• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9 Ngày soạn: 27/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Tập đọc

Tiết 17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài ( Người lao động là quý nhất).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật 3. Thái độ

- HS biết yêu lao động và quý trọng người lao động.

*HS có quyền được trao đổi, tranh luận và bảo vệ ý kiến riêng của mình. Có bổn phận thực hiện dúng nội quy của nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thơ em thích trong bài "Trước cổng trời" và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

? Hãy nêu nội dung chính cảu bài.

- GV nhận xét đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài : Trực tiếp 2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn

Đ1: Từ đầu ... Sống được không?

Đ2: Tiếp ... thầy giáo phân giải.

Đ3: Còn lại

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: Gọi HS đọc - GV sửa lỗi

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

(2)

phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2

? Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?

? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?

? Ý chính của đoạn 1 và 2 là gì?

- Gọi HS đọc đoạn 3

? Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

? Vậy nội dung chính của đoạn 3 là gì?

? Hãy chọn tên khác cho bài văn? và nêu lí do em chọn tên đó.

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng: Người lao động là quý nhất.

c, Đọc diễn cảm

- Yêu cầu 5 học sinh luyện đọc theo vai. Học sinh cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.

- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm đoạn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Quý, nam.

+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - giải nghĩa từ khó.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc - 1 hs đọc thành tiếng

+ Hùng: Lúa gạo quý nhất.

Quý: Vàng bạc quý nhất.

Nam: Thì giờ là quý nhất.

+ Hùng cho rằng lúa gạo là quý nhất vì con người không thể sống mà không ăn.

+ Quý cho rằng vàng là quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền là sẽ mua được lúa gạo.

+ Nam cho rằng thì giờ là quý nhất vì người ta thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

* Cuộc tranh luận về cái gì quý nhất? giữa 3 bạn Hùng, Quý, Nam.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua 1 cách vô vị.

* Kết luận của thầy giáo: Người lao động mới là quý nhất.

- Học sinh tiếp nối nhau nêu ý kiến.

+ Cuộc tranh luận thú vị.

+ Ai có lí.

+ Người lao động là quý nhất.

- Học sinh nêu, HS khác bổ sung.

- Học sinh nhắc lại.

- 5 học sinh đọc theo như sau:

Người dẫn chuyện, Hùng, Quý Nam, Thầy giáo.

- Cả lớp trao đổi, thống nhất về giọng đọc cho từng nhân vật.

(3)

+ GV đọc mẫu

+ Yêu cầu HS tìm cách đọc và các từ cần nhấn giọng.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

3, Củng cố dặn dò

? Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ HS luyện đọc cặp theo vai.

+ Đại diện các nhóm thi đọc

+ Các nhóm khác nhận xét bình chọn

- Học sinh: Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đang gặt lúa, ... Tranh vẽ khẳng định rằng: Người lao động là quý nhất.

--- Tiết 3: Toán

Tiết 41: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

3. Thái độ

- Xây dựng ý thức tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh bài tập SGK(45)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu.

- 2 hs lên chữa bài tập 2 (SGK/44) - 1 hs lên chữa bài tập 3 (SGK/44) - HS nhận xét

- 1 học sinh đọc: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.

- 1 học sinh làm bài vào bảng phụ, cả lớp

(4)

- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng lớp.

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.

- Gv nhận xét, chốt lại cách viết số đo độ dài dưới dạng STP.

* Bài tập 2: Làm bài cặp đôi

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Gv viết lên bảng: 315cm = … m và yêu cầu học sinh thảo luận để tìm cách viết 315cm thành số đo có đơn vị là m.

- GV nhận xét và hướng dẫn lại như cách làm SGK đã giới thiệu.

- GV yêu cầu học sinh làm bài.

- Gv chữa bài cho học sinh.

* Lưu ý: Để viết nhanh số đo độ dài dưới dạng STP ta có thể dựa vào đặc điểm: Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1 chữ số trong số đo độ dài.

Ví dụ:

Phân tích 315cm ta được: 3 1 5 m dm cm

Vậy 315cm = 3,15m.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng lớp.

- Gv nhận xét, chốt lại cách viết số đo độ dài dưới dạng STP

* Bài tập 4: Làm bài cá nhân

làm bài vào vở ôli.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, 35m 23cm = 35,23m b, 51dm 3cm = 51,3dm c, 14m 7cm = 14,07m

- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở, kiểm tra cho nhau.

- Học sinh: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.

- Học sinh thảo luận, sau đó 1 số học sinh nêu ý kiến trước lớp.

315cm = 3,15 m

- Học sinh nghe GV hướng dẫn cách làm.

- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, các học sinh khác làm bài vào vở ôli.

- Học sinh chữa bài vào vở nếu sai.

234cm = 200cm + 34cm = 2m 34cm

= 2 10034 m = 2,34m

506cm = 500cm + 6cm = 5m 6cm = 51006 m = 5,06m

34dm = 30dm + 4dm = 3m 4dm = 3 104 m = 3,4m

- 1 học sinh đọc: Viết các số đo sau dưới dạng STP có đơn vị là ki - lô - mét.

- 1 học sinh làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở, kiểm tra cho nhau.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

a,3km245m=31000245 km = 3,245km b,5km34m= 5

1000

34 km = 5, 034km c,307m = 1000307 km = 0,307km - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 bàn học sinh quay lại với nhau thành

(5)

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm trao đổi, làm bài.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nêu cách làm.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả và cách làm đúng.

3, Củng cố dặn dò - GV nêu câu hỏi:

? Nêu cách viết số đo độ dài dưới dạng STP?

- GV nhận xét tiết học Dặn dò

1 nhóm, cùng trao đổi làm bài tập.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài vào bảng nhóm.

- Các nhóm dán bài lên bảng, đại diện nhóm đọc kết quả và nêu cách làm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh dưới lớp chữa bài vào vở.

a, 12,44m = 1210044 = 12m 44cm b, 7,4dm = 7

100

4 dm =7dm 4cm c,3,45km= 31000450 km = 3km 450m = 3450m

d,34,3km=34

1000

300 km=34km300m = 34300m - 2 HS trả lời

+ Để viết nhanh số đo độ dài dưới dạng STP ta có thể dựa vào đặc điểm: Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1 chữ số trong số đo độ dài.

--- Tiết 4: Khoa học

Tiết 17: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.

2. Kỹ năng : Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,

…Biết phân tích, so sánh rút ra nội dung bài học.

3. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.

(6)

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS

- Kĩ năng thể hiện cảm thông chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV/

AIDS

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trong SGK/36, 37.

- Phiếu học tập ghi sẵn 1 số tình huống.

- Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phonhg tránh HIV/AIDS III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động cảu học sinh A - Kiểm tra bài cũ

? HIV/ AIDS là gì?

? HIV có thể lây truyền qua những con đường nào?

? Chúng ta làm gì để phòng tránh HIV/

AIDS ?

- Gv nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2, Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: HIV/AIDS không lây qua 1 số tiếp xúc thông thường

a, Mục tiêu

- Xác định các hành vi tiếp xúc thông tường không lây nhiễm HIV

b, Cách tiến hành

? Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS?

- Gv ghi nhanh những ý kiến của học sinh lên bảng.

- 3 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- Học sinh trao đổi theo cặp tiếp nối nhau phát biểu.

Những hoạt động không có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

+ Bơi ở bể bơi công cộng + Ôm, hôn má

+ Bắt tay + Bị muỗi đốt.

+ Ngồi học cùng bàn.

+ Khoác vai.

+ Dùng chung khăn tắm + Nói chuyên;

+ Uống chung li nước;

+ Nằm ngủ bên cạnh;

+ Ăn cùng mâm cơm;

+ Dùng chung nhà vệ sinh; …

- Học sinh hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.

(7)

- GV kết luận: Những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS.

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

"HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường" như sau:

+ GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.

+ Yêu cầu học sinh đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 và phân vai diễn lại tình huống "Nam, Thắng, Hùng đang chơi bi thì bé Sơn đến xin chơi cùng. bé Sơn bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang nên Hùng không muốn cho bé Sơn chơi cùng. Theo em, lúc đó nam và Thắng phải làm gì?".

- Gọi nhóm học sinh lên diễn kịch.

- GV nhận xét, khen ngợi từng nhóm

* Hoạt động 2: Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.

a, Mục tiêu

- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.

- KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS - KNS: Kĩ năng thể hiện cảm thông chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV/ AIDS

b, Cách tiến hành

+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3 trong SGK/36, 37, đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi "Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử như thế nào? vì sao?"

- 2 đến 3 nhóm lên diễn kịch, các nhóm theo dõi bình chọn nhóm diễn hay nhất, có kịch bản sáng tạo.

- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình.

- Tranh 1: Các bạn đang chơi bi thì một em bị nhiễm HIV đến xin chơi cùng các bạn đồng ý.( Đúng)

- Tranh 2 : Hai chị em đang dỗ nhau đừng buồn vì bố mẹ bin nhiễm HIV nên bị các bạn xa lánh.(Sai)

- Tranh 3: Các bạn đang nghe tâm sự của một bạn có mẹ bị nhiễm HIV. Cac bạn tỏ ra rất cảm thông. (Đúng)

- Tranh 4: Các bạn đang tham gia diễn

(8)

? Qua ý kiến của các bạn, em rút ra điều gì?

* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ý kiến a, Mục tiêu

- Luôn vận động tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ

b, Cách tiến hành

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như sau:

+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.

+ Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?

Tình huống 1: lớp em có 1 bạn mới xin chuyển đến. Bạn rất xinh xắn nên lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn. Khi biết bạn bị nhiễm HIV mọi người đều thay đổi thái độ vì sợ lây. Em sẽ làm gì khi đó?

Tình huống 2: Em và các bạn đang chơi bịt mắt bắt dê thì Nam đến xin chơi cùng. Nam đã bị nhiễm HIV từ mẹ. Em sẽ làm gì khi đó?

- Gv nhận xét chốt lại cách giải quyết hợp lí nhất

3, Củng cố dặn dò

? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ?

? Làm như vậy có tác dụng gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

đàn. Đây là ssan chơi có ích. Đó là thái độ cảm thông chia sẻ.(Đúng )

- Học sinh tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.

+ Không nên xa lánh

+ Cần thể hiện sự cảm thông chia sẻ

- Học sinh nêu, bàn bạc và thống nhất:

Trẻ em cho dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. Họ rất cần được sống trong tình yêu thương, sự san sẻ của mọi người..

+ Em sẽ động viên bạn đừng buồn, rồi mọi người sẽ hiểu. Em sẽ nói với các bạn trong lớp là bạn cũng như chúng ta, đều cần có bạn bè, được học tập, vui chơi. bạn ấy đã chịu rất nhiều thiệt thòi. Chúng ta nên cùng giúp đỡ bạn.

HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường.

+ Em sẽ nói với các bạnHIV không lây nhiễm qua đường tiếp xúc này. Nhưng để tránh khi chơi bị ngã trầy xước chân tay, chúng ta hãy cùng Nam chơi trò chơi khác.

- 2 học sinh trả lời.

+ Không nên xa lánh

+ Cần thể hiện sự cảm thông chia sẻ - Để giúp họ có thêm nguồn động viên tinh thần.

---

(9)

Ngày soạn: 28/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017 Tiết 1: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Chính tả (Nhớ - viết )

Tiết 9: TIẾNG ĐÀN BA - LA - LAI - CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ ng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhớ - viết lại đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba -la- lai- ca trên sông Đà - Viết chính xác, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ, theo thể thơ tự do.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ kẻ sẵn bảng:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động cảu học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu học sinh tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên, uyêt.

? Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên bảng?

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét đánh giá B - Bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs nghe - viết a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ.

? Bài thơ cho em biết điều gì?

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: ba - la - lai - ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ, …

- 1 hs làm trên bảng lớp - cả lớp viết vào vở.

- 2 học sinh trả lời

- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.

+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.

- 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

(10)

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

- GV hướng dẫn cách trình bày:

? Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?

? Trình bày bài thơ như thế nào?

? Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?

c, Viết chính tả

- GV nhắc nhở học sinh cách trình bày.

- Yêu cầu học sinh viết bài.

- Yêu cầu học sinh soát lỗi.

d, Đánh giá, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

* Bài tập 2 : SGK (86)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm việc trong nhóm, trao đổi thảo luận để hoàn thành bài.

- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu. Học sinh các nhóm khác bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa tìm được. GV ghi nhanh lên bảng các từ học sinh bổ sung.

- Yêu cầu học sinh đọc phiếu trên bảng.

* Bài tập 3: SGK (87)

- HS nhận xét bài trên bảng.

- Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi để rút ra cách trình bày bài thơ.

+ Bài thơ có 3 khổ thơ, giữa mỗi khổ thơ dể cách 1 dòng.

+ Lùi vào 1 ô, viết chữ đầu mỗi dòng thơ.

+ Trong bài thơ những chữ đầu dòng thơ và tên riêng Nga, Đà phải viết hoa.

- HS lắng nghe, ghi nhớ để trình bày đúng.

- Học sinh nhớ lại và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc trước lớp.

- 1 học sinh làm bài trong nhóm, tìm từ viết vào bảng nhóm.

- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung các từ không trùng lặp.

VD:

+La –na: la hét – nết na; con la – quả na; la bàn- na mở mắt

+ Lẻ - nẻ: lẻ loi – nứt nẻ; tiền lẻ-nẻ mặt.

+ Lo – no: lo lắng – ăn no; lo nghĩ-no nê;...

+ Lở - nở: đất nở - bột nở; lở loét – nở hoa.

- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp viết vào vở.

(11)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài - Tổ chức học sinh thi tìm từ tiếp sức.

- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc

- Gọi học sinh đọc lại các từ tìm được

4, Củng cố dặn dò- Áp dụng lớp học thông minh- Khảo sát

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- 1hs đọc thành tiếng trước lớp.

- Học sinh tham gia trò chơi"Thi tìm từ tiếp sức" dưới sự điều khiển của GV.

- 1 học sinh đọc thành tiếng. Học sinh cả lớp viết vào vở.

VD: la liệt, la lối, lả lướt, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lặng lẽo, lập lòe, lung linh, lanh lợi, lam lũ...

--- Tiết 3: Toán

Tiết 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.

- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo khối lượng thường dùng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.

3. Thái độ

- Hăng say giải toán.

- Xây dựng ý thức tự giác làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2, Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng

a, Bảng đơn vị đo khối lượng . - Gv kẻ bảng đơn vị đo khối lượng

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 2 (VBT/52) - 1 hs lên bảng chữa bài tập 4(VBT/52) - Học sinh nhận xét

- 1 học sinh nêu trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.

(12)

- GV gọi 1 học sinh viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng.

b, Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.

? Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki - lô - gam và héc - tô - gam, giữa ki - lô gam và yến? (học sinh trả lời thì GV viết vào bảng)

- GV hỏi tương tự với các đơn vị?

Em hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau?

c, Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.

- Gv yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa tấn với ki - lô - gam, giữa tạ với ki lô gam.

d, Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng STP.

GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

5tấn132kg = …tấn - Cho HS nêu cách làm.

4, Luyện tập bài tập SGK (45, 46)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- 1 học sinh viết bảng

- Học sinh nêu: 1kg = 10hg =

10 1 yến

- Học sinh nêu; Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng 101 (0,1) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.

1tấn = 10 tạ ; 1tấn= 1000kg;

1tạ = 100kg 1kg =

1000

1 tấn = 0,001 tấn 1 tạ =101 tấn = 0,1 tấn 1kg = 1001 tạ =0, 01tạ

- Học sinh lớp trao đổi tìm cách làm.

- 1 số học sinh nêu cách làm của mình trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Học sinh cả lớp thống nhất cách làm.

5tấn132kg = 51000132 tấn = 5,132tấn.

Vậy 5tấn 132kg = 5,132tấn

- 1 học sinh: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.

- Cả lớp làm bài vào vở , 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Hs đọc bài – HS nhận xét - 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

(13)

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách viết các số đo khối lượng dưới dạng STP.

* Bài tập 2 : Làm bài cặp đôi - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách làm bài.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài .

- Gọi nhóm làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng và trình bày kết quả, hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

3, Củng cố dặn dò

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết số đo khối lượng dưới dạng STP.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

a, 4 tấn 562kg = 4,562 tấn b, 3 tấn 14 kg = 3,014 tấn c, 12 tấn 6kg = 12,006 tấn d, 500 kg = 0,5 tấn.

- 1 hs đọc : Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.

- 1 cặp làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ô ly.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, có đơn vị là kg:

2kg 50g = 2, 05 kg 45kg 23 g = 45, 023 kg

10 kg 3g = 10, 003 kg ;500 g = 0,5 kg b, Có đơn vị đo là tạ

2tạ 50kg = 2,5 tạ; 3tạ 3kg = 3, 03 tạ 34kg = 0,34 tạ; 450 kg = 4,5 tạ - 1 HS đọc bài

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly - Đọc bài nhận xét chữa bài

Bài giải

30 ngày 1 con sư tử ăn hết số kg thịt là:

30 x 9 = 270 (kg)

30 ngày 6 con sư tử ăn hết số tấn thịt là : 270 x 6 = 1620( kg)

Đổi 1620 kg = 1,62 tấn

Đ áp số : 1,62 tấn thịt - 2 học sinh nhắc lại.

+ Để viết nhanh số đo khối lượng dưới dạng STP ta có thể dựa vào đặc điểm:

Mỗi đơn vị đo khối lượng tương ứng với 1 chữ số trong số đo khối lượng.

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ đề thiên nhiên; biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa bầu trời.

2. Kĩ năng

(14)

- Chọn lọc một số từ ngữ gợi tả , gợi cảm khi viết văn miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác xây dựng bài.

* GDMT: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý gắn bó với môi trường sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ nhiều nghĩa mà em biết.

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi:

? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD - GV nhận xét, đánh giá

B - Dạy bài mới 1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

* Bài tập 1

- Gọi hs đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.

* Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu học sinh hoạt động trong nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập. Tìm các từ miêu tả bầu trời.

- Gọi nhóm làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng, đọc bài. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, kết luận từ ngữ đúng.

- 3 hs lên bảng đặt câu.

- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.

- 2 hs đọc tiếp nối từng đoạn (2 lượt) thành tiếng trước lớp.

+ Học sinh 1: Tôi cùng bọn trẻ … nó mệt mỏi.

+ Học sinh 2: Những em khác … hay ở nơi nào.

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 4 học sinh cùng trao đổi thảo luận, viết kết quả thảo luận. (một nhóm viết vào bảng phụ, các nhóm khác viết vào vbt).

- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ Những từ ngữ thể hiện sự so sánh:

Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá:

mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

(15)

* Bài tập 3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gv gợi ý: Em viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp ở quê em sử dụng những từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá.

- Gọi 2 học sinh viết trên bảng phụ dán lên bảng, đọc đoạn văn.

- Gọi học sinh đọc đoạn văn của mình. GV chú ý sửa lỗi cho học sinh.

- GV nhận xét, đánh giá.

3, Củng cố dặn dò

? Qua bài em thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên sống xung quanh chúng ta ntn?

- GV liên hệ GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên sống.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò:

+ Những từ ngữ khác tả bầu trời: Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 học làm vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập.

- Hs lắng nghe

- 2 học sinh dán bảng phụ , đọc bài. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- 3 đến 5 học sinh đọc đoạn văn của mình.

- HS nối tiếp nhau phát biểu: em thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên sống xung quanh chúng ta rất đẹp, với rất nhiều cảnh đẹp , thực vật động vật rất đa dạng phong phú.

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Bài 3: Không có việc gì khó

1.Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 5”, tr.13.

2.Thời gian: 80 phút 3.Địa điểm: Lớp học

4.Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A4; bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” (Sáng tác: Hoàng Hoà).

5.Các bước tiến hành

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Trò chơi: Ban nhạc đặc biệt

(16)

Cách chơi: Chơi theo nhóm, các nhóm chọn con vật để đóng giả (gà mái, gà con, gà trống). Khi quản trò hô đến tên con vật nào, lập tức nhóm đó phải phát ra tiếng kêu của con vật đó. (Gà con kêu “chíp chíp”; gà mái kêu “cục cục”; gà trống gáy:

“ò, ó, o, o”). Quản trò thay đổi các nhóm thực hiện liên tục để tạo thành bản nhạc đặc biệt. Để khó hơn, quản trò có thể vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó, nhưng lại nói tên con vật đóng vai của nhóm khác. Quản trò chỉ tay nhóm nào mà nhóm đó không phát ra tiếng kêu hoặc sai sẽ là đội thua.

Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút) -HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.14). HS cả lớp theo dõi.

- GV gọi HS đọc to bài đọc “Không có việc gì khó”.

- HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:

-GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.14, 15).

- GV gọi HS trả lời trước lớp.

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét, bổ sung.

Trả lời:

1.Từ Phi Chịt đến U Đon mỗi người phải mang theo: Hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, 10 kí gạo và một ống “cheo”

Trên đường đi, Thầu Chín và một số đồng chí gặp những khó khăn: Cây rừng đang rụng lá. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh.

2.Thầu Chín nói: “Thánh hiền đã dạy: Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên”, ý nói là dưới trời này không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người không kiên trì,... cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi...

3.Đôi chân Thầu Chín đã đi nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đưa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đường dài hơn 70km, Thầu Chín chỉ đi hết một ngày.

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi 5 (tr.15).

Tổ chức thảo luận

-GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS).

- Thống nhất ý kiến trong nhóm.

- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời:

1.Bốn câu thơ Bác đọc khẳng định chỉ cần lòng người kiên trì, cố gắng và chí hướng, quyết tâm thì dù việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành,...

(17)

Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (30 phút) Hoạt động cá nhân:

-GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1, 2 (tr.15).

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

- Gợi ý trả lời:

1.HS kể lại một khó khăn trong học tập và cuộc sống (ví dụ: một bài toán khó, một trò chơi khó,...) và hướng giải quyết của bản thân. (Có cố gắng giải quyết không? Giải quyết bằng cách nào? Kết quả đạt được là gì?).

2.HS nêu ra một mục tiêu muốn đạt được trong năm học tới; sử dụng các hình thức viết, vẽ tranh để thể hiện mục tiêu đó.

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi 3, 4 (tr.16).

Tổ chức thảo luận:

-HS làm việc theo từng cặp.

- Ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.

- Gợi ý trả lời:

- Chia s v i b n bên c nh v m c tiêu c a em trong n m h c t i v cùng nhauẻ ớ ạ ạ ề ụ ủ ă ọ ớ à xây d ng k ho ch theo m u:ự ế ạ ẫ

Họ tên Mục tiêu Thời gian Biện pháp Kết quả

mong Nguyễn Cải thiện kĩ

năng đọc, viết tiếng Anh

Từ... đến... – Ôn luyện – Hoàn thành

Văn A kiến thức xuất sắc nhiệm

– Làm nhiều môn học.

dạng bài tập – Điểm học – ... năm học đạt...

– Nghe băng, đĩa

– Nói chuyện với người nước ngoài,...

Trần Thị B

Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)

(18)

Tổng kết:

Trò chơi: Tìm ca dao, tục ngữ, thành ngữ có tính kiên trì, bền bỉ.

Cả lớp chia thành 4 dãy, mỗi dãy là một đội, mỗi đội lần lượt đọc một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính kiên trì, bền bỉ. Đội nào tìm được nhiều hơn là đội thắng cuộc.

--- Tiết 2: Âm nhạc

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Địa lý

Tiết 9: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam : Việt Nam là nước có nhiều dân tộc trong đó người kinh có số dân đông nhất; mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển và thưa thớt ở vùng núii; khoảng ắ dân số Việt Nam sống ở nông thôn.

2. Kỹ năng : Sử dụng bảng số liêu, biểu dồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.

3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

* MT : Ở đồng bằng thì đất chật người đông; ở miền núi thì cư dân thưa thớt… ( Liên hệ ). Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường (Sức ép của dân số với môi trường). ( Bộ phận )

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng số liệu về mật độ dân số của 1 số nước châu Á.

- Lược đồ mật độ dân số VN.

- Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của hs.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

? Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ĐNA?

? Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? Tìm 1 ví dụ cụ thể về hậu quả

- 2 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.

- Học sinh nhận xét.

(19)

của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.

B - Dạy bài mới

* Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước VN.

? Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

? Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?

? Kể tên 1 số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ?

? Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?

- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho học sinh.

- Cho học sinh chơi trò chơi.

+ Chọn 3 học sinh tham gia cuộc thi.

+ GV phát cho mỗi học sinh 1 số thẻ từ ghi tên các dân tộc Kinh, Chăm và 1 số dân tộc ít người trên cả 3 miền:

Bắc - Trung - Nam.

+ Yêu cầu lần lượt học sinh vừa giới thiệu về các dân tộc (tên, địa bàn sinh sống) vừa gắn thẻ từ ghi tên dân tộc đó vào vị trí thích hợp trên bản đồ VN.

- Gv tổ chức cho học sinh cả lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.

* Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam

- ? Em hiểu thế nào là mật độ dân số?

- Gv nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.

- Gv treo bảng thống kê . Bảng số

+ Nước ta có 54 dân tộc.

+ Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.

+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía bắc là: Dao, Mông, Thái, Mường, Tày, …

+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru- Vân Kiều, Pa - cô, Chứt, …

+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia - rai, Ê - đê, Ba - na, Xơ - đăng, …

- Các dân tộc VN là anh em một nhà.

- Học sinh chơi theo hướng dẫn của GV.

+ 3 học sinh lần lượt thực hiện bài thi.

+ Học sinh cả lớp làm cổ động viên.

- 1 vài học sinh nêu theo ý hiểu của mình.

(20)

liệu cho ta biết điều gì?

? So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số 1 số nước châu á?

? Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số VN?

- KL: Mật độ dân số nước ta là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.

* Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam

- Gv treo lược đồ . Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?

+ Chỉ trên lược đồ và nêu;

Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2.

? Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2?

? Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2?

? Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2?

3, Củng cố dặn dò

? Mật độ dân số đông có ảnh hưởng gì đến môi trường sống không và ảnh hưởng như thế nào?

- GV hệ thống lại nội dung bài.

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau

- Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của 1 số nước châu á.

- Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Cam - pu - chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số của Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.

+ Mật độ dân số VN rất cao.

Lược đồ mật độ dân số VN. Lược đồ cho ta biết sự phân bố dân cư ở nước ta.

+ Các thành phố lớn như HN, HP, TP HCM, và 1 số TP ven biển.

+ ĐBBB, ĐBNB, ĐB ven biển miền Trung.

+ Vùng trung du BB, 1 số nơi ở ĐBNB, ĐBVBMT, CNĐL, 1 số nơi ở MT.

+ Vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/km2.

- 1 số HS lên bảng chỉ các vùng dân cư theo mật độ,HS theo dõi .

- Có ảnh hưởng, lượng rác thải nhiều, khai thác tài nguyên bừa bãi...

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau ---

Ngày soạn: 29/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 1 tháng 11 năm 2017 Tiết 1: Tập đ ọc Tiết 18: ĐẤT CÀ MAU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu nội dung chính của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

2. Kĩ năng

(21)

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.

3. Thái độ

- Tự hào về đất nước và con người Việt Nam.

* GDMT: giúp HS hiểu môi trường sinh thái ở đấy mũi Cà Mau, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

* Giáo dục biển hải đảo:

- HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ; tranh ảnh về vùng đất Cà mau.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu:Trực tiếp

2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

Đ1: từ đầu … nổi cơn dông.

Đ2: tiếp …. Thân cây đước ...

Đ3: còn lại

- Gọi hs đọc chú giải trong SGK.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

? Mưa ở Cà mau có gì khác thường?

? Em hãy hình dung cơn mưa "hối hả"

là mưa như thế nào?

? Em hãy đặt tên cho đoạn văn này?

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải

+ Lần 2: HS đọc - GV sửa giọng đọc cho hs.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

* Miêu tả mưa ở Cà Mau

+ Là mưa dông rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh.

+ Là cơn mưa rất nhanh, ào đến như con người hối hả làm 1 việc gì đó khi sợ bị muộn giờ.

- Học sinh: Mưa Cà mau.

* Miêu tả cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.

(22)

? Cây cối trên đất Cà mau mọc ra sao?

? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

? Em hãy đặt tên cho đoạn 2?

? Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?

? Em hiểu "Sấu cản mũi thuyền" "hổ rình xem hát" nghĩa là thế nào?

? Em hãy đặt tên cho đoạn 3?

? Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà mau?

- GV chốt lại và ghi nội dung chính.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.

- Gv treo bảng phụ đoạn luyện đọc + GV đọc mẫu

+ Gọi hs đọc thể hiện

+ Yêu cầu hs luyện đọc diễn cảm theo cặp

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm học thuộc lòng đoạn 3 của bài thơ.

- GV nhận xét, 3, Củng cố dặn dò

? Thiên nhiên Cà mau có gì đặc biệt?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò

+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt. Cây bình bát, cây bần quây quần thành chòm, thành rặng. Đước mọc san sát.

+ Nhà cửa dựng dọc các bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

+ Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.

* Con người Cà Mau

+ Người dân Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, có tinh thàn thượng võ, thích kể và thích nghe kể những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.

+ "Sấu cản mũi thuyền" có nghĩa là cá sấu rất nhiều ở sông, "hổ rình xem hát"

trên cạn hổ lúc nào cũng rình rập. Nói như vậy để thấy được thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt.

* Tính cách người Cà Mau.

- Thiên nhiên Cà mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người dân Cà Mau.

- Vài hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp theo đoạn.

+ Hs lắng nghe, nêu chỗ GV ngắt, nghỉ, những từ ngữ Gv nhấn giọng.

- hs đọc thể hiện

+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm.

- 3 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3, cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.

- 2 hs nêu

(23)

--- Tiết 2: Kể chuyện

Tiết 9: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn .

2. Kĩ năng

- Biết kể tự nhiên, bằng lời kể của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện Cây cỏ nước Nam.

- Gv nhận xét B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn kể chuyện a, Tìm hiểu đề bài

- Gọi hs nhắc lại đề bài.

- GV hỏi: Các em đã đựoc học ở tiết trước về lại kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giờ học hôm nay các em tiếp tục kể câu chuyện theo yêu cầu đó.

- GV yêu cầu: Hãy kể tên câu chuyện mà em định kể hôm nay cho các bạn nghe.

- GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá lên bảng. Yêu cầu hs đọc.

b, Kể trong nhóm

- GV chia hs thành nhóm, yêu cầu từng em kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện của mình.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự cho

- 3 hs tiếp nối nhau kể chuyện - Hs nhận xét

- 2 hs đọc đề bài

- 4 hs tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.

- 35 hs tiếp nối nhau kể tên câu chuyện mình định kể.

- Học sinh quan sát, ghi nhớ.

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau.

(24)

điểm từng bạn trong nhóm.

- Gợi ý cho hs các câu hỏi trao đổi về nội dung truyện:

+ HS kể hỏi:

? Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?

? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

? Hành động nào cuả nhân vật làm bạn nhớ nhất?

+ HS nghe kể hỏi:

? Tại sao bạn chọn câu chuyện này?

? câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì?

? Bạn thích nhất chi tiết nào trong truyện?

c, Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của chuyện.

- Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp - Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Gv tổ chức cho hs bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

- Gv nhạn xét 3, Củng cố dặn dò

? Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?

- GV nhắc học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét - Hs bình chọn

- 2 học sinh trả lời:

+ Yêu quý thiên nhiên

+ Chăm sóc bảo vệ thiên nhiên + Chăm sóc vật nuôi

+ Không tàn phá rừng

+ Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện - Học sinh lắng nghe

--- Tiết 3: Toán

Tiết 43: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Giúp HS ôn lại mối quan hệ của một số đơn vị đo diện tích thường dùng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.

3. Thái độ

(25)

- HS có ý thức tự giác làm bài II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn nhưng để trống phần ghi tên các đơn vị đo và phần viết quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề:

- Áp dụng lớp học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ- LHTM

- BÀI KIỂM TRA

- GV nhận xét B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2, Ôn tập về các đơn vị đo diện tích a, Bảng đơn vị đo diện tích.

- Gv treo bảng đơn vị đo diện tích b, Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.

? Em hãy nêu mối quan hệ giữa mét vuông và đề - xi - mét vuông, giữa mét vuông và đề - ca - mét vuông?

(học sinh trả lời thì GV viết vào bảng)

1m2 = 100dm2 = 1001 dam2 vào cột mét vuông.

- GV hỏi tương tự với các đơn vị?

Em hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau?

c, Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng.

- Gv yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km2, ha (hm2 ) với m2. Quan hệ giữa km2 và ha

d, Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới

1m2 = 100dm2 = 1001 dam2

- Học sinh tiếp nối nhau trả lời.

- Học sinh nêu; Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng 1001 (0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.

- 1 số Học sinh lần lượt nêu trước lớp:

1km2=1000000m2 1ha = 10000m2 1km2= 100ha 1ha =

100

1 km2 = 0,01km2

(26)

dạng STP.

a, Ví dụ 1

- Gv nêu 3m2 5dm2= ….. m2

b, Ví dụ 2

- Gv tổ chức tương tự như trên 3, Luyện tập

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi HS đọc bài

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra - Gv nhận xét chốt lại nội dung bài

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách làm bài.

* Bài tập 3: Làm bài theo cặp - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp - Gọi đại diện các cặp báo cáo

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách làm bài

3, Củng cố dặn dò

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết

- Học sinh nghe yêu cầu của ví dụ.

- Học sinh thảo luận theo cặp để tìm cách làm.

3m25dm2= 31005 m2 = 3,05m2 Vậy 3m25dm2 = 3,05m2

- HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.

- 2 HS đọc bài

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a,17dm2 23cm2 = 17,23dm2 b, 2cm2 5mm2= 2,05mm2 c, 56dm2 = 0,56m2

d, 23cm2 = 0,23dm2.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Học sinh nêu:

- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, 1654m2 =0,1654 ha b, 500m2 = 0,5 ha c, 1 ha = 0,01 km2 d, 15 ha = 0,15 km2 - 1 hs đọc yêu cầu

- 2 cặp làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 cặp báo cáo

a, 5,34 km2 =510034 km2 =5m234ha =534 ha

16,5m2=1610050 m2=16m250dm2 - Học sinh chữa bài vào trong vở bài tập (nếu sai).

- 2 häc sinh nh¾c l¹i.

(27)

số đo diện tích dưới dạng STP.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

--- Tiết 4: Tập làm v ă n

Tiết 17: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. Trong thuyết trình tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.

2. Kĩ năng

- Biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng những người cùng tranh luận.

3. Thái độ

- Mạnh dạn, tự tin khi thuyết trình tranh luận.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin)

- Lắng nghe tích cựu( lắng nghe tôn trọng người cùng tranh luận) - Hợp tác ( Hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 3a viết sẵn vào bảng phụ.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 học sinh đọc phần mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.

- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài văn tả cảnh.

- GV nhận xét đánh giá.

B - Dạy bài mới 1, Giới thiệu bài

2, Hướng dẫn làm bài tập

* Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

? Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?

? Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV.

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 5 học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, Hùng, Quý, nam, thầy giáo).

+

Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Trên đời này cái gì quý nhất?

+ Hùng cho rằng quý nhất là lúa gạo,

(28)

? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?

? Thầy giáo muốn thuyết phục 3 bạn công nhận điều gì?

? Thầy đã lập luận như thế nào?

? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

? Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về 1 vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì?

* Bài tập 2

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài.

- GV gợi ý: Các em phải tìm được các lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình. Khi nói các em cần nói vừa đủ nghe, thái độ tôn trọng người nghe.

- Gọi học sinh phát biểu.

- Gv nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng học sinh.

* Bài tập 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

a, Yêu cầu học sinh hoạt động trong

Quý cho rằng quý nhất là vàng, Nam cho rằng quý nhất là thì giờ.

+ Bạn Hùng cho rằng chẳng có ai không ăn mà lại sống được, lúa gạo nuôi sống con người nên nó rất quý.

Bạn Quý cho rằng vàng bạc có thể mua được lúa gạo nên vàng bạc rất quý. Bạn Nam thì dẫn chứng thầy giáo thường bảo thì giờ quý hơn vàng bạc, vậy thì giờ là cái quý nhất.

+ Thầy giáo muốn ba bạn công nhận rằng: Người lao động mới là quý nhất.

+ Thầy nói rằng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có ai làm ra vàng bạc, lúa gạo và thì giờ cũng trôi qua vô ích.

+ Cách nói của thầy thể hiện thái độ tôn trọng người đang tranh luận (là học trò của mình) và lập luận rất có tình, có lí.

- Học sinh tiếp nối nhau nêu ý kiến của mình.

+ Phải hiểu biết về vấn đề.

+ Phải có ý kiến riêng.

+ Phải có dẫn chứng.

+ Phải biết tôn trọng người tranh luận.

- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc trước lớp.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.

- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

a, 2 bàn học sinh tạo thành 1 nhóm

(29)

nhóm để làm bài theo gợi ý sau: Các em cùng thảo luận, đánh dấu vào những điều kiện cần có khi tham gia tranh luận, sau đó xếp chúng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3,..Trao đổi tìm câu trả lời cho ý b.

- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV đánh dấu câu trả lời theo thứ tự ưu tiên vào bảng phụ.

b, Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?

- Gv ghi nhanh các ý kiến lên bảng.

3, Củng cố dặn dò

? Khi thuyết trình, tranh luận ta cần chú ý điều gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

cùng trao đổi làm bài.

+ Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

+ Phải có ý kiến riêng về vấn đè được thuyết trình, tranh luận.

+ Phải biết cách nêu lí lẽ, dẫn chứng.

- Học sinh lắng nghe.

b, HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

+ Thái độ ôn tồn vui vẻ.

+ Lời nói vừa đủ nghe.

+ Không nên nóng nảy.

+ Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.

+ Không nên bảo thủ, cố tình cho ý kiến của mình là đúng.

- 2 học sinh nêu.

--- Ngày soạn: 30/10/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 11 năm 2017 Tiết 1: Luyện từ và câu

Tiết 18: ĐẠI TỪ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nắm được khái niệm về đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế.

2. Kĩ năng

- HS bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.

3. Thái độ

- Có ý thức trong việc sử dụng đúng đại từ . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Đọc đoạn văn tả 1 cảnh đẹp ở quê em - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất. Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.. Khoảng ¾ dân số nước ta sống ở

Người Kinh sống dọc ven biển phía đông, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã; vùng gò đồi, vùng núi phía tây là nơi cư trú của người dân tộc ít

- Dân cư phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và mật độ dân số cao.. - Diện tích và sự phát triển kinh tế -

- Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn + Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông, chủ yếu là người

Phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng đến sử dụng lao động, khai thác tài nguyên - Vùng đồng bằng đất chật người đông gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, vấn đề

A. - Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm. - Độ cao của các cột cho chúng ta biết số lượng người trong các năm. Câu 2 trang 61 SBT Địa Lí 6: Dựa vào biểu đồ, tính

Những địa điểm tham quan nổi tiếng Tokyo: Tháp tokyo (Được mệnh danh là tháp Eiffel của Châu Á - Tháp Tokyo ở Nhật Bản là một trong những ngọn tháp có kết cấu thép tự