹp đẽ và yêu thương

3. Kết bài: Nêu ấn tượng của em về tình bà cháu trong tiếng gà trưa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kĩ năng: Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng, hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn, biết đặt câu với quan hệ từ.. 3.Thái

Câu 2: Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy Câu 3:Từ tình cảm của mẹ con bé Hồng trong đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn

Hoạt động yểm trợ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp: Các quyết định cơ bản. Đề ra nhiệm vụ, mục đích truyền thông, mục đích

Tìm ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời : - Người chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm vẫn tin vào thắng lợi của cách mạng, vui sống để tiếp tục chiến đấu ( như Bác Hồ

Để làm cầu bắt qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?. ta sử dụng vật

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm ở các vùng lân cận.. =>

- Yêu cầu đoạn văn viết phải nói được tình cảm của em đối với quê hương, có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa.. Đặt câu với mỗi