• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 30 (mới 2022 + Bài Tập): Di truyền học với con người

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 9 Bài 30 (mới 2022 + Bài Tập): Di truyền học với con người"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 30: Di truyền học với con người

Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực chính như sau.

I. DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN

- Di truyền Y học tư vấn là một lĩnh vực chuẩn đoán Di truyền Y học hình thành trên cơ sở những thành tựu về Di truyền người và Di truyền Y học.

- Di truyền Y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu do các bệnh và tật di truyền ở đời sau.

II. DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Di truyền học với hôn nhân

Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định:

- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn: Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.

- Hôn nhân một vợ một chồng: Ở một quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến động địa chất và dịch bệnh lớn thì người ta thấy tỉ lệ nam/nữ ở độ tuổi kết hôn (18 – 35 tuổi) là 1 : 1.

(2)

Sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi

2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình

Dựa trên cơ sở di truyền học, kế hoạch hóa gia đình đặt ra một số tiêu chí như sau:

Tiêu chí Cơ sở khoa học

- Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn. Phụ nữ sinh con trong độ tuổi 25 đến 34 là hợp lí.

- Mang thai quá sớm, sự phát triển của cơ thể mẹ chưa hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và cơ thể mẹ.

- Mang thai quá muộn, sức khỏe của mẹ không đảm bảo và sẽ dễ phát sinh các đột biến di truyền xấu như hội chứng Đao,…

- Các lần sinh con không nên quá gần nhau.

Sinh con quá dày, quá đông sẽ hạn chế khả năng chăm sóc, nuôi dạy dẫn đến vòng xoáy đông con, đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu,…

- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở 1 – 2 con.

(3)

Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ

III. HẬU QUẢ DI TRUYỀN DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền:

- Ô nhiễm phóng xạ được tạo ra từ các vụ nổ trong vũ trụ hoặc do thử vũ khí hạt nhân,… gây ung thư máu, các khối u và các đột biến.

- Ô nhiễm các chất hóa học do sử dụng bừa bãi thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… hoặc do các chất hóa học trong chiến tranh làm tăng tần số đột biến NST ở người.

Nạn nhân chất độc màu da cam

→ Cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học, chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và tương lai.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Phát hiện số lượng DNA thừa hoặc thiếu: chẩn đoán lệch bội NST, vi mất đoạn, lặp đoạn < 100 kb. 

Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa - Con đường lây truyền: Thường lây qua quan hệ tình dục.. - Biện pháp

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. - Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ

- Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST → Trong chọn giống

+ Đồng sinh cùng trứng: là trường hợp một trứng thụ tinh với tinh trùng, sau đó trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử các tế bào tách nhau ra và phát

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN - Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của

Welleslly et al., Rare chromosome abnormalities, prevalence and prenatal diagnosis rates from population-based congenital anomaly registers