• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 34 Ngày thực hiện: Thứ hai/9/5/2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHU VI HÌNH VUÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4). Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.

- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm. Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.Vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau:

+ H. vuông có bao nhiêu góc vuông?

+ 4 cạnh của hình vuông ntn?

- Kết nối kiến thức.

- GTB – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Xây dựng quy tắc:

- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3dm.

- Yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.

A B 3dm

- Gọi học sinh chia sẻ kết quả, giáo viên ghi bảng:

Chu vi hình vuông ABCD là:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm) - Yêu cầu hs viết sang phép nhân.

3 x 4 = 12 (dm)

+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?

- Ghi quy tắc lên bảng.

- Yêu cầu học thuộc quy tắc tính chu vi hình vuông.

- Quan sát.

- Học sinh tính chu vi hình vuông.

- Học sinh chia sẻ kết quả:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)

- Viết thành phép nhân: 3 x 4 = 12 (dm) - Lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.

- Nhắc lại quy tắc về tính chu vi hình vuông.

(2)

*Giáo viên lưu ý quy ước công thức tinh chu vi hình vuông cho học sinh, nếu:

Chu vi: P Cạnh: a => P = a x 4

- Học thuộc quy tắc.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (15 phút).

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

*Giáo viên chốt đáp án đúng.

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông

Bài 2: (Cá nhân – Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

- Giáo viên chốt kiến thức bài.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng, chưa biết làm.

- Giáo viên củng cố giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

=> P = (a + b) x 2 Bài 4: (Nhóm - Lớp)

- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm.

- Gọi học sinh dán phiếu -> chia sẻ cách làm.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

+ 8 x 4 = 32 (cm) 12 x 4 = 48 (cm) + 31 x 4 = 124 (cm) 15 x 4 = 60 (cm)

- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả:

Bài giải

Độ dài của sợi dây đó là 10 x 4 = 40 (cm)

Đáp số: 40cm - Thực hiện cặp đôi.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

Bài giải:

Chiều dài hình chữ nhật là:

20 x 3 = 60 (cm) Chu vi của hình chữ nhật là:

(60 + 20 ) x 2 = 160 (cm) Đáp số: 160 cm

- Học sinh thực hiện nhóm đôi, theo yêu cầu (phiếu học tập).

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Cạnh của hình vuông: 3 cm Chu vi của vuông đó là:

(3)

- GV củng cố các bước giải bài toán:

+ Đo cạnh của hình vuông.

+ Tính chu vi hình vuông.

3 x 4 =12 (cm)

Đáp số: 12 cm

4. HĐ vận dụng (2 phút) - Hãy đo độ dài cạnh của viên gạch lát nền phòng học ở lớp rồi tính chu vi viên gạch đó.

- Đo độ dài cạnh của viên gạch lát nền ở nhà rồi tính chu vi viên gạch đó.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=========================================================

Chính tả

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt ut/uc; l/n; ươc/ươt.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

(4)

chính tả.

b. Hoạt động vận dụng (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống ươc hoặc ươt :

Khóm cúc trồng tr… nhà Đẹp tươi trong nắng sớm Lá xanh dịu m……… mà Tràn đầy bao nhựa sống.

Đáp án:

Khóm cúc trồng trước nhà Đẹp tươi trong nắng sớm Lá xanh dịu mượt mà Tràn đầy bao nhựa sống.

Bài 2. Điền vào chỗ trống l hoặc n :

……i ti, trong suốt Bay giữa đất trời Hạt đi ……àm việc Hạt thì rong chơi.

Hạt đậu ……ên cành Cho cây ……ảy ……ụ Hạt bám ……á xanh Giục cành hoa ……ở.

Đáp án:

Li ti, trong suốt Bay giữa đất trời Hạt đi làm việc Hạt thì rong chơi.

Hạt đậu lên cành Cho cây nảy nụ Hạt bám lá xanh Giục cành hoa nở.

Bài 3. Điền vào chỗ trống uc hoặc ut : a) Đồng làng vương ch……… heo

may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.

b) Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn tr… xinh.

Đáp án:

a) Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.

b) Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh.

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở hs về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

(5)

...

...

==================================================

TẬP ĐỌC VỀ QUÊ NGOẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Em về quê ngoại nghỉ hè, Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.

Gặp bà tuổi đã tám mươi,

Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.

Gặp trăng gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

Bạn bè ríu rít tìm nhau,

Qua con đường đất rực màu rơm phơi.

Bóng tre mát rợp vai người, Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.”

b) “Bác nông dân ấm ức:

- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

- Cũng được. - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần.

Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn - Nêu lại cách đọc diễn cảm.

(6)

cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu hs lên bảng gạch dưới những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Em về quê đã gặp những gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. đầm sen nở; bà tuổi đã tám mươi B. trăng, gió; bạn bè .

C. con đường đất; bóng tre.

D. Tất cả các điều trên.

Bài 2. Những từ ngữ nào dưới đây nói đúng nhất đặc điểm của anh Mồ Côi trong câu chuyện? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Dũng cảm, tốt bụng.

B. Thông minh, tài trí.

C. Thông minh, chăm chỉ.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. D. Bài 2. B.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

===========================================

Ngày thực hiện: Thứ ba/10/5/2022

TOÁN LUYỆN TẬP

(7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Củng cố cách tính chu vi

hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.

- Rèn kĩ năng về cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.

- Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh ảnh về chùa Một Cột, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút)

- Hát: “Ở trường cô dạy em thế”.

- Trò chơi “Đố bạn”: Tính chu vi hình vuông biết cạnh là:

a) 25cm; b) 123cm

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ thực hành (25 phút)

Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức:

P= (a+ b) x 2

Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)

- Giáo viên theo dõi, trợ giúp cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3 : (Cặp đôi – Cả lớp)

- Yêu cầu học sinh thực hiện trên phiếu bài tập.

- Giáo viên trợ giúp cách tính độ dài

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

a) Chu vi hình chữ nhật là:

(30 + 20) x 2 = 100 (m) b) Chu vi hình chữ nhật là:

(15 + 8) x 2 = 46 (cm)

- Học sinh làm bài cá nhân, đổi chéo vở để kiểm tra, chia sẻ trước lớp.

Bài giải:

Chu vi của khung bức tranh hình vuông là:

50 x 4 = 200 (cm) 200 cm = 2m

Đáp số: 2m - Thực hiện theo yêu cầu của phiếu.

- Trao đổi nhóm đôi.

- Đại diện nhóm báo cáo:

Bài giải:

Độ dài cạnh của hình vuông là:

(8)

cạnh của hình vuông (a = P : 4) cho học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét.

Bài 4: (Cá nhân – Cả lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

24 : 4 = 6 (cm) Đáp số: 6 cm

- Cả lớp làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ:

Bài giải:

Chiều dài hình chữ nhật đó là:

60 – 20 = 40 (m) Đáp số: 40m

3. HĐ vận dụng (3 phút) - Về nhà xem lại bài trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Tính chu vi phòng học lớp 3A, biết phòng học có chiều dài là 4m và chiều rộng là 350cm?

- Thử suy nghĩ và giải bài tập sau:

Một mảnh bìa hình chữ nhật có chiều dài 50cm, chiều rộng 35cm. Người ta đã cắt đi một phần có chu vi bằng nửa chu vi mảnh bìa ban đầu. Tính chu vi phần đã được cắt đi?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...__________________________________________

CHÍNH TẢ

BUỔI SÁNG QUÊ NỘI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt s/x; oc/ooc; dấu hỏi/dấu ngã.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

(9)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho hs viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống s hoặc x : Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một ……ắc trời riêng đất này

……óm làng, đồng ruộng, rừng cây Non cao gió dựng, …ông đầy nắng chang.

Đáp án:

Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang Bài 2. Điền vào những tiếng in đậm dấu

hỏi hoặc dấu ngã : Chim én bận đi đâu Hôm nay về mơ hội Lượn bay như dân lối Ru mùa xuân cùng về.

Co mọc xanh chân đê Rau xum xuê nương bai Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi.

Đáp án:

Chim én bận đi đâu Hôm nay về mở hội Lượn bay như dẫn lối Ru mùa xuân cùng về.

Cỏ mọc xanh chân đê Rau xum xuê nương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi.

Bài 3. Điền vào chỗ trống oc hoặc ooc : Chiếc xe rơ – m…… nghỉ ngay giữa rừng.

Bỗng vang lên tiếng đàn ác – c… - đê ông.

Đó là tiếng đàn của chú lái xe vui tính mặc chiếc quần s…… có kẻ s… nâu.

Đáp án:

Chiếc xe rơ-moóc nghỉ ngay giữa rừng.

Bỗng vang lên tiếng đàn ác-coọc-đê-ông.

Đó là tiếng đàn của chú lái xe vui tính mặc chiếc quần soóc có kẻ sọc nâu.

(10)

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở hs về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

====================================

Ngày thực hiện; Thứ 4, ngày 11/5/2022 TOÁN

... SỐ 10 000. LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số.

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính chính xác. Yêu toán học.Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa; mười tấm bìa viết số 1000.

- Học sinh: Sách giáo khoa..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút):

- Trò chơi: Viết nhanh, viết đúng:

- Cách chơi:

+ Viết các số sau thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị:

6006 ; 4700 ; 9010 ; 7508.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

Việc 1. Giới thiệu số 10 000.

- Học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như sách giáo khoa.

+ Mỗi tấm bìa có số bao nhiêu?

+ 8 tấm bìa có tất cả bao nhiêu?

- Cho học sinh lấy thêm 1 tấm xếp

- Lớp theo dõi giới thiệu bài.

- Học sinh lấy các tấm bìa theo yêu cầu của giáo viên.

- Có 1 nghìn.

- Có 8 nghìn, viết 8000.

(11)

thêm vào nhóm 8 tấm.

+ Tám nghìn, thêm một nghìn là mấy nghìn.

- Cho học sinh thêm một tấm vào nhóm 9 tấm.

+ 9 nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn?

- Ghi số 10 000 lên bảng, giới thiệu: Số 10 000 đọc là: “Mười nghìn” hay “"Một vạn”.

- Gọi vài em chỉ vào số 10 000 và đọc lại.

+ Số 10 000 là số có mấy chữ số?

Gồm những số nào?

* GVKL: Số 10 000 là số có 5 chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.

- Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1,M2 nhận diện đúng số 10 000,..

3. HĐ thực hành (15 phút):

- 9 nghìn.

- 10 nghìn.

- Nhắc lại cách viết và cách đọc số 10 000.

- Số 10 000 là số có 5 chữ số , gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh cò lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: (Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên cho học sinh làm bài cặp đôi.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Bài 4: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

1000; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 7000;

8000; 9000; 10000.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

9300; 9400; 9500; 9600; 9700; 9800; 9900.

- Học sinh làm cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả:

9940; 9950; 9960; 9970; 9980; 9990.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

(12)

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 5: (Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện”

để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 6:

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

9995; 9996; 9997; 9998; 9999; 10000.

- Học sinh tham gia chơi.

+ 2665: Số liền trước là: 2664.

Số liền sau là: 2666.

+ 2002: Số liền trước là: 2001.

Số liền sau là: 2003.

+ 1999: Số liền trước là: 1998.

Số liền sau là: 2000.

+ 9999: Số liền trước là: 9998.

Số liền sau là: 10000.

+ 6890: Số liền trước là: 6889.

Số liền sau là: 6891.

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

9990; 9991; 9992; 9993; 9994; 9995; 9996;

9997; 9998; 9999; 10000.

3. HĐ vận dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài tập sau: Viết các số tròn chục có bốn chữ số từ 1110 đến 1250.

- Suy nghĩ, thử viết các số lẻ từ 3157 đến 3269

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=======================================================

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phép nhân hóa; dấu phẩy, dấu chấm; từ ngữ về bào vệ môi trường.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu có hình ảnh nhân hóa:

A. Một cọng rơm to, vàng óng được nhúng vào chiếc lọ nhỏ chứa đầy nước xà phòng.

B. Mặt nước dập dềnh đàm bèo lục bình xanh với những bông hoa tim tím.

C. Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.

Đáp án:

Câu có hình ảnh nhân hóa:

C. Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.

Bài 2. Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống cho thích hợp. Viết hoa lại chữ đầu câu:

Buổi tối hôm đó  ông trải chiếu ra đầu hiên để hai ông cháu cùng ngắm sao  đêm nay, trời nhiều sao quá. Đêm không trăng  các vì sao càng sáng hơn  bỗng một vệt lóe sáng keo đuôi dài rực lên ngang trời. Tôi reo: “Ông ơi, sao đổi ngôi!”. Nhưng ông bảo: “Không phải

Đáp án:

Buổi tối hôm đó, ông trải chiếu ra đầu hiên để hai ông cháu cùng ngắm sao.

Đêm nay, trời nhiều sao quá. Đêm không trăng, các vì sao càng sáng hơn.

Bỗng một vệt lóe sáng keo đuôi dài rực lên ngang trời. Tôi reo: “Ông ơi, sao đổi ngôi!”. Nhưng ông bảo: “Không phải sao đổi ngôi mà là vệ tinh. Vệ tinh dáng

(14)

sao đổi ngôi mà là vệ tinh. Vệ tinh dáng dài và bay thong thả hơn sao đổi ngôi”

 tôi hồi hộp ngắm nhìn. Kìa  một chiếc vệ tinh nữa từ phía chân trời lừ lừ bay lên  trông như đang vỗ cánh bay len lỏi giữa các vì sao. Tôi thầm nghĩ:

“Trong đốm sáng đương bay tít mù xanh trên kia có người ngồi lẫn giữa các vì sao đấy”.

dài và bay thong thả hơn sao đổi ngôi”.

Tôi hồi hộp ngắm nhìn. Kìa, một chiếc vệ tinh nữa từ phía chân trời lừ lừ bay lên, trông như đang vỗ cánh bay len lỏi giữa các vì sao. Tôi thầm nghĩ: “Trong đốm sáng đương bay tít mù xanh trên kia có người ngồi lẫn giữa các vì sao đấy”.

Bài 3. Viết dưới mỗi tấm ảnh một việc mà con người đã làm để trái đất thêm giàu đẹp

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

=============================================

Ngày thực hiện: Thứ 5/12/5/2022

TOÁN:

ÔN TẬP ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh hiểu thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước. Trung điểm của một đoạn thẳng.

- Rèn kĩ năng làm các phép tính nhân, chia.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(15)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”

A B

400+20+5 9081

9000+80+1 2009

5000+300+40+7 425

2000+9 5347

8000+10

010 - Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

Việc 1: Giới thiệu điểm ở giữa - Vẽ hình như sách giáo khoa lên bảng.

- Nhấn mạnh: A,O, B là 3 điểm thẳng hàng theo thứ tự điểm A rồi đến điểm O rồi đến điểm B.

- O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

Lưu ý: Tìm điểm ở giữa hai điểm phải thẳng hàng.

- Cho vài ví dụ khác.

Việc 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng

- Vẽ lên bảng hình như sách giáo khoa.

- M là điểm ở giữa của 2 điểm AB độ dài AM = MB nên M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Vẽ hình khác, yêu cầu học sinh nêu trung điểm.

- Giáo viên chốt kiến thức.

- Theo dõi. Nêu 3 điểm A,O, B thẳng hàng.

- Nêu điểm ở giữa.

- Lấy ví dụ.

- Theo dõi.

- Học sinh nhắc lại.

- Tìm trung điểm (...) 3. HĐ thực hành (15 phút):

Bài 1: (Trò chơi “Xì điện”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyển dương học sinh.

- Học sinh tham gia chơi.

a) 3 điểm thẳng hàng: A, M, B; M, O, N và C, N, D.

b) +) M là điểm giữa hai điểm A và B.

+) N là điểm giữa hai điểm C và D.

+) O là điểm giữa hai điểm M và N.

(16)

Bài 2: (Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vào phiếu theo nhóm đôi.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 4 (cột 3, 5): (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

*Giáo viên củng cố về: trung điểm của đoạn thẳng.

- Học sinh làm bài cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+) O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:

A, O, B thẳng hàng.

AO = OB =2 cm.

+) M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì M không là điểm giữa hai điểm C và D, (...)

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

+ Trung điểm của đoạn thẳng BC là I.

+ Trung điểm của đoạn thẳng GE là K.

+ Trung điểm của đoạn thẳng AD là O.

+ Trung điểm của đoạn thẳng IK là O.

4. HĐ vận dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Vẽ một đoạn thẳng rồi xác định trung điểm của đoạn thẳng đó.

- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

==============================================================

TẬP ĐỌC

ANH ĐOM ĐÓM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

(17)

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động thực hành

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Từng bước, từng bước Vung ngọn đèn lồng Anh Đóm quay vòng Như sao bừng nở Gà đâu rộn rịp Gáy sáng đằng đông Tắt ngọn đèn lồng Đóm lui về nghỉ.”

b) “Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên, trông thật xơ xác, tội nghiệp. Chèo Bẻo bay ngang qua, thấy vậy vội loan tin cho các bạn chim. Các bạn chim lập tức bay đến sửa lại tổ giúp Thiên Đường. Chẳng mấy chốc, Thiên Đường đã có một chiếc tổ thật đẹp, vững chắc. Mỗi bạn còn rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng Thiên Đường.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động vận dụng (15 phút)

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Đom đóm đi nghỉ vào lúc nào?

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :

Bài 2. Chiếc áo của Thiên Đường được làm từ vật gì ?

(18)

A. Ban đêm.

B. Trời vừa sáng.

C. Trời vừa tối.

A. Từ những chiếc lá đẹp.

B. Từ cụm cỏ mật vàng tươi.

C. Từ những chiếc lông của các bạn chim.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. B. Bài 2. C.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

RÈN TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP VIẾT THƯ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết thư.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Hát

- Lắng nghe.

(19)

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu hs đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. “Nơi gửi, ngày ... tháng ... năm;

lời xưng hô” là phần nào của một bức thư? Khoanh tròn vào ý đúng nhất:

A. Phần đầu thư.

B. Phần chính bức thư.

C. Phần cuối thư.

Đáp án:

A. Phần đầu thư.

B. Phần chính bức thư.

C. Phần cuối thư.

Bài 2. Em hãy viết một bức thư ngắn gửi cho một người thân ở xa.

* Gợi ý :

- Dòng đầu thư (nơi gửi, ngày …. tháng

….. năm).

- Lời xưng hô với người nhận thư (VD : Bác Nhung kính yêu !...).

- Nội dung thư (từ 4 đến 5 câu) : + Thăm hỏi.

+ Báo tin về bản thân và gia đình.

+ Lời chúc, hứa hẹn…

- Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.

……, ngày …… tháng …… năm ……

Tham khảo:

Bạn Minh thân mến !

Có lẽ bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được thư mình phải không ?Mình được biết bạn trên mục " Kết bạn bốn phương

" .Mình thấy lời giới thiệu của bạn rất giống với mình ,nên mình viết thư làm

quen bạn

đây ...

Mình rất mong thư hồi âm của bạn . Hãy gửi thư cho mình theo địa chỉ trên bạn nhé !

Chúc bạn sức khỏe và thành công.

……, ngày …… tháng …… năm

……

Bài 3. Viết phần thăm hỏi (phần chính) của một bức thư thăm hỏi bạn ở xa.

Tham khảo:

Nam thân mến, dạo này sức khỏe của mẹ cậu thế nào? Bác đã đỡ chưa?

Bố cậu vẫn đi công tác xa à? Em Lâm bắt đầu vào lớp Một rồi đấy phải không?

Vừa đi học, vừa chăm mẹ ốm, lại trông em, làm việc nhà mà cậu vẫn chu đáo mọi việc, cậu thật tài. Nghe câu chuyện

(20)

của Nam bà mình đã khóc đấy. Thấy gương cậu mà mình thấy thật xấu hổ vì nhiều lần mình làm bố mẹ không hài lòng về chuyện học hành. Mình tự hứa phải cố gắng thật nhiều để trở thành con ngoan trò giỏi như Nam. Nam cũng vậy nhé.

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu hs tóm tắt nội dung rèn luyện.

- N.xét tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

=================================================

Ngày thực hiện: Thứ 6/13/5/2022

TẬP ĐỌC HAI BÀ TRƯNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

(21)

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Nhận được tin dữ, / Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu / hỏi tội kẻ thù.// Trước lúc trẩy quân, / có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang.// Trưng Trắc trả lời ://

- Không ! // Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, / còn giặc trông thấy thì kinh hồn.//

Hai Bà Trưng bước lên bành voi.// Đoàn quân rùng rùng lên đường. // Giáo lao, / cung nỏ, / rìu búa, / khiên mộc / cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.//

Tiếng trống đồng dội lên vòm cây,/ đập vào sườn đồi,/ theo suốt đường hành quân.”

b) “Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Kẻ Đổng (nay là làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), có người đàn bà đã lớn tuổi, không chồng. Một hôm ra vườn, bà giẫm phải vết chân lạ, từ đấy có mang, sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Lạ thay, Gióng đã lên ba mà chẳng biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh. Nhà vua phái sứ giả đi khắp chợ cùng quê tìm người tài cứu nước.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất nói lên nội dung chính của truyện : A. Ca ngợi khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và khí phách của Hai Bà Trưng.

B. Ca ngợi tài và chí lớn của Hai Bà Trưng.

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

A.  Lên ba, Gióng vẫn chẳng biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy.

B.  Nghe tiếng loa, Gióng lớn như thổi, cất tiếng nói, đòi mẹ cho ra trận.

(22)

C. Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

C.  Gióng bảo sứ giả tâu vua đúc cho Gióng ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để Gióng đi đánh giặc.

D.  Sau khi gặp sứ giả, Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong.

E.  Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, cả làng góp gạo nuôi Gióng.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. C. Bài 2. Đ - Đ - Đ - S - Đ.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

...

=========================================

TOÁN

ÔN TẬP SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000. Biết so sánh các đại lượng cùng loại.

- Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh các đại lượng cùng loại.

- Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Phấn màu, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Hát “Em yêu trường em”.

- 2 học sinh lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD.

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

(23)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức (15 p)

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.

+ So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:

- Giáo viên ghi bảng:

9999 … 10 000

- Yêu cầu học sinh điền dấu (<, = , >) thích hợp rồi chia sẻ.

+ Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?

- Yêu cầu so sánh 2 số 9999 và 10 000 - Yêu cầu nêu cách so sánh.

- So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.

- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 9000 và 8999.

- Giáo viên chốt kiến thức khi so sánh các số trong phạm vi 10 000:

+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn (ngược lại).

+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.

+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.

- Học sinh quan sát.

- 1 học sinh lên bảng điền dấu, chia sẻ.

+ 9999 < 1000, vì số 999 có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ).

+ Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.

- Học sinh tự so sánh: 9999 < 10 000 + Học sinh làm vào giấy nháp, chia sẻ.

+ Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn vì 9 > 8 nên 9000 > 8999

65789 < 65890.

- Thống nhất cách so sánh trong từng trường hợp (2 số có cùng số chữ số và,...).

3. HĐ thực hành (15 phút)

Bài 1a: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.

Bài 2:

- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập

- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân).

- Đại diện 2 học sinh lên bảng gắn phiếu lớn.

- Chia sẻ kết quả trước lớp kết quả.

1942 > 998 6742 >6722 1999 < 2000 900+ 9= 9009

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

(24)

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn.

-> Giáo viên gợi ý cho học sinh nhóm đối tượng M1 hoàn thành bài tập.

- Giáo viên lưu ý một số học sinh M1 về cách so sánh các đại lượng.

- Giáo viên củng cố cách so sánh.

Bài 3:

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

+ Học sinh làm cá nhân (góc phiếu cá nhân).

+ Học sinh thảo luận kết quả, thống nhất kết quả, ghi vào phần phiếu chung.

+ Đại diện học sinh chia sẻ trước lớp.

a) 1km >985m b) 60 phút = 1 giờ 600cm = 6m 50 phút < 1 giờ 797mm < 1m 70 phút > 1 giờ

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

a) Tìm số lớn nhất trong các số:

4753

b) Tìm số bé nhất trong các số: 6019 4. HĐ vận dụng (2 phút) - Về nhà xem lại bài trên lớp. Áp

dụng tìm số lớn nhất trong các số sau: 7652; 7755; 7605; 7852.

- Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 3474; 3777; 3447; 3443;

4743.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

NÓI VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nói, viết về cảnh đẹp quê hương, đất nước.

- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

(25)

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu hs đọc các đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết qua tranh, ảnh hoặc ti vi, …

* Gợi ý :

- Đó là cảnh gì? Ở đâu?

- Cảnh đó có những điểm gì nổi bật làm em chú ý?

- Nhìn cảnh đẹp đó, em có suy nghĩ gì?

Tham khảo:

Bức ảnh của em chụp cảnh một cái hồ rất đẹp. Đó là hồ Xuân Hương ở Đà Lạt.

Bao trùm lên toàn cảnh là màu xanh của rừng cây, thảm cỏ, hồ nước với những sắc độ khác nhau. Mặt hồ lấp loá nắng, trông xa như một tấm gương lớn. Những vườn cây ven hồ xanh um, thấp thoáng bóng người đi dạo. Vẻ đẹp của hồ Xuân Hương thật hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và thế giới. Ước chi mùa hè năm nay, ba má cho em đi nghỉ mát ở Đà Lạt để em được tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp trong ảnh.

Bài 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Bức tranh chụp cảnh gì? Ở đâu?

- Màu sắc của ảnh như thế nào?

- Cảnh trong ảnh có gì đẹp?

- Cảnh trong ảnh gợi cho em những suy

Tham khảo:

(Cảnh biển Phan Thiết, nơi có nhiều bãi tắm đẹp thuộc tỉnh Bình Thuận.)

(Trời xanh..,biển xanh..rặng dừa xanh, cồn cát màu trắng…)

(Núi và biển liền kề nhau ,bãi cát tắm trắng tinh, rặng dừa ngả nghiêng trong gió, có những chiếc thuyền đánh cá nhấp nhô.)

(Em rất yêu biển, tự hào về cảnh đẹp của đất nước.)

(26)

nghĩ gì?

Bài 3. Viết 5 - 7 câu về cảnh đẹp quê hương.

Bài làm

...

...

Tham khảo:

Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến.

Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp. Hai bên triền sông là những bãi dâu, bãi ngô xanh mướt và xóm làng trù phú với những cây tre đan nắng, soi bóng xuống mặt sông.

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhxét tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...

...

=================================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)..

[r]

She’s listening

- Củng cố kĩ năng đọc hiểu: hiểu nội dung bài đọc, nhận biết các sự việc chính trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thông qua

3/ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày..

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

- Củng cố kĩ năng đọc hiểu: hiểu nội dung bài đọc, nhận biết các sự việc chính trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thông qua hành động,