• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 29 (mới 2022 + Bài Tập): Bệnh và tật di truyền ở người

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 9 Bài 29 (mới 2022 + Bài Tập): Bệnh và tật di truyền ở người"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

- Tác nhân gây các bệnh và tật di truyền: Ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào.

- Cơ chế gây các bệnh và tật di truyền: Do đột biến gen và đột biến NST.

I. MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI 1. Bệnh Đao

- Đặc điểm di truyền: Người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21 → Có bộ NST dạng thể ba 2n + 1 (47 NST).

- Biểu hiện bên ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

- Về sinh lí: Bị si đần bẩm sinh và không có con.

2. Bệnh Tớcnơ (OX)

(2)

- Đặc điểm di truyền: Bệnh nhân Tớcnơ chỉ có 1 NST giới tính X → Có bộ NST dạng thể một 2n – 1 (45 NST).

- Biểu hiện bên ngoài: Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

- Về sinh lí: Chỉ khoảng 2% bệnh nhân Tớcnơ sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.

3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh

- Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra. Bệnh nhân có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.

(3)

- Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn gây ra. Bệnh này thường thấy ở con của những người bị nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

II. MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI

- Một số tật di truyền ở người xảy ra do đột biến NST: Tật khe hở môi – hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn chân mất ngón và dính ngón, bàn tay nhiều ngón.

(4)

- Một số tật di truyền ở người xảy ra do đột biến gen trội là: xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón.

III. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN - Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.

- Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp sau:

+ Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.

+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa - Con đường lây truyền: Thường lây qua quan hệ tình dục.. - Biện pháp

* Khi môi có lactozơ : Lactose liên kết làm mất cấu hình không gian của Prôtêin ức chế nên Prôtêin ức chế không hoạt động , vì vậy cụm gen cấu trúc hoạt động (

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. - Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ

- Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST → Trong chọn giống

+ Đồng sinh cùng trứng: là trường hợp một trứng thụ tinh với tinh trùng, sau đó trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử các tế bào tách nhau ra và phát

- Di truyền Y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của

Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi