• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 45 : axit cacboxylic

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 45 : axit cacboxylic "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 45 : axit cacboxylic

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP 1. Định nghĩa

 Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

 Nhóm

||

C OH O

  được gọi là nhóm cacboxyl, viết gọn là COOH.

2. Phân loại

 Nếu nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử hiđro hoặc gốc ankyl thì tạo thành dãy axit no, mạch hở, đơn chức, công thức chung là CnH2n+1COOH, gọi là dãy đồng đẳng của axit fomic (HCOOH). Ví dụ : CH3COOH (axit axetic), CH3CH2COOH (axit propionic),...

 Nếu gốc hiđrocacbon trong phân tử axit có chứa liên kết đôi, liên kết ba thì gọi là axit không no, ví dụ CH2=CHCOOH, CHCCOOH,...

 Nếu gốc hiđrocacbon là vòng thơm thì gọi là axit thơm, ví dụ C6H5COOH (axit benzoic),...

 Nếu trong phân tử có nhiều nhóm cacboxyl (COOH) thì gọi là axit đa chức, ví dụ : HOOCCOOH (axit oxalic), HOOCCH2COOH (axit malonic),...

3. Danh pháp  Theo IUPAC,

tên axit cacboxylic =axit + tên của hiđrocacbon tương ứng + oic.

 Tên thông thường của các axit có liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng nên không có tính hệ thống.

Tên một số axit thường gặp

Công thức Tên thông thường Tên thay thế

HCOOH Axit fomic Axit metanoic

CH3COOH Axit axetic Axit etanoic CH3CH2COOH Axit propionic Axit propanoic

(CH3)2CHCOOH Axit isobutiric Axit 2-metylpropanoic CH3 (CH2 )3COOH Axit valeric Axit pentanoic

CH2=CHCOOH Axit acrylic Axit propenoic

CH2=C(CH3)COOH Axit metacrylic Axit 2-metylpropenoic

HOOCCOOH Axit oxalic Axit etanđioic

C6H5COOH Axit benzoic Axit benzoic II. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Cấu trúc

Nhóm –COOH được xem như hợp bởi nhóm cacbonyl ( >C=O) và nhóm hiđroxyl (OH) vì thế nó được gọi là nhóm cacboxyl. Tương tác giữa nhóm cacbonyl và nhóm hiđroxyl làm cho mật độ electron ở nhóm cacboxyl dịch chuyển như biểu diễn bởi các mũi tên.

a) Sự dịch chuyển mật độ electron ở nhóm cacboxyl b) Mô hình phân tử axit fomic

(2)

- nhóm –OH axit trở nên linh động hơn ở nhóm –OH ancol, phenol và phản ứng của nhóm

>C=O axit cũng không còn giống như của nhóm >C=O anđehit, xeton.

2. Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường, tất cả các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn. Điểm sôi của các axit cacboxylic cao hơn của anđehit, xeton và cả ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Nguyên nhân là do sự phân cực ở nhóm cacboxyl và sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử ở axit cacboxylic.

Mỗi axit cacboxylic có vị chua riêng biệt, thí dụ axit axetic có vị chua giấm, axit xitric có vị chua chanh, axit oxalic có vị chua me, axit tactric có vị chua nho...

III.TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế

Do mật độ electron ở nhóm OH dịch chuyển về phía nhóm C=O, nguyên tử H của nhóm OH trở nên linh động nên axit cacboxylic điện li không hoàn toàn trong nước theo cân bằng :

  2 3   R COOH H O H O R COO

Axit cacboxylic là những axit yếu. Tuy vậy, chúng có đầy đủ tính chất của một axit như : làm hồng quỳ tím, tác dụng với kim loại giải phóng hiđro, phản ứng với bazơ, đẩy được axit yếu hơn ra khỏi muối.

 Trong các axit no đơn chức, axit fomic (R = H) mạnh hơn cả. Các nhóm ankyl đẩy electron về phía nhóm cacboxyl nên làm giảm lực axit :

HCOOH > CH3COOH > CH CH3 2COOH

>

CH [CH ]3 2 4COOH

 Các nguyên tử có độ âm điện lớn ở gốc R hút electron khỏi nhóm cacboxyl nên làm tăng lực axit. Ví dụ :

CH3COOH < ClCH2COOH < FCH2COOH 2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit

a. Phản ứng với ancol (phản ứng este hoá)

 Phản ứng của axit axetic với etanol xúc tác axit là phản ứng thuận nghịch CH3 C OH

O||

  + C2H5OH H ,t o CH3 C OC H2 5 O||

  + H2O

axit axetic etanol etyl axetat

Một cách tổng quát, phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol được viết như sau :

axit cacboxylic ancol este

Kết luận : Phản ứng exte hóa là phản ứng thuận nghich : Chiều thuận là phản ứng este hoá, chiều nghịch là phản ứng thuỷ phân este.

b. Phản ứng tách nước liên phân tử

Khi cho tác dụng với P2O5, hai phân tử axit tách đi một phân tử nước tạo thành phân tử anhiđrit axit. Ví dụ :

|| || 3

CH C O H H O C CH

O O

       2 5

2 P O

H O

 3 3

|| ||

CH C O C CH

O O

    , viết gọn là (CH3CO)2O

axit axetic anhiđrit axetic

3. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon

a. Phản ứng thế ở gốc no : Khi dùng P làm xúc tác, Cl chỉ thế cho H ở cacbon bên cạnh nhóm cacboxyl. Ví dụ :

(3)

CH3CH2CH2COOH + Cl2 P3 2

|

CH CH CHCOOH Cl

+ HCl

b. Phản ứng thế ở gốc thơm : Nhóm cacboxyl ở vòng benzen định hướng cho phản ứng thế tiếp theo vào vị trí meta và làm cho phản ứng khó khăn hơn so với thế vào benzen :

c. Phản ứng cộng vào gốc không no : Axit không no tham gia phản ứng cộng H2, Br2, Cl2… như hiđrocacbon không no. Ví dụ :

CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH + H2 Ni, to CH3[CH2]7CH2CH2[CH2]7COOH axit oleic axit stearic

CH3CH=CHCOOH + Br2 CH3CHBrCHBrCOOH

IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG 1. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

 Oxi hoá hiđrocacbon, ancol,… :

 Đi từ dẫn xuất halogen

C6H5CH3 o4

2 1)KMnO

H O,t

 2)H O3 C6H5COOH RX KCN RCN H O , t3 o RCOOH b. Trong công nghiệp : Axit axetic được sản xuất theo các phương pháp sau

Lên men giấm là phương pháp cổ nhất, ngày nay chỉ còn dùng để sản xuất giấm ăn :

Oxi hoá anđehit axetic trước đây là phương pháp chủ yếu sản xuất axit axetic :

Đi từ metanol và cacbon oxit, nhờ xúc tác thích hợp là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic :

CH3CH2OH + O2 Men giÊmo

25 30 C

CH3COOH + H2O

3 2

CH CH O 1O

  2 xt, to CH COOH3 CH3OH + CO xt, to CH3COOH

Vì metanol và cacbon oxit đều được điều chế từ metan có sẵn trong khí thiên nhiên và khí dầu mỏ nên phương pháp này cho axit axetic với giá hạ nhất.

2. Ứng dụng a. Axit axetic

Axit axetic được dùng để điều chế những chất có ứng dụng quan trọng như : axit cloaxetic (dùng tổng hợp chất diệt cỏ 2,4-D ; 2,4,5-T...), muối axetat của nhôm, crom, sắt (dùng làm chất cầm màu khi nhuộm vải, sợi), một số este (làm dược liệu, hương liệu, dung môi,...), xenlulozơ axetat (chế tơ axetat),...

b. Các axit khác

Các axit béo như axit panmitic (n-C15H31COOH), axit stearic (n-C17H35COOH),... được dùng để chế xà phòng. Axit benzoic được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, nông dược... Axit salixylic dùng để chế thuốc cảm, thuốc xoa bóp, giảm đau…

Các axit đicacboxylic (như axit ađipic, axit phtalic...) được dùng trong sản xuất poliamit, polieste để chế tơ sợi tổng hợp.

axit benzoic axit m-nitrobenzoic

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Bước 2: Dựa vào phương trình phản ứng hóa học để tính toán số mol các chất cần tìm.. Viết phương trình phản ứng hóa học

- Lưu ý, khi cho SO 2 hoặc CO 2 vào dung dịch kiềm tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được có thể là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai

+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.. + Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình  Số mol

Các kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học của kim loại có thể tác dụng được với dung dịch axit (như H 2 SO 4 loãng, HCl …) tạo thành muối và giải phóng H

a) Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị), không giải phóng khí hiđro. Axit H 2 SO 4 là

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua. b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)

* Giáo đục đạo đức:HS biết axit phản ứng với kim loại làm ăn mòn kim loại, axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại tạo ra các chất gây hại với môi trường như H 2 S, SO 2