• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập tự luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Corona - Môn Ngữ Văn 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập tự luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Corona - Môn Ngữ Văn 6"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN I. Đọc - hiểu. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng…”(SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?

b) Trong đoạn văn trên ai là người kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?

II. Làm văn Câu 1:

a. Thế nào là so sánh? Cấu tạo của phép so sánh?

b. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) miêu tả quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.

Chỉ rõ câu văn đó.

Câu 2: Kể lại một lần em được đi chợ tết cùng mẹ.

(2)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN I. Đọc - hiểu (2 đ). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào?

b) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c) Nêu ý nghĩa của truyện mà em vừa nêu ở phần a.

II. Làm văn Câu 2. (2,0 điểm)

a) Bài ca dao sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài) b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi) Câu 3. (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

(3)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

I. Đọc - hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:( Từ câu 1 đến câu 3)

“Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

a. Bài học đường đời đầu tiên b. Sông nước Cà Mau c. Vượt thác d. Buổi học cuối cùng

Câu 2. Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên qua đoạn văn trên là bức tranh như thế nào?

a. Dịu dàng và mềm mại b. Ghê gớm và dữ dội c. Duyên dáng và yểu điệu d. Mênh mông và hùng vĩ Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng mấy lần phép so sánh?

a. Một lần b. Hai lần c. Ba lần d. Bốn lần

Câu 4. Chủ ngữ trong câu “Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt” là:

a. Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên b. Tôi

c. Lại say mê ngắm nhìn

d. Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt

Câu 5. Đâu là yếu tố nêu tên sự vật, sự việc được so sánh trong câu: Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh

a. Ngôi nhà b. Như c. Trẻ nhỏ d. Lớn lên với trời xanh

II. Làm văn

Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Tôi về, không một chút bận tâm.

b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản: Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài.

Câu 3:

Hãy viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

(4)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN SỐ 8(21/2/2020) I. Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.

“ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống, thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ.”

(Con hổ có nghĩa - Ngữ văn 6 tập1 )

1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là :

A. Miêu tả . B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. nghị luận.

2. Đoạn văn trên viết để nhằm mục đích gì ?

A. Miêu tả tâm trạng của bà đỡ Trần khi bị hổ bắt đi.

B. Ca ngợi hành động cao đẹp của hổ đực

C. Kể lại sự việc con hổ đực bắt bà đỡ Trần để đỡ đẻ cho con hổ cái.

D. Nêu cảm nghĩ về việc làm của hổ đực.

3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ?

A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ ba.

4. “ Đang lăn lộn ” là cụm từ gì ?

A. Cụm động từ B. Cụm tính từ. C. Cụm danh từ D. Không phải là cụm từ.

5. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu chỉ từ ?

A. Một chỉ từ. B. Không có chỉ từ nào. C. Hai chỉ từ . D. Ba chỉ từ.

6. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào ?

A. Kể theo thứ tự không gian. B. Kể theo thứ tự thời gian.

C. Kể theo nguyên nhân - kết quả. D. Kể theo thứ tự không gian, thời gian.

7. Truyện “Con hổ có nghĩa ” có ý nghĩa gì ?

A. Ca ngợi tình thương của hổ đực với hổ cái. B. Ca ngợi tình thương loài vật .

C. Đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người. D. Nêu lên một quan niệm sống.

8. Cấu tạo đầy đủ của một cụm danh từ gồm có mấy phần ?

A. Một phần . B. Hai phần. C. Ba phần . D. Bốn phần.

II. Làm văn Câu 1

a. Thế nào là phó từ? Có mấy loại phó từ?

(5)

b. Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản Sông nước cà Mau của Đoàn Giỏi.

Câu 3: Kể về một lần em mắc lỗi với bố mẹ.

(6)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

I. Đọc hiểu: Đọc kĩ các câu hỏi sau, chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm của mình.

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.

B. Những câu chuyện hoang đường.

C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.

D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.

Câu 2: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng” là gì?

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

Câu 3: Trong 4 cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

A. Từ phức và từ ghép. C. Từ phức và từ láy.

B. Từ ghép và từ láy. D. Từ phức và từ đơn.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?

A. Trò chuyện. B. Ra lệnh. C. Dạy học. D. Giao tiếp.

II. Làm văn Câu 1:

a) Ghi lại các từ mượn có trong câu dưới đây, cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nước nào?

Ông vua nhạc Pop Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in- tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

b) Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển.

- Cơm ăn ba bát sao no,

Kẻ về người ở sao cho đành lòng.

(Ca dao) - Nó rất ăn ảnh, chụp kiểu gì cũng đẹp.

- Đó là những kẻ chuyên ăn bám mà vẫn không biết xấu hổ.

- Học ăn học nói, học gói học mở.

(Tục ngữ) Câu 2:

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi mà em đã học.

Câu 3:

Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất về dịp nghỉ tết vừa rồi của em.

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết 5 số nguyên vào 5 đỉnh của một ngôi sao 5 cánh sao cho tổng của hai số tại hai đỉnh liền nhau luôn bằng -6..

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu 0,5đ) Câu 1: Động vật đới lạnh có đặc điểm gì để thích nghi với khí hậu của môi trường:.. Có lớp

Dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ Câu 2: Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần vì:.. Không

4. Việc cố gắng, phấn đấu trong học tập không phải vì lời khen hay phần thưởng đã thể hiện phẩm chất gì trong học tập, lao động ?.. Kết quả nào sau đây không phải là do

ÔN TẬP BÀI QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM2. Dựa trên kiến thức bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc giáo dục của

D) Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định Câu 3 : Môt người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc.

Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng và hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc.. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc

b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi...