• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Câu hỏi trang 196 sgk Địa Lí 12: Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm.

Trả lời:

thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm :

- Nhìn chung các vùng kinh tế trọng điểm đều có tỉ trọng các ngành kinh tế cao so với cả nước, chiếm 69% GDP cả nước (2005), 64,5% kim ngạch xuất khẩu, trong cơ cấu kinh tế thì công nghiệp xây dựng phát triển mạnh và chiếm >50%.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc :

+ Có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (11,2%) + Chiếm 18,9% GDP cả nước.

+ Trong cơ cấu GDP theo ngành: dịch vụ phát triển và chiếm 45,2%, tiếp đến là công nghiệp xây dựng (42,2%), nông-lâm- ngư nghiệp 12,6%.

+ Chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

+ Mức đóng góp cho GĐP cả nước là 18,9%.

+ Kinh ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (10,7%) nhưng thấp hơn so với hai vùng còn lại.

+ % GDP so với cả nước còn rất ít (5,3%)

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ và công nghiệp xây dựng khá phát triển (38,4% và 36,6%), nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng khá lớn (25%).

+ Chỉ chiếm 2,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng cao nhất so với hai vùng còn lại (11,9% năm 2005).

+ Đóng góp tỉ trọng cao trong % GDP cả nước, lên tới 42,7% (2005).

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ, chiếm 59%, tiếp đến là dịch vụ 33,2%, nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ (7,8%).

+ Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu cao nhất: 35,3%.

(2)

Hình 43.1. Vị trí và phân bố 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.

Câu hỏi trang 197 sgk Địa Lí 12: Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(3)

Trả lời:

- Vị trí địa lí:

+ Gồm 7 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15,3 nghìn km2, + Đây là vùng có nền kinh tế phát triển trong cả nước.

+ Nằm gần các vùng nguyên, nhiên liệu lớn (Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ).

+ Tiếp giáp biển giúp phát triển các ngành kinh tế biển và tạo điều kiện giao lưu kinh tế với khu vực và thế giới.

+Vùng có Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, là đầu mối giao vận tải của khu vực phía Bắc.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.

+ Đất phù sa màu mỡ với diện tích khá lớn tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Nguồn sinh vật biển phong phú tập trung ở ngư trường trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh giúp phát triển ngành thủy sản.

+ Khoáng sản: Than đá (Quảng Ninh), đá vôi, sét cao lanh,... cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng hàng đầu cả nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa đối với cả nước nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật khá hoàn thiện và đồng bộ. Có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua: quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết

(4)

mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân, sân bay quốc tế Nội Bài, đường sắt Thống Nhất.

+ Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước, nơi ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất.

+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

Hình 43.2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Câu hỏi trang 199 sgk Địa Lí 12: Hãy phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trả lời:

Vị trí địa lý:

+ gồm 5 tỉnh, thành phố với diện tích gần 28 nghìn km2.

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, thuận lợi cho giao lưu phát triển.

+ Là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Đà Nẵng: trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, thông tin liên lạc của cả nước.

(5)

Hình 43.3. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Các thế mạnh về tự nhiên:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn ⟶ thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển (đánh bắt nuôi trồng, du lịch, khoáng sản, du lịch, giao thông biển), là điều kiện thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Phát triển nông – lâm kết hợp, dải kinh tế theo chiều ngang: lâm nghiệp – nông nghiệp – thủy sản.

+ Một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp: than, sắt, graphit, titan, cát,...

(6)

- Trong tương lai ở đây sẽ hình thành các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và thị trường, phát triển các vùng sản xuất chuyên môn hóa, các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

- Dân cư và nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh

- Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Câu hỏi trang 200 sgk Địa Lí 12: Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trả lời:

- Vị trí địa lý:

+Nằm ở bản lề giữa Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

+ Có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn của nước ta, là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam (sân bay Tân Sơn Nhất, cảng TP. Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A…).

+Tiếp giáp với Cam-pu-chia thuanạ lợi cho trao đổi buôn bán.

+ Nằm gần ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế mở.

- Điều kiện tự nhiên

+ Tài nguyên đất (xám trên phù sa cổ), khí hậu cận xích đạo gió mùa, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Tài nguyên sinh vật biển phong phú tập trung ở ngư trường trọng điểm Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.

+ Khoáng sản: Quan trọng nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư đông, lao động dồi dào, tập trung nguồn lao động có chất lượng cao.

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển đồng bộ.

(7)

+ Chính sách của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước (riêng Đông Nam Bộ mỗi năm thu hút khoảng 50%

vốn đầu tư nước ngoài).

+ Vùng này tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

Hình 43.4. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 1 trang 200 sgk Địa Lí 12: Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

Trả lời:

Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trong điểm vì:

- Thực trạng kinh tế nước ta:

(8)

+ Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cần phải đầu tư có trọng điểm để tạo "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.

+ Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tuy phong phú đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa giữa các vùng, trong Nguồn đầu tư hạn chế nên không thể đầu tư dài trải mà phải hình thành nên các vùng có điều kiện thuận lợi nhất, đòi hỏi phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Viêc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm đêm lại hiệu quả cao về phát triển kinh tế - xã hội:

+ Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).

+ Lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài.

(9)

Hình 43.5. Các vùng kinh tế trọng điểm

(10)

Câu 2 trang 200 sgk Địa Lí 12: Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.

Trả lời

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

- Đầu thập kỉ 90 của TK XX gồm 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

+Từ sau năm 2000 đến trước 1/8/2008 vùng có thêm tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

+ Từ sau tháng 8/2008, sau khi Hà Nội mở rộng, vùng có tất cả 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hình 43.6. Vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong cả nước.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Đầu thập kỉ 90 của TK XX, gồm 4 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

+ Sau năm 2000 có thêm tỉnh Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

(11)

+ Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, gồm 5 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương.

+ Sau năm 2000 có thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

-Vùng trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2009 gồm 4 tỉnh gồm hành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 22 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.. Kể tên các vùng kinh

- Yêu cầu số 1: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa như túi ni lông, bao bì nhựa,… làm cho lượng rác khó phân hủy ngày càng tăng lên, gây ô nhiễm

Các hoạt động kinh tế mà học sinh phổ thông có thể tham gia tại làng gốm Bát Tràng là: hoạt động sản xuất (tham gia vào việc tạo hình các sản phẩm theo ý tưởng và

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào

(2) Với ưu thế là quốc đảo, Nhật Bản đã phát triển rất mạnh các ngành đánh bắt hải sản, sản lượng khai thác cá hàng năm lớn và ổn định, nên được xem là ngành kinh tế

Nhật Bản là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới 3.. * Cây công nghiệp: chè, thuốc lá,

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông: Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho Duyên